intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 1 - PGS.TS. Lê Văn Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh" Bài 1: Khái niệm về bệnh, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được khái niệm về bệnh trong lịch sử; trình bày được quan niệm về bệnh hiện nay; trình bày được diễn biến và kết thúc của bệnh;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 1 - PGS.TS. Lê Văn Quân

  1. ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BỆNH Giảng viên PGS.TS. Lê Văn Quân
  2. Mục tiêu học tập Trình bày được khái niệm về bệnh trong lịch sử Trình bày được quan niệm về bệnh hiện nay Trình bày được diễn biến và kết thúc của bệnh
  3. Nội dung bài giảng
  4. 1. Một số khái niệm về bệnh trong lịch sử 1.1. Quan niệm thời kỳ cổ đại -Bệnh xuất hiện do rối loạn âm dương -Hay do thay đổi quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành
  5. 1.2. Quan niệm thời kỳ trung cổ và phục hưng  Descartes xem cơ thể người như một bộ máy  Bệnh lý xảy ra giống như máy móc hỏng hóc…  Quan niệm này quá đơn giản vì cơ thể sống là khối thống nhất, các bộ phận cơ quan có mối quan hệ phức hợp không như máy móc
  6. 2. Quan niệm bệnh hiện nay  2.1. Hiểu về bệnh qua khái niệm sức khỏe  Who: Sức khỏe là trạng thái thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã hội chứ không phải là vô bệnh, vô tật
  7. 2.2. Những yếu tố để định nghĩa bệnh  Sự tổn thương, lệch lạc, rối loạn trong cấu trúc và chức năng  Do những nguyên nhân cụ thể, có hại  Cơ thể có quá trình phản ứng  Bệnh làm giảm khả năng lao động và khả năng hòa nhập xã hội
  8. 2.3. Những vấn đề chú ý khi nghiên cứu về bệnh  Bệnh có tính chất một cân bằng mới kém bền vững  Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể  Bệnh hạn chế khả năng lao động
  9. 2.3.1. Bệnh là một cân bằng mới kém bền vững  Khi có tác nhân có khả năng làm thay đổi tình trạng hằng định của cơ thể thì cơ thể sẽ tích cực chống đỡ lại nhờ khả năng bảo vệ  cuộc đấu tranh này tạo ra một cân bằng mới, nhưng cân bằng này không kéo dài: hồi phục hoặc tiến triển bất lợi dẫn đến tử vong. Đây đều là tính chất kém bền vững của cân bằng mới.
  10. 2.3.2. Bệnh hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể  Mọi quá trình bệnh lý đều làm cho khả năng thích nghi của cơ thể sống bị hạn chế  Ví dụ: cơ thể bị sốt khả năng điều hòa nhiệt vẫn còn, người sốt ra lạnh vẫn có thể có phản ứng tăng tạo nhiệt, vào nóng vẫn có tăng thải nhiệt, nhưng những phản ứng đó không được mạnh mẽ như khi khỏe mạnh
  11. 2.3.3. Bệnh hạn chế khả năng lao động  Bệnh không những làm hạn chế khả năng lao động sáng tạo, mà còn gây lãng phí tiền của cho gia đình và xã hội  Vì vậy, cần chú ý phục hồi khả năng lao động, thậm chí cả thẩm mỹ cho người bệnh.
  12. 3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 3.1. Yếu tố xã hội và bệnh ở người Bệnh của người: Có những bệnh chỉ đặc trưng cho người -Bệnh do thay đổi môi trường sinh thái -Bệnh do nghề nghiệp -Bệnh do rối loạn hoạt động tâm thần -Bệnh phản vệ Thay đổi cơ cấu và tính chất bệnh do sự tiến bộ xã hội -Xã hội lạc hậu: Đặc trưng bằng các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng, xơ gan,… -Xã hội công nghiệp: Chấn thương, ung thư, béo phì…
  13. 3.2. Cách xếp loại bệnh  Có nhiều cách, mỗi cách đều mang những lợi ích nhất định - Cơ quan mắc bệnh: Bệnh tim, phổi, gan… - Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh nhiễm khuẩn, bệnh nghề nghiệp… - Tuổi và giới: Bệnh sản phụ, bệnh nhi, bệnh lão khoa… - Sinh thái, địa dư: Bệnh xứ lạnh, bệnh nhiệt đới… - Bệnh sinh: Bệnh dị ứng, bệnh tự miễn, sốc, bệnh có viêm…
  14. 4. Diễn biến và kết thúc của bệnh 4.1. Các thời gian của một bệnh: -Thời kỳ tiềm tàng -Thời kỳ khởi phát -Thời kỳ toàn phát -Thời kỳ kết thúc + Khỏi bệnh + Chuyển sang mạn tính + Chuyển sang bệnh khác
  15. 4.2. Tử vong  Giai đoạn đầu tiên: Huyết áp hạ, tim đập nhanh, yếu, tri giác giảm  Giai đoạn hấp hối: các chức năng suy giảm toàn bộ, kể cả có rối loạn. Kéo dài 2-4 phút  Giai đoạn chết lâm sàng: Các dấu hiệu sống không còn (tim đập, thở…) nhưng nhiều tế bào còn hoạt động  Giai đoạn chết sinh vật: Não chế hẳn
  16. Cảm ơn đã lắng nghe!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2