Bài Báo cáo bảo trì công nghiệp
lượt xem 90
download
Quản lí chi phí trong bảo trì. Đa số các công ty đều nghĩ rằng sản xuất mang lại doanh thu còn bảo trì đòi hỏi chi phí, nhưng họ không nhận thấy được nếu bảo trì không cẩn thận sẽ đòi hỏi chi phí gấp nhiều lần. Chi phí bảo trì phải được điều hành bởi người có kiến thức về bảo trì
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài Báo cáo bảo trì công nghiệp
- Chi phí trong bảo trì. I. 1. Quản lí chi phí trong bảo trì. Đa số các công ty đều nghĩ rằng sản xuất mang lại doanh thu còn bảo trì đòi hỏi chi phí, nhưng họ không nhận thấy được nếu bảo trì không cẩn thận sẽ đòi hỏi chi phí gấp nhiều lần. Chi phí bảo trì phải được điều hành bởi người có kiến thức về bảo trì Có hai cách quản lí chi phí bảo trì: Cách 1: Quản lí bảo trì định hướng và kiểm soát kết quả. Cách 2: Quản lí bảo trì định hương và kiểm soát chi phí. Theo cách 1 có nghĩa là chúng ta bảo trì dựa vào kết quả đạt được dù chi phí có cao, còn cách 2 thì ngược lại hoàn tất kế hoạch bảo trì dựa trên ngân sách được cấp. Tuy nhiên khá nhiều công ty lại chọn cách 1 mà quên rằng ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu bảo trì là: “giữ vững mức chỉ số khả năng sẵn sàng có kế hoạch ở chi phí thấp nhất có thể được”, điều này mang lại lợi ích lâu dài. Người quản lí bảo trì và người phụ trách về chi phí phải thấy được lợi ích mà kết quả của toàn bộ chiến lược bảo trì mang lại. 2. Phân loại chi phí trong bảo trì. Chi phí bảo trì được phân làm 2 loại trực tiếp và gián tiếp: _ Chi phí bảo trì trực tiếp là chi phí được chi trả trực tiếp cho các hoạt động liên quan đến bảo trì. _ Chi phí bảo trì gián tiếp là các tổn thất thu nhập hoặc các tổn thất, thiệt hại khác do máy móc hư hỏng làm gián đoạn sản xuất. Các chi phí bảo trì trực tiếp bao gồm: • Chi phí cho đào tạo và huấn luyện về bảo trì. • Tiền lương và tiền thưởng cho người bảo trì. • Chi phí cho phụ tùng thay thế. • Chi phí vật tư. • Chi phí cho nhân công làm hợp đồng.
- • Chi phí quản lý bảo trì. • Chi phí cho sửa đổi, cải tiến. Chi phí bảo trì gián tiếp bao gồm: • Thiệt hại do tuổi thọ của máy giảm. • Thiệt hại về năng lượng. • Thiệt hại về chất lượng sản phẩm. • Thiệt hại về năng suất. • Thiệt hại do hao phí nguyên vật liệu. • Thiệt hại do an toàn và môi trường lao động kém, gây hậu quả không tốt đến thái độ làm việc và năng suất lao động của công nhân. • Thiệt hại về vốn. • Thiệt hại về khả năng xoay vòng vốn. • Thiệt hại do mất khách hàng và thị trường. • Thiệt hại về uy tín. • Thiệt hại do vi phạm hợp đồng (nếu có). • Thiệt hại về doanh thu và lợi nhuận. Tảng băng biểu thị chi phí bảo trì Như vậy MỤC TIÊU CỦA BẢO TRÌ LÀ:
- Đầu tư cho chi phí bảo trì trực tiếp (phần trên của tảng băng) hợp lý sao cho tổng chi phí bảo trì (toàn bộ tảng băng) là nhỏ nhất. Mối tương quan giữa hai loại chi phí Hệ số PM II. Một phương pháp để kiểm tra các chi phí bảo trì trực tiếp là sử dụng hệ số PM. “P” là sản lượng còn “M” là chi phí bảo trì. Bằng cách sử dụng hệ số PM, người ta có thể xác định tác động của công tác bảo trì lên quá trình sản xuất. Ví dụ bao nhiêu sản phẩm được sản xuất trên một triệu đồng chi phí bảo trì ? Hệ số PM = [(sản lượng)/(chi phí bảo trì)] Chú thích: Sản lượng: tấn, lít, km… Chi phí bảo trì: được tính bằng tiền tệ của mỗi quốc gia. Cách tính toán này có thể được thực hiện để xác định các kết quả và những cải tiến về đầu tư trong công tác bảo trì. Ví dụ: Trong một nhà máy giấy, người ta theo dõi sản lượng và các chi phí bảo trì như sau: Sản lượng 2001: 135.227 tấn 750 triệu dồng Nhân công
- Phụ tùng 3.038 triệu đồng Vật tư bảo trì 2.055 triệu đồng Hợp đồng phụ 5.550 triệu đồng Tổng cộng 11.435 triệu đồng Hệ số PM được tính toán như sau PM = [(sản lượng)/(chi phí bảo trì)] = 135.227/11.435 = 11.83 tấn/triệu đồng 1. Kế hoạch công tác bảo trì Một trong những mục tiêu của bảo trì là kế hoạch hóa nhằm gia tăng chỉ số khả năng sẵn sàng, giảm chi phí bảo trì trực tiếp và đạt một số ưu điểm khác. Nếu làm tốt thì áp lực công việc sẽ giảm và chất lượng công việc được nâng cao đối với bộ phận bảo trì. Trước tiên cần xác định tình trạng thiết bị, giám sát tình trạng thiết bị sẽ giúp tìm thấy hư hỏng ngay từ đầu vì vậy có thể hoạch định những công việc bảo trì dự kiến thực hiện trước khi ngừng máy. Bảo trì phòng ngừa trực tiếp làm giảm nhẹ công việc bảo trì do giảm được số lần hư hỏng, như vậy làm giảm thời gian ngừng máy. Bảo trì phòng ngừa gián tiếp (giám sát tình trạng) là cơ sở của tình trạng giám sát có kế hoạch, kết quả của bảo trì có kế hoạch là hạ thấp chi phí và giảm thời gian ngừng máy. Giải pháp bảo trì đúng sẽ: _ Nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. _ Giảm chi phí bảo trì. 2. Bảo trì phòng ngừa _ Làm giảm số lần ngừng máy và sửa chữa khẩn cấp. _ Làm tăng chi phí khả năng sẵn sàng và hiệu quả sử dụng máy. _ Làm tăng khả năng kế hoạch hóa và kiểm soát bảo trì phục hồi nhờ vậy. _ Làm giảm chi phí bảo trì.
- Tác dụng của công tác kế hoạch hóa công tác bảo trì Ảnh hưởng của bảo trì phòng ngừa đến hiệu quả kinh tế III. Ảnh hưởng của bảo trì phòng ngừa đến các chi phí Chú thích: Chi phí bảo trì phòng ngừa: a1
- Chi phí sửa chữa: b1 Tổn thất doanh thu do ngừng máy: c1 Nhìn vào biểu đồ có thể dễ dàng nhận thấy chi phí cho bảo trì phòng ngừa càng cao thì chi phí dành cho sửa chữa càng thấp, tuy nhiên một khi công việc bảo trì phòng ngừa thực hiện quá thường xuyên sẽ dẫn đến tổn thất doanh thu do ngừng máy tăng cao qua đó đẩy tổng chi phí lên cao làm ảnh hưởng đến kinh tế của công ty. Vì vậy công việc bảo trì phòng ngừa phải đi đôi với việc giám sát tình trạng để giảm tối đa số lần bảo trì phòng ngừa nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Các cửa sổ bảo trì IV. Các kế hoạch sản xuất luôn bao gồm cả những khoảng thời gian ngừng máy vì các lý do kỹ thuật. Các lần ngừng máy này được gọi là các cửa sổ bảo trì. Mục đích của những hoạt động bảo trì phục hồi là thực hiện càng nhiều công việc có kế hoạch càng tốt, phối hợp công việc bảo trì với lập kế hoạch sản xuất. Cửa sổ bảo trì
- Tỉ lệ thời gian sửa chữa một công việc bảo trì có kế hoạch và không có kế hoạch thì vào khoảng 1/3. Nếu cần 3 giờ để sửa chữa một hư hỏng không kế hoạch thì chỉ cần 1 giờ để sửa chữa hư hỏng đó khi có lập kế hoạch. Khi lập kế hoạch sản xuất cần dự trù một vài lần ngừng máy vì những lý do kỹ thuật bất ngờ không dự đoán được. Những cửa sổ bảo trì chỉ có thể được sử dụng nếu như hư hỏng được phát hiện trước khi chúng phát triển đến mức gây ra ngừng máy. Hệ số UW V. Một phương pháp xác định hiệu quả của công việc bảo trì là sử dụng hệ số UW. Hệ số UW cũng là một biện pháp để xác định tiềm năng cải tiến công nghệ bảo trì. Hệ số UW = U.W Chú thích: U: Công việc bảo trì không có kế hoạch. W: Thời gian lãng phí liên quan đến công việc không có kế hoạch. Ví dụ: Tình trạng hiện tại: Bảo trì có kế hoạch là: 30% Bảo trì phục hồi không có kế hoạch là: 70% Thời gian chờ trung bình MTW là: 50% Hệ số UW = 70% * 50% * = 35% Sau khi áp dụng những biện pháp cải tiến công tác bảo trì: Bảo trì có kế hoạch là: 70% Bảo trì phục hồi không có kế hoạch là: 30% Thời gian chờ trung bình MTW là: 50% Hệ số UW = 30% * 50% * = 15% Kết quả: hiệu quả cải tiến bảo trì: 35% - 15% = 20%.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH
72 p | 5573 | 1621
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện quản trị kênh phân phối thức ăn gia súc tại công ty TNHH xuất nhập khẩu Phương Đông”
57 p | 2264 | 1028
-
Tiểu luận: "Phân tích môi trường ngành của công ty sữa Vinamilk"
9 p | 3936 | 683
-
Bài báo cáo môn Quản lý doanh nghiệp: "Công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp"
38 p | 1144 | 362
-
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính Công ty cồ phần nước giải khát Sài Gòn–TRIBECO
64 p | 940 | 344
-
Đề tài : Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ Phần cơ khí mỏ Việt Bắc-VVMI
36 p | 721 | 245
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Xây dựng và quản trị hệ thống mạng LAN
108 p | 1176 | 220
-
Luận văn tốt nghiệp : Hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng-thu tiền tại công ty Ajinomoto Việt Nam
5 p | 653 | 173
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Quản trị sản xuất và tác nghiệp trong Công ty Dệt 8/3
7 p | 400 | 71
-
Báo cáo thực tập: Công ty cổ phần nông lâm sản Kim Bôi
21 p | 514 | 69
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
92 p | 497 | 50
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
24 p | 575 | 48
-
Luận văn “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp 22''
89 p | 162 | 45
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Phân tích hoạt động marketing online của Công ty cổ phần du lịch Golden Tours
55 p | 177 | 33
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tổ chức công tác thẩm định thuế của Chi nhánh Công ty Cổ phần Tư vấn Ernst & Young Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 39 | 22
-
Bài báo cáo quản trị doanh nghiệp thực phẩm
11 p | 157 | 19
-
Báo cáo "Giá trị nghề nghiệp đối với cán bộ nghiên cứu khoa học "
5 p | 59 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn