intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 9 - PGS.TS. Lê Văn Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:27

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh" Bài 9: Sinh lý bệnh quá trình viêm, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được nguyên nhân gây viêm; trình bày được những biến đổi trong viêm; trình bày mối quan hệ giữa phản ứng viêm với cơ thể; trình bày được nguyên tắc xử lý ổ viêm;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 9 - PGS.TS. Lê Văn Quân

  1. Bài 9: Sinh lý bệnh quá trình viêm
  2. Mục tiêu học tập - Trình bày được nguyên nhân gây viêm - Trình bày được những biến đổi trong viêm - Trình bày mối quan hệ giữa phản ứng viêm với cơ thể - Trình bày được nguyên tắc xử lý ổ viêm.
  3. Nội dung I. Đại cương II. Những biến đổi chủ yếu trong viêm III. Rối loạn chuyển hoá và tổn thương tổ chức IV. Quan hệ qua lại giữa ở viêm và toàn thân
  4. 1. Đại Cương 1.1. Khái niệm: • Theo Celcius: viêm gồm 4 dấu hiệu: sưng, nóng, đỏ và đau • Viêm là phản ứng bảo vệ cơ thể nhằm loại trừ tác nhân gây viêm, sửa chữa tổn thương • Viêm là quá trình bệnh lý phức tạp với nhiều hiện tượng: rối loạn tuần hoàn, bạch cầu đến ổ viêm và thực bào, rối loạn chuyển hóa, tổn thương tổ chức, tăng sinh tế bào
  5. 1.2. Nguyên nhân gây viêm Ø Nguyên nhân bên ngoài: - Sinh học: vi khuẩn, virut, kst - Cơ học: chấn thương - Vật lý: nhiệt độ, tia xạ - Hóa học: các acid, kiềm mạnh và các hóa chất Ø Nguyên nhân bên trong: - Tắc mạch, thiếu oxy, hoại tử tại chỗ, … - Do lắng đọng phức hợp miễn dịch - Sản phẩm chuyển hóa
  6. 1.3. Phân loại viêm * Theo nguyên nhân -Viêm nhiễm khuẩn; Viêm vô khuẩn * Theo vị trí - Viêm nông; viêm sâu. * Theo dịch rỉ viêm: - Viêm thanh dịch; viêm tơ huyết, viêm mủ * Theo diễn biến - Viêm cấp; viêm mãn
  7. 2. Những biến đổi chủ yếu trong viêm 2.1. Rối loạn tuần hoàn tại ổ viêm Xẩy ra ngay sau khi yếu tố gây viêm tác động lên cơ thể Các giai đoạn: - Rối loạn vận mạch - Tạo dịch rỉ viêm - Bạch cầu xuyên mạch - Hiện tượng thực bào
  8. 2.1.1. Rối loạn vận mạch Ø Co mạch: - Hiện tượng: Xảy ra rất sớm và ngắn - Cơ Chế: Có tính phản xạ, - Ý nghĩa: là hiện tượng mở màn cho các hiện tượng xảy ra sau đó
  9. 2.1.1. Rối loạn vận mạch
  10. 2.1.1. Rối loạn vận mạch Ø Xung huyết động mạch: - Hiện tượng: là hiện tượng các tiểu động mạch giãn. Biểu hiện : da màu đỏ tươi, nóng, căng phồng, đau, có thể có sốt - Cơ chế: Thoạt đầu do cơ chế thần kinh, sau được duy trì bằng cơ chế thể dịch.
  11. Biểu hiện bên ngoài của viêm
  12. 2.1.1. Xung huyết động mạch - Ý nghĩa: + Xung huyết động mạch tạo điều kiện cho thành mạch tăng tính thấm. + Xung huyết động mạch tạo điều kiện tế bào thực bào tập trung.
  13. 2.1.1. Rối loạn vận mạch Ø Xung huyết tĩnh mạch: - Hiện tượng: Các mao tĩnh mạch dãn rộng, biểu hiện: da bớt nóng, bớt căng, có màu tím sẫm - Cơ chế: thần kinh vận mạch bị tê liệt tác dụng của chất dãn mạch ứ lại nhiều ở ổ viêm - Ý nghĩa: Dọn sạch ổ viêm, chuẩn bị cho quá trình sửa chữa và cô lập ổ viêm, ngăn cản sự lan rộng của tác nhân gây bệnh
  14. Bạch cầu bám mạch và xuyên mạch
  15. 2.1.1. Rối loạn vận mạch Ø Ứ máu: - Cơ chế: Độ nhớt của máu tăng cao, thành mạch tăng ma sát dòng máu chảy chậm do: + Tác dụng của chất dãn mạch + Bạch cầu bám mạch; Vón tụ TC + Tế bào nội mô hoạt hóa, phì đại + Nước tràn vào mô kẽ chèn ép mạch - Ý nghĩa: Cô lập yếu tố gây viêm.
  16. 2.1.2. Hình thành dịch rỉ viêm Ø Khái niêm: Dịch rỉ viêm là chất xuất tiết tại ổ viêm, ngay trong giai đoạn XHĐM, bao gồm: Nước, TP hòa tan, TP hữu hình, trong đó quan trọng nhất là chất có hoạt tính sinh lý. Ø Cơ chế: - Tăng áp lực thủy tĩnh - Tăng tính thấm thành mạch - Tăng áp lực keo -
  17. Thành phần dịch rỉ viêm Ø Các thành phần hòa tan: - nước, muối, protein huyết tương (albumin, globulin, fibrinogen) - Các chất mới được hình thành + Hóa chất trung gian có hoạt tính: histamin, serotonin, acetylcholin… + Các kinin : brandikinin, callikrein + Các cytokin: interleukin, yếu tố hoại tử u (TNF), interferon (IFN), leucotrien (LTC4)
  18. Thành phần dịch rỉ viêm Ø Các chất mới được hình thành + Sản phẩm do hoạt hóa bổ thể:C3a, C5a + Dẫn xuất của acid béo arachidonic: Prostaglandin (được tổng hợp ở màng tế bào) + Acid nhân + Các enzym: collagenase, hyaluronidase Ø Thành phần hữu hình: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu…
  19. Ý nghĩa của dịch rỉ viêm Ø Cư trú ổ viêm tại chỗ Ø Tiêu diệt yếu tố gây viêm Dịch rỉ viêm có tính chất bảo vệ nhưng nếu lượng quá nhiều sẽ gây chèn ép mô xung quanh, hạn chế hoạt động của các cơ quan, …
  20. Bạch cầu xuyên mạch Hiện tượng - Bạch cầu bám mạch - xuyên qua thành mạch - Tiến tới ổ viêm Cơ chế: - Do các chất hoá hướng động - Bề mặt bạch cầu có thụ thể với chất hoá hướng động - Di chuyển bằng chângiả do tạo bởi NSC - Thứ tự: BC hạt TT, monocite, lymphocite
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2