intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh nguyên bệnh sinh (etiology, pathogenesis) - PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh nguyên bệnh sinh (etiology, pathogenesis) do PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm biên soạn gồm các nội dung: Bệnh nguyên; Điều kiện sinh bệnh của nhiễm T gondii; Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học; Bệnh sinh; Diễn tiến của nhiễm virus Rubella.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh nguyên bệnh sinh (etiology, pathogenesis) - PGS.TS. Trần Thị Minh Diễm

  1. BỆNH NGUYÊN BỆNH SINH (ETIOLOGY, PATHOGENESIS) PGS.TS.TRẦN THỊ MINH DIÊM
  2. BỆNH NGUYÊN 1. Định nghĩa: Bệnh nguyên là nguyên nhân gây ra bệnh và điều kiện phát sinh ra bệnh Biết được nguyên nhân thì mới điều trị chính xác và biết cách ngăn ngừa chúng 2. Một số quan điểm về bệnh nguyên 2.1.Thuyết nguyên nhân đơn thuần: ảnh hưởng bởi sự phát hiện vi khuẩn. Phiến diện vì không quan tâm đến các điều kiện môi trường, tác cơ thể ra khỏi môi trường sống và tính chất cơ địa
  3. 2.2 Thuyết điều kiện : xem trọng các điều kiện tác động khác nhau, không phân biệt chính phj, không quan tâm nguyên nhân gây ra bệnh • Quan điểm này ảnh hưởng đến việc điều trị và ngăn ngừa bệnh 2.3. Thuyết thể tạng (cơ địa): xem trọng vấn đề bẩm sinh, di truyển do đó ảnh hưởng công tác phòng chống bệnh tật
  4. 3. Quan điểm khoa học về bệnh 3.1. Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện gây bệnh: nguyên nhân quyết định, điều kiện phát huy vai trò nguyên nhân Không có nguyên nhân thì không thể phát sinh bệnh. Có nguyên nhân nhưng thiếu điều kiện thì bệnh chưa thể phát sinh 3.2.Nguyên nhân có thể trở thành điều kiện Ví dụ ăn uống thiếu chất gây suy dinh dưỡng, SDD là điều kiện để phát sinh nhiều bệnh khác
  5. • South Korea Dec 12, 03 • Vietnam Jan 9, 04 • Japan Jan 16, 04 • Thailand Jan 23, 04 • Cambodia Jan 24, 04 • Indonesia Nov 19, 03 • Laos Jan 27, 04
  6. Virus gây bệnh cúm gà • Virut cúm gà có hình cầu, đường kính khoảng 80- 100 nm (1/106mm), có khi dạng hình sợi, chứa một sợi RNA, phân tử RNA kèm theo enzym RNA polymerase .
  7. Khôi u tuyến yên
  8. Bệnh nguyên: bỏng, Toxoplasma gondii..
  9. Điều kiện sinh bệnh của nhiễm T gondii
  10. 4. Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học 4.1.Mỗi hậu quả dều có nguyên nhân, và nguyên nhân có trước hậu quả Quan điểm này phát huy tính tích cực trong việc tìm kiếm các nguyên nhân để có thể điều trị và phòng ngừa bệnh tật, tránh quan niệm duy tâm, thần bí về bệnh 4.2. Có nguyên nhân nhưng chưa hẳn đã gây hậu quả nếu không có điều kiện Vai trò cơ địa và điều kiện phát sinh bệnh cần được quan tâm
  11. 4.3. Một nguyên nhân có thể gây nhiều hậu quả khác nhau Tùy theo cơ địa, và tùy theo môi trường và điều kiện phát sinh 4.4. Một hậu quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Ví dụ nhiều bệnh khác nhau có chung hậu quả là gây viêm sốt “Điều trị người bệnh, chứ không phải điều trị bệnh”
  12. BỆNH SINH 1. Định nghĩa: bệnh sinh là cơ chế phát sinh, phát triển, tiến triển, và kết thúc của bệnh (nghiên cứu về bệnh xảy ra trong trường hợp nào, tác động của bệnh nguyên lên cơ thể, quá trình bệnh lý xảy ra và diễn tiến như thế nào? Bệnh tuân theo các quy luật gì?..)
  13. - Giới: bệnh tự miễn thường xảy ra ở nữ, viêm loét dạ dày – tá tràng thường xảy ra ở nam giới - Yếu tố thần kinh-nội tiết: bệnh lý xảy ra trong các giai đoạn thay đổi nội tiết ví dụ như bướu giáp trong giai đoạn dậy thì - Yếu tố môi trường: yếu tố ánh sáng, tiếng ồn, ô nhiễm, thói quen ăn uống
  14. Bệnh lupus ban đỏ hệ thống Tỷ lệ nữ:nam là 9:1 Dấu hiệu ban đỏ hình cánh bướm
  15. 2. Một số nội dung quan trọng trong bệnh sinh 2.1. Vai trò của bệnh nguyên: quan trọng, tùy thuộc vào : -Cường độ: điển hình tác động của tiếng ồn, ô nhiễm không khí.. -Thời gian: thực nghiệm gây cao HA. Tác động của các chấn thương tâm lý (stress) - Vị trí: tổn thương do virus dại, vi khuẩn lao.. 2.2. vai trò cơ địa, phản ứng tính - Tuổi: “mỗi tuổi mỗi bệnh”, ung thư thường xảy ra ở người cao tuổi
  16. 2.3. Liên quan giữa toàn thân và cục bộ Toàn thân liên quan cục bộ: sức đề kháng tốt khi cơ thể khỏe mạnh, làm khó xâm nhập bởi các tác nhân gây hại, cũng như loại bỏ dễ dàng do sức chống đỡ (đáp ứng miễn dịch ) tốt 2.4. Vòng xoắn bệnh lý Quá trình phát sinh phát triển bệnh trải qua nhiều khâu (giai đoạn) theo một trình tự nhất định và có liên quan mật thiết với nhau. Khâu trước là tiền đề tạo điều kiện cho khâu sau hình thành và phát triển cho đến khi bệnh kết thúc Nếu các khâu sau tác động trở lại khâu trước và làm nặng nề thêm thì gọi là vòng xoắn bệnh lý
  17. 3. Quá trình bệnh lý 3.1. Thời kỳ ủ bệnh: bắt đầu từ khi yếu tố gây bệnh tác động lên cơ thể cho đến khi các triệu chứng xuất hiện Xảy ra cuộc đấu tranh giữa tác nhân gây bệnh và phản ứng của cơ thể, chưa phát sinh rối loạn Thời gian này thay đổi tùy theo nguyên nhân và phản ứng cơ thể. 3.2. Thời kỳ tiệm phát: từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng cho đến khi bệnh toàn phát: bệnh nhân mệt mỏi, sốt, kém ăn.. Giai đoạn tăng cường chống đỡ
  18. 3.3. Thời kỳ toàn phát Các triệu chứng xuất hiện rõ rệt, đầy đủ. Cơ thể ở trong trạng thái cân bằng mới, xuất hiện các dầu hiệu thích nghi của cơ thể: tăng chuyển hóa, tăng hô hấp, tăng nhịp tim…. Tùy theo thời gian và tính chất của bệnh, chia làm: -Thể cấp tính (kéo dài vài ngày đến vài tuần với các triệu chứng rõ rệt), -Thể bán cấp (kéo dài 3-6 tuần với các triệu chứng kém ác liệt hơn) -Thể mạn tính: > 6 tuần, diễn tiến từ từ, có thể tiệm phát hoặc tiếp tục tình trạng cấp, thường khó chẩn đoán. Nếu không phát hiện để lâu thì gây hậu quả tai hại
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2