intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)

Chia sẻ: Nguyễn Quang Minh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

150
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo đánh giá tác động môi trường với đề tài "Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)". Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung kiến thức cần thiết và vận dụng trong bài báo cáo cùng chuyên đề thật hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN Chủ đề : VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG Nhóm: 02 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Lê Mai Huế 91102042 2 Nguyễn Thùy Dung 91102018 3 Nguyễn Thị Huyền Trang 91102235 4 Phan Thị Quỳnh Chi 91102010 5 Ma Thị Thùy Giang 91102031 6 Phạm Nguyễn Phương Ngân 91102077 Nộp bài: 23g30 ngày 17/09/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
  2. 1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN 1.1. Mô tả sơ bộ dự án Tên dự án: NHÀ MÁY SẢN XUẤT TÚI CHỨA MÁU TETUMO BCT VIỆT NAM Vị trí dự án: KCN Long Đức, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Tổng diện tích đất đầu tư cho dự án: 98.728m2 Quy mô: Sản phẩm Quy mô đến năm 2018 Mục tiêu bán hang Túi máu và các sản phẩm 9.000.000 túi/năm Đông Nam Á, Châu Âu và hóa chất công nghiệp có Mỹ lien quan Thiết bị y tế dung một lần 1.200.000 bộ/năm Đông Nam Á, Trung Quốc cho các sản phẩm máu và và Nhật Bản sản phẩm lien quan Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất, bán hàng và xuất nhập khẩu túi máu và sản phẩm liên quan đ ến hóa chất công nghiệp. - Sản xuất, bán hàng và xuất nhập khẩu thiết bị y tế dung một lần cho các sản phẩm máu và các sản phẩm liên quan và dụng cụ, vật tư y tế, trang thiết bị y tế khác. 1.2. Điều kiện môi trường tự nhiên • Địa lý Dự án nằm trên địa hình tương dối bằng phẳng, cao ở phía Bắc và dốc dần về phía Đông Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển là 40m. KCN Long Đức có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không. KCN Long Đức cánh thành phố Hồ Chí Minh 42km, cách cảng Sài Gòn và cảng Cát Lái 25km, cách cảng Cái Mép, Thị Vải 35km và cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 45km. • Khí tượng Dự án nằm trong KCN Long Đức nên điều kiện khí tượng mang đặc trưng khí hậu của tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu đại dương. Nhiệt độ cao đều trong năm, điều ki ện bức xạ dồi dào, nhiều nắng gió với 2 mùa rõ rệt. • Nhiệt độ không khí Nhiệt độ thay đổi theo mùa trong năm, tuy nhiên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn lắm: - Nhiệt độ trung bình hang năm: 27oC 2
  3. - Nhiệt độ không khí cao nhất (tháng 4): 38oC - Nhiệt độ không khí thấp nhất (tháng 1): 18,6oC • Gió Gió là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền chất ô nhiễm trong không khí. Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của gió mùa gồm 2 mùa gió chính trong năm: gió Đông Nam xuất hiện vào tháng II đến tháng V với tốc độ gió lớn nhất là 8,4m/s; gió Tây Nam xuất hiện vào tháng VI đến Tháng IX với tốc độ gió trung bình là 10,9m/s; gió Bắc xuất hiện vào tháng XI với tốc độ lớn nhất là 6m/s. • Độ ẩm Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và vùng. Thời kỳ ẩm trùng vào mùa mưa, thời kỳ hanh khô trùng với mùa khô. Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là V, XI khoảng 91- 93%. Các tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là các tháng XII, VI khoảng 71-76%. • Nắng - Số giờ nắng trung bình một ngày 7,4 giờ - Số giờ nắng ngày cao nhất 13,8 giờ - Số giờ nắng ngày thấp nhất 5 giờ. • Mưa Lượng mưa trung bình tại khu vực huyện Long Thành đạt 1800-1900mm. Lượng mưa lớn nhưng phân bố không đồng đều theo các tháng trong năm. Mùa mưa kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng V đến tháng XI. Mưa tập trung và chiếm khoảng 87-88% lượng mưa cả năm. Tổng lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 12-13% lượng mưa cả năm. • Hiện trạng môi trường sinh học Khu vực xung quanh dự án có một số cây cỏ dại, rừng điều, bạch đàn, tràm, cao su, một số cây ăn quả và không có loài động vật quý hiếm nào. Đối với hệ sinh thái dưới nước: suối Phèn và các dòng chảy trong khu vực nhỏ hiện chỉ có một số loài sinh sống như cá rô, cá sặc, long tong,… Nhận xét: điều kiện tự nhiên tương đối ổn định và phù hợp để thực hiện dự án. 2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG 2.1. Khái quát vấn đề môi trường quan trọng Trong quá trình thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến những tác động môi trường trong ba giai đoạn chính: − Giai đoạn chuẩn bị của dự án − Giai đoạn triển khai thi công xây dựng − Giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động
  4. Trong bài này chủ yếu là khái quát đến vấn đề môi trường trong giai đoạn nhà máy đi vào hoạt động. Các tác động chính có liên quan đên chât thai anh hưởng đên môi trường ́ ́ ̉ ̉ ́ trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án bao gồm: • Tác động đến môi trường không khí - Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu - Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, từ lò hơi. - Khí thải từ khu vệ sinh và khu chứa rác. - Mùi hôi • Ô nhiễm do tiếng ồn, rung • Tác động đến môi trường do nước thải: nước thải sinh hoạt; nước mưa chảy tràn; nước thải sản xuất,… • Tác động đến môi trường do chất thải rắn: rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp nguy hại, bùn từ bể tự hoại,… • Tác động đến tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái • Sự cố môi trường và các tác động khác: cháy nổ, rò rỉ hóa chất, tai nạn lao động, … Trong đó, nhóm đưa ra phân tích 3 vấn đề môi trường quan trọng: - Tác động do nước thải - Tác động do khí thải, ồn rung - Tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại. 2.2. Tác động của nước thải 2.2.1. Nước thải sinh hoạt Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là từ quá trình vệ sinh cá nhân của cán bộ công nhân viên. Nước thải bị nhiễm bẩn do các chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh. Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxy hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4,… Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất thải rắn lơ lửng và các chất hoạt động bề mặt (xà phòng, chất tẩy rửa) có khả năng gây hiện thượng bồi lắng và gây độc cho thủy sinh tại các nguồn tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại nguồn này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng hoá. 2.2.2. Nước thải nhà ăn Thành phần nước thải sinh loại này có hàm lượng dầu mỡ động thực vật cao 2.2.3. Nước mưa chảy tràn 4
  5. Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu của khu vực. Nếu không được quản lý tốt, nước mưa có thể bị nhiễm dầu do chảy qua những vùng chứa nhiên liệu, khu vực đậu xe, khu vực chứa xà bần, khu vực sinh hoạt của công nhân,…Nước mưa chảy tràn sẽ cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn, dầu nhớt, chất hữu cơ,…một phần thấm thấu xuống đất, phần còn lại sẽ chảy vào nguồn tiếp nhận 2.2.4. Nước thải sản xuất Trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều loại nước thải bao gồm các loại như sau: • Nước thải chứa chất vô cơ từ quá trình xử lý bề mặt, đúc khuôn Nước thải từ quá trình xử lý bề mặt, đúc khuôn có chứa các thành vô cơ có nồng độ các chất ô nhiểm cao chủ yếu là gốc sulfat, Natri, Nhôm, Niken, TSS. Các chỉ tiêu này tương đối cao. Riêng đối với chỉ tiêu BOD5, tổng Nitơ đều ở dưới mức cho phép • Nước thải có chứa nikel phát sinh từ quá trình tẩy rửa bề mặt Nước thải từ quá trình tẩy rửa bề mặt, có chứa niken có nồng độ các chất ô nhiễm cao chủ yếu là Niken, TSS. Các chỉ tiêu này tương đối cao. Riêng đối với chỉ tiêu còn lại đều ở dưới mức cho phép. • Nước thải chứa các chất hữu cơ Nước thải từ quá trình tẩy rửa bề mặt, có chứa các chất hữu cơ có nồng độ các chất ô nhiễm cao chủ yếu là BOD, COD, TSS, Tổng Nitơ rất cao. • Nước thải từ quá trình sơn Nước thải từ quá trình sơn có chứa các chất hữu cơ có nồng độ các chất ô nhiểm cao chủ yếu là COD, TSS cao. Tóm lại, thành phần tính chất nước thải sản xuất bị ô nhiễm cao nên công ty cần phải xử lý triệt để trước khi thoát ra nguồn tiếp nhận gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực. 2.3. Tác động của chất thải rắn – chất thải nguy hại Song song với vấn đề nước thải, chất thải rắn cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng quan tâm. Các chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy có thể phân chia thành các loại ô nhiễm sau: • Chất thải rắn sinh hoạt Thành phần phát sinh bao gồm: thực phẩm thừa, giấy, bao gói, nhựa, thủy tinh, kim loại, gỗ, giẻ lau, rác vườn,… • Chất thải rắn sản xuất Chất thải rắn từ quá trình sản xuất bao gồm: các loại bì giấy, carton nguyên liệu nhập và nhà máy, bao bì hư hỏng trong quá trình đóng gói, nhựa, PVC,…Loại chất thải này cần được thu gom và phân loại ngay tại nguồn. Tùy theo mục đích tái chế mà bán cho các cơ sở có nhu cầu tận dụng làm nguyên liệu sản xuất hoặc có thể hợp đồng với các đơn vị có chức năng để vận chuyển xử lý. • Chất thải nguy hại: hoạt động của nhà máy cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại như sau: Chất thải nguy hại ở trạng thái lỏng như: acid, bazo, dầu thải, sơn thừa
  6. Chất thải nguy hại ở trạng thái rắn như: carbon thải, sulfat nhôm, bùn thải từ trạm xử lý nước, giẻ lau, bao tay nhiễm chất thải nguy hại, xỉ, pin, acquy thải,… 2.4. Tác động của khí thải, tiếng ồn, rung • Khí thải - Bụi và khí thải từ hoạt động vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu. Trong quá trình hoạt động của nhà xưởng, việc vận chuyển, phân phối nguyên liệu và hành hóa đ ược thực hiện bởi các phương tiện vận tải: xe tải các loại, xe nâng, xe kéo.... Nhiên liệu sử dụng của các phương tiện này chủ yếu là xăng và dầu diezel. Các nhiên liệu này khi bị đốt cháy sẽ sinh ra khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải trên chủ yếu là SO2, NOx, CO, CxHy và bụi. Mức độ phát thải phụ thuộc rất nhiều vào các loại xe, tình trạng sử dụng và tốc độ lưu thông trên đường. Vì vậy phải có biện pháp thích hợp nhất để giảm thiểu các tác động đến chất lượng môi trường không khí trong khu vực nhà xưởng sản xuất là đảm bảo chất lượng của các phương tiện vận chuyển. - Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất. Nguồn gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất chủ yếu là bụi thô, phát sinh từ các khâu thu gom và vận chuyển nguyên liệu từ công ty để đưa vào các công đoạn tạo hình, cắt, nắn ống… Nguồn phát sinh này phân tán, khó thu gom và gián đoạn. Do dây chuyền đ ược khép kín nên cũng hạn chế được những tác động tiêu cực đối với công nhân. - Khí thải từ Lò hơi. Trong quá trình sản xuất công ty dùng Gas nên không phát sinh các khí gây ô nhiễm môi trường. - Khí thải từ khu vệ sinh và khu chứa rác. Khí thải ở đây chủ yếu là các chất khí sinh ra do phân hủy các chất hữu cơ từ cống rãnh, bể tự hoại và các thùng chứa rác...chủ yếu là mêtan (CH4), sunfua hydro (H2S), amoniac (NH3). Lượng khí thải ở đây không nhiều nhưng cũng cần phải có biện pháp hạn chế lượng khí thải này phát sinh để bảo vệ sức khỏe cho công nhân làm việc ở đây. • Tiếng ồn rung Do tính chất đặc trưng của dây chuyền sản xuất tiếng ồn và rung phát sinh chủ yếu ở các công đoạn tạo hình, định cỡ đường kính ống, nắn thẳng ống và công đoạn cắt ống theo chiều dài định sẵn. Với các loại máy móc gây ồn như máy cắt, máy nắn…Nếu xét riêng từng công đoạn thì nguồn ồn và rung không đáng kể nhưng ở trong một dây chuyền sản xuất liên tục nguồn ồn sẽ cộng hưởng và gây ra ồn rất lớn. Nếu không có những biện pháp hạn chế thì sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của của công nhân làm việc trực tiếp trong phân xưởng sản xuất. Ngoài ra, quá trình vận chuyển của các phương tiện cơ giới chuyên dụng như xe tải, xe nâng, xe kéo sẽ tạo ra các tiếng ồn đáng kể. Đây là nguồn ồn di động, khó kiểm soát, diễn ra thường xuyên do quá trình xuất nhập hàng diễn ra liên tục trong ngày. Tuy nhiên mức ồn do các phương tiện này không cao, khoảng 75 – 80 dBA, do đó dự án sẽ quan tâm đến việc bố trí thời điểm xuất nhập hàng vào kho để ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra được hạn chế đến mức thấp nhất. Tại các khu vực kỹ thuật, tiếng ồn còn phát sinh do hoạt động của các máy móc thiết bị kỹ thuật và máy phát điện dự phòng. • Mùi 6
  7. - Mùi hôi từ khu vực lưu chứa rác. Rác sinh hoạt của toàn bộ khu vực nhà máy sẽ được thu gom tập trung, lưu chứa tại một khu vực riêng.Tuy nhiên, do rác hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học rất cao nên sẽ dễ phát sinh mùi hôi nếu không có các biện pháp che chắn và quản lý hợp lý. Hợp đồng với Đơn vị có chức năng thu gom riêng của địa phương để vận chuyển rác đến nơi xử lý ngay trong ngày. Quá trình phân hủy tự nhiên của các khối thực phẩm thường diễn ra dưới sự góp mặt của nhiều chủng vi sinh vật hiếu khí lẫn kỵ khí. Các chủng hiếu khí sẽ phân hủy mặt ngòai của khối thực phẩm. Nhưng chính sự phân hủy bên trong khối thực phẩm do các chủng vi sinh kỵ khí thực hiện mới là nguồn gốc phát sinh các lọai khí gây mùi hôi như: H2S, NH3... Ở đất nước có khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao như Việt Nam, việc lưu giữ rác thải sinh họat tại chỗ trong vòng 24h đã bắt đầu thối rữa và phát sinh mùi hôi. - Mùi hôi của nhựa. Mùi hôi nhựa chủ yếu phát sinh từ nung, đổ khuôn. 3. THUẬT NGỮ “PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU” VÀ “PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU” Nghiên cứu khoa học là hoạt động có ý thức của con người nhằm khám phá ra những quy luật, bản chất hay thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung là một trình tự gồm sáu bước: • Đặt vấn đề, mục đích, hoặc câu hỏi nghiên cứu: Đặt vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu là phần quan trọng nhất của phương pháp nghiên cứu khoa học. Mỗi một phần dự án của bạn được thực hiện để trả lời câu hỏi này. Các câu hỏi nghiên cứu đôi khi được hình thành như là một tuyên bố và được gọi là “ vấn đề” hoặc "Báo cáo vấn đề." mục tiêu hay những ý tưởng mà bạn đang cố gắng để kiểm chứng là gì? câu hỏi khoa học mà bạn đang cố gắng trả lời là gì? • Những giả định: Giả định là một dạng dự báo, được hình thành như một tuyên bố mà bạn đề nghị để dẫn tới câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Giải thích một cách thuyết phục các dự án mà bạn sử dụng để chứng minh cho mục đích c ủa mình. Bạn nên cố gắng trình bày kỹ về các kết luận có được thông qua đo lường. Không phải lúc nào kết luận của bạn cũng phù hợp với giả thuyết của bạn. • Danh mục tài liệu: Danh sách tất cả các vật tư thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu hoặc thử nghiệm. Danh sách các tài liệu của bạn phải bao gồm các trình tự của tất cả thao tác. • Trình tự: Là mô tả chi tiết, từng bước về cách bạn thực hiện thử nghiệm. Hãy mô tả rõ ràng cách mà bạn khống chế các biến số cũng như từng bước làm thế nào bạn lấy được kết quả cuối cùng thông qua đo lường để chứng minh hay bác bỏ giả thuyết của mình. Các tiến trình mà bạn thực hiện nên được đúc kết theo
  8. một phương pháp mà theo đó một người khác dễ dàng nên có thể thực hiện l ại. Hình ảnh mô tả các thao tác được hiện rõ trên bảng hiển thị của bạn. • Tầm quan sát, dữ liệu, kết quả: Các kết quả thường là dưới hình thức một tuyên bố để giải thích hoặc diễn giải dữ liệu. Kết quả thu được ở dạng dữ liệu thô, đồ thị, kết luận rút ra từ những dữ liệu bạn có. Hình ảnh cũng có thể được sử dụng ở đây. • Kết luận: Kết luận là một bản tóm tắt các nghiên cứu và các kết quả c ủa th ử nghiệm. Đây là nơi bạn trả lời các vấn đề của bạn hay câu hỏi nghiên cứu. Bạn đưa ra một tuyên bố cho dù dữ liệu của bạn có hỗ trợ giả thuyết của bạn hay không. Bạn phải có đủ dữ liệu để chứng minh một phần hoặc phản bác toàn bộ giả thuyết của mình. Trong trường hợp này, bạn có thể giải thích tại sao có các kết quả khác nhau.Các phương pháp khoa học không phải là đúc bằng bê tông mà nó là một hệ thống, minh bạch và khá dễ để học hỏi và sử dụng mà không nhà khoa học nào có thể sử dụng nó cho lợi ích riêng của họ. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học Phương pháp luận: học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và cải tạo thế giới Khoa học: là sản phẩm trí tuệ của người nghiên cứu. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học là sử dung các học thuy ết về phương pháp nhận thức khoa học để áp dụng vào nghiên cứu phát hiện sáng tạo những điều khoa học chưa biết. Cấu trúc của một phương pháp luận nghiên cứu khoa học: • Luận đề: cần chứng minh cái gì? Giả thuyết cần chứng minh • Luận cứ: chứng minh bằng cái gì? Thông tin, tài liệu hay dữ kiện chứng minh cho luận đề. • Luận chứng: chứng minh bằng cách nào: sử dụng các phương pháp suy luận diễn dịch, quy nap, loại suy,… Ví dụ: Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác giống mía nhập nội có nguồn gốc Thái Lan. Đối tượng nghiên cứu: quy trình canh tác Khách thể nghiên cứu: các bộ giống mía nhập nội Đối tượng khảo sát: bộ giống mía nhập nội có nguồn gốc Thái Lan Sau khi đã có đề tài ta áp dụng các phương pháp nghiên cứu đưa vào nghiên cứu đề tài như các phương pháp thu thập thông tin, số liệu dữ liệu liên quan, tham vấn ý kiến chuyên môn, thực nghiệm, theo dõi thu thập kết quả. 8
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nhà máy sản xuất túi chứa máu Terumo BCT Việt Nam – Công ty cổ phần môi trường Công Nghệ Xanh. 2. http://www.khoahoc.com.vn/bandoc/ban-doc/29056_phuong-phap-nghien-cuu- khoa-hoc-la-gi.aspx 3. http://tailieu.vn/doc/bai-giang-ve-phuong-phap-nghien-cuu-khoa-hoc-1218124.html 4. http://thanhgiong.vn/home/Tri-thuc-moi/NewsDetails.aspx?id=8659
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2