Bài giảng Bệnh bạch cầu cấp
lượt xem 42
download
Bài giảng Bệnh bạch cầu cấp giúp bạn nêu được đặc điểm dịch tễ của bệnh bạch cầu cấp (BCC); trình bày được phân loại bệnh bệnh BCC; nêu được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh BCC; trình bày được các biện pháp điều trị bệnh BCC; nêu được các yếu tố tiên lượng bệnh BCC.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh bạch cầu cấp
- BỆNH BẠCH CẦU CẤP * Mục tiêu: 1. Nêu được đặc điểm dịch tễ của bệnh bạch cầu cấp (BCC) 2. Trình bày được phân loại bệnh bệnh BCC. 3. Nêu được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh BCC. 4. Trình bày được các biện pháp điều trị bệnh BCC. 5. Nêu được các yếu tố tiên lượng bệnh BCC. * Nội dung: 1. Định nghĩa Đây là một bệnh ác tình của dòng bạch cầu, tủy có hiện tượng quá sản dòng bạch cầu (tăng các BC non, kém biệt hóa) và ức chế dòng hồng cầu và tiểu cầu. 2. Dịch tễ học - Tỉ lệ mắc bệnh 35% các bệnh ác tính - Giới: tỉ lệ nam /nữ = 3/1. Tại BVNĐ 1: tỉ lệ nam chiếm 60%. - Tuổi 1 - 5 tuổi, đỉnh cao 2 - 5 tuổi, < 10T bị ALL 75% - Chủng tộc: da trắng 42/1.000.000/năm; da đen 24,3/1.000.000/năm - Địa lý: + Tại BVNĐ1: ALL (80%), AML (15,5%), Biphenotype (4,5%) + Nhật ALL tế bào Lympho T tại vùng tai nạn phóng xạ; trẻ sống trong vòng 1000m nguy cơ mắc bệnh 1/60 + Thổ nhỉ kỳ:myelomonocytic leukemia + Hoa kỳ :ALL 75%,AML 15-20%,CML 5% - Cơ địa: bệnh rối loạn nhiễm sắc thể: HC Down, HC Fanconi 3. Nguyên nhân gây bệnh Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh chưa được rõ ràng, còn đang bàn cãi. Có rất nhiều giả thuyết: 3.1. Thuyết hóa học: Trên thực nghiệm ở chuột, người ta có thể gây bệnh bằng một số chất, ví dụ như: Indol, Benzel. . . gây rối loạn chuyển hóa tryptophan của cơ thể và từ đó gây bệnh. 3.2. Thuyết virut: Vai trò virut gây bệnh được xác nhận trên gà, nhưng trên người chưa được công nhận. 3.3. Thuyết phóng xạ: Có tác giả gây được bệnh trên chó bằng cách chiếu tia Roentgen thời gian dài. Nhưng trên người chưa có báo cáo nào cụ thể. 4. Sinh bệnh học - Tế bào ung thư là các tế bào không cần yếu tăng trưởng và kháng lại chết theo chương trình.Tế bào này tăng truởng nhanh ,xâm nhập và phá huỷ các mô lân cận.Mô tế bào ác tính này có khả năng tạo mạch máu để thành lập các mao mạch 46
- mang theo oxy và dưỡng chất để tự phát triển đồng thời tế bào ác tính có thể di căn tới các vùng không liên hệ và lại tiếp tục phát triển. - Chu trình tăng trưởng của tế bào và chết theo chương trình được cân bằng qua hai loại gen oncogen và tumor suppressor gen + Oncogen: là gen sản xuất ra protein có thể gây biến đổi u. Oncogen xuất phát từ proto - oncogen, chứa mã để cho ra protein có liên quan tới yếu tố tăng trưởng, thụ thể yếu tố tăng trưởng, protein dẫn truyền tín hiệu, kinase trong tế bào, các yếu tố chép mã. Sự đột biến thay đổi vị trí của oncogen đưa đến tế bào tăng sinh không kiểm soát. EX:MYC t(8;14) + Anti - oncogen (tumour suppressor gen = TSG): gen mã hoá tạo ra protein có nhiệm vụ ức chế sự tăng trưởng tế bào, sự chết tế bào, sữa chữa DNA. TSG làm chậm sự đáp ứng với các dấu hiệu từ môi trường chung quanh tế bào như các yếu tố ức chế sự phát triển, để té bào có thời gian sữa chữa DNA bị hư hại. 5. Phân loại 5.1. Phân loại bệnh bạch cầu - Bạch cầu cấp: sự tăng sinh cũa các tế bào non của tế bào máu không biệt hoá .Có hai loại : + BCC dòng lympho: tế bào non có nguồn gốc là tế bào lympho, (Acute lymphoplastic leukemia = ALL). + BCC dòng tuỷ: tế bào non có nguồn gốc từ tế bào tuỷ (Acute myeloplastic leukemia = AML) + Không xác định được (Acute undifferentiated leukemia) - Bạch cầu mạn: sự tăng sinh của các tế bào máu từ giai đoạn non cho đến giai đoạn trưởng thành. Trẻ em thường gặp bạch cầu mạn dòng tuỷ. - Bạch cầu bẩm sinh: BCC ở trẻ dưới 4 tuần tuổi 5.1. Phân loại bệnh bạch cầu cấp Phân loại: ALL, AML, AUL theo phương pháp nhuộm tế bào: Phương pháp hóa tế bào ALL AML AUL PAS (periodic – ac - schiff) + - - Myeloperoxidase (granular enzyme) - + - Sudan Black (cytoplasmic lipids) - + - Nonspecific esterase (Auer rods) - + - Phân loại theo tế bào học (AFB): Phân loại tế bào L1 L2 L3 Kích thước tế bào Nhỏ, đồng dạng Lớn không đồng Lớn, đồng dạng dạng Tế Bào Chất Ít, vài hạt basophil Số lượng khá, Khá nhiều, có xanh lợt nhiều hạt basophil nhiều hạt basophil & không bào Nhân Hình dạng đều Hình dạng không Hình dạng đều, có đều, có hạt nhân hạt nhân Tỉ lệ bệnh 85 - 90 % 5 - 14 % 1% 47
- 6. Bạch cầu cấp dòng lympho 6.1. Triệu chứng lâm sàng 6.1.1. Triệu chứng chung: không đặc hiệu - Xuất hiện đột ngột, bất ngờ hay tiềm ẩn. - Dấu hiệu khởi phát: sốt, chảy máu, đau nhức xương,… 6.1.2. Triệu chứn giảm chức năng tuỷ: - Dấu hiệu giảm bạch cầu hạt: sốt kéo dài,nhiễm trùng họng, phổi, da… - Dấu hiệu giảm tiểu cầu: xuất huyết da, niêm, nội tạng. - Dấu hiệu giảm hồng cầu: thiếu máu. 6.1.3. Triệu chứng tăng sản tế bào ác tính - Tổn thương đầu tiên: gan lách hạch to - Tổn thương thần kinh trung ương: liệt khu trú, tăng áp lực nội sọ (ói, nhức đầu, phù gai thị). Chọc dò tuỷ sống có < 5 tế bào BC non/µl (độ 2) > 5/µl (độ 3). - U trung thất: ALL tế bào T, nguy cơ tử vong cao vì gây chèn ép cấp hô hấp, tim mạch và tràn dịch màng phổi. - Tổn thương hệ tiết niệu sinh dục: viêm tinh hoàn, tổn thương thận. - Tổn thương xương khớp: đau nhức xương và khớp, bao khớp. - Tổn thương tiêu hoá: đau bụng, tiêu máu. - Tổn thương não & phổi: tắc mạch máu não và phổi. 6.2. Cận lâm sàng 6.2.1. Huyết đồ: - HC: thiếu máu đẳng sắc đẳng bào, HC lưới giảm. - BC: > 50.000/mm3 hay < 5 000/mm3, BC đa nhân trung tính < 20%. Có tế bào BC non ở máu ngoại vi. - TC < 100 000/mm3. 6.2.2. Tuỷ đồ: giàu tế bào, tế bào non > 30%. 6.2.3. Sinh thiết tuỷ: chỉ định khi chọc dò tuỷ không xác định, xơ hay hoại tử tuỷ. 6.2.4. Xét nghiệm đặc hiệu tế bào tuỷ: - Khảo sát NST đồ - Khảo sát dấu ấn miễn dịch - Phân tích DNA/PCR - Xác định residual malignant disease 6.2.5. Xét nghiệm hỗ trợ: - LDH cao do tế bào non bị thoái hoá - X quang tổn thương dạng tiêu xương - Dịch não tuỷ: để xác định mức độ xâm lấn của bệnh. 6.3. Chẩn đoán 6.3.1. Chẩn đoán xác định - Lâm sàng: xuất huyết,thiếu máu, sốt cao, gan lách to, hạch to. - Huyết đồ: BC < 5000/mm3 hay > 50000/mm3. Có BC non hay không điển hình. - Tủy đồ: lymphoblast > 30% - Chẩn đoán phân loại BCC: hoá tế bào, dấu ấn miễn dịch 48
- 6.3.2. Chẩn đoán phân biệt: 10% không xác định Giảm 3 dòng ngoại biên: - Hội chứng thực bào: sốt > 7 ngày, thiếu máu, xuất huyết, gan lách to, tuỷ: thực bào (+). - Suy tuỷ: thiếu máu, xuất huyết, tuỷ đồ: nghèo tế bào, tuỷ hoá mỡ. - Cường lách: lách to, tuỷ bình thường. Đau xương: - Viêm đa khớp dạng thấp - Thấp khớp cấp, - Bệnh tạo keo. Gan lách to: nhiễm EBV, CMV, Toxoplasmosis, non – Hodgkin. Xuất huyết: xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch. Tăng bạch cầu: ho gà, phản ứng tăng bạch cầu 6.4. Tiên lượng CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CHÍNH: (1) Tuổi: < 1 tuổi & >10 tuổi có tiên lượng xấu (2) Bạch cầu máu lúc vào viện: > 50000/mm3 (xấu) (3) Phân loại tế bào miễn dịch thuộc nhóm: preB ALL (xấu) (4) Thay đổi nhiễm sắc thể hypodiploid, NST Philadelphia (xấu) (5) Tổn thương hệ thần kinh trung ương: độ 2, độ 3 (xấu) (6) Đáp ứng sau điều trị chậm (xấu) (7) Minimal residual disease (MRD): dùng PCR khảo sát clone leukemia để đánh giá nguy cơ tái phát. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG HỖ TRỢ: (1) Giới: nam (xấu) (2) Chủng tộc: Mỹ da đen hay Mỹ gốc Tây ban nha tiên (xấu) (3) Dược động học của hoá trị liệu 6.5. Điều trị 6.5.1. Điều trị cơ bản - Giai đoạn lùi bệnh (tấn công) - Giai đoạn điều trị tăng cường - Giai đoạn điều trị tiếp nối Giai đoạn Mục tiêu Thuốc ĐT Giai đoạn tấn công Lui bệnh hoàn toàn Vincristine + Prednisone Asparaginase Anthracyline Điều trị hệ TKTƯ Ngăn tái phát, di Tia xạ + Methotrexate chứng não Điều trị tăng cường Ngừa tái phát Vincristine + Prednisone Asparaginase + Anthracyline Điều trị tiếp nối Hoá trị giảm liều để Methotrexate+6-Mercaptopurin ngưng thuốc HAY Vincristine + Corticosteroid - Prendnisolone: 2 mg/kg/ngày. 49
- - Vincristine: 2 mg/kg/ngày. - L Aparaginase (hoặc Adriamycine): 60 - 75 mg/m2/đợt. 6.5.2. Điều trị biến chứng BIẾN CHỨNG BỆNH: - BC ức chế tủy: + Xuất huyết: truyền TC ngừa XH khi TC < 20.000/mm3 + Thiếu máu: truyền HCL khi Hct < 25%. + Nhiễm trùng: BC 50000/mm3, > 200000: nguy cơ tắc mạch. - Tuỷ đồ: giàu tế bào, blast > 25%. - Xét nghiệm khác: DIC (M3); rối loạn điện giải: hạ Ca, tăng phosphate, K+, acid uric. 7.4. Điều trị Phối hợp nhiều chuyên khoa + chăm sóc, vệ sinh. 7.5. Biến chứng - Nhiễm trùng 50
- - Xuất huyết - Hội chứng tiêu bào (BC >100.000/mm3) - Hội chứng tăng bạch cầu (BC > 200.000/mm3) 7.6. Phân loại bạch cầu cấp dòng tủy Phân Tên Đặc điểm tế bào Đặc điểm Đặc điểm nhóm hoá học miễn dịch M0 AML minimal 90 % blast MPO- CD13, CD14 differntial TBC không hạt SBB- CD33, CD34 M1 AML without >90% blast, TBC ít, MPO + HLA –DR, mature hạt nhân ít SBB + CD13, CD33 CD34 M2 AML with Myeloblast >30%, MPO + HLA - DR, maturation promyelocyte >10 SBB + CD13, CD33, CD 11, CD15 M3 Acute Myeloblast +, MPO+ HLA - DR, promyelocytic promyelocyt >30% SBB+ CD4, CD13 Leukemia CD33, CD11, CD 15 M4 Acute Blast của cả BC hạt MPO+ HLA - DR, myelomonocytic & mono, SBB+ CD4, CD11, Leukemia eosinophile cao NES+ CD13, CD14, CD15, CD64 M5 Acute monocytic M5a >80% monob MPO- CD13, CD15, Leukemia M5b50% erythrocyte MPO- Leukemia SBB- M7 Acute megacaryoblast MPO- Megacaryoblastic L SBB- * Tài liệu tham khảo: 51
- 1. Lâm Thị Mỹ (2008), “Bạch cầu cấp”, Bài giảng Nhi khoa sau đại học. 2. Corrigan JJ, Feig SA, American Academy of Pediatrics (2004), “Guidelines for pediatric cancer centers”, Pediatrics, 113, pp. 1833 3. Margolin, JF, Steuber, CP, Poplack, DG (2001), “Acute Lymphoblastic Leukemia”, Principles and Practice of Pediatric Oncology, 4th ed, Lippincott - Raven, Philadelphia, p.489. 4. Sinigaglia R, Gigante C, Bisinella G, et al (2008), “Musculoskeletal manifestations in pediatric acute leukemia”, J Pediatr Orthop, 28, pp. 20. 52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG: BỆNH BẠCH CẦU (Leukemia)
57 p | 571 | 79
-
BỆNH BẠCH CẦU CẤP - ACUTE LEUKAEMIA
33 p | 241 | 48
-
Tài liệu Bệnh bạch cầu cấp
11 p | 240 | 38
-
Bệnh bạch cầu cấp trẻ em (LA)
35 p | 278 | 33
-
BỆNH BẠCH CẦU CẤP TÍNH
9 p | 183 | 17
-
NGUYÊN NHÂN BỆNH BẠCH CẦU CẤP TRẺ EM
12 p | 146 | 11
-
BIỂU HIỆN BỆNH BẠCH CẦU CẤP TÍNH
11 p | 129 | 9
-
TỔNG QUAN BỆNH BẠCH CẦU CẤP
7 p | 102 | 8
-
Bài giảng Bệnh bạch cầu trẻ em
5 p | 93 | 8
-
Tuyển tập bài giảng nhi khoa (Tập 2): Phần 1
128 p | 10 | 7
-
Bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp tính ở trẻ em
6 p | 100 | 6
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh bạch cầu cấp
23 p | 13 | 6
-
Bài giảng Ứng dụng sinh học phân tử trong bệnh lý huyết học - PGS.TS.BS. Phan Thị Xinh
78 p | 9 | 4
-
Bài giảng Bạch cầu cấp
14 p | 12 | 3
-
Bài giảng Nội bệnh lý 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
93 p | 10 | 2
-
Bài giảng Nội bệnh lý 3: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
64 p | 8 | 2
-
Bài giảng Bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em - ThS. Nguyễn Thị Hương Mai
19 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn