Bài giảng Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường - BS. Phan Hữu Hên
lượt xem 21
download
Bài giảng Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường do BS. Phan Hữu Hên biên soạn cung cấp cho các bạn những kiến thức về lịch sử bệnh đái tháo đường, định nghĩa, đại cương, chẩn đoán, lâm sàng, triệu chứng, biến chứng, phân loại đối với bệnh đái tháo đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán và phân loại bệnh đái tháo đường - BS. Phan Hữu Hên
- CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Bs Phan Hữu Hên Khoa Nội tiết – Bệnh viện Chợ Rẫy
- Đái tháo đường: Dịch bệnh toàn cầu • Theo ước tính mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, năm 2012 trên toàn thế giới có 371 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và đến năm 2030 sẽ có 552 triệu người bị đái tháo đường. • Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trong cả nước ước tính là trên 5%, tức khoảng 4,5 triệu người bị đái tháo đường. • Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng nặng nề lên các cơ quan nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp.
- Lịch sử bệnh đái tháo đường • Thầy thuốc thời La Mã cổ: Aretaeus (130-200 TCN): diabetes “đi-a-bê-tét” một từ Hy lạp có nghĩa là ống xi phông, hay sự đi qua để tả ý của ông cho rằng “nước không giữ lại được trong người mà dùng cơ thể như một chỗ nứt để thoát ra ngoài”.
- Lịch sử bệnh đái tháo đường • Thế kỷ thứ 6 sau CN trong kinh Vệ đà (bộ sách ghi chép các kiến thức khoa học thời đó) các thầy thuốc Ấn Độ cổ đại ghi nhận kiến và ruồi bu vào nước tiểu các bệnh nhân đái tháo • Đến thế kỷ 17-18, các thầy thuốc người Anh mới xác định một cách khoa học vị ngọt trong nước tiểu và máu những bệnh nhân đái tháo là do có chứa một chất đường. • William Cullen (1710-1790) người Anh, là người đầu tiên dùng tên diabetes mellitus (đi-a-bê-tétx men-li-tutx) để gọi bệnh này, mel hay melli từ La tinh có nghĩa là mật ong; đi-a-bê-tétx men-li-tutx là bệnh đái tháo mà nước tiểu có vị ngọt. • Từ đó về sau người ta gọi bệnh này là Diabetes mellitus, đó là tên khoa học chính thức của bệnh được dùng trên toàn thế giới ngày nay, cũng có khi gọi tắt là Diabetes.
- Định nghĩa • Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa Glucose huyết dẫn đến tăng đường huyết mãn tính và gây các biến chứng cấp và mãn của đái tháo đường.
- Đại cương - Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. - Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng đường huyết tăng cao, cùng với các rối loạn về chuyển hóa các chất carbohydrat, protid, lipid, khoáng chất… • Đường huyết tăng cao mạn tính sẽ gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, gây biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể như mắt, thận, thần kinh, não… • Đây là một bệnh lý nội tiết, mạn tính, tiến triển.
- Chẩn đoán Chẩn đoán bệnh ĐTĐ có thể dựa vào - Bệnh sử - Thăm khám - Các xét nghiệm để chẩn đoán 2.1 Lâm sàng 2.2 Cận lâm sàng 2.3 Tiêu chí chẩn đoán.
- Lâm sàng - Triệu chứng tăng đường huyết - Triệu chứng của biến chứng do tăng đường huyết kéo dài. Có thể gặp các tình huống sau: – Có triệu chứng tăng đường huyết. – Không triệu chứng tăng đường huyết.
- Triệu chứng lâm sàng • Triệu chứng 4 nhiều trong bệnh đái tháo đường – Uống nhiều – Tiểu nhiều – Ăn nhiều – Sụt cân nhanh
- Biến chứng cấp của đái tháo đường • Hôn mê nhiễm ceton acid • Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu máu
- Biến chứng mạn của đái tháo đường • Biến chứng mạch máu lớn – Tắc hẹp mạch máu ngoại biên – Mạch vành – Mạch máu não • Biến chứng mạch máu nhỏ – Biến chứng võng mạc – Biến chứng thận – Biến chứng thần kinh
- Cận lâm sàng dùng để chẩn đoán ĐTĐ - Đường huyết tương khi đói. - Đường huyết bất kỳ. - Nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g glucose uống. - HbA1c
- Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây (ADA 2013): 1. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (7,0 mmol/L). HOẶC: 2. Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp 75g glucose ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L). HOẶC: 3. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết, glucose huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L). HOẶC: 4. HbA1c ≥ 6,5%.
- • Đường huyết tương khi đói - Lấy máu TM - Lấy mẫu máu vào buổi sáng sau khi nhịn ăn 8 giờ. - Ưu điểm: chi phí rẻ - Hạn chế: phải nhịn đói - Đường huyết tương khi đói được khuyến cáo vì có tính lặp lại cao, chi phí rẻ. Bệnh nhân cần được nhịn ăn ít nhất là 8 giờ trước khi làm xét nghiệm. Đường huyết bất kỳ. - Lấy ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose với 75g glucose uống. Mô tả cách thực hiện - 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp ăn uống carbohydrat: BT. - Trước ngày làm Test: từ 10 giờ đêm không ăn uống nữa - Ngày làm test: + Lấy mẫu ĐH khi đói. (Trước khi uống 75g đường glucose) + Uống 75g glucose trong vòng 5 phút. + XN Đường huyết tương 1 giờ sau khi làm nghiệm pháp. + XN Đường huyết tương 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp.
- HbA1c • Thuận tiện: không cần nhịn đói • Lưu ý: + xét nghiệm cần được thực hiện tại phòng xét nghiệm sử dụng phương pháp được công nhận bởi NGSP- National Glycohemoglobin Standadization Program / DCCT. + Tuy nhiên, xét nghiệm này có chi phí đắt tiền hơn đường huyết đói. + HbA 1c sẽ có kết quả không chính xác khi bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết, thiếu máu trầm trọng.
- Lưu ý: • + HbA1c là xét nghiệm mới được ADA 2010 đưa vào khuyến cáo sử dụng trong chẩn đoán đái tháo đường do có mối tương quan giữa mức HbA1c với đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn cũng như tình trạng gia tăng bệnh lý võng mạc. - Có thể thực hiện xét nghiệm thuận tiện hơn vì không cần nhịn ăn. - Giá trị của HbA1c ít thay đổi hơn là đường huyết đói và cho thấy tình trạng của đường huyết trong vòng 2-3 tháng trước.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán • Nếu không có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), tiêu chí chẩn đoán 1,2,4 ở trên cần được thực hiện lặp lại lần 2 để xác định chẩn đoán. • Thời gian thực hiện lại xét nghiệm là từ 3 đến 7 ngày.
- Tiếp cận chẩn đoán - Tình huống 1 Có triệu chứng tăng ĐH trên lâm sàng Chẩn đoán ĐTĐ Có 1 XN đạt tiêu chí chẩn đoán. - Tình huống 2: XN đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ Lặp lại XN lần thứ 2 vào Không có triệu chứng tăng ĐH ngày khác trên lâm sàng •
- Các tình trạng tăng đường huyết khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chẩn đoán và xử trí rắn độc cắn - GS. Vũ Văn Đính
14 p | 282 | 50
-
Bài giảng Chẩn đoán và xử trí ong đốt
20 p | 223 | 32
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị suy tim mạn - ThS. BS. Nguyễn Thùy Châu
35 p | 108 | 13
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị suy tim do tăng huyết áp
31 p | 100 | 10
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị đợt cấp hen phế quản (Cập nhật GINA 2020)
39 p | 60 | 6
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị COPD giai đoạn ổn định - TS. Phan Thu Phương
53 p | 34 | 4
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị COPD giai đoạn ổn định - PGS.TS. Phan Thu Phương
68 p | 61 | 3
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị đợt cấp hen phế quản (Cập nhật GINA 2019)
39 p | 48 | 3
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ tim dãn nở không thiếu máu cục bộ - PGS. Phạm Nguyễn Vinh
41 p | 3 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành mạn - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
48 p | 10 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bóc tách động mạch chủ (cập nhật 2016) - PGS.TS. Phạm Nguyễn Vinh
57 p | 9 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán các nguyên nhân gây mờ mắt
25 p | 5 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị hen trẻ em - PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
48 p | 39 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán và xử trí phản vệ
35 p | 44 | 2
-
Bài giảng Chẩn đoán bệnh thận mạn - TS.BS Nguyễn Bách
28 p | 3 | 1
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị các dạng trạng thái động kinh ở trẻ em
42 p | 20 | 1
-
Bài giảng Chẩn đoán đau đầu nguyên phát
38 p | 45 | 1
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản - TS.BSCKII. Trần Thị Khánh Tường
68 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn