intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 12 - PGS.TS. Lê Văn Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:47

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh" Bài 12: Sinh lý bệnh hô hấp, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể hiểu được các rối loạn ảnh hưởng tới chức năng hô hấp; trình bày được các nguyên nhân của bệnh lý đường hô hấp; giải thích được cơ chế bệnh sinh và nguyên tắc điều trị bệnh lý đường hô hấp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 12 - PGS.TS. Lê Văn Quân

  1. ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG Bài 12: Sinh lý bệnh hô hấp PGS.TS. Lê Văn Quân
  2. Nội dung bài và mục tiêu học tập Nội dung • Đại cương • Rối loạn hô hấp • Thiếu oxy
  3. Nội dung bài và mục tiêu học tập Mục tiêu học tập • Hiểu được các rối loạn ảnh hưởng tới chức năng hô hấp • Trình bày được các nguyên nhân của bệnh lý đường hô hấp • Giải thích được cơ chế bệnh sinh và nguyên tắc điều trị bệnh lý đường hô hấp
  4. Đại cương Chức năng bộ máy hô hấp • Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài lấy oxy thải trừ cacbonic ra • Tham gia vào cân bằng axit – bazơ thông qua hệ đệm H2CO3 • Điều hoà thân nhiệt
  5. Đại cương Phân khu trao đổi khí • Hô hấp ngoài: Máu Phổi • Hô hấp trong: Máu Tổ chức
  6. Đại cương Điều hòa hô hấp • Trung khu hô hấp ở hai bên hành não, có liên hệ ngang với nhau. Điều khiển: Hít vào, Thở ra, Điều hoà Hoạt động có tính chất tự động nhạy cảm với pO2, Pco2, pH, nhiệt độ máu • Các cơ quan thụ cảm ở quai động mạch chủ, xoang động mạch cảnh, da, cơ. • Vỏ não
  7. Đại cương Các giai đoạn của quá trình hô hấp • Thông khí: không khí phế nang • Khuyếch tán: trao đổi khí phế nang mao mạch phổi • Vận chuyển: mao mạch phối tổ chức • Hô hấp tế bào: sử dụng oxy ở tế bào nhờ hệ thống enzym oxy hoá khử
  8. Rối loạn hô hấp Rối loạn thông khí • Rối loạn quá trình thông khí xảy ra khi có sự thay đổi thành phần, áp lực thông khí và rối loạn hoạt động của bộ máy hô hấp
  9. Rối loạn hô hấp Rối loạn thông khí Tăng thông khí: bệnh lên cao • Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm dẫn tới áp lực riêng phần của oxy giảm. Pkq giảm → pO2 giảm Độ cao 4000 m → pO2 = 94 mmHg → thở nhanh → CO2 giảm → thở chậm
  10. Ảnh hưởng TD lên hô hấp • pCO2: Tăng KT hô hấp • pO2: Tăng ức chế hô hấp • pH: Tăng KT hô hấp • 95%O2 và 5%CO2
  11. Rối loạn hô hấp • Mức độ bệnh phụ thuộc Độ cao: càng lên cao càng nặng. Giới hạn 3000 - 4000 m chịu đựng được; 6000 - 10.000 m phải thở thêm oxy; trên 10.000 m thở oxy dưới áp lực.
  12. Rối loạn hô hấp • Mức độ bệnh phụ thuộc Trạng thái thần kinh: hưng phấn, bình thường, ức chế (Thí nghiệm trên chuột: thần kinh hưng phấn chịu đựng thiếu oxy kém hơn thần kinh ức chế) Vận động cơ bắp: leo núi (khác máy bay) tăng chuyển hoá trong điều kiện thiếu oxy → nhiễm toan chuyển hoá. Mức độ nặng hơn
  13. Rối loạn hô hấp Giảm thông khí Ngạt • Định nghĩa: ngạt là tình trạng bệnh lý do thiếu oxy và tăng các cacbonic trong thành phần không khí thở. Bình thường oxy 21%, CO2 0.04%, N2 72%
  14. Rối loạn hô hấp • Nguyên nhân Thay đổi thành phần không khí thở: phòng kín không có không khí lưu thông, sập hầm lò, lô cốt. Khi O2 còn 21 - 14%, CO2 6 - 8%, nhức đầu mệt mỏi, hô hấp nhanh. Khi O2 còn 8%, CO2 tăng đến 12 % → chết Cản trở đường dẫn khí: hẹp tắc, nghẹn, sặc, thắt cổ… Do phế nang: xẹp, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi, phù phổi…
  15. Rối loạn hô hấp • Diễn biến qua 3 giai đoạn Hưng phấn: CO2 bắt đầu tăng, O2 bắt đầu giảm kích thích trung khu hô hấp thở sâu nhanh. Trung khu vận mạch hưng phấn HA tăng tim đập nhanh. Cuối giai đoạn này hô hấp chậm, rối loạn cơ trơn Ức chế: CO2 tăng nhiều, O2 giảm nhiều → ức chế trung khu hô hấp → hô hấp chậm, ngừng, HA giảm. Suy sụp: trung khu hô hấp, trung khu tuần hoàn bị ức chế sâu sắc, hô hấp ngừng, thở ngáp cá, dãn đồng tử → chết. • Nguyên tắc điều trị: thải CO2 ra lấy O2 vào. Bệnh nhân tự thở
  16. Rối loạn hô hấp Rối loạn thông khí do bệnh lý của bộ máy hô hấp • Bệnh lý đường hô hấp trên Tắc cơ học đường hô hấp trên: sặc, nuốt dị vật, bạch hầu, nghẹn… Co thắt khí phế quản phản xạ Viêm phế quản phù nề tiết dịch co thắt (hẹp) gây rối loạn thông khí
  17. Rối loạn hô hấp • Các bệnh đường hô hấp dưới Hen phế quản Bệnh vì cơ địa: dị nguyên bụi nhà, phấn hoa … KN + KT → giải phóng Histamin, bradykinin gây co thắt cơ trơn phế quản. Biểu hiện lâm sàng: Co thắt cơ trơn phế quản, khó thở từng cơn, đường dẫn khí hẹp do co thắt, phù nề xuất tiết. Thăm dò chức năng hô hấp trong hen: dung tích sống giảm, thông khí phút tối đa giảm, khí cặn tăng, Tiffeneau giảm nhiều.
  18. Rối loạn hô hấp Viêm phổi Hay gặp chiếm 49.3% trong tổng số bệnh hô hấp: viêm thùy phổi, phế quản phế viêm. Đặc điểm: nhu mô phổi phần viêm bị đông đặc lại không khí không đến được vùng viêm → thiếu O2, pO2 máu giảm, rối loạn thông khí. Các bệnh màng phổi Tràn khí, tràn dịch màng phổi → phổi xẹp lại diện tích hô hấp giảm rối loạn thông khí → thiếu O2 → pO2 máu giảm.
  19. Rối loạn hô hấp • Tổn thương lồng ngực Liệt cơ hô hấp Xương gù vẹo Gãy xương sườn, … Tóm lại hậu quả rối loạn thông khí → O2 giảm, CO2 tăng → P phế nang thay đổi → rôi loạn trao đổi khí ở phế nang và mao mạch → rối loạn khuyếch tán.
  20. Rối loạn hô hấp Rối loạn khuyếch tán Định nghĩa • Khả năng khuyếch tán của phổi là lượng khí chuyển qua màng phế nang vào mao mạch trong một phút với độ chênh lệch phân áp ở 2 bên màng là 1mmHg
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2