Bài giảng Bài 5: Bộ máy nhà nước
lượt xem 24
download
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài giảng Bài 5: Bộ máy nhà nước".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 5: Bộ máy nhà nước
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn BÀI 5: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU - Mục đích: - Yêu cầu: người học cần nắm được + Khái niệm về bộ máy nhà nước, cơ quan nhà nước; + Đặc điểm của bộ máy nhà nước; + Các bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. 2. TÀI LIỆU THAM KHẢO - ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận về Nhà nước và Pháp luật, NXB CAND, Hà Nội 2004. - Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, NXB ĐHQGHN, Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội 2005. - Một số lý thuyết và kinh nghiệm tổ chức nhà nước trên thế giới, TS. Thang Văn Phúc – PGS. TS. Nguyễn Đăng Thành, NXB CTQG, Hà Nội 2005. - Thể chế chính trị thế giới đương đại, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB CTQG, Hà Nội 2003. 3. ĐỀ CƯƠNG NỘI DUNG 3.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC - Khái niệm bộ máy nhà nước: là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. - Đặc điểm bộ máy nhà nước: + Là công cụ chủ yếu nhất và có hiệu lực nhất để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng; + Là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; + Nắm giữ ba quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tư tưởng; + Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội; + Sử dụng hai phương pháp cơ bản để quản lý xã hội là giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. WWW.LVTLAW.COM 1
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn - Khái niệm cơ quan nhà nước: là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước. - Đặc điểm cơ quan nhà nước: + mang tính chất quyền lực nhà nước; + nhân danh nhà nước để thực thi quyền lực nhà nước; + trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản áp dụng pháp luật; + giám sát thực hiện các văn bản mà mình đã ban hành; + có quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế khi cần thiết. 3.2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC - Căn cứ vào hình thức thực hiện quyền lực: + Cơ quan quyền lực nhà nước; + Cơ quan hành chính nhà nước; + Cơ quan tư pháp. - Căn cứ vào trình tự thành lập: + Cơ quan nhà nước dân cử (cơ quan do dân bầu ra); + Cơ quan nhà nước không do dân bầu ra. - Căn cứ vào tính chấm thẩm quyền: + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung; + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn. - Căn cứ vào cấp độ thẩm quyền: + Cơ quan nhà nước ở trung ương; + Cơ quan nhà nước ở địa phương. 3.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 3.3.1. Nguyên tắc tập quyền - Nội dung nguyên tắc tập quyền: là tập trung quyền lực nhà nước vào trong tay một cá nhân hoặc một cơ quan nhà nước. - Ưu và khuyết điểm của nguyên tắc tập quyền. - Nguyên tắc tập quyền trong lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước: + Tập quyền trong nhà nước chủ nô, phong kiến; + Tập quyền xã hội chủ nghĩa. WWW.LVTLAW.COM 2
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 3.3.2. Nguyên tắc phân quyền - Lịch sử nguyên tắc phân quyền. - Nội dung nguyên tắc phân quyền: quyền lực nhà nước phải bị phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp giao cho 3 cơ quan nhà nước độc lập nắm giữ. + Yêu cầu đối với cơ quan lập pháp; + Yêu cầu đối với cơ quan hành pháp; + Yêu cầu đối với cơ quan tư pháp. - Ưu và khuyết điểm của nguyên tắc phân quyền. - Nguyên tắc phân quyền được vận dụng trong nhà nước tư sản. 3.4. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC QUA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ, PHONG KIẾN VÀ TƯ SẢN 3.4.1. Bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ - Đặc điểm: sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây, cụ thể: + Ở phương Tây, hình thức nhà nước da dạng hơn so với phương Đông, sự chuyên môn hóa trong hoạt động của nhà nước ngày càng cao. Cơ quan xét xử tách ra khỏi cơ quan hành chính. Xuất hiện nhiều cơ quan mới trong bộ máy nhà nước (Hội đồng 5 quan giám sát ở Sparte, Hội đồng 10 tướng lĩnh ở Athen, Hội đồng quan án, quan bảo dân ở La Mã). + Ở phương Đông, phổ biến hình thức quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Bộ máy nhà nước mang nặng tính chất quân sự, chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Tổ chức bộ máy nhà nước còn sơ khai và đơn giản. Chức vụ và quan chế chưa rõ ràng. Địa phương chỉ là sự mô phỏng và sao chép trung ương. 3.4.2. Bộ máy nhà nước phong kiến - Đặc điểm: bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính chất quân sự, gắn liền với chế độ đẳng cấp phong kiến. Các cơ quan cưỡng chế (như quân đội, nhà tù…) là những bộ phân chủ đạo. - Cấu trúc cơ bản của nhà nước bao gồm: + Quốc vương: Giữa địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước, quyền lực của nhà vua không hạn chế. + Bộ máy giúp việc ở trung ương + Hệ thống cơ quan, quan lại địa phương. WWW.LVTLAW.COM 3
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 3.4.3. Bộ máy nhà nước tư sản - Đặc điểm: bộ máy nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Giữa ba phân hệ lập pháp, hành pháp, tư pháp có sự kiềm chế và kiểm soát lẫn nhau. - Về cơ cấu gồm có nguyên thủ quốc gia, nghị viện, chính phủ và tòa án. + Nguyên thủ quốc gia: Trong nhà nước quân chủ lập hiến là vua, kiến lập theo nguyên tắc thừa kế quyền lực. Trong nhà nước cộng hòa dân chủ tư sản là tổng thống, kiến lập theo phương thức bầu cử bởi nghị viện (nhà nước cộng hòa đại nghị), hoặc bởi đại cử tri (nhà nước cộng hòa tổng thống), hoặc bởi cử tri (nhà nước cộng hòa hổn hợp). + Nghị viện: Là cơ quan đại diện quyền lực cao nhất, có quyền ban hành hiến pháp, luật. Có thể tổ chức thành 1 viện hoặc 2 viện. + Chính phủ: Có thể do nghị viện bầu và chịu trách nhiệm trước nghị viện (trong nhà nước quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị, cộng hòa hổn hợp), hoặc do tổng thống thành lập và chịu trách nhiệm trước tổng thống (trong nhà nước cộng hòa tổng thống) + Hệ thống cơ quan tòa án. WWW.LVTLAW.COM 4
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 4. CÂU HỎI 4.1. Câu hỏi nhận định Hãy trình bày quan điểm riêng của anh (chị) về các nhận định sau đây theo hướng đúng hay sai? Giải thích tại sao? 96) Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. 97) Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột. 98) Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục, mà không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế. 99) Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước. 100) Hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên ngân sách nhà nước. 101) Mọi thành viên trong cơ quan nhà nước đều phải là công chức, viên chức nhà nước. 102) Hệ thống chính trị là một bộ phận của bộ máy nhà nước. 103) Bộ máy nhà nước là một bộ phận của hệ thống chính trị. 104) Doanh nghiệp nhà nước hình thành và hoạt động dựa trên ngân sách nhà nước vì vậy phải là cơ quan nhà nước. 105) Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân chia bộ máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp. 106) Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. 107) Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước là phù hợp và khả thi đối với các nhà nước xã hội chủ nghĩa, vì theo đó “quyền lực của nhân dân là tối cao và không thể bị chia tách”. 108) Lý thuyết chủ quyền nhân dân trong tổ chức bộ máy nhà nước không chấp nhận sự phân quyền, mà chỉ là sự phân công quyền lực đối với cơ quan hành pháp. 109) Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước Nghị viện chỉ là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính. 110) Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện, còn nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc hội. 111) Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là Quốc Hội, còn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị viện. WWW.LVTLAW.COM 5
- Tài liệu hướng dẫn môn học Lý luận về nhà nước Giáo viên: ThS. Lê Việt Tuấn 112) Quốc hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang. 113) Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử của nhân dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước. 4.2. Câu hỏi thảo luận 114) Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích những ưu và khuyết điểm của: + Nguyên tắc tập quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. + Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. 115) Có quan điểm cho rằng: nguyên tắc phân quyền là dấu hiệu đặc trưng của các nhà nước tư sản (phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp và tư pháp) và tất yếu không thể đáp ứng được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, không thể phù hợp đối với các nước XHCN. Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của cá nhân mình theo hướng ủng hộ hoặc phản đối đối với quan điểm trên. 4.3. Câu hỏi tiểu luận, thuyết trình 116) Anh (chị) hãy trình bày những nội dung cơ bản của nguyên tắc “tam quyền phân lập” (hay còn gọi là nguyên tắc “phân chia quyền lực”), trong đó đặc biệt làm rõ tính chất “kiềm chế – cân bằng – đối trọng” giữa các nhánh cơ quan mang quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. WWW.LVTLAW.COM 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Th.S Nguyễn Thị Hồng Nhung
257 p | 6999 | 2271
-
Bài giảng Chương 5: Luật hành chính Việt Nam
51 p | 681 | 104
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về kinh tế: Chương 6 - TS. Đỗ Thị Hải Hà
10 p | 356 | 58
-
Bài giảng Quản lý Nhà nước về văn hóa - thông tin: Bài 5.1 - Bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thông tin
17 p | 111 | 20
-
Tập bài giảng: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
191 p | 81 | 11
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
13 p | 37 | 8
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường (Năm 2022)
13 p | 26 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (General law) - Bài 5: Luật Hiến pháp
25 p | 35 | 6
-
Bài giảng môn Pháp luật đại cương: Bài 5 - Luật hiến pháp
9 p | 14 | 5
-
Bài giảng Quản lý công - Bài 5: Quản lý công: Mới và cũ
15 p | 69 | 5
-
Bài giảng điện tử học phần Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Chương 5 – ĐH Thương mại
13 p | 94 | 5
-
Bài giảng Luật hiến pháp 2: Bài 5 - ThS. Trần Ngọc Định
54 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn