intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 7 - PGS.TS. Lê Văn Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:25

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh" Bài 7: Sinh lý bệnh quá trình lão hóa, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được các thuyết lão hóa quan trọng nhất hiện nay; trình bày được sự thay đổi cơ thể trong quá trình lão hóa; trình bày được sự thay đổi cơ quan và tế bào trong quá trình lão hóa;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 7 - PGS.TS. Lê Văn Quân

  1. ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG BÀI 7: SINH LÝ BỆNH QUÁ TRÌNH LÃO HÓA PGS. TS. Lê Văn Quân
  2. Mục tiêu học tập - Trình bày được các thuyết lão hóa quan trọng nhất hiện nay - Trình bày được sự thay đổi cơ thể trong quá trình lão hóa - Trình bày được sự thay đổi cơ quan và tế bào trong quá trình lão hóa
  3. 1. Đại cương • Đặc trưng của tuổi già: 1)Giảm sút chức năng mọi cơ quan và hệ thống, do vậy giảm khả năng bù trừ, khả năng thích ứng với sự thay đổi của ngoại môi. 2)Tăng cảm nhiễm với bệnh, tăng nguy cơ tử vong
  4. Các ngành khoa học liên quan 1) Lão học (gerontology): Ngành sinh học nghiên cứu quá trình lão hóa và các chống lại, cách cải thiện và kéo dài cuộc sống ở tuổi già. 2) Lão bệnh học (geriatry): Ngành y học nghiên cứu về bệnh của tuổi già.
  5. 1.1. Ba kết quả cơ bản nghiên cứu lão học 1.1.1. Hai tính chất của cơ thể già Ngoài sự thay đổi ngoài hình, người già còn có các thay đổi: -Giảm dự trữ sinh lý mọi cơ quan và toàn cơ thể -Tử vong theo tuổi tăng theo hàm số mũ Ngoài ra: -Có sự khác nhau lớn giữa các loài về tuổi thọ -Điều kiện sống khác nhau, mỗi cá thể vẫn có khác biệt về sự lão hóa, gồm cả tuổi thọ.
  6. 1.1.2. Tốc độ già ở mỗi loài không giống nhau - Chỉ số tuổi thọ tối đa của mỗi loài khác nhau. Điều này do gen quy định. - Chỉ số “thời gian tăng gấp đôi tỷ lệ chết của người là 8, nghĩa là cứ sau 8 năm, tỷ lệ chết của lứa tuổi lại tăng lên gấp đôi. - Chỉ số tỷ lệ chết ban đầu (khởi phát) là thời điểm mà tỷ lệ chết của một loài là thấp nhất. - Chỉ số tuổi thọ trung bình của cộng đồng: chủ yếu nói lên tác động của điều kiện sống, ngoại cảnh (rất phụ thuộc vào tỷ lệ tử vong ở trẻ em).
  7. 1.1.3. Tuổi tho tăng do hạn chế calo trong khẩu phần ăn • Thí nghiệm (1935): chuột nuôi chế độ hạn chế calo, tăng tới 20 hay 30% tuổi thọ trung bình • Như vậy, Mức độ hạn chế calo càng cao, chuột càng sống lâu, nhưng các chỉ số hoạt động chức năng của các cơ quan cũng giảm tương ứng.
  8. 1.2. Đường cong tỷ lệ sống sót theo tuổi 1.2.1. Nuôi động vật ở điều kiện không thuận lợi (dinh dưỡng, ngoại cảnh) •Tỷ lệ mắc bệnh và chết sẽ cao, cao nhất là thời kỳ sơ sinh và thơ ấu, thấp nhất ở thời kỳ trước dậy thì. •Đường cong tỷ lệ dân số sóng sót theo tuổi của chúng rất đặc trưng: -Giai đoạn đầu: Tỷ lệ tử vong cao -Giai đoạn dậy thì: tỷ lệ tử vong giảm -Giai đoạn sau: Tỷ lệ tử vong tăng nhanh
  9. Tỷ lệ tử vong ở các nước lạc hậu • Đặc trưng ở các đường A, A1, A2,…)
  10. 1.2.2. Nuôi động vật ở điều kiện thuận lợi • Ngay từ đầu, đường cong đã ít dốc, tỷ lệ tử vong tăng chậm cho đến hết tuổi trưởng thành và chỉ tăng nhanh ở tuổi già. • Tuổi thọ trung bình tăng rõ rệt • Đặc trưng của các nước phát triển: Đường cong B, B1, B2,… • Như vậy, điều kiện sống làm thay đổi mạnh mẽ đường cong sống sót theo tuổi, tăng rõ rệt tuổi thọ trung bình
  11. 2. Các thuyết giải thích sự lão hóa 2.1. Thuyết gốc tự do (Harmon, 1956) •Đó là các gốc hóa học (ion, phân tử) mang một điện tử tự do (chưa cặp đôi): anion superoxyt (O2-), OH- … •Chúng phá hủy các cấu trúc và chức năng của tế bào, gây tổn thương không hồi phục •Phản ứng cơ thể: qua hệ thống enzyme •Đặc điểm người già: Tăng gốc tự do và các enzyme của cơ thể
  12. 2.2. Thuyết glycosyl hóa (Monnier, 1990) • Các nhóm glycosyl (nguồn gốc từ glucose) là nhờ một enzyme • Thí nghiệm: có sự gắn glycosyl vào các protein mà không qua phản ứng enzyme: a)tăng theo tuổi b)tạo ra các protein kém (hoặc mất) chức năng Như vậy, người già nên áp dụng chế độ ăn hạn chế calo
  13. 2.3. Thuyết giảm khả năng sửa chữa phục hồi AND biến tính (Hart, Setlow, 1979) • Thí nghiệm: Nuôi cấy tế bào non (fibroblast) của hai dòng chuột (có tuổi thọ chênh lệch lớn), rồi dùng tia tử ngoại gây biến tính ADN in vitro • Kết quả: Chuột sống lâu hơn có năng tự sửa chữa sự biến tính của ADN tốt hơn rõ rệt • Như vậy, già xuất hiện khi khả năng, tự sửa chữa ADN suy giảm nhưng cơ chế thì chưa rõ.
  14. 2.4. Thuyết tiến hóa và chọn lọc • Có hai quan điểm: a) Một quan niệm cho rằng quá trình lão hóa có cơ chế nội tại, gọi là chết theo chương trình b)Nếu một các thể trong loài không chết vì già, ắt sẽ chết vì một nguyên nhân khác.
  15. a) quá trình lão hóa có cơ chế nội tại • Nhằm loại trừ các cơ thể đã hết khả năng sinh sản và thích nghi, thay thế bằng cá thể mới dễ dàng chịu sự chọn lọc tự nhiên • Có “gen già” làm chết thế hệ cũ, để khỏi có sự cạnh tranh sinh tồn giữa các thế hệ (già và trẻ) • Nhược điểm: - Loại bỏ thế hệ già không có lợi cho tiến hóa nếu ở một loài ưu tiên sự loại bỏ các thế hệ đã đầy kinh nghiệm sống - Sự cạnh tranh sinh tồn cùng loài là không có hoặc không đánh kể mà còn có hại cho loài.
  16. b) Nếu một các thể trong loài không chết vì già, ắt sẽ chết vì một nguyên nhân khác. • Rất nhiều gen có lợi cho loài khi các cá thể còn trẻ nhưng sẽ có hại cho loài khi cá thể già đi. Ví dụ gen ung thư • Vậy thì sự già và chết của cá thể sẽ giúp loài tránh được sự bất lợi do gen này gây ra (chúng chưa kịp gây tác hại).
  17. 3. Thay đổi trong quá trình lão hóa 3.1. Thay đổi ở mức toàn thân -Về ngoại hình: Dáng dấp, cử chỉ… -Về thể lực: giảm sút, kém chịu đựng, kém thích nghi -Dễ mắc bệnh, dễ tử vong -Tăng tỷ lệ mỡ, dễ béo phì -Giảm lượng nước: các thuốc tan trong nước dễ đào thải
  18. 3.2. Mức cơ quan, hệ thống 3.2.1. Thần kinh •Giảm số lượng tế bào thần kinh, trong khi mô đệm phát triển ở một số vùng •Có sự tích tụ sắc tố lipofuchsin ở thân neuron •Giảm sản xuất chất dẫn truyền thần kinh •Tăng ngưỡng và giảm tốc độ phản xạ do kém dẫn truyền. •Từ đó, giảm số hoạt động thần kinh cấp cao như: suy giảm trí nhớ,…
  19. 3.2.2. Hệ nội tiết • Thay đổi nồng độ hormone và giảm mức nhạy cảm hoạt động tuyến sinh dục • Giảm hoạt động hormone tuyến thượng thận nên giảm thích nghi • Giảm hoạt động hormone tuyến giáp nên ảnh hưởng đến thân nhiệt • RL hoạt động hormone tuyến tụy, kháng Insulin…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2