intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

bài ca dao Tát nước đầu đình

Chia sẻ: Thuyvan Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

430
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này tôi muốn cùng các bạn tiếp cận bài ca dao theo một hướng khác đó là đây là một lời cầu hôn Trong cộng đồng cư dân người Việt có lẽ không có cái gì gắn bó, thân thiết hơn là mái đình làng. Đình là nơi mọi người gặp gỡ, trò chuyện. Là nơi thỉnh thoảng một chiếu chèo được trải ra và trong tiếng trống chèo rộn rã, trong một góc khuất nào đó , dưới gốc đa, hay bên bờ ao ngan ngát hương sen có những đôi trai gái chẳng biết gánh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: bài ca dao Tát nước đầu đình

  1. Một cách tiếp cận khác với bài ca dao Tát nước đầu đình Tôi đã đọc bài bình của bạn Trần thanh Xuân về bài ca dao này. Ở bài viết ấy, bạn Trần thanh xuân tiếp cận bài ca dao theo hướng đây là một lời tỏ tình . Trong bài viết này tôi muốn cùng các bạn tiếp cận bài ca dao theo một hướng khác đó là đây là một lời cầu hôn Trong cộng đồng cư dân người Việt có lẽ không có cái gì gắn bó, thân thiết hơn là mái đình làng. Đình là nơi mọi người gặp gỡ, trò chuyện. Là nơi thỉnh thoảng một chiếu chèo được trải ra và trong tiếng trống chèo rộn rã, trong một góc khuất nào đó , dưới gốc đa, hay bên bờ ao ngan ngát hương sen có những đôi trai gái chẳng biết gánh chèo đang hát tích gì vì họ đang mải nhìn nhau và nói với nhau những câu vu vơ vô nghĩa. Mái đình luôn luôn là nơi bắt đầu của những mối tình thơ mộng Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu Ở đây, trong bài ca dao này, mái đình lại một lần nữa hiện lên hư ảo , thấm đẫm mầu cổ tích Đêm qua tát nước đầu đình Vâng! Chỉ có trong cổ tích mới có một chàng trai ra đầu đình tát nước. Cạnh đình lấy đâu ra ruộng cho chàng trai tát nước? Trong cấu trúc của một làng Việt cổ đình luôn luôn nằm ở trong làng. Sau khi qua cổng làng một vài trăm thước là đến đình làng nằm trên một bãi đất rộng. Nên chắc chắn rằng : đầu đình chẳng bao giờ có mảnh ruộng nào đâu. Chàng trai vác gầu ra đấy không phải để tát nước. Chàng đang ngóng chờ. Viết đến đây, tôi bỗng cảm thấy thương cho những cô gái, chàng trai của chúng ta ngày xưa quá. Tình yêu!Một tình cảm đẹp đẽ thế, thiêng liêng thế. Mãnh liệt thế, thế mà họ luôn luôn phải dấu kín trong lòng. Chàng trai muốn ngóng người yêu phải giả vờ vác gầu đi tát nước. Nhưng tôi cũng yêu quá sự kín đáo, nhuần nhị trong cách thể hiện tình cảm của những đôi trai gái ngày xưa. Tình yêu là một tình cảm tinh tế, nó không phải là thứ để phô bầy. Ban ngày, mỗi khi đi qua công viên, nhìn những đôi trai gái ôm nhau, tôi tự hỏi :Liệu có bao giờ họ đọc ca dao? Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Chàng trai bỏ quên chiếc áo?Không phải đâu. Chàng cố tình đ ấy. Chàng có làm gì đâu mà phải cởi áo. Có một điều chắc chắn rằng đêm hôm đó cô gái không ra. Nếu cô gái ra thì bài thơ đã xoay theo một hướng khác. Mà không hiểu sao, tôi lại luôn nghĩ rằng đêm đó cô gái cũng ra đấy nhưng nấp ở một chỗ mà không dám gặp. Có lẽ chàng trai cũng có ý nghĩ giống tôi chăng nên chàng trai quyết địnhcởi áo để lại hay chàng trai nhớ đến câu hát đắm đuối của một miền quan họ? Yêu nhau cởi áo trao nhau Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay Điều đó hãy để cho trí tưởng tượng của chúng ta làm nốt phần việc của mình. Chàng vắt chiếc áo lên cành hoa sen và về nhà. Tôi đã đọc ở đâu đó một bài viết nói rằng có một loại hoa sen có cành. Tôi thì tôi chưa bao giờ gặp. Còn các bạn đã gặp chưa?Chắc rằng chàng trai của chúng ta cũng chưa gặp. Cành sen ấy chỉ có trong cổ tích. Chàng trai về nhà mà trong lòng đinh ninh rằng sau khi mình đi khuất, cô gái sẽ hiện ra cầm về vì thế hôm sau, khi gặp cô gái chàng trai đã hỏi ngay Em được thì cho anh xin
  2. Hay là em để làm tin trong nhà Một câu hỏi nhưng mang đầy tính khẳng định. Thật là một chàng trai tinh tế. Chàng biết chắc nhưng vẫn hỏi. hỏi mà không đợi câu trả lời. Bởi vì để cho cô gái trả lời là hỏng việc. Tôi nghĩ rằng hai câu này chàng trai phải nói liền một mạch để biểu lộ cho cô gái rõ ý định cầu hôn của mình. Ngày xưa trai gái khi đã trao tín vật cho nhau điều đó đồng nghĩa với việc hôn nhân đã được khẳng định. Thật thương cho chàng trai của chúng ta quá. Tín vật của người ta phải là một chiếc vòng ngọc, một đôi hoa tai hay ít ra cũng là một vật gì đó có giá trị. Đằng này tín vật của chàng là một chiếc áo mà thậm chí còn là một chiếc áo chẳng lành. Nếu là bạn, liệu bạn có dám dùng một chiếc áo như thế để làm vật minh chứng cho tình yêu của mình? Tôi thì tôi không dám. Thế mà chàng trai của chúng ta dám. Sao vậy? Vì chàng biết chắc rằng nàng sẽ nhận Chồng em áo rách em thương Chồng người áo gấm xông hương mặc người Ôi! Tình yêu ấy mới đẹp làm sao, mới mãnh liệt làm sao. Ai đó còn không tin “Một mái nhà tranh hai trái tim vàng “ xin hãy đọc bài ca dao này. Không có một lời nói về cô gái, nhưng cô gái Việt vẫn hiện lên với tất cả vẻ đẹp nhuần nhị ,kín đáo và không kém phần mãnh liệt. Nhà thơ dân gian tài hơn chúng ta nhiều Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Áo anh sứt chỉ đã lâu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Trong cả bài thơ bốn câu này là bốn câu khó bình nhất bởi một lẽ chúng ta khó lòng lý giải bốn câu này một cách chặt chẽ. Nếu họ đã yêu nhau, không có lí gì cô gái không biết gia cảnh của chàng trai. Vậy việc gì còn phải trình bầy gia cảnh của mình? Tôi không cho rằng đây là sự giới thiệu về hoàn cảnh của mình mà đây là chàng trai nói cho cô gái của chúng ta biết tại sao chàng muốn cưới. Mẹ anh đã già rồi , mắt đã kém không vá được áo cho anh nữa kể cả chỗ dễ vá nhất. Tục ngữ ta có câu “Khéo vá vai, tài vá nách”. Đấy là những chỗ khó vá nhất còn tà áo là nơi ghép giữa thân sau và thân trước nó chỉ là một đường thẳng, ai cũng vá được thế mà mẹ cũng không vá được . Nhưng ẩn sau cái già, đến mức mắt kém là cả một khát vọng muốn có con dâu và cháu nội của những bà cụ thôn quê. Điều này thì cô gái quá rõ Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng Ai cũng nghĩ rằng đây là một lời tỏ tình đầy kín đáo,thơ mộng , tinh tế của chàng trai. Nhất là ta có thể khai thác vào hai từ “Cô ấy”. Nhưng nếu theo hướng bài thơ là một lời cầu hôn thì ta buộc phải nghĩ khác. Đây là lời bà mẹ nói với con trai của mình. Chàng trai muốn cho cô gái biết : mẹ anh cũng đồng ý. Chính mẹ đã dục anh đến cầu hôn . Chàng trai thật tinh tế và kín đáo. Chàng chỉ nói vừa đủ cho người đối thoại với mình hiểu một cách xa xôi. Còn một ai đó có nghe được cuộc nói chuyện này cũng không thể mang nó ra mà chế giễu .Tôi lại nhớ đến một câu trong bài Vội vàng của Nguyễn Bính Em nghe họ nói mong manh Hình như họ biết chúng mình với nhau Thật thương cho những đôi trai gái ngày xưa quá .Tình yêu của họ luôn bị những hủ tục đe dọa,chà đạp Phần còn lại của bài thơ không có gì nhiều để nói Khâu rồi anh sẽ trả công Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
  3. Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp đôi chằm em đeo Giúp em quan tám tiền treo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau Đó chỉ là những thứ cần phải có trong một đám cưới ngày xưa. Nhưng ở đây chúng ta phải lưu ý một điều Chàng trai sắp xếp rất thứ tự. Đầu tiên là những thứ dành cho nhà gái : một thúng xôi vò, một con lợn, một vò rượu. Tiếp theo là những thứ dành cho cô gái :đôi chăn, đôi chiếu, đôi chằm. Các bạn có thấy không ,những thứ thuộc về cô gái cái gì cũng là một đôi cả .Phải chăng chàng bắt buộc phải có nàng để thành một đôi? Tôi nghĩ nhiều về câu “Lại đèo buồng cau”trong câu cuối cùng. Theo như tôi biết thì không phải nộp cau cho làng. Còn cau nhà gái thì chỉ phải mang đến lúc ăn hỏi còn khi cưới thì không. Vậy thì tại sao lại “Lại đèo buồng cau”?Phải chăng đây là buồng cau chàng thêm vào. Chàng trai muốn cả làng chia vui với hạnh phúc của mình? Bài viết đến đây kết thúc. Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn và với ban điều hành của diễn đàn là viết một bài bình nghiêm túc mất rất nhiều công sức. Phải suy ngẫm lật đi lật lại bài thơ, đặt ra nhiều giả thiết, nhiều tình huống. Phải tra cứu , đọc ,hỏi những vấn đề mình chưa biết. Tôi không biết bạn Trần thanh Xuân viết bài của bạn mất bao nhiêu thời gian . Còn tôi từ lúc nảy ra ý định viết bài này đến khi viết những dòng cuối cùng này mất gần trọn ba ngày. Với một công sức như thế mà phải đăng bài viết vào chỗ vắng như chùa bà đanh thì tủi cho người viết lắm. Vả lại bình thơ là cho người yêu thơ mà còn ai yêu thơ hơn những người làm thơ? Vậy mà phải mang nó đến chỗ những người không yêu thơ thì tủi cho thơ lắm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2