Bài báo cáo nhóm: Tác động chất thải công nghiệp đến nguồn nước
lượt xem 4
download
Bài báo cáo nhóm chủ đề Tác động chất thải công nghiệp đến nguồn nước được tiến hành với các nội dung: Đạt vấn đề, tình hình phát triển – vi phạm các khu công nghiệp ở Việt Nam, tác động của chất thải công nghiệp đến nguồn nước, nguyên nhân của các tác động, giải pháp kiểm soát và hạn chế, kết luận. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài báo cáo nhóm: Tác động chất thải công nghiệp đến nguồn nước
- BÀI BÁO CÁO NHÓM 2 CHỦ ĐỀ ‘TÁC ĐỘNG CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ĐẾN NGUỒN NƯỚC’ THÀNH VIÊN NHÓM GỒM: NGUYỄN THANH TÚ NGUYỄN VĂN TRUNG TRẦN HOÀNG THI
- NỘI DUNG BÁO CÁO GỒM I. ĐẠT VẤN ĐỀ II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN – VI PHẠM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM III. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ĐẾN NGUỒN NƯỚC IV. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TÁC ĐỘNG V. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ VI. KẾT LUẬN
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ • ‘’Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đối giảm nghèo ở mõi nước, với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới’’. • Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội. Đóng góp vào thành tựu đó có phần quan trọng của các khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, việc phát triển các KCN đã phát sinh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đó là: tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai do tỉ lệ lấp đầy các KCN thấp; tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, chất thải nguy hại do hoạt động của các KCN; Những ảnh hưởng này dẫn đến môi trường đất, nước, không khí ở một số thành phố lớn, KCN tập trung, khu dân cư đang bị ô nhiễm, suy thoái, tài nguyên khoáng sản cũng đang dần cạn kiệt.
- • Vì vậy, cần có giải pháp kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển các KCN đến môi trường nếu không thành quả của phát triển kinh tế thời gian qua sẽ không đủ bù đắp chi phí cho xử lý ô nhiễm và hoàn nguyên môi trường.
- II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN- VI PHẠM CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 1)Tình hình phát triển • Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính hết năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 56 nghìn ha, chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên. 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha. Trong năm 2014, các KCN đã cho các nhà đầu tư thuê mới 2 nghìn ha, nâng tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 26 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%.
- • Đến cuối năm 2014, trong số 295 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên cả nước, có 212 dự án đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang trong giai đoạn triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Các KCN đang xây dựng cơ bản chủ yếu là các KCN được thành lập từ năm 2009 trở lại đây. • Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN tăng thêm trong năm 2014 là 6.000 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm trong năm 2014 là 4.300 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối năm 2014, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.525 triệu USD và 184.370 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.022 triệu USD và 79.217 tỷ đồng, tương ứng 57% và 43% tổng vốn đầu tư đã đăng ký. Các KCN trải rộng trên cả nước. Các tỉnh có KCN phát triển là các tỉnh và thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…
- • Tính đến hết tháng 12/2014, tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào KCN đạt gần 112 tỷ USD. Trong đó, thu hút từ đầu tư nước ngoài đạt 5.593 dự án với tổng vốn đầu tư đã đăng ký là 85.993 triệu USD, vốn đầu tư đã thực hiện đạt 48.647 triệu USD, bằng 57% vốn đầu tư đã đăng ký. Thu hút từ đầu tư trong nước đạt 5.464 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 542 nghìn tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 265,4 nghìn tỷ đồng, bằng 50% vốn đăng ký.
- 2). Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường tại các KCN • Qua số liệu bảng 1 cho thấy, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) nói chung qua các năm tăng giảm không đồng đều, tuy nhiên từ 2011 đến nay có xu hướng tăng. Tổng số các vụ vi phạm pháp luật về BVMT đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007-2014 là 56.491 vụ. Số vụ vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN đã bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện trong giai đoạn 2007- 2014 là 8.021 vụ. Số lượng các vụ vi phạm pháp luật về BVMT bị lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện, xử lý đều tăng qua các năm, lớn nhất trong năm 2014 với 2.110 vụ. Tỷ lệ các vụ vi phạm pháp luật về môi trường tại các KCN trên tổng số các vụ vi phạm pháp luật về môi trường trung bình các năm từ 2007-2014 là 14,20%, trong đó cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 21,9% và thấp nhất là năm 2011 với tỷ lệ 11,8%.
- Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về BVMT tại các KCN, KCX thể hiện ở bảng 3 cho thấy, trong giai đoạn từ 2007-2014, chưa có vụ vi phạm pháp luật nào bị khởi tố. Có 7.725 vụ bị xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 265,29 tỷ đồng. Trong đó năm xử phạt vi phạm hành chính cao nhất là 2014 với 1.920 vụ, số tiền là 82,85 tỷ đồng.
- III. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP ĐẾN NGUỒN NƯỚC • Nước thải công nghiệp được đánh giá là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2014, cả nước đã có 177 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động với tổng công suất 727.567 m3/ngày đêm, 34 nhà máy xử lý nước thải tập trung đang trong quá trình xây dựng với công suất 115.500 m3/ngày đêm. Số lượng các KCN có nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường bằng 60% tổng số KCN đã thành lập và bằng 84% số KCN đang vận hành trên cả nước.
- • Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường thời gian qua cho thấy, tại các KCN lượng nước thải công nghiệp ước tính khoảng trên 1.000.000 m3/ngày, đêm (chiếm khoảng 35% tổng lượng nước thải trên toàn quốc), trong đó khoảng hơn 75% bị xả thải trực tiếp ra môi trường. Thành phần nước thải công nghiệp chưa qua xử lý thường ở mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép nghiêm trọng. Hàm nước BOD, COD và hàm lượng các chất độc hại khác như kẽm, cadimi, chì… vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
- • Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và sụp lún đất
- • Các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. • Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất.
- IV. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TÁC ĐỘNG • Chưa có quy hoạch tổng thể và đồng bộ các KCN một cách lâu dài, hoàn thiện theo hướng phát triển các KCN gắn liền với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, của vùng và của địa phương theo yêu cầu về phát triển bền vững. • Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác BVMT và phát triển bền vững. Việc phát triển các KCN thời gian qua mới chỉ tập trung theo đuổi mục tiêu số lượng và giá trị thu hút đầu tư vào các KCN mà chưa chú trọng tới chất lượng vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án đảm bảo chất lượng môi trường. • Hệ thống pháp luật về BVMT còn bộc lộ một số vấn đề bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều quy định còn chưa rõ ràng gây khó khăn hoặc không thể áp dụng trong thực tiễn, đặc biệt là các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và hình sự. Quy định của Bộ luật Hình sự về các tội phạm môi trường thiếu tính khả thi, cấu thành tội phạm đòi hỏi quá nhiều điều kiện, lại thiếu hướng dẫn thi hành nên không xử lý được vì vậy chưa đảm bảo tính răn đe, trừng trị. Hầu hết vi phạm bị phát hiện được xử lý hành chính, số vụ việc xử lý hình sự rất ít vì vậy chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- • Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về môi trường còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe dẫn đến nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm và chấp nhận xử phạt vì nộp phạt vẫn có lợi hơn là đầu tư xử lý môi trường, tiết kiệm được chi phí sản xuất. e. Lực lượng quản lý nhà nước về BVMT và lực lượng Cảnh sát môi trường còn mỏng, năng lực còn hạn chế, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu, trong khi đó địa bàn hoạt động rộng, số lượng các KCN và doanh nghiệp trong các KCN nhiều. Ý thức thực thi trách nhiệm công vụ về của nhiều cán bộ trong điều hành, chỉ đạo và thực hiện công việc còn chưa tốt; dẫn tới tình trạng bỏ qua hoặc không tuân thủ đầy đủ các qui định pháp luật về BVMT. Sự phối hợp giữa hai lực lượng này còn chồng chéo, chưa chặt chẽ. g. Công tác xã hội hóa hoạt động BVMT và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả; chưa huy động sức mạnh toàn dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về BVMT tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp luật về BVMT còn chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao.
- v. GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ HẠN CHẾ • Cần xây dựng chiến lược phát triển KCN phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và BVMT, tránh tình trạng phát triển ồ ạt, nhưng hiệu quả không cao, gây lãng phí đất đai. Kết hợp tốt việc “lấp đầy” diện tích các KCN với việc nâng cao chất lượng các dự án đầu tư vào KCN bằng cách khuyến khích, ưu đãi cho các dự án tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường. • Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT nói chung và trong phát triển các KCN nói riêng, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung chương XVII – Các tội phạm về môi trường trong Bộ luật Hình sự để nâng cao tính vận dụng trong thực tiễn. Trước mắt, cần xây dựng các văn bản hướng dẫn định lượng hóa mức độ tội phạm về môi trường để làm căn cứ xử lý hình sự.
- • Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT đối với các KCN: Việc cấp phép các dự án phải được thực hiện nghiêm túc, chỉ thu hút đầu tư và cho phép đi vào hoạt động khi đã đảm bảo các yêu cầu về BVMT. Ngoài ra, công tác hậu kiểm phải được thực hiện chặt chẽ sau khi dự án đi vào hoạt động, hoặc sau khi đã phát hiện xử lý sai phạm, để tránh tình trạng quan liêu, qua đó nắm sát tình hình thực tế công tác BVMT của các KCN để chủ động phòng ngừa. Tăng cường nguồn lực, đầu tư hiện đại hóa phương tiện kỹ thuật phục vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra về môi trường. • Tăng cường công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường với các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý KCN các địa phương,… để chủ động nắm tình hình và kiểm tra, giám sát ngay từ khi quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, lựa chọn vị trí và công nghệ xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung. • Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Thường xuyên tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác, trong đó trinh sát bí mật là phương thức chủ yếu, kết hợp với các biện pháp công khai, chủ động tiến hành hoạt động điều tra cơ bản đối với các KCN kịp thời phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, những sơ hở thiếu sót để đề xuất, kiến nghị
- VI. KẾT LUẬN • Việc phát triển các KCN ở nước ta là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy việc phát triển các KCN hơn 20 năm qua đã đóng vai trò quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế – xã hội và xóa đói giảm nghèo của nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việc phát triển các KCN đã gây những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. • Để đảm bảo tiến trình phát triển bền vững đất nước, việc kiểm soát và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển các KCN đến môi trường có ý nghĩa quan trọng và để thực hiện được cần tiến hành đồng bộ các giải pháp từ chính sách vĩ mô đến những giải pháp cụ thể của các bộ, ngành liên quan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích tác động của môi trường vi mô đến việc kinh doanh mỹ phẩm Thefaceshop
10 p | 2301 | 286
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)
20 p | 539 | 90
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Xác định vấn đề môi trường quan trọng của dự án xây dựng công ty TNHH thuốc BVTV Sài Gòn (nhóm 9)
17 p | 230 | 62
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
20 p | 244 | 45
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường của một dự án (nhóm 4)
30 p | 233 | 39
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO MỘT ĐỊA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM"
7 p | 203 | 34
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng của dự án thủy điện Trung Sơn (nhóm 1)
13 p | 172 | 30
-
Báo cáo: "Kinh tế thế giới suy giảm mạnh mẽ"
8 p | 123 | 19
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững (nhóm 9)
22 p | 107 | 14
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình (nhóm 3)
9 p | 123 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường (nhóm 7)
10 p | 149 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 8)
10 p | 125 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " XÁC LẬP TƯƠNG QUAN GIỮA TÍNH CHẤT CƠ LÝ ĐẤT THÍ NGHIỆM TRONG PHÒNG VÀ XUYÊN TIÊU CHUẨN VÙNG NAM SÔNG HƯƠNG"
7 p | 101 | 9
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 3)
14 p | 118 | 7
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)
9 p | 151 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ VÀ ĐỘNG THÁI CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐẤT TẠI XÃ ĐIỆN THẮNG NAM - ĐIỆN BÀN - QUẢNG NAM"
7 p | 80 | 6
-
Báo cáo Quan hệ đối tác chiến lược Ôtxtraylia nhóm ngân hàng thế giới tại Việt Nam - Chương trình hỗ trợ thương mại và năng lực cạnh tranh cho Việt Nam: Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam
92 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn