Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
lượt xem 45
download
Báo cáo đánh giá tác động môi trường với đề tài "Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)" trình bày khái quát về khu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, vấn đề môi trường,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung kiến thức cần thiết và vận dụng trong bài báo cáo cùng chuyên đề thật hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 03 Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG Nhóm: 06 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Nguyễn Quang Minh 91202152 2 Đỗ Phan Cát Phương 91202177 3 Đinh Thị Thu Hương 91202018 4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 91202012 5 Huỳnh Công Chánh 91202075 6 Nguyễn Thanh Tuấn 91202256 Nộp bài: 23g30 ngày 17/09/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
- MỤC LỤC
- CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC KÊNH NHIÊU LỘC - THỊ NGHÈ 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 1 con kênh lớn nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Kênh bắt đầu từ quận Tân Bình chảy qua địa bàn các quận Phú Nhuận, quận 3, quận 1 và quận Bình Thạnh, kết thúc vảo nhánh sông Sài Gòn (cạnh xưởng sửa chữa tàu Ba Son). Lưu vực kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè có diện tích 3.324 ha nằm trên địa bàn 7 quận nội thành (quận 1, quận 3, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận Tân Bình). Nơi đây tập trung dân cư với mật độ cao, bao gồm 2 khu vực chính: - Khu dân cư quy hoạch (Quận 1, Quận 3 và một phần quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh sát dọc kênh): khu đô thị có các đặc trưng mật độ đường giao thông cao, tương đối có quy hoạch, cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ. - Khu dân cư tự phát: được hình thành do làn sóng dân nhập cư từ nông thôn đổ về do có tính chất tự phát nên cơ sở hạ tầng phát triển kém không đáp ứng các tiêu chuẩn đô thị. Đây là một trong những nguồn tác động nhiều đ ến chất l ượng mơi trường nói chung và nguồn nước kênh rạch nói riêng. Bảng 1.1. Lưu vực Diện tích (ha) Dân số Mật độ dân số (triệu người) (người/ha) Nhiêu Lộc – Thị Nghè 3.324 1,2 361 Nguồn :Công ty thoát nước đô thị
- Hình 1.1 Bản đồ Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè 1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm trong TP. HCM vì vậy bị ảnh hưởng bởi khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên có nhiệt độ và độ ẩm cao, có nhiều mây, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ, thiên tai hầu như không có hoặc chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể. Bảng 1.2. Lượng mưa bình quân Trạm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 NĂM Tân Sơn 13 4 11 48 208 313 296 371 327 274 118 46 1929 Nhất Nhà Bè 7 0 6 21 167 267 229 220 255 181 165 15 1533 Nguồn: Viện Tài nguyên và Môi trường Chế độ thủy văn: kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đây cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi chế độ thủy văn từ sông Sài Gòn. Thủy triều ở Tp.HCM theo chế bán nhật triều có 2 đỉnh triều cao và một đỉnh triều thấp (một cao một thấp) và 2 đáy triều (một cao, một
- thấp). Khác biệt giữa mực nước triều cường và mực nước triều rộng thay đổi trong khoảng 2,7 - 3,3 m ở gần Tp HCM và 2,5 – 4m ở các cửa sơng. Một chu kỳ thủy triều đầy đủ kéo dài trung bình 15-17 ngày. Gồm 5 - 7 ngày triều cường và 3 - 5 ngày triều rộng. Thời gian triều lên vào khoảng từ 15-20 giờ trong khi đó thời gian triều xuống chỉ vào khoảng 4-8 giờ điều này không có lợi cho hệ thống thoát nước mưa. Biên độ triều khá lớn ít biến động qua nhiều năm tại trạm đo Phú An biên độ triều trung bình vào khoảng 1,7 - 2,5 m cao nhất là 3,95m. Độ chênh lệch biên độ ở các tần suất khác nhau nhỏ vào khoảng 20-30 cm. Do kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có lượng kênh nhỏ hẹp, nông, bị lấn chiếm và ảnh hưởng của chất thải nên đã cản trở đến dòng kênh, mặt khác do cao độ địa hình thay đổi nhanh ảnh hưởng của thủy triều suy giảm mạnh nên nước lắng đọng gây ô nhiễm trong lòng kênh. 1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bao gồm hai phần chính: kênh Nhiêu Lộc (nơi thượng nguồn) và kênh Thị Nghè (nơi hạ nguồn) và một số kênh rạch nhỏ khác, trong đó rạch
- Cầu Bông và Văn Thánh là lớn nhất. Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích khoảng 33 km2 nằm trong 7 quận của Tp.HCM đổ vào sông Sài Gòn. Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và các lưu chi (rạch Miễu, rạch ông Buông, rạch Văn Thánh) có chiều dài rạch chính khoảng 9.500 m, các chi lưu có chiều dài 8.700m, tổng chiều dài trên 18.000m chảy xuyên suốt thành phố tiếp nhận nước thải t ừ quận Phú Nhuận, quận 3, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh và một phần quận Gó Vấp. Chiều rộng kênh thay đổi từ Nhiêu Lộc - Thị Nghè là 10 – 20 - 30 m. Diện tích mặt nước khoảng 10 ha. Khối lượng nước về mùa cạn lúc chân triều khoảng 700.000 m3. Kênh cũng chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều sơng Sài Gòn nên cũng thay đổi hai lần trong ngày. Nhưng do kênh có chiều dài ngắn, lòng kênh nông hẹp, uốn khúc, bị lấn chiếm nhiều nên ảnh hưởng của thủy triều suy giảm nhanh dọc theo kênh. Khi triều đã rút hết ở sông Sài gòn thì mực nước ở đầu nguồn Nhiêu Lộc vẫn cao hơn bình thường. 1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chảy qua địa bàn 5 quận huyện và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đời sống hoạt động của khu vực này. - Quận 1: Quận 1 là nơi trung tâm của thành phố, tập trung các hoạt động văn hoá du lịch, thương mại, giáo dục là chủ yếu. Đây là khu vực có cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh trên địa bàn thành phố. Ven Kênh Thị Nghè chủ yếu là các hộ dân sinh sống và kinh doanh theo mơ hình cá thể nhỏ, khơng cĩ doanh nghiệp lớn. - Quận Bình Thạnh: Là một quận nội thành nằm về phía Đông Bắc, là vị trí cửa ngõ của thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và có Bến xe khách Miền Đông. Hoạt động kinh tế Bình Thạnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch. Hiện trạng dân số: Theo số liệu thống kê hiện nay trên lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có hơn 1.200.000 nhân khẩu cư trú chiếm 30,7 % dân số nội thành, mật độ dân số toàn khu là 361 người/ha phân bố không đồng đều. Số người sống ở ven kênh chủ yếu là tạm cư không có hộ khẩu chính thức do là dân nhập cư từ vùng kinh tế mới hoặc dân từ các địa phương khác đổ về sinh sống. Hiện trạng công trình dân dụng, nhà ở: Chất lượng nhà đa số rất thấp, hơn 65 % là nhà cấp 3, 4 phần còn lại là biệt thự và các căn phố cấp 2. Tầng cao trung bình toàn khu là 1,4 tầng. Bình quân diện tích nhà trên đầu người khoảng 8,2 m 2/người nhưng
- trên thực tế chỉ 5-30% diện tích dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ nên chỉ tiêu sàn chỉ có 5,8 m2/người. (Nguồn: Viện quy hoạch và thiết kế đô thị). Hiện trạng sản xuất công nghiệp: Có nhiều loại hình sản xuất công nghiệp đa dạng, nhưng không mang tính tập trung cao thường nằm xen kẽ trong dân cư nên ảnh hưởng đến môi trường. Nguyên liệu và sản phẩm khá đa dạng. Trình độ sản xuất từ hiện đại đến thô sơ. Có thể liệt kê một số doanh nghiệp hoạt động tại khu vực như: ngành dệt nhuộm, công nghiệp thực phẩm, hóa học, cơ khí… Hầu hết các cơ sở sản xuất này đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoặc đã có trang bị nhưng chưa hoàn chỉnh, thuộc diện phải di dời do ô nhiễm môi trường. Đây chính là nguồn gây ô nhiễm lớn cho lưu vực kênh.
- CHƯƠNG 2. CÁC VẤN ĐỂ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG CỦA DỰ ÁN: NẠO VÉT CẢI TẠO KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ. 2.1 KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN Việc đầu tư cống kiểm soát kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được triển khai theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư để đảm bảo đồng bộ và tiến đ ộ xây dựng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1547/QĐ – TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008 về phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Chấp nhận đề xuất của Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước Thành phố và các sở - ngành dự họp. Theo đó, cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ được xây dựng riêng và theo đúng tiến độ dự án đã phê duyệt; không kết hợp cống kiểm soát triều với tuy ến đường sắt dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vì: Đồ án “ lập quy hoạch chi ti ết t ỷ l ệ 1/2000 và Quy chế quản lý đô thị cấp II cho Khu trung tâm hiện hữu thành phoó Hồ Chí Minh, diện tích 930 ha” hiện nay chưa được phê duyệt, chưa xác định vị trí và thời điểm đầu tư kết hợp đường giao thông. Giao sở Tài Nguyên và Môi trường hoàn tất thủ tục đề xuất thu hồi đất đề xuất thu hồi đất để xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc – Thị Nghè, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt đầu tháng 11 năm 2010. Trung tâm điều hành chống ngập nước thành phố phối phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quân Bình Thạnh và Ủy ban nhân dân quận 1 trong việc lập, phê duyệt phương án và tiến hành bồi thường giải phóng mặt bằng và sớm thi công công trình năm 2010. 2.2 GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN Đối với kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, những vấn đề nóng bỏng mà hàng năm đang cần giải quyết triệt để là vấn đề ngập úng, ô nhiễm trầm trọng sông của l ưu vực sông Nhiêu Lộc – Thị Nghè, và làm cho chất lượng của người dân xung dân bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Và đây cũng là vấn đề của dự án cần phải giải quyết được. 2.2.1. Đối với tình trạng ngập úng • Trước khi có dự án này: Ba nguyên nhân chính gây úng ngập cho TP Hồ Chí Minh đã được đ ề cập và phân tích : Mưa cường độ lớn (đặc điểm mưa ở TP là mưa đối lưu), triều cường và lũ thượng nguồn đổ về. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của hệ thống tiêu thoát nước trong TP không thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu tiêu thoát do tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong những năm gần đây, đó cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng ngập úng của TP hiện nay.
- Do nhu cầu phát triển TP Hồ Chí Minh mở rộng rất nhanh. Những vùng trũng ở quận 7, quận 8, Nhà Bè, Bình Chánh và một số kênh rạch trước đây là "hồ điều ti ết" nước tự nhiên đã bị san lấp, bê-tông hóa tạo sự mất cân bằng nước trong khu vực rộng lớn. Tính đến tháng 11/2006, toàn thành phố còn 105 điểm ngập (47 điểm ngập do mưa, 51 điểm ngập do mưa kết hợp với triều, một số điểm ngập do không có cống). Vì vậy dự án nạo vét, cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nhằm khắc phục tình trạng trên của Thành phố. • Sau khi hoàn thành dự án ( hoàn thành xong giai đoạn 1): Hiện tại, khoảng 200 km cống mới đã đưa vào sử dụng, qua đó giảm đ ược gần 200 điểm ngập úng trên toàn TP. Hệ thống cống ngăn thủy triều tại khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè đã kiểm soát được tình hình ngập nước của 500ha vùng đất trũng trong tổng số 3.400ha tại các quận I, Bình Thạnh, Phú Nhuận. Việc hoàn thành hệ thống cống kiểm soát ngăn triều chống ngập khu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án cống thoát nước Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh) cùng với cống ngăn triều Bình Triệu sẽ giảm tình trạng ngập úng do mưa hay triều c ường trên quy mô 7 quận: 1, 3, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp. - TP đang tiếp tục thực hiện các dự án nhằm xóa giảm các điểm ngập do mưa và triều kết hợp như: 2 tuyến đê bao hai bờ tả, hữu sông Sài Gòn với tổng chiều dài khoảng 220 km; 13 cống kiểm soát, trong đó có dự án xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc-Thị Nghè với tổng vốn đầu tư 290 tỷ đồng để giảm ngập cho khu vực hai bên kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè, dự kiến hoàn thành và vận hành vào cuối năm 2013. - Tiến hành lắp đ ặt 1.077 van ngăn triều trên các kênh rạch thường xuyên ngập nước, 290 công trình c ấp bách (xây dựng tường tạm, đấu nối mở hướng thoát nước,…) đã góp phần kéo giảm tình trạng ngập nặng do triều từ 95 điểm (2008) còn 2 điểm (2013). 2.2.2. Chất lượng nước sông Nhiêu Lộc – Thị Nghè. • Trước khi có DA: Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được xem là kênh ô nhiễm nặng nhất Sài Gòn, ô nhiễm nhất là đoạn cuối kênh, thuộc địa bàn Q.Tân Bình. Theo GS.TS Lê Huy Bá, Vi ện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và quản lý môi trường (ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh) cho hay: “Môi trường nước trên các tuyến kênh, rạch địa bàn thành phố, trong đó đáng chú ý là kênh NLTN lại đang ô nhiễm trở lại. Kết quả quan trắc cho thấy, phần lớn tuyến kênh này có nồng độ BOD5 (lượng oxy sinh hóa) đạt ngưỡng 3.200 đến 3.500 mmg/lít nước, vượt khoảng 10 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Trong khi đó lượng COD (oxy hóa học để xử lý và tiêu hủy chất hữu cơ) dao đ ộng t ừ 4.000 đến 4.500 mmg/lít nước, vượt 4 đến 5 lần mức quy định. Ngược lại, lượng DO (oxy hòa tan) xuống mức 0 mmg/lít nước - mức khiến cho cá không thể sống nổi do thiếu oxy”.
- Hình 2.2.2.1. Ô nhiễm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Sự ô nhiễm trên do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó tình trạng xả rác xuống lòng kênh của một bộ phận không nhỏ người dân đáng chê trách nhất. Rác thải trôi rải rác hoặc kết thành những tảng lớn vẫn trôi bồng bềnh, đeo bám dọc bờ kênh. Tại những khu vực chân cầu nơi dòng nước lưu thông chậm là nơi lưu chứa lượng rác thải nhiều nhất. Chẳng hạn, tại cửa thu nước trên đường Lê Bình giao nhau với Hoàng Sa (quận Tân Bình), rác đóng thành từng tảng, bốc mùi hôi tanh khủng khiếp. Trao đổi về thực trạng rác ngập dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó giám đốc Công ty TNHH Môi trường Đô thị TPHCM cho biết, hiện trung bình hai ngày một lần, công nhân của công ty vớt khoảng hơn 9 tấn rác thải trên dọc tuyến kênh. Thành phần rác rất phức tạp và khó xử lý. Phần lớn rác thải là đồ nội thất gia đình như ghế, bàn, giường… Số khác là xác, nội tạng động vật và rác thải sinh hoạt thông thường. Điều này cũng lý giải tại sao tại những nơi rác đ ọng thường có rất nhiều cá tập trung. Công ty đã phối hợp với các đơn vị liên quan đ ể xác đ ịnh nguồn thải rác thải ra kênh. Kết quả cho thấy, hiện tổng diện tích mặt nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè khoảng hơn 300.000m2. Dọc hệ thống kênh có đến 9 cây cầu bắt ngang qua. Vào sáng sớm hoặc chiều tối, một số người thường đứng trên thành cầu vứt rác xuống kênh. Hành vi của họ thường rất nhanh nên khó phát hiện, xử lý. Đại diện Sở TN-MT TPHCM cho biết, đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể vận động các hộ gia đình sống dọc theo kênh hoặc những khu vực lân cận không v ứt rác xuống kênh. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác vận động tuyên truy ền vẫn còn r ất
- hạn chế. Mặt khác, những đối tượng đứng trên thành cầu vứt rác xuống kênh thường là khách vãng lai nên cũng khó xác định. Bên cạnh nguyên nhân xả rác xuống kênh thì nước sinh hoạt của người dân t ừ miệng cống đổ xuống kênh và nước thải công nghiệp từ các nhà máy xí nghiệp cũng đáng lo ngại. • Sau khi hoàn thành dự án ( hoàn thành xong giai đoạn 1): Đây là công trình đáp ứng sự mong đợi của hàng triệu người dân thành phố khi đã biến dòng kênh ô nhiễm này thành một trong những điểm nhấn lớn về cảnh quan đô thị. Giai đoạn 1 của dự án này vừa hoàn thành, mới dừng ở việc xây dựng bờ bao, nạo vét kênh, làm các tuyến cống thu gom nước thải. Ở giai đoạn 2, công tác quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường nước trong khu vực là xử lý nước thải. Hiện nay, nước thải sau khi được thu gom vẫn đổ thẳng ra sông Sài Gòn. Tuy vậy, nước sông ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè cũng đã cải thiện được tốt hơn. Hình 2.2.2.2. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè dần đang được phủ xanh 2.2.3. Môi trường sống của những người dân xung quanh. • Trước khi có dự án: Với sự ô nhiễm trầm trọng của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đã làm ảnh hưởng rất xấu đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người dân sống hai bên bờ kênh, không
- những thế vấn đề ô nhiễm trên kênh Nhiêu Lộc còn gây mất mỹ quan khu đô thị, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của Thành phố. Hình 2.2.3.1. Sự ô nhiễm của kênh ảnh hưởng xấu đến chất lượng người dân nơi đây • Sau khi dự án hoàn thành (hoàn thành xong giai đoạn 1)
- Hình 2.2.3.2. Cuộc sống của người dân đang dần được cải thiện tốt hơn. Hàng loạt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nạo vét kênh rạch, xử lý môi trường nước, di dời và giải tỏa nhà ven kênh rạch… được đồng loạt triển khai, hoàn thành. Theo ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 1 cho tuyến kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè với nguồn kinh phí hơn 8.600 tỷ đồng, được triển khai hơn 13 năm qua đã hoàn thành và hiện nay, giai đoạn 2 với nguồn vốn 524 tri ệu USD đang được triển khai nhằm hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý rác thải kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, khôi phục và bảo tồn hệ sinh thái sông Sài Gòn, hạ lưu sông Đồng Nai... Theo Sở GTCC, với diện tích lưu vực là 3.320 ha, dự án này nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của khoảng 1,2 triệu người thuộc địa bàn 7 quận, trong đó hầu hết là những hộ nghèo sống dọc theo kênh và ở những vùng hay bị ngập úng. Ngoài ra, dự án còn hướng đến việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm chi phí y tế, cải thi ện tình trạng môi trường… Là người sinh sống lâu năm bên dòng kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, ông Nguy ễn Văn Ba, 65 tuổi, cán bộ hưu trí, bày tỏ: "Đổi thay nơi dòng kênh Nhiêu Lộc-Th ị Nghè đã mang lại cho chúng tôi cuộc sống mới. Người dân sống hai bên bờ kênh đ ược th ụ hưởng sự thư thái, an lành, mát mẻ, thưởng lãm vẻ đẹp sang trọng và những tiện ích như thể dục thể thao, vui chơi giải trí… Vấn đề cần làm hiện nay là đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức tự giác của người dân trong việc giữ gìn môi trường, tổ chức các hoạt động văn hóa trên sông nhằm tạo nên những dòng sông của văn hóa, của du lịch...". 2.3. NHỮNG THÁCH THỨC KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN
- Dự án áp dụng công nghệ kích ngầm trong điều kiện địa chất và nước ngầm phức tạp không lường trước được mà trước đó chưa từng được thực hiện tại Việt Nam. Do dự án nằm ở trung tâm thành phố với mật độ giao thông và dân số cao nên việc thi công hầu hết các hạng mục chỉ có thể được thực hiện vào ban đêm. Thêm vào đó, dự án phải di chuyển rất nhiều các công trình ngầm không có trong thiết kế bao gồm cả một đường ống cấp nước chính có đường kính lên tới 2 mét, các tuyến đường điện và cáp viễn thông.
- CHƯƠNG 3. CÂU HỎI THUẬT NGỮ Phương pháp luận là gì? Phương pháp luận là phân tích lý thuyết có hệ thống về các phương pháp áp dụng cho một lĩnh vực nghiên cứu. Nó bao gồm các phân tích lý thuyết của cơ thể các phương pháp và nguyên tắc liên quan đến một chi nhánh của kiến thức. Thông thường, nó bao gồm các khái niệm như mô hình, mô hình lý thuyết, giai đoạn và kỹ thuật đ ịnh lượng hay định tính. Một phương pháp không đặt ra để cung cấp giải pháp - đó là, do đó, không phải là điều tương tự như một phương pháp. Thay vào đó, nó cung cấp nền tảng lý thuy ết cho sự hiểu biết phương pháp, thiết lập các phương pháp hay được gọi là "thực hành tốt nhất" có thể được áp dụng cho trường hợp cụ thể, ví dụ, để tính toán một kết quả cụ thể. Nó đã được xác định cũng như sau: • Phân tích các nguyên tắc của phương pháp, quy tắc và định đề sử dụng bởi một ngành. • Nghiên cứu có hệ thống các phương pháp đó là, có thể được, hoặc đã đ ược áp dụng trong một chuyên ngành. • Nghiên cứu hoặc mô tả các phương pháp. Bất cứ một ngành khoa học nào cũng có phương pháp của họ. Điều đó có nghĩa phương pháp luận phải có cấu trúc chung và chúng ta có thể nhìn nhận cấu trúc chỉnh thể ấy từ 3 bộ phận: Những nguyên lý thế giới quan: Đây là bộ phận hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải mọi nguyên lý thế giới quan đều được đưa đồng đều vào phương pháp luận của các khoa học mà chỉ sử dụng những nguyên lý thích hợp để có thể thực hiện được nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở tuỳ theo tính chất của từng khoa học hoặc từng nhóm khoa học. Lý luận về một hệ thống các phương pháp: Điều này có nghĩa là nói đến lý luận về một hay nhiều phương pháp có thể dùng chung cho nhiều khoa học. Vấn đề ở đây là phải làm rõ nội dung của phương pháp đó là gì? quan hệ giữa các phương pháp? phạm vi, khả năng và nguyên tắc ứng dụng của các phương pháp? Lý luận về một phương pháp cụ thể nào đó sẽ được sử dụng ở bộ môn này hay bộ môn khác. Nói cách khác thì đó chính là phương pháp nghiên cứu đ ặc thù c ủa một môn khoa học (những nguyên lý và lý thuyết của bản thân khoa học đó hay của các
- khoa học khác có vai trò gợi mở, hướng dẫn, chỉ đạo mà khoa học này cần sử dụng hoặc có thể sử dụng). Theo quan niệm chung hiện nay về phương pháp luận thì có: Phương pháp luận riêng chỉ áp dụng cho một môn khoa học nhất định; phương pháp luận chung áp dụng cho một số bộ môn khoa học; phương pháp luận chung nhất áp dụng được cho tất cả các bộ môn khoa học. Phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất đó là triết học duy vật biện chứng. Sở dĩ triết học macxit đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất là do các nguyên lý thế giới quan chính là sự đúc kết, tổng kết những gì là c ơ bản nhất, sâu sắc nhất, khoa học nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học là gì? Từ “khoa học” xuất phát từ tiếng Latin “Scienta”, nghĩa là tri thức. Theo Webter’s New Collegiste Dictionary, “Khoa học” được định nghĩa là “ những tri thức đạt được qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu. Hệ thống tri thức bao gồm hai loại: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học: • Tri thức kinh nghiệm là những hiểu biết được tích lũy qua những hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người và giữa các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên với nhau. • Tri thức khoa học là những tri thức được tích lũy qua hoạt động nghiên cứu khoa học qua kết quả của việc quan sát, thí nghiệm,… các sự kiện, hoạt động xả ra trong hoạt động xã hội và trong tự nhiên. Khoa học nói một cách đơn giản bao gồm những tính toán và thử nghiệm các gi ả thuyết dựa trên những bằng chứng và thí ngiệm được quan sát là quan trọng và có thể ứng dụng. Nghiên cứu Khoa học (NCKH) là gì? Là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm,… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới (đây là hướng nghiên cứu hàn lâm) hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn (đây là hướng nghiên cứu ứng dụng) Người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu nhưng chủ yếu là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là sinh viên với những kiến thức hạn chế thực hiện nghiên c ứu
- khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trao dồi những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình (bao gồm s ự phù hợp về kiến thức, thời gian, tài lực,…) Nghiên cứu Khoa học (NCKH) cần con người như thế nào? • Có kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu. • Có đam mê nghiên cứu, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới. • Có sự khách quan và trung thực về khoa học (đạo đức khoa học). • Biết cách làm việc độc lập, tập thể và có phương pháp. • Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là SV. Ai là người nghiên cứu Khoa học? • Các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở các Viện, Trung tâm Nghiên cứu. • Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao Đẳng, Trung học Chuyên nghiệp. • Các chuyên gia ở các cơ quan quản lý. Nhà nước. • Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân. • Các Sinh viên ham thích NCKH ở các trường Đại học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là cách thức , con đường , phương tiện xử lý thong tin khoa học làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu và cuối cùng đạt được mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học là tích họp cùa các phương pháp : phương pháp luận, phương pháp hệ, phương pháp nghiên cứu cụ thể và tuân theo quy luật đ ặc thù của việc nghiên cứu đề tài khoa học. Đặc trưng của phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp nghiên cứu khoa học có mặt chủ quan và khách quan thể hiện sự tương tác biện chứng giữa chủ thể và khách thể trong nghiên cứu khoa học. - Phương pháp nghiên cứu khoa học có tính mục đích gắn liền với nội dung; chĩu sự chi phối của mục đích và nội dung; bản thân phương pháp có phương tiện thực hiện mục đích và nội dung.
- - Phương pháp nghiên cứu khoa học là một hoạt động có kế hoạch, được tổ chức hợp lý, có cấu trúc đa cấp biểu hiện ở tính logic và tính kế hoạch rõ rang. - Phương pháp nghiên cứu khoa học luôn có các công cụ, phương tiện hổ trợ. Phân loại nghiên cứu khoa học: - Phân loại theo lý thuyết thông tin về quy trình nghiên cứu một đề tài khoa học - Phân loại dựa theo tính chất và trình độ nhận thức - Phân loại theo logic của nghiên cứu khoa học - Phân loại theo các giai đoạn tiến hành nghiên cứu của một đề tài khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung là một trình tự gồm sáu bước sau. Các bước cơ bản là: 1. Đặt vấn đề, mục đích, hoặc câu hỏi nghiên cứu: Đặt vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu là phần quan trọng nhất của phương pháp nghiên cứu khoa học. Mỗi một phần dự án của bạn được thực hiện để trả lời câu hỏi này. Các câu hỏi nghiên cứu đôi khi được hình thành như là một tuyên bố và được gọi là “vấn đề” hoặc "Báo cáo vấn đề." mục tiêu hay những ý tưởng mà bạn đang cố gắng để kiểm chứng là gì? câu hỏi khoa học mà bạn đang cố gắng trả lời là gì? 2. Những giả định: Giả định là một dạng dự báo, được hình thành như một tuyên bố mà bạn đề nghị để dẫn tới câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Giải thích một cách thuyết phục các dự án mà bạn sử dụng để chứng minh cho mục đích của mình. Bạn nên cố gắng trình bày kỹ về các kết luận có được thông qua đo lường. Không phải lúc nào kết luận c ủa b ạn cũng phù hợp với giả thuyết của bạn. 3. Danh mục tài liệu: Danh sách tất cả các vật tư thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Danh sách các tài liệu của bạn phải bao gồm các trình tự của tất cả thao tác. 4. Trình tự: Là mô tả chi tiết, từng bước về cách bạn thực hiện thử nghiệm. Hãy mô tả rõ ràng cách mà bạn khống chế các biến số cũng như từng bước làm thế nào bạn lấy được kết quả cuối cùng thông qua đo lường để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết của mình. Các tiến trình mà bạn thực hiện nên được đúc kết theo một phương pháp mà theo đó một người khác dễ dàng nên có thể thực hiện lại. Hình ảnh mô tả các thao tác đ ược hiện rõ trên bảng hiển thị của bạn. 5. Tầm quan sát, dữ liệu, kết quả: Các kết quả thường là dưới hình thức một tuyên bố để giải thích hoặc diễn giải dữ liệu. Kết quả thu được ở dạng dữ liệu thô, đồ thị, kết luận rút ra từ những dữ liệu
- bạn có. Hình ảnh cũng có thể được sử dụng ở đây. Ví dụ: "Kiểm tra cây 3 cho thấy sự khác biệt nhỏ trong tốc độ tăng trưởng so với thông thường". 6. Kết luận: Kết luận là một bản tóm tắt các nghiên cứu và các kết quả c ủa th ử nghi ệm. Đây là nơi bạn trả lời các vấn đề của bạn hay câu hỏi nghiên cứu. Bạn đưa ra một tuyên bố cho dù dữ liệu của bạn có hỗ trợ giả thuyết của bạn hay không. Bạn phải có đủ dữ liệu để chứng minh một phần hoặc phản bác toàn bộ giả thuyết của mình. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích tại sao có các kết quả khác nhau.Các phương pháp khoa học không phải là đúc bằng bê tông mà nó là một hệ thống, minh bạch và khá dễ để học hỏi và sử dụng mà không nhà khoa học nào có thể sử dụng nó cho l ợi ích riêng của họ. Một số phương pháp nghiên cứu khoa học như : - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp toán học - Phương pháp dự báo khoa học
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bài giảng môn học Đánh giá tác động môi trường, TS. Vương Quang Việt, ĐH Tôn Đức Thắng. [2] Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ - số 1547/QĐ – TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008. [3] Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học - PGS.TS Dương Văn Tiển , NXB Xây Dựng , Năm XB 2006 [4] Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Tác giả: PGS. TS. Lưu Xuân Mới Nhà XB: ĐHSP. Năm XB: 2003. Một số tài liệu khác Một số website http://www.education.com/ http://thanhgiong.vn/ http://www.worldbank.org/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Thu Cúc”
86 p | 858 | 267
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm
123 p | 739 | 234
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX
20 p | 682 | 217
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang
56 p | 667 | 163
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 p | 550 | 131
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng
113 p | 538 | 106
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)
20 p | 537 | 90
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư khai thác chế biến đá xây dựng
83 p | 227 | 64
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Khu thương mại - dịch vụ chợ Đức Phổ và kết hợp khu nhà ở liền kề
144 p | 225 | 60
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường của một dự án (nhóm 4)
30 p | 232 | 39
-
Hướng dẫn làm báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án công trình giao thông
37 p | 168 | 35
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng của dự án thủy điện Trung Sơn (nhóm 1)
13 p | 171 | 30
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Tàu chở dầu Thanh Châu tại Cảng Quốc Phòng/QK7
88 p | 137 | 27
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường (nhóm 7)
10 p | 147 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 8)
10 p | 123 | 9
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 3)
14 p | 117 | 7
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)
9 p | 149 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn