intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 4 - PGS.TS. Lê Văn Quân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:30

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Sinh lý bệnh" Bài 4: Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể trình bày được vai trò, sự phân bố của nước và điện giải trong cơ thể; trình bày các loại rối loạn nước và điện giải; vận dụng kiến thức để giải thích được cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý có rối loạn nước và điện giải;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sinh lý bệnh: Bài 4 - PGS.TS. Lê Văn Quân

  1. ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG KHOA ĐIỀU DƯỠNG Bài 4: Rối loạn chuyển hóa nước và điện giải PGS.TS. Lê Văn Quân
  2. Mục tiêu học tập - Trình bày được vai trò, sự phân bố của nước và điện giải trong cơ thể - Trình bày các loại rối loạn nước và điện giải. - Vận dụng kiến thức để giải thích được cơ chế bệnh sinh của một số bệnh lý có rối loạn nước và điện giải.
  3. Vai trò của nước  Làm môi trường cho mọi phản ứng hoá học, đồng thời trực tiếp tham gia một số phản ứng (thuỷ phân, oxy hoá,...)  Làm dung môi cho mọi chất dinh dưỡng, chất chuyển hoá, vận chuyển và đào thải chất đó trong cơ thể, đồng thời trao đổi chúng với ngoại môi.  Làm ma sát giữa các màng.  Duy trì lượng tuần hoàn. Do đó duy trì huyết áp.  Tham gia điều hoà nhiệt.
  4. Vai trò của điện giải  Tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể: Ca2+ dẫn truyền thần kinh Fe2+: Vận chuyển O2 Cl-: đối với dịch toan dạ dày  Quy định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể quan trọng là Na+, K+, Cl-, HPO4-,  Tham gia hệ thống đệm của cơ thể, quyết định điều hoà độ pH nội môi.
  5. Cân bằng xuất nhập nước Hằng ngày ở môi người, lượng nước nhập và xuất dao động rất lớn từ 1.6 - 3.5l. Trungbình là 2.5l. * Nước thải: * Nước nhập: Phân 100ml Uống 1200ml Nước tiểu 1400ml Ăn 1000ml Mồ hôi 500ml Nội sinh 300 ml Hơi thở 500ml Tổng cộng 2500ml Tổng cộng 2500ml
  6. Cân bằng xuất nhập muối  Nhập: Na+ từ muối ăn Mg++, K+, Ca++ từ rau quả, thịt, cá  Thải: Theo nước tiểu, mồ hôi.
  7. Sự phân bố của nước Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và được phân bố như sau: - Khu vực nội bào: 50%. - Khu vực gian bào: 15% - Lòng mạch: 5% Giữa các khu vực này luôn luôn có sự trao đổi .
  8. Sự trao đổi nước giữa giao bào và lòng mạch Mao động mach Mao tĩnh mach Pm >Pk Pm = Pk Pm < Pk 40>28 28 = 28 16 < 28
  9. Sự trao đổi nước giữa gian bào vào tế bào Màng tế bào ngăn cách giữa 2 khu vực này không để ion tự do khuếch tán qua. Vì vậy thành phần điện giải của hai khu vực nay khác hẳn nhau nhưng tổng lượng chúng lại tương tự nhau nên áp lực thẩm thấu 2 bên vẫn ngang nhau. Nếu áp lực thẩm thấu chênh lệch thì nước sẽ trao đổi đi để lập lại cân bằng về áp lực thẩm thấu
  10. Điều hòa nước và áp lực thẩm thấu *) Điều hoà thần kinh Chủ yếu thông qua cảm giác khát: TT khát của cảm giác khát là nhân bụng giữa nằm ở vùng dưới đồi. Tác nhân kích thích trung tâm này là tình trạng tăng áp lực thẩm thấu của dịch ngoại bào. Thần kinh còn có cảm thụ với áp lực thẩm thấu và khối lượng nước ở các xoang tĩnh mạch lớn, vách nhĩ phải , thận ( tăng tíêt aldosterol) *) Điều hoà nội tiết - ADH: Tiết ra ở thuỳ sau tuyến yên, gây tái hấp thu nước ở ống lượn xa - Aldosterol: Hormon điều hoà bài tiết natri lớn nhất của vỏ thượng thận.
  11. Rối loạn chuyển hóa nước Mất nước Giữ nước (phù)
  12. Phân loại mất nước 1. Dựa vào lượng nước bị mất theo cân nặng 1Kg = 1L. 2. Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo 3. Dựa vào khu vực bị mất nước
  13. Dựa vào lượng nước bị mất Nếu một người 60kg (42 lít) - Mất < 4l (8l (20 >8l (20 - 25% lượng nước) thì nguy hiểm về rối loạn huyết động và chuyển hoá đều rất nặng và đã hình thành vòng xoắn bệnh lý.
  14. Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo 1. Mất nước ưu trương: + Mất nước nhiều nhiều hơn mất điện giải. + Gặp: Mất nước trong sốt, đái nhạt, do mồ hôi,.. + Hậu quả: người bệnh khát nước dữ dội. + Điều trị: Uống, tiêm, truyền các dịch nhược trương. Có thể sử dụng glucose đẳng trương (5%).
  15. Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo 2. Mất nước đẳng trương: mất nước song song với mất điện giải. + Gặp trong: ỉa chảy, nôn, mất máu, mất huyết tương (bỏng). + Hậu quả: nếu mất nặng và kéo dài sẽ dẫn tới trụy tim mạch, rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc thần kinh. + Điều trị: bù dịch đẳng trương có nước, điện giải.
  16. Dựa vào lượng điện giải mất kèm theo 3. Mất nước nhược trương: Mất điện giải nhiều hơn mất nước làm dịch cơ thể bị nhược trương (do Na+ dịch ngoại bào). + Gặp: suy thận mạn. Truyền dịch ít Na+ (G5%) quá nhiều cho người mất nước đẳng trương. + Hậu quả: nước ngoại bào vào tế bào gây phù tế bào.
  17. Dựa vào khu vựa mất nước 1. Mất nước ngoại bào. + Là mất nước hay gặp nhất. + Kết quả: khối lượng tuần hoàn giảm, dẫn đến trụy tim mạch, bài tiết thận giảm, nhiễm acid, nhiễm độc thận kinh, gây tổn thương gan, thận.
  18. 2. Mất nước nội bào Nước bị kéo ra ngoại bào từ nội bào do ưu trương ngoại bào (khi ứ muối hoặc mất nước ưu trương ngoại bào) Gặp trong: + Không bù đủ nước trong sốt + Giảm chức năng thận giữ Na+ + Ưu năng thượng thận (aldosterol) + Đái nhạt Hậu quả: Khát khi mất 2,5% dịch nội bào Mệt mỏi, thiểu niệu khi mất 4 đến 7% Chuột rút, ảo giác, tăng thân nhiệt, mê man, hôn mê khi mất >7%.
  19. Một số trường hợp mất nước 1. Mất do ra mồ hôi:Lượng mồ hội thay đổi từ 0,2 đến 2l/24h tuỳ thuộc vào thời tiết, điều kiện lao động. Dịch mồ hôi là dịch nhược trương. Tuy nhiên, ra nhiều mồ hôi thì sẽ gây mất tương đối điện giải. Nếu bù chỉ riêng nước sẽ gây tình trạng nhược trương trong cơ thể: biểu hiện mà bản chất là do tình trạng gian bào nhược trương dẫn đến nước vào tế bào gây rối loạn chuyển hoá,tổn thương tế bào, giống như khi ngộ độc nước do truyền quá mức: mệt mỏi, vã nhiều mồ hôi, uể oải, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, lú lẫn...
  20. 2. Mất nước khi sốt: Tuỳ theo giai đoạn mà mất nước bằng con đường khác nhau. + Giai đoạn sốt tăng và sốt đứng: mất nước chủ yếu qua hơi thở,có thể gấp10 lần bình thường. + Giai đoạn sốt lui: mất nước do ra mồ hôi nhiều là chủ yếu . Có thể vã 1-3 lít mồ hôi Vậy trong sốt mất nước chủ yếu qua con đường hô hấp, mồ hôi, và gây tình trạng mất nước ưu trương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2