Bài giảng Bài 7: Xác định vấn đề chính sách công (2013) - Nguyễn Xuân Thành
lượt xem 8
download
Vấn đề chính sách công là các nhu cầu, giá trị, hay cơ hội cải thiện của xã hội chưa được hiện thực hóa. Vấn đề chính sách công xuất hiện khi xã hội không chấp nhận một hiện trạng bất cập nào đó, và do vậy cần sự can thiệp (hay từ bỏ can thiệp) của nhà nước. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Bài 7: Xác định vấn đề chính sách công (2013)".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 7: Xác định vấn đề chính sách công (2013) - Nguyễn Xuân Thành
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Bài 7: Xác định vấn đề chính sách công Các phương pháp nghiên cứu chính sách công Tháng 5 năm 2013 Vấn đề chính sách công Vấn đề chính sách công là các nhu cầu, giá trị, hay cơ hội cải thiện của xã hội chưa được hiện thực hóa. (Dunn, Chương 3) Vấn đề chính sách công xuất hiện khi xã hội không chấp nhận một hiện trạng bất cập nào đó, và do vậy cần sự can thiệp (hay từ bỏ can thiệp) của nhà nước. Thực trạng bất cập? Cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước? Khả năng thành công nếu can thiệp? Nguyễn Xuân Thành 1
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Xác định vấn đề chính sách công Nguồn: Dunn, Chương 3 Cảm nhận và tìm kiếm vấn đề chính sách công Cảm nhận vấn đề Xác định sự tồn tại của một tình huống chính sách Tình huống này xuất hiện trong một bối cảnh nhất định Phát hiện một “siêu vấn đề” trước khi đi đến một vấn đề đơn lẻ Vấn đề của nhiều vấn đề Vấn đề với nhiều đối tượng liên quan khác nhau Nguồn thông tin Kinh nghiệm nghề nghiệp Thảo luận/ thông tin chính sách trên báo chí Nguyễn Xuân Thành 2
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Ví dụ: Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy năm 2007 Cảm nhận vấn đề: Sự tồn tại của một tình huống CS Đề xuất bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường giao thông của Việt Nam. Cảm nhận vấn đề: Bối cảnh 1991-2007, số lượng xe máy tăng 17,5%/năm. VN có 20,2 triệu xe máy đang lưu hành, bình quân cứ 2,7 người dân trong độ tuổi 15-64 sử dụng một xe máy. Số người chết do tai nạn giao thông đường bộ gây ra tăng 6,6% năm 2005 và 10,6% năm 2006. 70% số tai nạn giao thông ở Việt Nam có liên quan tới xe máy. Trong số những người bị tai nạn xe máy dẫn đến chấn thương sọ não, chỉ có 1,4% là đội mũ bảo hiểm và gần như 100% số người chết vì tai nạn xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ví dụ: Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy năm 2007 Vấn đề của nhiều vấn đề: Tác động của việc đội mũ bảo hiểm đến tình trạng chấn thương và tử vong của tai nạn xe máy Chất lượng mũ bảo hiểm Giải pháp cụ thể cần phải thực thi liên quan tới quy định đội mũ bảo hiểm. Nhiều đối tượng liên quan khác nhau: Người đi xe máy Bộ Giao thông Vận tải Cảnh sát giao thông Chính quyền địa phương Doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm Nguyễn Xuân Thành 3
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Ví dụ: Sở hữu chéo ngân hàng VN Cảm nhận vấn đề: Sự tồn tại của một tình huống CS Xuất hiện các cấu trúc sở hữu chéo giữa NH-NH và NH-DN trong một thời gian ngắn (2004-2011). Ngân hàng nhà nước cân nhắc một chính sách hạn chế tình trạng sở hữu chéo. Cảm nhận vấn đề: Bối cảnh Sự bùng nổ của khu vực ngân hàng VN về số lượng, vốn và tín dụng. Bất ổn vĩ mô 2008-2011 và phản ứng chính sách bị động của chính phủ. Tình trạng dễ bị tổn thương của khu vực ngân hàng trong năm 2011: thiếu thanh khoản và nợ xấu tăng nhanh. Ví dụ: Sở hữu chéo ngân hàng VN Vấn đề của nhiều vấn đề: Mối quan hệ giữa sở hữu chéo và phát triển tài chính Khác biệt giữa các hình thức sở hữu chéo Sở hữu chéo tạo khó khăn cho hoạt động giám sát ngân hàng Nhiều đối tượng liên quan khác nhau: Ngân hàng thương mại Doanh nghiệp phi ngân hàng Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Xuân Thành 4
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Định nghĩa và cụ thể hóa vấn đề chính sách công Định nghĩa vấn đề Xác định bản chất của vấn đề chính sách: trục trặc hay khó khăn nằm ở đâu? Trục trặc/khó khăn có thể được giải quyết từ góc độ tiếp cận nào (kinh tế, chính trị, quản trị, luật hay xã hội học)? Cụ thể hóa vấn đề Đề ra một hay một số (rất ít) các câu hỏi chính sách cụ thể Xây dựng sơ khởi khung phân tích/mô hình để trả lời câu hỏi đã đề ra (lưu ý tới các mối quan hệ nhân quả cần được phân tích) Nguồn thông tin Lý thuyết chung hay chuyên ngành Các bài nghiên cứu/phân tích chính sách khác Ví dụ: Quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy năm 2007 Định nghĩa vấn đề: Bản chất của vấn đề: Nếu không thực thi một cách nghiêm túc, thì quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường sẽ không phát huy tác dụng. Góc độ tiếp cận: quản trị Cụ thể hóa vấn đề: Câu hỏi chính sách: Việc thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm có điểm thuận lợi/khó khăn gì so với những quy định khác về ATGT? Mức xử phát hành chính nào là phù hợp (mức phạt tiền hay giam xe) đối với các trường hợp vi phạm? Khung phân tích/mô hình sơ khởi: Cơ quan quản lý: tổ chức bộ máy cảnh sát giao thông và xác suất phát hiện vi phạm Người đi xe máy: mức phạt kỳ vọng (mức phạt đề xuất nhân XS bị phát hiện) so với chi phí bỏ ra khi phải đội mũ bảo hiểm Nguyễn Xuân Thành 5
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu cho phân tích chính sách Ví dụ: Sở hữu chéo ngân hàng VN Định nghĩa vấn đề: Bản chất của vấn đề: Sở hữu chéo ngân hàng làm vô hiệu hóa các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn. Góc độ tiếp cận: tài chính phát triển Cụ thể hóa vấn đề: Câu hỏi chính sách: Các NHTM VN có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các doanh nghiệp phi ngân hàng như thế nào? Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ quy định của NHNN về vốn, giới hạn cho vay- đầu tư, khả năng thanh toán và quản lý nợ xấu? Khung phân tích/mô hình sơ khởi: Mâu thuẫn trong tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành giữa cổ đông ngân hàng, người quản lý và người gửi tiền. Quy định đảm bảo an toàn để điều tiết các mối quan hệ ủy quyền – thừa hành Sơ đồ cơ cấu sở hữu chéo Cấu trúc vấn đề chính sách công Nguồn: Dunn, Chương 3 Nguyễn Xuân Thành 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập số 7 Luật lao động
16 p | 683 | 295
-
kinh tế học vĩ mô: lý thuyết và ứng dụng chính sách bài giảng Trường phái cổ điển và kinh tế học theo Keynes
3 p | 1048 | 103
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 các biện pháp bảo đảm thực hiện NVDS
16 p | 145 | 32
-
Bài giảng Quy hoạch và quản lý đô thị: Chương 7
11 p | 158 | 28
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 7 Thực hiện nghĩa vụ dân sự
4 p | 138 | 21
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô nâng cao: Chapter 7 - TS. Phan Thế Công
19 p | 109 | 17
-
Bài giảng Lập và phân tích dự án: Bài 7 - TS. Cao Hào Thi
10 p | 50 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô (dành cho học viên cao học): Chapter 7 - TS. Phan Thế Công
19 p | 87 | 6
-
Bài giảng Chương 7: Quản trị sản xuất và tồn kho - Nguyễn Minh Đức
13 p | 93 | 5
-
Bài giảng Luật đầu tư và cạnh tranh: Bài 7 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
17 p | 27 | 3
-
Bài giảng Tài trợ dự án: Chương 7 - Lê Hoài Ân
15 p | 2 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn