Bài giảng Sinh lý bệnh máu và tạo máu - Hoàng Thị Thanh Thảo
lượt xem 2
download
Bài giảng Sinh lý bệnh máu và tạo máu được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể nêu khái niệm, định nghĩa thiếu máu; trình bày cách xếp loại, cơ chế, đặc điểm, biểu hiện của thiếu máu; nêu được biện pháp thích nghi của cơ thể khi thiếu máu; trình bày cơ chế tăng, giảm các loại bạch cầu máu; trình bày nguyên nhân, cách xếp loại, tên gọi bệnh Leukemia;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh máu và tạo máu - Hoàng Thị Thanh Thảo
- SINH LÝ BỆNH MÁU VÀ TẠO MÁU GV: Hoàng Thị Thanh Thảo Bộ môn: Sinh Lý Bệnh – Miễn Dịch Khoa Y – Dược, trường ĐH Tây Nguyên
- MỤC TIÊU 1. Nêu khái niệm, định nghĩa thiếu máu 2. Trình bày cách xếp loại, cơ chế, đặc điểm, biểu hiện của thiếu máu 3. Nêu được biện pháp thích nghi của cơ thể khi thiếu máu 4. Trình bày cơ chế tăng, giảm các loại bạch cầu máu 5. Trình bày nguyên nhân, cách xếp loại, tên gọi bệnh Leukemia 6. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của suy tủy 7. Trình bày cơ chế, hậu quả, các trạng thái tăng đông, giảm đông 8. Nêu được các rối loạn tiểu cầu về lượng và chất
- SINH LÝ BỆNH TẠO HỒNG CẦU
- thuốc chống đông quay ly tâm máu
- quay ly tâm -- - - - - - - - huyết - - - - - - tương - - - - - - - - - - - hồng cầu - - - - - - - - - - - bạch cầu tế bào máu tiểu cầu
- ĐẠI CƯƠNG
- NHẮC LẠI SINH LÝ HỒNG CẦU Hồng cầu được sản sinh ở tủy xương, từ tế bào tiền nguyên hồng cầu, qua các giai đoạn Các nguyên hồng cầu nói chung ( Erythroblast ) là những hồng cầu non có nhân chỉ ở trong tủy xương tạo máu, bình thường không ở máu ngoại vi. Hồng cầu lưới là những hồng cầu gần trưởng thành đã mất nhân, được tung ra máu ngoại vi để thay thế cho các hồng cầu già, có tỷ lệ 0,5- 1.5% Ở người bình thường, số lượng hồng cầu ngoại vi tương đối hằng định từ 4 - 4,5 triệu trong 1mm3 máu, sống được trung bình từ 110-120 ngày, từ khi ra khỏi tủy xương
- Hồng cầu
- QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT HỒNG CẦU Chức năng sản xuất các tế bào máu của tủy xương Tủy xương gồm tủy vàng hay tủy mỡ ở thân các xương dài và tủy đỏ hay tủy tạo máu chủ yếu ở các tổ chức xốp của xương dẹt và đầu các xương dài Tổng số lượng tủy xương ở người lớn là 2600g, tức 4,6% so với cân nặng cơ thể, trong đó 1 nửa là tủy đỏ tạo máu. Khái quát 1 công thức tủy đồ gồm: Các tế bào dòng bạch cầu 60% Các tế bào dòng hồng cầu 20- 25% Tiểu cầu, bạch cầu lympho, mono, tế bào liên võng … 5- 10%
- QUÁ TRÌNH TIÊU HỦY HỒNG CẦU Hủy hồng cầu sinh lý là sự phá hủy các hồng cầu già ở cuối giai đoạn sống - Hồng cầu không có nhân và các bào quan cần thiết cho sự duy trì của tế bào vì vậy đời sống hồng cầu thường ngắn, chỉ khoảng 120 ngày. Các hồng cầu già bị thực bào và phá huỷ ở gan, lách và tuỷ xương (khoảng 230 tỷ hồng cầu bị phá huỷ mỗi ngày). - Khi hồng cầu bị tiêu huỷ giải phóng ra Hb, các thành phần của Hb được tái tuần hoàn và sử dụng lại trong cơ thể. - Bilirubin rất độc, có thể làm tổn thương các tế bào thần kinh khi tích lũy trong cơ thể
- THIẾU MÁU Thiếu máu là sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu do giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng Hb trong máu hoặc giảm cả hai Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. SINH LÝ BỆNH CỦA a. Thay đổi về số lượng hồng cầu THIẾU MÁU b. Thay đổi về chất lượng hồng cầu Thay đổi chức năng tạo hồng cầu của tủy xương
- THIẾU MÁU Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. Thay đổi chỉ số nhiễm sắc của hồng cầu Chỉ số nhiễm sắc là đậm độ huyết sắc tố trong hồng cầu, thể hiện giá trị chức năng của hồng cầu hemoglobin% SNS = ————— = 0.9 – 2 số đầu HC Thiếu máu đẳng sắc khi hồng cầu và huyết sắc tố giảm tương ứng, các trường hợp thiếu máu có hủy hồng cầu vừa phải, ít hoặc không bị thiếu sắt do Fe được giữ lại sử dụng cho tái tạo hồng cầu. Thiếu máu nhược sắc khi CSNS giảm dưới 0,9 do huết sắc tố giảm nhiều hơn so với hồng cầu Thiếu máu ưu sắc khi CSNS trên 1,1. Thiếu máu ưu sắc gặp trong bệnh thiếu máu ác tính Addison- Biermer
- THIẾU MÁU Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. Cỡ khổ không đều hay hiện tượng đa cỡ trong máu thấy xuất hiện một số hồng cầu to hơn bình thường, đường kính 8- 10 micromét hồng cầu nhỏ, đường kính 5- 6 hoặc 3- 5 micromét, là biểu hiện không tốt vì đó là những HC già cỗi, những mảnh vỡ của HC, hoặc những HC bị teo đi dưới tác dụng của yếu tố bệnh lý, những HC sản xuất trong điều kiện xấu, thiếu nguyên liệu
- THIẾU MÁU Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. Biến đổi về hình dạng hay hiện tượng đa dạng Do màng hồng cầu kém bền vững nên khi dàn trên lam kính hồng cầu méo mó không đều, tạo thành các hình dạng khác nhau: hình quả dâu, bán nguyệt, quả lê, quả chùy… Do các bệnh lý di truyền gây biến đổi cấu trúc và hình dạng hồng câu, như hồng cầu hình bia trong bệnh huyết cầu tố F, hình liềm trong bệnh huyết cầu tố bệnh lý S.
- THIẾU MÁU Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. Biến đổi về màu sắc hay hiện tượng loạn sắc biểu hiện bằng sự bắt màu khác nhau của các hồng cầu Hồng cầu nhẵn là những hồng cầu không bắt màu ở giữa do thiếu huyết cầu tố, nhược sắc Hồng cầu đa sắc là những hồng cầu đã trưởng thành nhưng do quá trình chuyển hóa vội vàng nên vẫn còn tính chất ái kiềm trong nguyên sinh chất như tế bào non, gặp trong các trường hợp mất máu tan máu cấp tính và quá mức…
- THIẾU MÁU Thay đổi của hồng cầu và chức năng tạo hồng cầu trong thiếu máu. Xuất hiện những hồng cầu bất thường trong máu ngoại vi các Erythroblast kiềm, đa sắc, toan gặp trong thiếu máu nặng gây phản ứng mạnh với tủy xương; hoặc trong các bệnh nguyên hồng cầu ác tính. Xuất hiện các hồng cầu mang dị tật như thể Joly, vòng Cabo trong các trường hợp thiếu máu nặng và có rối loạn chức năng tủy xương. Xuất hiện các hồng cầu có hạt ái kiềm trong thiếu máu do nhiễm độc đặc biệt nhiễm độc chì.
- THIẾU MÁU Thay đổi chức năng tạo hồng cầu của tủy xương Tăng sinh bình thường Tăng hồng cầu lưới 10- 20% có khi tới 50% và hơn nữa Biến đổi về chất lượng hồng cầu ít hoăc không rõ rệt. Bạch cầu hạt và tiểu cầu cũng có dấu hiệu tăng sinh nhẹ Chức năng bị rối loạn hoặc bị ức chế Hồng cầu lưới giảm thấp hoặc không xuất hiện. Nhiều biến đổi về chất lượng hồng cầu. Bạch cầu và tiểu cầu giảm song song với thiếu máu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh lý máu và tạo máu
59 p | 733 | 153
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng thận - Ths. Vương Mai Linh
27 p | 736 | 112
-
Bài giảng Sinh lý bệnh Chức năng gan - TS. Nguyễn Lĩnh Toàn
36 p | 705 | 102
-
Bài giảng Sinh lý bệnh học: Sinh lý bệnh đại cương về rối loạn chuyển hóa Protid
28 p | 366 | 78
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan
32 p | 283 | 55
-
Bài giảng Sinh lý bệnh và tạo máu - Đỗ Hoàng Dung
54 p | 241 | 53
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức phận tiết niệu
17 p | 218 | 47
-
Bài giảng Sinh lý bệnh: Bệnh đái tháo đường
34 p | 332 | 35
-
Bài giảng Tai biến mạch máu não - PGS.TS. Cao Phi Phong
210 p | 150 | 30
-
Bài giảng Sinh lý bệnh máu
64 p | 127 | 26
-
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý bệnh máu và tạo máu
54 p | 214 | 25
-
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý bệnh tuần hoàn - Nguyễn Hữu Mô
29 p | 190 | 22
-
Bài giảng: Sinh lý tiểu cầu
16 p | 157 | 10
-
Bài giảng bộ môn Sinh lý bệnh: Sinh lý bệnh chức năng gan (tt)
7 p | 96 | 7
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức năng gan - La Hồng Ngọc
113 p | 42 | 7
-
Bài giảng Miễn dịch - Sinh lý bệnh: Buổi 3 - ThS.BS Lê Thị Thu Hương
61 p | 34 | 6
-
Bài giảng Sinh lý bệnh - Chương 5: Rối loạn cân bằng glucose máu
15 p | 80 | 4
-
Bài giảng Sinh lý bệnh - Chương 5: Rối loạn chuyển hóa Lipid
18 p | 63 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn