Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững tại Việt Nam (nhóm 5)
lượt xem 15
download
Báo cáo đánh giá tác động môi trường với chủ đề "Phát triển bền vững tại Việt Nam (nhóm 5)" sau đây giới thiệu về phát triển bền vững, các nguyên tắc phát triển bền vững tại Việt Nam, phân tích làm rõ nguyên tắc thứ 2,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Phát triển bền vững tại Việt Nam (nhóm 5)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN 02 Chủ đề : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Nhóm: 05 STT Sinh viên MSSV 1 Lê Thị Trúc Linh 91202137 2 Lê Diệu Linh 91202136 3 Lê Thị Thu Thanh 91202201 4 Trịnh Khắc Tuấn 91202063 5 Lê Hoàng Tuấn 91301183 6 Trần Thanh Vy 91202272 Nộp bài: 23g30 ngày 3/9/2014 Tp. Hồ Chí Minh, 2014
- Mục lục 1. GIỚI THIỆU VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Định nghĩa: Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học". Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để
- đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường. Như vậy nội dung của phát triển bền vững được tái khẳng định tại Hội nghị Rio-92 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại tại Hội nghị Johannesburg – 2002 không chỉ là “Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” mà còn đề cập tới những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc... và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong hoạch định các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. 1.2. Các mốc sự kiện liên quan đến phát triển bền vững: + Tháng 4 năm 1968: Câu lạc bộ Rome được thành lập: Đây là một tổ chức phi chính phủ, hỗ trợ cho việc nghiên cứu “Những vấn đề của thế giới” – một cụm từ được đặt ra nhằm diễn tả những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường và công nghệ trên toàn cầu với tầm nhìn lâu dài. Tổ chức này đã tập hợp những nhà khoa học, nhà nhiên cứu, nhà kinh doanh cũng như các nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Tổng thống Liên xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và Rigoberta Menchus Tum). Trong nhiều năm, Câu lạc bộ Rome đã công bố một số lượng lớn các báo cáo, bao gồm cả bản báo cáo Giới hạn của sự tăng trưởng– được xuất bản năm 1972 – đề cập tới hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh, sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên... + Năm 1970: Thành lập Chương trình Con người và Sinh quyển với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo tồn các tài nguyên của sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa loài người và môi trường. + Tháng 6 năm 1972: Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Con người và Môi trường được tổ chức tại Stockhom, Thụy Điển được đánh giá là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Hội nghịcó 113 quốc gia tham dự và đã đạt được những kết quả chính sau: (i) Khởi động các cuộc đối thoại Bắc – Nam; (ii) Khởi động chương trình “Viễn cảnh toàn cầu”; (iii) Khởi động sự tham gia của các tổchức phi chính phủ trong giám sát và bảo vệ môi trường; (iv) Thành lập Chương trình Môi trường của LHQ (UNEP); (v) Đề nghị Đại hội đồng LHQ lấy ngày 5 tháng 6 làm “Ngày Môi trường Thế giới.
- + Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới:Tiếp theo Hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra “Chiến lược bảo tồn thế giới. Ba mục tiêu chính về bảo tồn tài nguyên sinh vật được nhấn mạnh trong Chiến lược như sau: (i) Duy trì những hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống (như cải tạo đất, tái sinh các nguồn dinh dưỡng, bảo vệ an toàn nguồn nước); (ii) Bảo tồn tính đa dạng di truyền; và (iii) Bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và các hệ sinh thái. Tiếp theo Chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề “Cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEP và WWF soạn thảo và công bố (1991) (cuốn sách này đã được Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường dịch ra tiếng Việt vào năm 1993). + Năm 1984: Thành lập Ủy ban Brundtland. Tới nay, Ủy ban này đã được ghi nhận có những cống hiến rất giá trị cho việc đẩy mạnh sự phát triển bền vững. + Năm 1987: Xuất bản Báo cáo Brundtland:Hoạt động của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới trở nên nóng bỏng khi xuất bản báo cáo có tựa đề“Tương lai của chúng ta” (tựa tiếng Anh: Our Common Futur và tiếng Pháp là Notre avenir à tous, ngoài ra còn thường được gọi là Báo cáo Brundtland). Bản báo cáo này lần đầu tiên công bố chính thức thuật ngữ “phát triển bền vững”. + Năm 1989: Sự phát hành và tầm quan trọng của bản báo cáo “Tương lai của chúng ta” đã được đưa ra bàn bạc tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và đã dẫn đến sự ra đời của Nghị quyết 44/228 – tiền đề cho việc tổ chức Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc. + Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Rio de Janeiro, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED). Tại đây, các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội nghị đã thông qua các văn bản quan trọng:
- – Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thếgiới PTBV; – Chương trình Nghị sự 21 về PTBV; – Tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và PTBV rừng; – Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ không gây đảo lộn nguy hiểm cho hệ thống khí hậu toàn cầu; – Công ước về Đa dạng sinh học. Từ đó, Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển bền vững đã trở thành chiến lược phát triển của toàn cầu trong thế kỷ XXI, và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, với 8 nội dung (xóa đói, giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; thúc đẩy bình đẳng giới tính, đồng thời nâng cao quyền lợi của nữ giới; giảm tỷ lệ trẻ em tử vong; cải thiện và đảm bảo sức khỏe sản phụ; đấu tranh với các loại bệnh như HIV, sốt xuất huyết; bảo vệ môi trường; thúc đẩy phát triển hợp tác toàn cầu) đã được tập trung thực hiện. + Năm 2002: Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp tại Johannesburg, Nam Phi là dịp cho các bên tham gia nhìn lại những việc đã làm 10 năm qua theo phương hướng mà Tuyên ngôn Rio và Chương trình Nghị sự 21 đã vạch ra, tiếp tục tiến hành với một số mục tiêu được ưu tiên. Những mục tiêu này bao gồm xóa nghèo đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trường, nhằm thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hội nghị cũng đề cập tới chủ đề toàn cầu hóa gắn với các vấn đề liên quan tới sức khỏe và phát triển. Các đại diện của các quốc gia tham gia Hội nghị cũng cam kết phát triển chiến lược về phát triển bền vững tại mỗi quốc gia trước năm 2005. 1.3. Phát triển bền vững tại Việt Nam Ở nước ta, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã được nhận thức rất sớm và thể hiện trong nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng. Ngay từ Đại hội III năm 1960 và Đại hội IV năm 1976, Đảng ta đã đặt mục tiêu “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”. Đại hội VII thông qua Chiến lược
- Phát triển kinh tế - xã hội 1991 – 2000, nhấn mạnh “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường”. Đại hội VIII nêu bài học “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Việt Nam đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững và tích cực tham gia các hoạt động quốc tế liên quan: Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janero (Braxin) đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trường và phát triển, Chương trình Nghị sự 21 toàn cầu, cam kết xây dựng Chiến lược PTBV quốc gia và chương trình nghị sự 21 địa phương. Năm 2004, Việt Nam đã phê chuẩn Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường thời kỳ đến 2010 và định hướng đến 2020. Việt Nam cũng đã tham gia nhiều cam kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Năm 2000, Việt Nam cam kết thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới. Đặc biệt tại đại hội Đảng lần thứ IX đã thông qua Mục tiêu chiến lược 10 năm (2001-2010), mà nội dung tập trung vào những nhân tố phát triển bền vững: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản. Vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. 2. CÁC NGUYÊN TẮC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI VIỆT NAM Để đạt được mục tiêu “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường"; "Phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” đã nêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX trong tiến
- trình phát triển cần thực hiện 8 nguyên tắc về phát triển bền vững ( theo chương trình nghị sự 21): Thứ nhất: con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển. Thứ hai: coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới. Bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "Mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi". Thứ ba: bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "Người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững. Thứ tư: quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên. Thứ năm: khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng
- rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác. Thứ sáu: phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước. Thứ bảy: gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra. Thứ tám: kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. 3. PHÂN TÍCH VÀ LÀM RÕ NGUYÊN TẮC THỨ 2 Phân tích nguyên tắc thứ 2: “ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc “Mọi mặt:kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”.
- “Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới”: Nước ta đang thực hiện phát triển bền vững là kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, nhưng kinh tế vẫn là một nội dung thiết yếu nhất, bởi kinh tế có phát triển đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì mới có khả năng thực hiện tốt các vấn đề khác ( xã hội và môi trường). Mặt khác nền kinh tế nước ta còn kém phát triển và đủ các điều kiện để thực hiện tốt các nội dung của phát triển bền vững. Trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đã nêu quan điểm là phải phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, GDP năm 2010 phải tăng gấp đôi năm 2000, mức thu nhập bình quân đầu người 3.000 đô la Mỹ vào năm 2020, nghĩa là mức thu nhập bình quân đầu người phải tăng gần 10% mỗi năm. Từ năm 1990 đến 2010, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và tương đối ổn định, trung bình hàng năm là 7,3%, thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp năm lần, GDP năm 2000 đã gấp hơn 2 lần so với năm 1990, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân 7,5% năm, riêng năm 2003 GDP tăng 7,24% , trong giai đoạn 2011-2013: năm 2011 tăng trưởng GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cả năm ước tăng khoảng 5,4%. Bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm. Sự chuyển đổi của Việt Nam – từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và từ một đất nước rất nghèo trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong vòng chưa đến 20 năm. Riêng năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 5,8%. Giá tiêu dùng tăng khoảng 7%. Trong những năm tới 2014-2015, mục tiêu của nước ta là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm. GDP bình quân đầu người khoảng 2.200 - 2.300 USD vào năm 2015. Giá tiêu dùng tăng khoảng 7%/năm.
- Hình 1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình năm qua các năm của Việt Nam và một số khu vực Hình 2. Biểu đồ tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt nam và một số vùng trong giai đoạn 2011-2014
- Công nghiệp đã được cơ cấu lại và dần dần tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong mười năm 1990-2000 đạt mức 13,6%; trong đó khu vực quốc doanh tăng 11,4%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 11,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,5%. Tính theo giá trị sản xuất, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2000 đã gấp 3,6 lần năm 1990. Trong 3 năm 2001-2003 công nghiệp tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất tăng 15%, trong đó công nghiệp quốc doanh tăng 12,1%/năm, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 19,8%/năm và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,6%. Giá trị hàng hoá bán ra trên thị trường trong nước năm 2000 đạt gấp 12,3 lần so với năm 1990. Trong 3 năm (2001-2003) thị trường trong nước càng trở nên sôi động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên thị trường tăng bình quân hàng năm trên 12%. Đặc biệt trong giai đoạn 2011-2013 đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu 9 tháng tăng 15.7%, ước tính cả năm tăng 14,4% (kế hoạch 10%); bình quân 3 năm tăng 22% năm (kế hoạch 5 năm 12% năm). Nhập khẩu năm 2013 ước tăng 15,6%, nhập siêu khoảng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (kế hoạch 8%). Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế. Riêng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%. Tỷ lệ nhập siêu khoảng 6%. Trong giai đoạn 2014-2015, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10%/năm. “ Đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng để phát triển bền vững” : Trong quá khứ đã từng chứng kiến những cuộc khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xẩy ra trong các năm 2007 - 2009 và cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước hiện nay. Những cuộc khủng hoảng này là hậu quả của sự phát triển không bền vững, gây mất ổn định toàn cầu và tác động đến tăng trưởng của hầu hết các quốc gia, kinh tế thế giới suy giảm, thất nghiệp gia tăng, xung đột xã hội lan rộng... Do đó vấn đề an ninh lương thực và năng lượng là hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, và nhà nước ta đã duy trì và phát triển ngành nông nghiệp truyền thống nhưng ở mức độ công nghiệp ( áp dụng máy móc, cơ giới hóa, cải tạo giống mới,..) nên đạt được những thành tựu cao trong nông nghiệp. Sản xuất lương thực từ mức 19,9 triệu tấn (quy thóc) năm 1990 đã tăng lên tới trên 37 triệu tấn năm 2003; lương thực có hạt bình quân đầu người tăng từ 303 kg năm 1990 lên 462 kg năm 2003, không những bảo đảm an ninh lương thực vững chắc cho đất nước mà còn đưa Việt Nam vào danh sách
- những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cũng như của nước ta những năm qua cho thấy giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính, kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn vừa là tiền đề để tăng trưởng nhanh vừa là nội dung của tăng trưởng bền vững, trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong quản lý kinh tế của bất cứ quốc gia nào. “Bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội”: Đầu tư của Nhà nước cho các lĩnh vực xã hội ngày càng tăng, hiện chiếm trên 25% vốn ngân sách nhà nước, trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục- đào tạo, dạy nghề, y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường… đồng thời ban hành hệ thống pháp luật liên quan lĩnh vực xã hội phù hợp với thực tiễn: Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật bảo vệ môi trường…..Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia liên quan đến bảo đảm sức khỏe cho nhân dân đã được triển khai và bước đầu có hiệu quả: Giai đoạn 2001-2005 có 6 chương trình mục tiêu quốc gia về: xoá đói giảm nghèo và việc làm; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; dân số và kế hoạch hoá gia đình; phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; văn hoá; giáo dục và đào tạo đã được phê duyệt. Đời sống nhân dân ở cả thành thị và nông thôn đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể: giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 10% năm 2000 (theo chuẩn cũ), bình quân mỗi năm giảm được gần 300 nghìn hộ. Tính theo chuẩn mới thì đến năm 2003 tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 11%. Tính theo chuẩn nghèo có thể so sánh quốc tế của Điều tra mức sống dân 1993 và 1998, thì tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 37% năm 1998. Trong những năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% cuối năm 2010 còn 9,6% cuối năm 2012 và dự kiến còn 7,8% vào cuối năm 2013. Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.. Trong năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm khoảng 1,7 - 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%. Tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch 80%. Trong những năm tới 2014-2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,5 - 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bằng khoảng 31 - 32% GDP. Giải quyết việc làm cho 3,0 - 3,2 triệu lao
- động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55% vào năm 2015. “Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền”: Trong giai đoạn trước, nước ta chỉ chú trọng phát triển kinh tế, chưa chú ý bảo vệ môi trường, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm suy thoái môi trường sinh thái nghiêm trọng, cơ chế quản lí còn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển bền vững. Do đó cần đẩy mạnh thực hiện công tác quản lí tài nguyên thiên nhiên. Nhiều chính sách quan trọng về quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã được xây dựng và thực hiện trong những năm gần đây, tiêu biểu là Luật bảo vệ môi trường, Luật đất đai, Luật khoáng sản…. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã được hình thành ở cấp Trung ương và địa phương. Công tác quản lý môi trường, giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, cá nhân ngày càng được mở rộng và nâng cao chất lượng. Công tác giáo dục và truyền thông về môi trường đang được đẩy mạnh. Nội dung bảo vệ môi trường đã được đưa vào giảng dạy ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tich cực ́ thực hiên Chiên lược, Nghị quyêt cua Chinh phủ về bảo vệ môi trường và chiến ̣ ́ ́ ̉ ́ lược quốc gia về tăng trưởng xanh, tăng trưởng bền vững. Kiên quyêt xử lý cac ́ ́ cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trong. Thực hiện đề án bảo vệ môi ̃ ̣ trường một số lưu vực sông. Triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Độ che phủ rừng không ngừng cải thiện, năm 2014 tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5% và tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt 42%. Thực hiện tốt các nội dung trong nguyên tắc thứ 2 đảm bảo sẽ có sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường không chỉ đáp ứng nhu cầu cho hiện tại mà còn không ảnh hưởng đến lợi ích của con cháu trong tương lai. 4. CÁC VIỆC CẦN LÀM ĐỂ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Để đạt được các mục tiêu và đảm bảo thực hiện tốt các nguyên tắc của phát triển bền vững, nhà nước ta đã đề ra nhiều hoạt động cần thực hiện , 19 lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển. Bao gồm: 5 lĩnh vực ưu tiên để phát triển kinh tế, 5 lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển xã hội bền vững và 9 lĩnh vực ưu tiên nhằm phát triển tài nguyên thiên nhiên về môi trường. Trong đó có 3
- hoạt động được coi là cần thực hiện nhất ( theo ý kiến nhóm) để vừa phát triển kinh tế vừa kết hợp hài hòa với an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. 4.1. Trong phát triển kinh tế: Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. Trên thực tế, ở nước ta tiêu dùng của một bộ phận dân cư, trước hết ở các đô thị vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, chưa đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến để chế biến nguyên liệu tho thành các sản phẩm tinh hơn và nâng cao giá trị sản phẩm cao hơn trong thị thị trường thế giới, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững.Tình trạng khai thác cạn kiệt các loài động, thực vật quý hiếm và tài nguyên thiên nhiên không tái tạo lại còn khá phổ biến. Tiêu dùng năng lượng cho sinh hoạt và giao thông vận tải tăng lên dẫn đến việc tiêu thụ nhiều than và xăng dầu hơn so với trước đây làm tăng mức ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các dạng năng lượng sạch có tiềm năng lớn ởViệt Nam và có thể sử dụng phổ biến ở quy mô gia đình như năng lượng mặt trời ,gió, thuỷ điện nhỏ, biogas còn ít được nghiên cứu, ứng dụng và phổ cập. Điều này làm cho kinh tế Việt Nam có phát triển nhưng không đảm bảo bền vững trong tương lai. Để duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, trong 10 năm đầu của thế kỷ 21, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 đã nêu quan điểm là phải phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, GDP năm 2010 phải tăng gấp đôi năm 2000. Để đạt dược mục tiêu này nhà nước cần phải: + Đẩy mạnh đổi mới kinh tế nhằm hình thành và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa: bao gồm hoàn thiện chính sách vĩ mô nhằm tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, có hiệu quả, thúc đẩy cạnh tranh và tạo lòng tin để các doanh nghiệp và nhân dân bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất. Khuyến khích kinh tế tập thể và tư nhân phát triển lâu dài. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nhà nước. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài; các chính sách tài chính, cân đối ngân sách, ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát. + Chuyển nền kinh tế từ tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển chủ yếu theo chiều sâu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến.
- + Chuyển nền kinh tế từ khai thác và sử dụng tài nguyên dưới dạng thô sang chế biến tinh xảo hơn,thay vì tham gia thị trường quốc tế bằng những sản phẩm thô thì nay chuyển sang dạng các sản phẩm chế biến tinh và dịch vụ. Chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học, công nghệ của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. + Triệt để tiết kiệm các nguồn lực trong phát triển, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm và hạn chế tiêu dùng lấn vào phần của các thế hệ mai sau. + Xây dựng hệ thống hạch toán kinh tế môi trường. Gần đây nhà nước ta tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không ngừng đổi mới công nghệ hiện đại để chuyển từ việc khai thác và bán nguyên liệu thô sang việc chế biến, tinh chiết thành các sản phẩm riêng tinh sảo hơn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn bán ra thị trường quốc tế với giá cao hơn, việc xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một điển hình, ngoài ra còn đẩy mạnh tuyên truyền tái chế, tái sử dụng nguyên liệu và áp dụng sản xuất sạch hơn tại các doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa hạn chế khai thác tài nguyên thiên nhiên. 4.2. Trong phát triển xã hội: Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Trên thực tế Việt Nam một bộ phận dân cư còn đang sống dưới ngưỡng nghèo, chưa đáp ứng đủ những nhu cầu cơ bản của mình về ăn, mặc, ở, học hành, về những hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ thiết yếu. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí và không hợp lý tài nguyên thiên nhiên, mặt khác nước ta có quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, mật độ dân số cao, nhất là các vùng đồng bằng và đô thị, lực lượng lao động dồi dào, trẻ, có tính năng động cao trong hoạt động kinh tế nhưng nhu cầu việc làm chưa đáp ứng hết cho nguồn lực lao động trẻ của Việt Nam, nên dễ phát sinh các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, cướp giật tài sản,…Vì vậy, việc đảm bảo mức tăng dân số hợp lý, giải quyết việc làm là
- yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, làm ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân. Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam bền vững, hạnh phúc là một trong những mục tiêu xã hội mang tính chiến lược. Trong dự thảo Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 , rút kinh nghiệm thực tế từ các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn trước 2001-2010, Đảng ta đã nhận thức được thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của phát triển bền vững. Đây còn là tiêu chí thể hiện bản chất của chế độ ta. Sự bất bình đẳng và phân hoá giàu nghèo ở mức cao tạo nên xung đột xã hội ở không ít các quốc gia trên thế giới, làm suy giảm tăng trưởng. Vì vậy, Đảng ta chủ trương phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. + Tập trung hơn cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để thực hiện giảm nghèo bền vững. + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, đồng thời hạn chế phân hoá giàu nghèo, chủ yếu thông qua chính sách điều tiết thu nhập, phát triển hệ thống phúc lợi xã hội và an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. + Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân phối trong các doanh nghiệp, chính sách tiền lương, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. + Tập trung sức phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo đại học và dạy nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu hợp lý nhằm đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. + Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Bên cạnh đó cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở. Để phát huy dân chủ, làm cho dân chủ trở thành nguồn lực phát triển, phải bảo đảm hai điều kiện: (1) tạo cơ hội cho mọi người được học tập, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí; (2) thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua các thiết chế bảo đảm dân chủ trong mọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dân chủ trực tiếp. Dân chủ phải gắn với kỷ luật, kỷ cương.
- Hiện nay nhà nước ta tăng cường thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội nhờ tiền hổ trợ từ các doanh nghiệp thông qua các chương trình thực tế truyền hình nhằm giúp đỡ cho các hộ gia đình còn nghèo khổ như Ngôi nhà mơ ước hay Vượt lên chính mình…Ngoài ra nhà nước còn tăng cường phát huy tính dân chủ, thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc giữa đại biểu hội đồng nhân dân, quốc hội với người dân để nắm bắt tâm tư, nhu cầu của người dân và tồ chức bầu cử quốc hội trực tiếp để mọi người dân đều có thể thực hiện quyền làm chủ của mình. 4.3. Trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to lớn. Sự thay đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu và ở các khu vực trên thế giới do hoạt động của con người đang và sẽ tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Cần tăng cường và nâng cao năng lực dự báo, thích nghi và khắc phục trước các diễn biến mới về thời tiết, khí hậu và giảm nhẹ tác động, thiệt hại của các thảm họa tự nhiên. Do đó phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh…. Hình 3. Trồng rừng để ứng phó với biến đổi khí hậu
- Hiện nay nhà nước ta đang đẩy mạnh quy hoạch hệ thống thủy lợi tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng hệ thống đê kiểm soát lũ. Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 84/2006/QĐ-TTg (ngày 19-4-2006) về việc phê duyệt “Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2020” và kèm theo danh mục công trình thủy lợi giai đoạn đến năm 2010 và 2020. Giai đoạn 2006-2010, ưu tiên đầu tư 79 công trình, chủ yếu giải quyết những vấn đề cấp bách về thủy lợi tại các địa phương như: kiểm soát lũ, tưới tiêu, cấp nước, ngăn mặn, phòng chống sạt lở, nuôi trồng thủy sản...để có thể thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam. 5. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ “ MÔI TRƯỜNG” 5.1. Định nghĩa: Thuật ngữ “ môi trường” được định nghĩa khái quát theo từ điển Oxford là toàn bộ các điều kiện bao xung quanh một sinh vật hay một nhóm sinh vật, cụ thể là:( The totality of circumstances surrounding an organism or group of organisms, especially) + Sự tổ hợp các điều kiện tự nhiên bên ngoài có ảnh hưởng và tác động đến sự sinh trưởng, tồn tại và phát triển của sinh vật “ Chúng tôi sẽ không bao giờ hiểu được môi trường tự nhiên cho đến khi xem nó như một cơ thể sống” theo Paul Brooks.( The combination of external physical conditions that affect and influence the growth, development, and survival of organisms: "We shall never understand the natural environment until we see it as a living organism" (Paul Brooks). + Sự phức tạp của các điều kiện, xã hội, văn hóa sẽ ảnh hưởng đến bản chất của cá nhân hoặc một cộng đồng.( The complex of social and cultural conditions affecting the nature of an individual or community). Như vậy môi trường sẽ bao gồm 2 thành phần : các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo ( văn hóa, xã hội..) Theo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005 thì thuật ngữ “môi trường” có nghĩa là “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”
- 5.2. Mô tả vấn đề môi trường: Từ định nghĩa về môi trường, ta thấy các vấn đề môi trường có thề phát sinh do 2 nguyên nhân chính: + Do quá trình phát triển hình thành của loài người hay có thể nói rằng: “Để phục vụ cho cuộc sống ngày càng nâng cao của con người thì đã gây nên rất là nhiều vấn đề về môi trường” + Do các thảm họa của thiên nhiên, ví dụ như: sóng thần, động đất,. Mô tả theo phương pháp kinh tế một số nguyên nhân gây ra các vấn đề về môi trường có thể là: + Do hành vi vô đạo đức của con người. Có thể nói rằng lý do con người gây nên ô nhiễm là do họ thiếu sức mạnh đạo đức để kiềm chế các hành vi gây suy thoái môi trường + “Con người gây ô nhiễm bởi vì đó là phương pháp rẻ nhất để giải quyết một vấn đề rất thực tế là làm thế nào để thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau khi sản xuất và tiêu dùng hàng hóa”. ( Theo Barry Field & Nancy Olewiler). Đã có rất nhiều vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta và chủ yếu là do hoạt động và sự thiếu ý thức trong bảo vệ môi trường của người dân. Cụ thể: Vào ngày 13/09/2008, Cục Cảnh sát môi trường – Bộ Công an Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã phát hiện ra công ty Vedan lén lút xả chất thải chưa qua xử lý gây ô nhiễm trên sông Thị Vải , khiến cho hàng loạt tôm cá chết do ô nhiễm về môi trường nước nghiêm trọng. Nhưng vấn đề ở đây là ô nhiễm không thể giải quyết trong chốc lát mà phải trải qua một thời gian dài để xử lý và kiểm tra.
- Hình 3. Công ty Vedan đổ nước thải chưa xử lí vào sông Thị Vải 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam ngày 21/1/2010 tại trang web http://tailieu.vn/doc Phát triển nhanh và bền vững là quan điểm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước ngày 16/7/2010 tại trang web http://baodientu.chinhphu.vn/Home Vedan giết sông Thị Vải tại trang web http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi Từ điển tại trang web www.thefreedictionary.com/Environment [5] PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG – CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TOÀN CẦU THẾ KỶ XXI _GS.TSKH. Trương Quang Học _Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội [6] Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở việt nam tại trang web http://www.moj.gov.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện Thu Cúc”
86 p | 858 | 267
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy bia Việt Nam – công suất 420 triệu lít/năm
123 p | 741 | 235
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty thủy sản PROCIMEX
20 p | 682 | 217
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Giang
56 p | 668 | 163
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 p | 550 | 131
-
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Dự án Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng
113 p | 538 | 106
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường của dự án bãi chôn lấp Phước Hiệp (nhóm 5)
20 p | 537 | 90
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án đầu tư khai thác chế biến đá xây dựng
83 p | 228 | 64
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Dự án Khu thương mại - dịch vụ chợ Đức Phổ và kết hợp khu nhà ở liền kề
144 p | 225 | 60
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 6)
20 p | 243 | 45
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường của một dự án (nhóm 4)
30 p | 232 | 39
-
Hướng dẫn làm báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án công trình giao thông
37 p | 169 | 35
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng của dự án thủy điện Trung Sơn (nhóm 1)
13 p | 171 | 30
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư Tàu chở dầu Thanh Châu tại Cảng Quốc Phòng/QK7
88 p | 137 | 27
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường (nhóm 7)
10 p | 148 | 12
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Các vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 8)
10 p | 123 | 9
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 3)
14 p | 117 | 7
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Vấn đề môi trường quan trọng (nhóm 2)
9 p | 149 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn