intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bảo hiểm vận tải: Chương 4 - Hoàng Thị Đoan Trang

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

95
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

 Bài giảng "Bảo hiểm vận tải - Chương 4: Chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không" cung cấp cho người học các kiến thức: Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không; cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Việt Nam, chuyên chở hàng hóa bằng đường HK quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bảo hiểm vận tải: Chương 4 - Hoàng Thị Đoan Trang

  1. Chương IV: Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không
  2. Nội dung I. Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không III. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không quốc tế IV. Chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không Việt nam
  3. I. Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không 1. Vị trí - Vận tải hàng không có vị trí số một trong việc vận chuyển:  Hàng đòi hỏi phải giao ngay để đáp ứng nhu cầu và thời cơ thị trường  Hàng mau hỏng  Hàng cứu trợ khẩn cấp  Hàng giá trị cao, quý hiếm - Vận tải hàng không có vị trí quan trọng trong việc giao lưu kinh tế- văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới - Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng trong việc liên kết các phương thức vận tải khác nhau thành một phương thức vận tải đi suốt
  4. I. Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không 2. Đặc điểm 2.1. Ưu điểm  Các tuyến đường là tuyến đường tự nhiên, ngắn nhất  Ít phụ thuộc vào điều kiện địa hình và hoàn cảnh địa lý  Khả năng thông qua cao  Tốc độ nhanh, tính cơ động cao, khả năng khai thác lớn, thời gian vận chuyển nhanh  Là phương thức vận tải an toàn nhất  Luôn sử dụng công nghệ cao  Cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn hẳn các phương thức vận tải khác.  Đơn giản hoá về chứng từ và thủ tục
  5. I. Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không 2.2. Nhược điểm Cước vận tải hàng không cao nhất Không phù hợp với việc vận chuyển hàng hoá khối lượng lớn, giá trị nhỏ,hàng cồng kềnh, siêu trường siêu trọng Đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kĩ thuật cũng như đào tạo nguồn nhân lực Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết
  6. I. Vị trí, đặc điểm của vận tải hàng không 3. Đối tượng vận chuyển bằng đường HK  Thư, bưu kiện (Airmail): thư, bưu phẩm, bưu kiện  Hàng chuyển phát nhanh (Express): chứng từ (documents), sách báo tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp (emergency)  Hàng hoá thông thường (air freight): là những hàng hoá thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay, trừ thư từ, bưu kiện, bưu phẩm và hàng chuyển phát nhanh, gồm: – Hàng hóa có giá trị cao: từ 1000$/kg, vàng, bạch kim, đá quý và các sản phẩm của chúng, tiền, séc du lịch, thẻ tín dụng, chứng từ có giá, kim cương và trang sức bằng kim cương… – Hàng dễ hư hỏng do thời gian – Hàng nhạy cảm với thị trường – Súc vật sống
  7. II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 1. Cảng hàng không/sân bay: Theo Điều 23, chương III, Luật HKDD VN 1992, cảng hàng không là một tổ hợp công trình (sân bay, nhà ga, trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác) được sử dụng cho máy bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
  8. II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 2. Máy bay Là 1 loại thiết bị bay, hoạt động trên cơ sở tương tác với không khí. - Phân loại: + Căn cứ vào đối tượng chuyên chở: - Máy bay chở hành khách (passenger aircraft) - Máy bay chở hàng (All Cargo Aircraft) - Máy bay hỗn hợp (Combined Aircraft) + Căn cứ vào nước sản xuất máy bay chủ yếu: Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Italia… + Căn cứ vào động cơ: - Máy bay động cơ Piston - Máy bay động cơ Tuabin cánh quạt - Máy bay động cơ Tuabin phản lực + Căn cứ vào số ghế: - Loại nhỏ: 50- 100 ghế - Loại trung bình: 100- 200 ghế - Loại lớn: từ 200 ghế trở lên
  9. II. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không 3. Công cụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa tại sân bay 3.1. Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay 3.2. Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị (ULD)
  10. III. Chuyên chở hàng hóa XNK bằng đường hàng không quốc tế Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không Cước phí trong vận tải hàng không quốc tế Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không quốc tế Khiếu nại và kiện tụng người chuyên chở hàng không
  11. 1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 1.1. ICAO -International Civil Aviation Organization- tổ chức hàng không dân dụng quốc tế(1947) Mục đích ra đời:  Thiết lập các nguyên tắc chung trong VTHKQT  Đề ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chung trong ngành công nghiệp VTHK  Thúc đẩy hàng không dân dụng quốc tế phát triển Ngày 2/4/1980 Việt Nam gia nhập ICAO
  12. 1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 1.2. IATA-International Air Transport Association- hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (1945) Mục đích ra đời:  Đẩy mạnh vận chuyển hàng không an toàn, thường xuyên, kinh tế.  Khuyến khích thương mại hàng không và nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thương mại hàng không.  Thống nhất các quy định, luật lệ, thể lệ quốc tế về vận chuyển hàng không.  Hợp tác với ICAO và các tổ chức quốc tế khác.
  13. 1. Các tổ chức vận tải hàng không quốc tế 1.3. Đại lý hàng hoá HK (Air cargo Agency) - Là người trung gian giữa chủ hàng và hãng HK.  Đại lý hàng hoá IATA (IATA Cargo Agent)  Người giao nhận hàng hoá hàng không (Air freight forwarder)
  14. 2. Cơ sở pháp lý của vận tải hàng không quốc tế Công ước Vacsava 1929 Các văn bản sửa đổi bổ sung công ước Vacsava - Nghị định thư Hague 1955 - Công ước Guadalajara 1961 - Hiệp định Montreal 1966. - Nghị định thư Guatemala 1971 - Nghị định thư Montreal 1975 số 1, 2, 3, 4
  15. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. Vận đơn hàng không (Airway bill- AWB) AWB là chứng từ vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, là bằng chứng của việc kí kết hợp đông vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để chuyên chở AWB không có khả năng lưu thông (Non negotiable) Luôn là một chứng từ nhận hàng để xếp
  16. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. AWB Phân loại + Căn cứ vào người phát hành: - Vận đơn của hãng HK (Airline airway bill) - Vận đơn trung lập (Neutral AWB) + Căn cứ vào dịch vụ gom hàng - Vận đơn của người gom hàng (House AWB- HAWB) - Vận đơn chủ (Master AWB-MAWB)
  17. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. AWB  Chức năng  Là bằng chứng của một hợp đông vận chuyển bằng đường hàng không  Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không  Là hoá đơn thanh toán cước phí (Freight Bill)  Là GCN bảo hiểm (Insurance Certificate)  Là chứng từ kê khai hải quan cho hàng hoá (Customs Declaration)  Là bản hướng dẫn đối với nhân viên hàng không (the guide to the air staff).
  18. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. AWB  Nội dung của AWB Mặt trước: - Số vận đơn (AWB number) - Tên địa chỉ người phát hành vận đơn (hãng HK) - Sân bay xuất phát (airport of departure) - Tham chiếu đến các bản gốc (References to Original) - Tham chiếu đến các điều khoản của hợp đồng (References to conditions of Contract). - Người gửi hàng (Shipper)
  19. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. AWB  Nội dung của AWB Mặt trước: - Người nhận hàng (Consignee) - Mã thanh toán cước (Charge Code) - Đại lí của người chuyên chở phát hành (issuing carrier's agent) - Thông tin thanh toán (accounting information) - Tiền tệ thanh toán (Currency) - Tuyến đường vận chuyển (routing)
  20. 3. Chứng từ trong chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không 3.1. AWB  Nội dung của AWB Mặt trước: - Giá trị kê khai vận chuyển (Declared value for carriage) - Giá trị khai báo hải quan (Declared value for customs) - Số tiền bảo hiểm (Insurance Amount) - Thông tin làm hàng (Handling information) - Các chi phí khác - Số kiện hàng gửi (Number of Pieces)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2