Bài giảng Bệnh đái tháo đường - Dược lý trị liệu đái tháo đường
lượt xem 40
download
Bài giảng Bệnh đái tháo đường dược lý trị liệu đái tháo đường trình bày mục tiêu, nguyên tắc điều trị, dược lý trị liệu đái tháo đường; chế độ ăn uống, tập thể dục và những lưu ý dành cho người bị bệnh đái tháo đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bệnh đái tháo đường - Dược lý trị liệu đái tháo đường
- BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG DƯỢC LÝ TRỊ LiỆU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- NGUYÊN TẮC ĐiỀU TRỊ Mục đích • Giảm triệu chứng do tăng ĐH • Kiểm soát ĐH gần mức bình thường để ngăn BC cấp và mạn tính • Cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân
- MỤC TIÊU ĐƯỜNG HUYẾT Lý tưởng Chấp nhận ĐH đói (mg/dL) 80-120
- MỤC TIÊU ĐiỀU TRỊ HiỆN TẠI • HbA1c < 7% (6,5%) • Huyết áp < 130/80 mmHg • LDL cholesterol < 100 mg/dl (2.6 mmol/l) • HDL cholesterol Nam > 40 mg/dl (1.1 mmol/l) Nữ > 50 mg/dl (1.3 mmol/l) • Triglyceride < 150 mg/dl (1.7 mmol/l)
- DƯỢC LÝ TRỊ LiỆU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Chế Chế độ ăn Vận động thể thể lực
- MỤC TIÊU CHUNG CỦA BỮA ĂN 1. Đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt. 2. Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch. 3. Giữ cân nặng ở mức hợp lý. 4. Ngăn chận hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường. 5. Bảo vệ sức khỏe, giúp người bệnh cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn.
- CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG - Không có chế độ ăn chung - Chế độ ăn phụ thuộc từng cá nhân: 1. Mức cân nặng, giới tính 2. Nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng). 3. Thói quen và sở thích.
- QUY TẮC CHUNG 1. Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp). 2. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
- QUY TẮC CHUNG 3. Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá. 4. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng. 5. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
- TẬP THỂ DỤC
- LỢI ÍCH - Làm giảm nồng độ đường máu cả trong và sau khi tập, không chỉ giúp kiểm soát đường máu hàng ngày mà nếu tập đều đặn còn có thể giúp cải thiện việc kiểm soát đường máu tốt hơn trong thời gian dài. - Làm tăng nhạy cảm với insulin máu và tăng tác dụng của insulin, do đó nhu cầu insulin sẽ giảm đi - Làm giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch thông qua những ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu và huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường - Tập thể dục đều đặn có thể làm giảm trung bình 5- 10mmHg cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
- LỢI ÍCH - Làm giảm trọng lượng cơ thể, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thừa cân hoặc béo phì - Luyện thể dục thường xuyên giúp cải thiện các chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ (tim phải hoạt động ít hơn), làm tăng khả năng co bóp tống máu của tim... - Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn mang lại cho người bệnh cảm giác thoải mái và một cuộc sống có chất lượng cao.
- NGUY CƠ - Thường gặp và nguy hiểm nhất là hạ đường máu xuống quá thấp, xảy ra ở các bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc uống hạ đường máu loại sulfamide. - Tập thể dục, nhất là khi tập nặng có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch như gây cơn đau thắt ngực (do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim), thậm chí gây nhồi máu cơ tim cho người bệnh đái tháo đường. - Tập thể dục cũng có thể làm nặng thêm các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP 1. Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp - Nếu không có chống chỉ định gì thì người bệnh có thể tập bất cứ môn thể dục thể thao nào mà họ thích hoặc các môn thể thao theo nhóm có sự tham gia của cả những người thân trong gia đình, bạn bè. - Có thể tập bài thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 30 phút.
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP 1. Chọn lựa phương pháp tập luyện thích hợp - Nên bắt đầu từ từ, sau đó mới tăng dần khối lượng vận động và không nên theo đuổi những mục tiêu quá cao và phi thực tế. - Tránh các môn như cử tạ, chạy marathon,…
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP 2. Phương thức tập luyện Chia làm 3 giai đoạn - Khởi động: Dành 5-10 phút cho phần khởi động bằng bài thể dục nhịp điệu nhẹ để phòng chấn thương cơ. - Giai đoạn tập nặng hơn nên kéo dài khoảng 20- 45 phút. - Giai đoạn giảm dần khối lượng vận động nên kéo dài 5-10 phút bằng cách đi bộ, co duỗi chân tay hoặc các động tác thể dục chậm khác trước khi kết thúc bài tập.
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP 3. Cường độ tập Về nguyên tắc, nên hạn chế cường độ tập sao cho không để huyết áp tâm thu vượt quá 180mmHg, và cường độ thích hợp ở mức 50- 70% cường độ có khả năng đạt được bài tập thể dục nhịp điệu tối đa.
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP 4. Tần suất tập Ðể có thể đạt được những lợi ích về tim mạch hoặc kiểm soát đường máu tốt hơn, bệnh nhân cần tập ít nhất 3 ngày/tuần hoặc tập cách nhật. Còn để đạt được mục đích giảm cân, cần tập ít nhất 5 ngày/tuần.
- CHẾ ĐỘ TẬP PHÙ HỢP Lưu ý Kiểm tra bàn chân hàng ngày và sau mỗi lần tập xem có bị các nốt phồng da, vết rách hoặc nhiễm trùng ở bàn chân không. Không nên tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu rất cao.
- TRÁNH HẠ/TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT - Ăn một bữa khoảng 1-3 tiếng trước khi tập hoặc tập sau bữa ăn 1-3 tiếng. - Nếu tập nặng hoặc kéo dài thì sau mỗi 30 phút cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate. - Tiêm insulin ít nhất 1 tiếng trước khi bắt đầu tập. Nếu phải tiêm trước khi tập chưa đến 1 tiếng thì nên tiêm vào các vùng ít vận động (như bụng), không nên tiêm ở đùi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường - BS. Trần Thế Trung
59 p | 1270 | 254
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 1)
6 p | 352 | 69
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 2)
5 p | 346 | 69
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 3)
5 p | 200 | 45
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bệnh đái tháo đường
34 p | 332 | 35
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 7)
6 p | 186 | 35
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 4)
6 p | 150 | 34
-
Bài giảng Quản lý tốt bệnh đái tháo đường ở tuyến ban đầu - ThS. Nguyễn Như Vinh (ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh)
57 p | 176 | 33
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 5)
5 p | 218 | 32
-
Bài giảng Bệnh đái tháo đường (Kỳ 6)
5 p | 151 | 31
-
Bài giảng Chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường - Triệu Thị Ánh Tuyết
45 p | 179 | 28
-
Bài giảng Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường - BS. Phan Hữu Hên
46 p | 174 | 21
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường
68 p | 25 | 5
-
Bài giảng Tiền đái tháo đường đã đến lúc quan tâm nghiêm túc và đúng mức - GS. Trần Hữu Dàng
42 p | 33 | 4
-
Thực trạng quản lý người bệnh đái tháo đường típ 2 tại khoa Khám Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2022
9 p | 15 | 4
-
Bài giảng môn Nội bệnh lý: Bệnh đái tháo đường
79 p | 39 | 3
-
Bài giảng Chăm sóc người bệnh đái tháo đường - Đặng Thị Mơ
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn