Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người
lượt xem 38
download
Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người giới thiệu tới bạn đọc các giai đoạn phát triển của con gồm có: Giai đoạn thai nhi, giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, giai đoạn nhi đồng (tuổi học sinh cấp 1); giai đoạn thiếu niên (tuổi học sinh cấp 2); giai đoạn thanh niên (thời kỳ đầu của giai đoạn trưởng thành); giai đoạn trưởng thành, giai đoạn trung niên, và cuối cùng là giai đoạn cao niên
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 1: GIAI ĐOẠN THAI NHI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI Sự phát triển trước khi sinh bắt đầu khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công để tạo thành một sinh vật mới kết hợp một số đặc điểm của bố mẹ. Theo Rogers Taun Annissa (2010), thai nhi phát triển qua ba giai đoạn: 1. Quý Thứ Nhất (Ba tháng đầu) Từ tuần lễ 0 đến 13 được xem là quan trọng nhất trong việc chăm sóc thai nhi và lây nhiễm những độc tố từ mẹ và môi trường - Tháng thứ nhất Cấu trúc não bộ căn bản, tim, phổi, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh phát triển vào cuối tháng thứ nhất Bắt đầu có tay chân - Tháng thứ 2 Cơ quan bên trong trở nên phức tạp hơn Mắt, mũi, miệng được thành hình Có thể dò được tim thai (nhịp tim) Trước đó bé được gọi là phôi thai, giờ thì cho đến 8 tuần, bé được gọi là bào thai - Tháng thứ 3 Hình thành cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân, móng, tóc và mí mắt Chỉ tay xuất hiện Giới tính bắt đầu rõ ràng (mặc dù tuần thứ 14 mới thấy qua siêu âm được) Phát triển hệ xương Có thể cười, cau mày, bú và nuốt Cuối quý thứ nhất, bé dài khoảng 7.5cm và cân nặng 28 gram 2. Quý Thứ Hai Tuần thứ 14 đến tuần 27 đánh dấu sự tiếp tục tăng trưởng và phát triển Tất cả các bộ phận đều tiếp tục phát triển, cơ quan và các hệ thống rõ ràng và hoàn chỉnh hơn - Ngón chân và ngón tay tách rời nhau - Móng tay và móng chân hoàn thiện - Có sự chuyển động phối hợp - Tóc, lông mi, lông mày xuất hiện - Tim đập đều Chân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng - Chu kỳ thức - ngủ được thiết lập Quốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho Cuối quý thứ hai, bé dài 28 đến 35cm và cân nặng từ 1 đến 700gr. NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI 3. Quý Thứ Ba Tuần 18 đến 40 hay 38 đánh dấu những giai đoạn phát triển sau cùng - Phát triển toàn diện, các cơ quan hoạt động - Mô mỡ xuất hiện dưới da - Bào thai ngọ ngoạy nhiều cho đến khi được sinh ra - Phản ứng lại với âm thanh Cuối quý thứ 3, bé dài khoảng 40cm và cân nặng trên dưới 2,7 kg. Ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển phức tạp và quan trọng nhất của bào thai xảy ra trong ba tháng đầu. Vì lý do đó trong ba tháng này, cần phải chăm sóc thai nhi cẩn thận và tránh những chất độc do bà mẹ và môi trường đem lại. Vì các cơ quan và các hệ thống quan trọng như tim, mắt, tứ chi, tai, răng và hệ thần kinh trung ương phát triển trong 9 tuần đầu nên những tổn thương thể lý và cấu trúc có thể xuất hiện trong suốt giai đoạn này. Sau 9 tuần, tổn thương vẫn có thể xuất hiện nhưng ít nghiêm trọng hơn. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRƯỚC KHI SINH VÀ SAU NÀY 1. Sức khỏe thể chất, cảm xúc, tâm lý của cha mẹ - Nhân viên công tác xã hội phải đối phó với những vấn đề tâm sinh xã hội khi làm việc với phụ nữ mang thai. Trước hết và trên hết, một số thân chủ phải quyết định tiếp tục hay ngưng mang thai. Để giúp thân chủ có quyết định về vấn đề này, nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ khám phá niềm tin tôn giáo và tâm linh của mình, những trạng thái cảm xúc khác nhau dẫn đến những quyết định khác nhau. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng giúp cho thân chủ chuẩn bị vai trò làm cha mẹ, nhận con nuôi hay phá thai. - Nếu thân chủ quyết định tiếp tục mang thai, nhân viên công tác xã hội phải đánh giá sức khỏe thể chất của cả bố lẫn mẹ để giúp người mẹ có sức khỏe tốt và dưỡng thai tốt để tránh vấn đề hậu sản. Tiến trình này bao gồm khám phá những yếu tố như tuổi tác chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, stress, thể dục, và việc sử dụng các hóa chất của thân chủ. - Độ tuổi sinh con của người phụ nữ là 20 đến đầu 30 tuổi, các bà mẹ vị thành niên hoặc các bà mẹ tuổi trung niên, có nhiều khả năng sinh con khuyết tật. Độ tuổi của bố 30 - 40. Tinh trùng làm trứng thụ tinh gia tăng. Nam giới lớn tuổi có nhiều khả năng sinh con thừa 1 nhiễm sắc thể 21 dẫn đến hội chứng Down. - Chế độ dinh dưỡng của người mẹ kém, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lí hoặc bị ốm đau bệnh tật, căng thẳng sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay khi còn ở bào thai và người mẹ có nhiều khả năng sinh non, sinh con không đủ tháng, ảnh hưỏng đến sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của trẻ. Thường các bà mẹ có mức tăng cân ở cuối thai kì thấp, dưới 6kg, chắc chắn là bào thai đã bị suy dinh dưỡng, khi sinh ra cân nặng của trẻ sẽ rất thấp. Lý tưởng là cuối thai kỳ (tức sau 9 tháng 10 ngày), bà mẹ phải tăng cân được 12kg trở lên (3 tháng đầu chỉ tăng 1kg, 3 tháng thứ hai tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2kg). Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối, và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con. - Suy dinh dưỡng xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì làm cho bộ não trẻ chậm phát triển, sau này trẻ sẽ kém thông minh. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai khi chào đời dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI co giật. Nếu được nuôi dưỡng đúng, trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng như những trẻ khác sau 2-3 tháng. Ngược lại, nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ ốm đau, quặt quẹo, còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh. - Thêm nữa, một số thân chủ có lịch sử gia đình có bệnh hay có vấn đề về di truyền cũng cần được đi kiểm tra tính di truyền. Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ thân chủ bằng cách dạy cho họ biết tiến trình phát triển của thai nhi và những hành vi nào thân chủ cần có để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và con trẻ. - Những yếu tố khác cần xem xét bao gồm mức độ phát triển, mức độ cảm xúc, chức năng nhận thức, tâm lý sẵn sàng làm cha mẹ, niềm tin tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, những vấn đề về tương quan gia đình (cụ thể là nếu có bạo lực gia đình thì đó là một vấn đề), tiếp cận các nguồn hỗ trợ và các tài nguyên khác, và sự chuẩn bị làm cha làm mẹ. 2. Những hiểm nguy đối với sự phát triển của bào thai Vì có nhiều vấn đề có thể xảy ra với bào thai, cho nên việc chăm sóc tiền sinh sản và sức khỏe bà mẹ hết sức quan trọng khi làm việc với thân chủ đang mang thai. Nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ ngăn ngừa được những hiểm nguy và hỗ trợ thân chủ trong việc đối phó các vấn đề. Một số hiểm nguy đối với sự phát triển của bào thai gồm có: - CÁC CHẤT KÍCH THÍCH Rượu Nicotine Các chất bất hợp pháp như cocaine, thuốc phiện, heroin - CHẤT ĐỘC HẠI TRONG MÔI TRƯỜNG Chất phóng xạ Thuốc trừ sâu Hóa chất như chì, thủy ngân, pcb (polycholorinated biphenyls) có trong máy biến thế và hội hoạ Tia X - CÁC YẾU TÔ LIÊN QUAN ĐẾN CHA MẸ Bệnh tật ví dụ như rubella, giang mai, mồng gà, AIDS, vi rút cự bào Chế độ dinh dưỡng kém Stress Tuổi tác (quá trẻ hoặc quá lớn tuổi) Gien bất thường 3. Các biến chứng khi sinh Nhìn chung, thời kỳ mang thai đầy đủ kéo dài từ 38 đến 40 tuần. Bé sinh trước 36 tuần gọi là sinh non. Dù trẻ được 21 tuần trở xuống trong bụng mẹ có thể sống sót nhưng trẻ sinh sớm sẽ có nhiều vấn đề về lâu về dài. Trẻ sinh non thường có trọng lượng thấp, 2.500gr trở xuống. Trong 1 năm đầu trẻ sinh non phát triển chậm hơn trẻ sinh đủ tháng. Khi trẻ 2 - 3 tuổi, sự khác biệt với trẻ bình thường biến mất nếu được chăm sóc tốt về y tế và điều kiện gia đình hỗ trợ tốt. - Trẻ sinh thiếu cân hay sinh non là do nhiều yếu tố như mẹ hút thuốc, bệnh tật hay mang thai khi quá trẻ hay quá lớn tuổi, lạm dụng ma túy, suy dinh dưỡng, stress trầm trọng. Chúng có thể bị các vấn đề như tổn thương não bộ, bại não.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Hậu quả lâu dài của thiếu cân là khả năng nguy cơ tử vong cao, hen suyễn, tiểu đường, suy dinh dưỡng, đau tim, có vấn đề học tập, khuyết tật, rối loạn và nhược cơ. - Cũng cần lưu ý rằng, khi trẻ lọt lòng mẹ, thở là điều quan trọng nhất. Trong khoảnh khắc sau khi sinh trẻ sơ sinh phải lấy oxy từ chính phổi của mình. Nếu thiếu oxy (do rối nhau, dây rốn nối với nhau bị kẹp hoặc phổi của bé không phản ứng tốt) tế bào bắt đầu chết, nhất là tế bào não gây giảm thiểu trí năng và liệt não. Tóm lại: Nhân viên công tác xã hội cần có những kiến thức nhất định về bào thai, sinh con và hậu sản. Thân chủ thường dựa vào những hiểu biết của nhân viên công tác xã hội để quyết định. Nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ và giáo dục thân chủ nhiều trong giai đoạn mang thai. Mặc dù hầu hết các kiến thức về phát triển của thai nhi được trình bày trên đây lấy từ mô hình y tế và tâm sinh xã hội, nhân viên công tác xã hội có thể phối hợp các thông tin từ nhiều lý thuyết khác trong tiến trình can thiệp để giúp hiểu rõ hơn việc mang thai và sự phát triển của bào thai ảnh hưởng thế nào đến thân chủ, và các mối tương quan xã hội của họ. III. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP H là một nữ sinh 18 tuổi vừa mới phát hiện có thai hai tháng tuổi. Cha của đứa bé là bạn trai 19 tuổi của H. Họ quen nhau được một năm. Cả hai đang học đại học, có nhiều bạn bè và học hành tốt. Cha mẹ của H có cái nhìn bảo thủ về gia đình, hẹn hò, hôn nhân, tôn giáo và vai trò của các thành viên trong gia đình. Vì lý do đó, H sợ, không biết cha mẹ sẽ phản ứng ra sao nếu họ phát hiện em đang mang thai. Thật ra cha mẹ của em còn không biết là em đang hẹn hò nữa. Khi không thể chế ngự được những triệu chứng có vẻ như bệnh cảm, H mua que thử và biết mình có thai. Em rất hoảng loạn, nửa muốn giữ lại thai nhi, nửa sợ rằng giữ lại thì cha mẹ sẽ chối bỏ mình và không hỗ trợ gì. Bạn trai của H nói với em rằng nó sẽ không giúp gì cho em nếu em quyết định giữ đứa bé lại. H cũng không muốn bỏ học, vì thế em đang cố gắng khám phá mọi chọn lựa với bạn là nhân viên công tác xã hội. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN THAI NHI - Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi theo từng quý trong đó quý thứ nhất đóng vai trò quan trọng bậc nhất - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trước khi sinh và sau này: sức khỏe thể chất, tâm lý của cha mẹ, môi trường không an toàn và các biến chứng khi sinh là những điều cần lưu ý trong giai đoạn này - Thực hành phân tích trường hợp một em gái 18 tuổi có thai được hai tháng nhằm nêu bật nhu cầu bảo đảm sức khỏe thể chất, tâm lý và cảm xúc của thân chủ này
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 2: GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI I. THỜI KỲ SƠ SINH (0-2 THÁNG TUỔI) Từ 0 - 2 tháng, trẻ rất yếu ớt, nếu tách khỏi người lớn thì không thể tồn tại được. Não bộ của trẻ nặng khoảng 400gram, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh hoạt động còn rất hạn chế. Trong thời gian này, trẻ có một số đặc điểm sau: 1. Sự phát triển các giác quan - Bộ máy thị giác và thính giác của trẻ sơ sinh trong thời gian đầu hoạt động chưa hoàn thiện, chỉ khi ở khoảng cách gần nhất mới gây ra phản ứng nhìn và những âm thanh chói tai mới gây ra phản ứng nghe nơi trẻ. Tuy nhiên hai bộ máy này cùng với sự phản ứng đối với các vật kích thích bên ngoài sẽ được hoàn thiện nhanh chóng trong những tuần lễ và những tháng đầu tiên dựa trên cơ sở trưởng thành của hệ thần kinh. Trọng lượng của não tăng lên nhanh chóng, các dây thần kinh lớn lên và hoàn thiện hơn giúp các giác quan và khả năng vận động phát triển. - Sự phát triển này còn diễn ra dưới ảnh hưởng của những ấn tượng bên ngoài mà đứa trẻ tiếp nhận được. Điều kiện cần thiết cho sự trưởng thành của não trong thời kì sơ sinh là luyện tập các giác quan cho trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội để các tín hiệu muôn hình muôn vẻ bên ngoài xâm nhập vào não bộ của trẻ thông qua các giác quan đó. Nếu đứa trẻ bị rơi vào tình trạng “biệt lập cảm tính” (không có đủ số lượng ấn tượng kích thích bên ngoài) thì sự phát triển của nó bị chậm lại một cách rõ rệt. 2. Các phản xạ cơ bản Hầu hết trẻ sơ sinh được chuẩn bị tốt để tương tác với thế giới xung quanh thông qua một tập hợp các phản xạ không điều kiện đa dạng như: Tên Phản xạ Ý nghĩa Ngón chân xòe ra khi bàn chân bị cù từ gót đến Có thể là tàn dư của Phản xạ Babinski ngón chân (Trẻ bị tổn thương cột sống không có sự tiến hóa phản xạ này) Chớp mắt Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn Bảo vệ mắt Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng Phản xạ Moro Giúp bé bám chặt mẹ vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng Lòng bàn tay Dấu hiệu nắm bắt tự ý bàn tay Phản xạ cơ bản Khi khều má bé, bé ngoảnh mặt sang bên má bị Giúp bé tìm núm vú (Phản xạ tìm kiếm) khều rồi há miệng Phản xạ bú Bé bú khi người khác đưa đồ vật vào miệng Cho phép nuôi ăn Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác Bảo vệ bé tránh kích Phản xạ rút chân dùng kim gút cù nhẹ. (Trẻ bị tổn thương dây thần thích khó chịu kinh hông không có phản xạ này)
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Nếu bé không có được những phản xạ cơ bản trên, người chăm sóc phải để ý và tìm hiểu nguyên nhân để có hướng can thiệp càng sớm càng tốt. 3. Các trạng thái cơ bản Trong tháng đầu tiên, trẻ dành 80% thời gian để ngủ. Trẻ ngủ từ 18 - 20 giờ mỗi ngày. Chu kỳ thức ngủ của trẻ sơ sinh khoảng mỗi 4 tiếng (ngủ 3 tiếng, thức 1 tiếng), sau đó lại bắt đầu một chu kỳ mới. Trong giai đoạn này, trẻ có 6 trạng thái cần phải quan tâm: - Ngủ ngon, say, hơi thở đều, mắt nhắm nghiền tốt - Ngủ không sâu, người co giật, hơi thở mạnh không đều cần dỗ dành - Ngủ lơ mơ, chập chờn không tốt, cần để ý nguyên nhân - Thức tỉnh táo, nằm yên không ngọ nguậy nhiều tốt - Thức và cử động nhiều, ngọ nguậy khó chịu có thể chậm tăng cân và ảnh hưởng đến tâm lý - Kêu khóc, gào thét cao độ, gồng người trẻ gặp vấn đề bất an, khó chịu Tiếng khóc là biểu hiện sự giao tiếp đầu tiên của trẻ với người lớn. Có ba loại tiếng khóc dễ phân biệt (Holden, 1988): - Tiếng khóc cơ bản bắt đầu thật khẽ sau đó dần dần mãnh liệt hơn diễn ra khi trẻ đói hoặc mệt - Tiếng khóc bực bội mãnh liệt hơn tiếng khóc cơ bản - Tiếng khóc đau đớn bắt đầu bằng một loạt tiếng khóc đột ngột, kéo dài, tiếp theo là sự tạm ngưng và thở hổn hển Qua tiếng khóc, trẻ cho người lớn biết nó đói hoặc mệt, giận dữ hoặc đau. 4. Sự phát triển tâm lý - Nhu cầu gắn bó Đối tượng đầu tiên mà trẻ chú ý tới trong môi trường xung quanh là gương mặt người lớn. Ở trẻ hình thành phức cảm hớn hở. Đây là phản xạ xúc cảm có kèm theo sự vận động và âm thanh phát ra từ đứa trẻ. Khi phát hiện ra người lớn, trẻ chủ động dùng loại phản xạ này để tác động đến họ. Đặc biệt, đối với mẹ, trẻ có nhu cầu gắn bó đặc biệt. Ngay từ khi lọt lòng mẹ, trẻ đã bắt được tín hiệu sự gắn bó giữa mẹ - con qua xúc giác. Trẻ mút, bám, khóc, mỉm cười, rúc đầu vào ngực mẹ, tìm vú và muốn được áp sát vào mẹ được ôm ấp vỗ về. Thông qua những tín hiệu phát ra từ mẹ và con, nhiều công trình đã tổng kết được 4 kiểu quan hệ mẹ con: Kiểu thứ nhất: Tín hiệu phát ra ở cả mẹ và con đều mạnh, nghĩa là nhu cầu gắn bó mẹ con điều tỏ ra bức thiết, mối quan hệ gắn bó mẹ con được thiết lập dễ dàng (kiểu này phổ biến ở những cặp mẹ con sinh nở bình thường, xuất phát từ lòng ước ao mong đợi của người mẹ đón chờ sự ra đời của đứa con). Kiểu này thuận lợi cho sự phát triển tâm lí của trẻ sau này. Kiểu thứ hai: Tín hiệu phát ra từ mẹ thì mạnh, nhưng từ con lại yếu. Thường đây là những trẻ thiếu tháng hoặc khuyết tật bẩm sinh. Người mẹ không nên giao tiếp với con quá mạnh mẽ hoặc hối hả, mà nên nhẹ nhàng, từ tốn, nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, kiên trì chờ tín hiệu con đáp lại. Kiểu thứ ba: Tín hiệu của con mạnh, nhưng của mẹ lại yếu. Kiểu này thường xẩy ra ở những người mẹ mang tâm trạng riêng tư, phiền muộn chán chường dẫn đến thái độ thờ ơ với con, không muốn âu yếm vỗ về nó.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Theo đó tín hiệu của đứa con phát ra cũng yếu dần đi, có khi mất hẳn, trẻ rơi vào trạng thái ủ ê mệt mỏi, thu mình lại. Kiểu thứ tư: Tín hiệu phát ra đều yếu ở mẹ và con. Đây thực sự là tai họa, cần có sự tác động của thầy thuốc và những người xung quanh. Tạo được sự gắn bó mẹ con ngay từ những ngày đầu trẻ mới ra đời là cách phòng ngừa tốt nhất, tránh cho trẻ nguy cơ chậm phát triển và những lệch lạc về sinh lí cũng như tâm lý sau này. Nhu cầu gắn bó mẹ - con là cơ sở cho nhu cầu giao tiếp về sau của trẻ với những người xung quanh. Mẹ là nguồn gây ấn tượng và là người tổ chức ấn tượng bên ngoài cần thiết cho sự phát triển thần kinh và các giác quan tâm lí cho trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ thiếu sự yêu thương của người mẹ từ nhỏ thường sống trong tình cảnh cô đơn, lo lắng và sợ hãi sẽ mặc cảm trong giao tiếp với người khác. - Nhu cầu tiếp nhận ấn tượng thế giới bên ngoài Nhu cầu tiếp thu ấn tượng từ thế giới bên ngoài là cơ sở của các nhu cầu xã hội khác như nhu cầu giao tiếp và nhu cầu nhận thức sau này của trẻ. Nhu cầu này gắn liền với phản xạ định hướng. Trẻ nhìn theo các vật sáng di động, nó phản ứng với âm thanh, đặc biệt giọng nói của người mẹ. Trẻ có thể nín khóc để lắng nghe tiếng hát ru, giọng dịu dàng của người lớn. Trẻ tập trung nghe âm thanh, nhìn ánh sáng, màu sắc. Trẻ sơ sinh tháng thứ hai đã bắt đầu chú ý đến khuôn mặt người lớn, trẻ thường mỉm cười khi người lớn cúi xuống trò chuyện với nó. Người lớn cần đưa các ấn tượng bên ngoài đến trẻ. Nếu đứa trẻ bị "đói ấn tượng" nó sẽ chậm phát triển một cách nghiêm trọng (hội chứng "nằm viện"). 5. Khủng hoảng tuổi sơ sinh - Khủng hoảng tuổi sơ sinh là một bước chuyển biến giữa hình thức sống kí sinh trong bụng mẹ - một môi trường tương đối ổn định, sang hình thức sống bên ngoài trong môi trường với vô số kích thích. Đối với trẻ, ra đời là một cú sốc, mặc dù chúng không có một ý thức nào về việc này. Các nhà phân tâm học gọi đó là tổn thương đầu tiên mà trẻ phải chịu đựng và nó có tác động rất mạnh đến cả cuộc đời sau này của con người. Đó là một sự đảo lộn hoàn toàn sự cân bằng, kéo theo sự biến đổi sâu sắc. Không chỉ chịu mọi sức ép và những những cơn co thắt, mà trẻ còn chịu một trạng thái nặng nề đột ngột từ một môi trường chất lỏng qua môi trường không khí, cũng như đột ngột bị nhiễm lạnh. Nhu cầu oxy làm cho hoạt động hô hấp bắt đầu, việc hít không khí lần đầu có lẽ là đau đớn, kèm theo tiếng khóc đầu tiên. - Vì thế sau khi ra đời, trẻ cần một giai đoạn thích nghi, cần được ở trong bầu không khí tâm lí bình yên, được bảo vệ, che chở ấm áp tình cảm của người mẹ. Thiếu sự an toàn, cảm xúc của trẻ sẽ bị rối loạn. Cần lưu ý, trong tháng đầu tiên, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người lạ để tránh bất an và vi khuẩn cho trẻ. II. THỜI KỲ HÀI NHI (3 - 12/15 THÁNG) 1. Sự phát triển vận động - Sự phát triển vận động thô Sự vận động thô ở trẻ được diễn tiến như sau: Thời điểm xuất hiện Phát triển vận động
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI các vận động 1 tháng tuổi Nâng cằm 2 tháng tuổi Nâng ngực 3 tháng tuổi Với tay về phía đồ vật như là vẫy 4 tháng tuổi Ngồi có người đỡ 5 tháng tuổi Nắm đồ vật trong tay 7 tháng tuổi Ngồi không cần đỡ 8 tháng tuổi Tự ngồi, không cần sự trợ giúp 9 tháng tuổi Bò úp bụng, đứng bám tay Bò bằng bàn tay và đầu gối, 10 tháng tuổi đi được nhờ người lớn giữ hai tay 11 tháng tuổi Tự đứng 12 tháng tuổi Đi được nhờ người lớn giữ một tay - Sự phát triển vận động tinh Trẻ ba tháng bắt đầu cầm đồ chơi lắc. Khi 4 tháng trẻ sử dụng cả hai bàn tay cầm đồ chơi, nhưng chưa phối hợp hai tay. Khoảng 5 tháng tuổi đứa trẻ có thể kết hợp cử động của hai bàn tay, trẻ dùng tay phải cầm đồ chơi, tay trái vuốt ve. Động tác cầm nắm là hành động có tính định hướng đầu tiên, là bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ năm đầu đời. Hành động cầm nắm có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lí của trẻ: Bàn tay trở thành cơ quan xúc giác, bàn tay biết "khám phá". Sự cầm nắm được thực hiện dưới sự kiểm tra của mắt: Trẻ nhìn theo tay, theo dõi tay chuyển động về phía đồ vật. Khi tác nhân kích thích lọt vào mắt trẻ, hình ảnh chưa có. Hình ảnh chỉ xuất hiện khi có sự tiếp xúc giữa sự sờ mó bằng tay lên chính đồ vật. Cầm nắm đồ vật cũng là sự phối hợp hoạt động của tay và mắt. Nhờ động tác cầm nắm mà đôi tay phát triển, bắt đầu có sự đặt ngón cái đối diện với các ngón còn lại. Trẻ 4 - 7 tháng, xuất hiện hành động dịch chuyển, lay động đồ vật, gõ lắc tạo ra âm thanh. Khoảng 7 - 10 tháng, hình thành các động tác phối hợp: cầm nắm hai vật cùng một lúc, đẩy chúng ra xa. Cuối thời kỳ hài nhi (10 - 11 tháng đến 14 tháng) xuất hiện hành động chức năng: đặt cạnh, xếp chồng, lồng hộp, xâu chuỗi, xỏ các vật. Cầm nắm, hướng tới đồ vật, là những hành động kích thích tư thế ngồi của trẻ. Khi trẻ ngồi được, trước mắt trẻ xuất hiện nhiều đồ vật khác nhau. Trẻ bị lôi cuốn, nó với tới đồ vật, nhưng để chạm đến đồ vật được, nó phải nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Nhờ vậy, giao tiếp có được sắc thái mới, nó trở thành sự giao tiếp có chủ đích (vì đồ vật). 2. Sự phát triển hoạt động giao tiếp - Giao tiếp xúc cảm trực tiếp (2 - 6 tháng): Trẻ tìm kiếm sự quan tâm, âu yếm của người lớn (biểu hiện của nhu cầu giao tiếp) bằng cách nhìn chằm chằm vào người lớn, cử động chân tay, phát ra những âm thanh nho nhỏ, vui vẻ khi người lớn đến gần nói chuyện (hóng chuyện)… Người lớn ở bên trẻ cần trò chuyện, mỉm cười, kể chuyện cho trẻ nghe, đừng băn khoăn về việc trẻ không hiểu hết những điều người lớn nói.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI - Giao tiếp tình huống công việc (bắt đầu từ nửa sau của năm thứ nhất): trẻ không chỉ thỏa mãn bởi giao tiếp với người lớn bằng những cái vuốt ve mà còn cần người lớn hợp tác với nó trong công việc. Trẻ tìm kiếm người lớn, đòi hỏi một sự quan tâm từ phía họ. Trẻ mong chờ người lớn tỏ thái độ với những gì nó làm, và chủ động tham gia vào công việc của nó (làm/chơi cùng nó). - Trong thời kì hài nhi, giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ trở thành người. Nhờ hoạt động chủ đạo này trẻ có những cảm xúc tích cực, có đời sống tâm lí ổn định. Qua giao tiếp với người lớn, sự phát triển ngôn ngữ cũng dần được hình thành. Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, người lớn luôn hướng dẫn, uốn nắn, đánh giá hành vi của trẻ (bằng nụ cười bằng lòng hay vẻ mặt không đồng ý) và trẻ nhận ra hành vi của mình đúng hay không đúng để từ đó học được thói quen tốt và cách ứng xử phù hợp. 3. Cấu trúc tâm lý mới của tuổi hài nhi - Một loạt các hành động ở tuổi hài nhi thúc đẩy sự phát triển tâm lý nơi trẻ. Việc cầm nắm đồ vật cho phép trẻ thực sự làm chủ thế giới ngay bên cạnh, đem lại những vận động cho bàn tay, những kinh nghiệm (tự ăn/bị bỏng, bị kẹp), và ý muốn vận động. Có hành động với đồ vật mới giúp trẻ tìm hiểu các đối tượng, các thuộc tính của chúng và có được những ấn tượng mới. Các hoạt động ngồi, đứng, bò rồi đi có giá trị phá vỡ tình huống phát triển cũ. Khi trẻ biết đi, cái chính không phải là sự mở rộng không gian tiếp xúc của trẻ, mà là trẻ đã tách mình khỏi người lớn, thể hiện sự di chuyển độc lập đầu tiên. Bây giờ không phải mẹ dẫn dắt trẻ, mà là trẻ dẫn mẹ đến nơi nó muốn. Hoạt động này giúp trẻ mở rộng tầm nhìn, gia tăng khả năng hành động, và có được những kinh nghiệm đủ loại. Tuy nhiên cần lưu ý để xa những vật nguy hại khỏi tầm tay của trẻ. - Việc phát ra các từ vựng đầu tiên cũng có một ý nghĩa đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ tự cảm và chỉ có những người thân mới hiểu, ngôn ngữ này đặc thù ở cấu trúc, nó hình thành từ những âm của từ. Các nhà tâm lý học gọi nó là "tiếng vú em". Ngôn ngữ này là tiêu chí chứng tỏ tình huống xã hội của sự phát triển cũ đã bị phá vỡ. III. THỜI KỲ ẤU NHI (1 - 3 TUỔI) 1. Phát triển thể chất - Khi trẻ em 3 tuổi, não của nó cân nặng 1.200 gram, gần bằng não người lớn (1300 - 1400 gram). Tư thế đứng thẳng người và những bước đi ban đầu từ cuối năm thứ nhất bây giờ đã vững chãi hơn. Trẻ không chỉ đi được mà còn chạy nhảy trong một không gian ngày càng mở rộng. Khả năng di chuyển có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển tâm lý, dẫn tới khả năng giao tiếp với thế giới bên ngoài rộng rãi hơn, độc lập hơn, tự chủ hơn. Trẻ 3 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự phục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với những người lớn xung quanh. 2. Cấu trúc tâm lý - Sự phát triển ngôn ngữ Giai đoạn ấu nhi là giai đoạn ngôn ngữ ở trẻ phát triển rất nhanh theo hướng tăng vốn từ, và hiểu cấu trúc ngữ pháp qua giao tiếp với người lớn và qua các hoạt động với đồ vật. Từ vựng của trẻ vừa có ý nghĩa chỉ đối tượng cụ thể vừa có ý nghĩa khái quát hóa. Tạo hình và đồ chơi có vai trò lớn trong quá trình này. Trong tạo hình, trẻ chỉ hình vẽ thay cho đồ vật thật, trong vui chơi trẻ gọi ghế là ngựa... Ngôn ngữ làm phát triển trí tuệ, giải phóng trẻ khỏi sự phụ thuộc
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI vào tri giác. Ngôn ngữ tham gia vào quá trình trí nhớ, tư duy và tưởng tượng của trẻ. - Sự phát triển tư duy Ở trẻ ấu nhi tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hành động. Những biểu hiện tư duy gắn rất chặt với hành động trong những tình huống cụ thể. Trẻ biết sử dụng mối liên hệ giữa đối tượng để đạt tới mục đích. Chẳng hạn trẻ kéo cái rổ để lấy quả cam đựng trong đó, kéo cái khăn trải bàn để lấy cái ly. Trẻ cũng khám phá ra rằng những đối tượng khác nhau có thể được sử dụng bằng cách thức giống nhau. Ví dụ có thể dùng cây gậy để khều quả cam ở gầm giường, chọc quả chuối ở trên cao, hoặc hích trái banh từ góc này sang góc khác v.v. Tính khái quát ban đầu của công cụ, và của kinh nghiệm hành động xuất hiện từ đây, làm nền tảng quan trọng cho sự phát triển tư duy sau này. - Quá trình xuất hiện "Cái tôi" và tiền đề của sự hình thành nhân cách của trẻ ấu nhi Theo Lewis (1987) sự phát triển cái tôi xuất hiện khi trẻ 20 - 24 tháng. Chúng bắt đầu nhận ra ảnh của mình trong ảnh đám trẻ con cùng tuổi. Trẻ 28 tháng bắt đầu xác lập chủ sở hữu trên đồ chơi khi chơi chung với bạn. Nếu nó lấy máy bay chơi trước mà bạn đến gần định lấy thì nó vội giằng lấy và nói: "Cái này của tôi mà". Cuối tuổi ấu nhi, trẻ bắt đầu nhận biết được mình là ngôi thứ nhất. Trẻ trò chuyện đúng ngôi, ngay cả khi ở trong tình huống có nhiều ngôi khác nhau (lúc này trẻ xưng con, xưng em và cả xưng tao). Đối với người lớn, sự xuất hiện cái tôi của trẻ còn biểu hiện ở thái độ trẻ bắt đầu “bướng”, đòi nằng nặc để theo ý mình, có ý chống đối (không chịu ăn, chịu ngủ...). Tuy nhiên, các nhà tâm lý cho rằng tính chống đối của trẻ có chọn lọc, chỉ xảy ra đối với người lớn độc đoán, muốn hạn chế sự tự do, tính độc lập của trẻ. Nếu biết khuyến khích tính độc lập của trẻ một cách hợp lý thì những khó khăn trong quan hệ giữa trẻ và người lớn sẽ được khắc phục, khủng hoảng sẽ nhanh chóng qua đi. Cùng với sự hình thành của "cái tôi", tính tự ý thức cũng manh nha ở thời kỳ này. Trẻ thường tự cố gắng trong hành động để được người lớn khen thưởng. Trẻ mong muốn người lớn thừa nhận, khen ngợi những nỗ lực của nó. Lời ngợi khen và tán thưởng của những người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình thành tình cảm tự hào, sự tự khẳng định mình. Chúng còn giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực mà người lớn qui định. Từ đó, trẻ phát triển cái tốt, cái đúng và hạn chế cái xấu, cái sai. Đây là điều kiện góp phần hình thành nhân cách sau này của trẻ. 3. Hoạt động chủ đạo Ở độ tuổi này, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động với đồ vật. Hoạt động này giúp trẻ học biết được đặc điểm và phương thức sử dụng đồ vật. Hoạt động với đồ vật gồm hai loại hành động: - Hành động thiết lập mối tương quan: Là hành động đưa hai hoặc nhiều đối tượng (hoặc các bộ phận của chúng) vào mối tương quan nhất định trong không gian. Ví dụ trẻ có thể xếp chồng được các khối gỗ thành hình tháp. Khi xếp trẻ phải tính đến những thuộc tính của các đối tượng và thiết lập mối tương quan của chúng sao cho khối gỗ to nhất ở dưới cùng và khối gỗ nhỏ dần ở phía trên. Trẻ có thể xâu chuỗi hạt theo thứ tự các màu xanh - đỏ - vàng. Đây là những hoạt động khá phức tạp đối với trẻ. Ban đầu chúng thường xếp lung tung và
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI nhờ người lớn giúp bằng cách làm mẫu. Về sau, trẻ tự làm theo lối thử – phạm lỗi rồi dần làm được. Nhờ thế, các chức năng tâm lý như trí nhớ, tư duy, trí tưởng tượng phát triển mạnh. - Hành động công cụ: Là hành động trong đó một đồ vật nào đó được sử dụng như một công cụ để tác động lên đồ vật khác. Ví dụ trẻ dùng muỗng để xúc cơm, dùng que để khều banh. Việc sử dụng công cụ đòi hỏi bàn tay thao tác khéo léo và giúp trẻ biết được mục đích của hành động và chức năng của công cụ. Ví dụ sau khi trẻ uống nước trong ly, trẻ mới hiểu mục đích sử dụng ly là để uống nước. Trong khi học biết cách thức sử dụng các đồ vật sinh hoạt hằng ngày, trẻ cũng học được những qui tắc hành vi xã hội. Một đứa trẻ khi giận dỗi có thể ném cái ly nước xuống sàn, nhưng bằng kinh nghiệm của mình (thông qua thái độ của người lớn) dần dần nó nhận ra đó là một hành vi không đúng, không phù hợp với qui tắc sử dụng đồ vật và lần sau, "lỡ" có làm như vậy, nó tỏ ra sợ hãi khi nhìn vào mặt người lớn. Những qui tắc ứng xử xã hội sẽ được hình thành dần dần như vậy. 4. Khủng hoảng tuổi lên 3 Khủng hoảng 3 tuổi là khủng hoảng về quan hệ xã hội. Mọi khủng hoảng quan hệ xã hội đều là khủng hoảng đề cao "cái tôi" của bản thân. Trong tác phẩm "Về nhân cách trẻ 3 tuổi", V.Keler mô tả sự khủng hoảng tuổi lên 3 với các hiện tượng cơ bản sau: - Bướng bỉnh: trẻ kiên quyết tìm cách thỏa mãn đòi hỏi của bản thân, khăng khăng giữ quyết định của mình - Ngang ngạnh: Gần giống với sự bướng bỉnh nhưng nó có đặc điểm đặc trưng là tính công khai và tính thiếu cá tính. Trẻ phản kháng lại trật tự trong gia đình, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích - Tự tiện: đây là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ muốn tự làm mọi thứ giống người lớn. Trước mặt người lớn trẻ tỏ ra ngoan ngoãn, sau lưng người lớn trẻ lén làm mọi thứ. - Vô lễ với người lớn: Trẻ có thể nói người lớn “Đồ ngu” hay xưng “mày, tao” với người lớn - Chống đối: Tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, ẩu đả với người lớn. Có trẻ sẵn sàng cắn lại người lớn để không phải làm theo mệnh lệnh của họ - Chuyên quyền: ở những gia đình có độc nhất một trẻ, chúng ta sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền ở trẻ. Trẻ tỏ ra có áp lực chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi cái xung quanh và nó đưa ra hàng loạt các phương thức chuyên quyền. Trẻ có thể khóc ré lên, hoặc khóc tỉ tê, hoặc làm bộ mếu, hoặc dãy đành đạch... để điều khiển người lớn theo ý mình. Những lúc như vậy, trẻ thường liếc trộm người lớn xem phản ứng của người lớn để điều chỉnh phương thức chuyên quyền của mình.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI IV. TUỔI MẪU GIÁO (3 - 6 TUỔI) 1. Sự phát triển thể chất Ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về mặt sinh học. Trọng lượng của não tăng nhanh chóng (từ 1.100 gram lên 1.300 gram), xương chắc chắn hơn, cơ quan hô hấp và tuần hoàn, và các bộ máy nhận cảm phát triển mạnh 2. Sự phát triển tâm lý Đây là giai đoạn phát triển của cảm giác, tri giác, tưởng tượng, tư duy, ngôn ngữ mạnh mẽ. - Theo Piaget, khi trẻ lên 4 tuổi, có một sự chuyển biến trong tư duy. Tư duy của trẻ lúc này có mang màu sắc của sự suy luận dựa trên những biểu tượng cụ thể về thế giới khách quan. Những suy luận này gắn chặt với hành động, bị chi phối bởi những ý nghĩ chủ quan, còn chưa xác đáng. Ví dụ: nước biển mặn vì người ta bỏ muối vào, những người mặc áo bơ-lu trắng đều là bác sĩ… Tuy nhiên đây là công cụ mạnh mẽ giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, tích lũy phong phú các biểu tượng bảo đảm cho việc chuyển sang loại tư duy tiền thao tác ở giai đoạn sau. - Vào 5 - 6 tuổi ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo phát triển mạnh, đạt chất lượng cao cả về mặt phát âm, vốn từ và những hình thức ngữ pháp. Điều cần lưu ý là quá trình tưởng tượng phát triển rất mạnh ở lứa tuổi này, thể hiện trong trò chơi, trong các bức vẽ, trong các câu chuyện "bịa" của trẻ. Các trò chơi phân vai theo chủ đề giúp trẻ tưởng tượng ra nhiều nhân vật đặc sắc. - Trí tưởng tượng của trẻ đầu tuổi mẫu giáo chủ yếu là không chủ định. Những gì làm trẻ xúc động mạnh sẽ trở thành đối tượng của tưởng tượng. Do ảnh hướng của trò chơi, trẻ "sáng tác" những truyện cổ tích, nhiều trẻ khi "sáng tác" mà chưa biết câu truyện của mình sẽ nói về cái gì. Trí tưởng tượng có chủ định hình thành ở trẻ mẫu giáo lớn trong quá trình phát triển các dạng hoạt động sáng tạo (vẽ, nặn, thiết kế trong xây dựng và kể chuyện). Trong các hoạt động này có sự điều chỉnh hành vi của trẻ bằng ngôn ngữ (Trẻ tự nghĩ ra khúc cuối của một câu chuyện, sáng tác truyện theo chủ đề, vẽ tranh theo mục đích đặt ra từ trước). 3. Sự phát triển về mặt tương tác môi trường xã hội Trẻ mẫu giáo bắt đầu đi học nên mối liên hệ xã hội của trẻ có những thay đổi quan trọng. Hoạt động cùng nhau ở giai đoạn trước được thay thế bằng việc thực hiện những nhiệm vụ độc lập theo những lời chỉ dẫn của người lớn. Trẻ phải hoàn thành một số nghĩa vụ sơ đẳng đối với bản thân và những người xung quanh. Trẻ một mặt ngày càng tách mình ra khỏi người lớn, mặt khác muốn bắt chước để xử sự như người lớn. Trẻ phân biệt được đồ vật của mình, việc làm của mình với đồ vật, việc làm của người khác: "Cái này của con, cái đó của mẹ", "Mình làm việc này, bạn làm việc khác”. Như vậy, trong suốt tuổi mẫu giáo "cái tôi" phát triển mạnh và dần dần trở thành ý thức về bản thân. 4. Sự hình thành nhân cách Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý ổn định và tuổi mẫu giáo là tuổi xây nền nhân cách. Nhìn vào trẻ, người ta có thể biết được cá tính của nó ra sao. Nhân cách của trẻ được hình thành qua bắt chước và qua sự giáo dục của người lớn. Nếu người
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI lớn chuẩn mực, trẻ bắt chước được điều hay. Nếu người lớn giáo dục đúng cách, trẻ sẽ có nhiều đức tính tốt. Tính cách của trẻ mẫu giáo thể hiện qua: - Hành động hợp đích: Trẻ ráng ăn để được đi chơi - Các loại tình cảm cấp cao khác với con vật ở cấp thấp: Tình cảm đạo đức: những rung cảm, xúc cảm của con người trên những hành vi đạo đức. Trẻ có thái độ tương ứng đối với hành vi - tốt thì khen ngợi, tự hào; xấu thì chê bai, căm ghét. Trẻ bắt đầu có tiếng nói lương tâm, lương tri (trẻ ghét các nhân vật ác trong phim, trong kịch). Nếu bị hạn chế, sự phát triển nhân cách về sau sẽ tệ hại. Ví dụ trẻ dỗ dành bạn bằng cách cho đồ chơi và bị bố mẹ mắng là ngu thì tình cảm đạo đức bị giập tắt. Về sau, trẻ có thể vô cảm, không có tình người Tình cảm trí tuệ: Trẻ thích tìm hiểu thế giới xung quanh, tự khám phá, đặt nhiều câu hỏi (búp bê có mỏi mắt không, tại sao con gà lại chỉ có hai chân trong khi con chó lại có bốn chân!?!) Tình cảm thẩm mỹ: Trẻ đều cảm nhận được và có thái độ trước cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái hào hùng. Đẹp - trầm trồ, xấu - gớm, anh hùng - ngưỡng mộ, làm theo, hài - cười, bi - buồn 5. Hoạt động vui chơi Vui chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mẫu giáo. Trong trò chơi, trẻ thể hiện ước vọng làm người lớn. Chúng phân vai theo chủ đề (ví dụ trò bác sĩ - bệnh nhân, cô giáo - học trò, ba - mẹ - con…) và mô phỏng theo đời sống lao động của người lớn cùng với những mối quan hệ xã hội của họ. Chính trong khi vui chơi, trẻ nhận ra những nghĩa vụ, quyền hạn của con người trong xã hội, học các đức tính tốt và các kỹ năng (ví dụ sự đồng cảm, lòng nhân ái, tính tự lập, hợp tác, chủ động, lãnh đạo….). Các hoạt động mang tính mỹ thuật, tạo ra sản phẩm nhất định (ví dụ như vẽ, nặn, ghép hình, xây dựng….) cũng rất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo, óc thẩm mỹ và nhân cách ở giai đoạn này. 6. Hoạt động học tập và lao động - Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập đang ở thời kì sơ khai. Trẻ được tiếp thu một lượng tri thức chung về thế giới xung quang do trực tiếp nhìn, nghe, qua tranh ảnh, chuyện kể… Những tri thức này làm nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức nơi trẻ mà biểu hiện của nó là việc trẻ không ngừng đặt câu hỏi. Tuy nhiên cần chú ý rằng hoạt động học tập của trẻ ở giai đoạn này chưa đặt nặng vấn đề cung cấp kiến thức và mà chỉ chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng học tập về sau (lắng nghe, chú ý, giữ trật tự….). Vì thế không nên thúc giục trẻ học quá sớm. - Trẻ mẫu giáo thực hiện các nhiệm vụ lao động đơn giản: lao động tự phục vụ (để dép lên kệ, xếp ghế, lau mặt, đánh răng,..), lao động phụ giúp người lớn (bê thức ăn, dọn bàn…), chăm sóc cây cối, vật nuôi, làm các đồ vật và đồ chơi đơn giản (bằng giấy, vải vụn, hột hạt…). Lao động có những ý nghĩa nhất định cho sự phát triển nhân cách về sau. Qua lao động trẻ học cách hợp tác, quan tâm và chia sẻ trách nhiệm. Trẻ ham làm thì chừa thói xấu, lười biếng, ỷ lại và biết được giá trị sức lao động
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN TỪ 0 ĐẾN 6 TUỔI Ngoài việc lưu ý đến những sự phát triển thể chất ở từng độ tuổi, cần quan tâm đến những điểm sau: - Thời kỳ sơ sinh (0 - 2 tháng tuổi): trẻ cần một giai đoạn thích nghi, cần được ở trong bầu không khí tâm lí bình yên, được bảo vệ, che chở ấm áp tình cảm của người mẹ. Thiếu sự an toàn, cảm xúc của trẻ sẽ bị rối loạn. - Thời kỳ hài nhi (3 - 12/15 tháng): giao tiếp cảm xúc trực tiếp với người lớn được coi là điều kiện tiên quyết để trẻ trở thành người - phát triển những cảm xúc tích cực, có đời sống tâm lí ổn định, hình thành ngôn ngữ, học được thói quen tốt và cách ứng xử đúng. - Thời kỳ ấu nhi (1 - 3 tuổi): Trẻ thường tự cố gắng trong hành động để được người lớn khen thưởng, thừa nhận. Lời ngợi khen và tán thưởng của những người xung quanh là nguồn cổ vũ quan trọng giúp trẻ hình thành tình cảm tự hào, sự tự khẳng định mình và giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. - Tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuổi): Vui chơi là hoạt động chủ đạo góp phần hình thành và phát triển trí tuệ, năng lực sáng tạo, óc thẩm mỹ và nhân cách ở giai đoạn này.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 3: GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (TUỔI HỌC SINH CẤP I) Tuổi nhi đồng là ở độ tuổi 7 đến 12 tuổi. Đây là lúc sự trưởng thành và phát triển của thể chất, nhận thức và kỹ năng vận động tiếp tục hình thành và ổn định. Trong suốt giai đoạn này, trẻ tham gia vào thế giới bên ngoài với chúng bạn càng lúc càng nhiều và trẻ quan tâm đến sự thành đạt và tự kiểm soát mình. I. SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Trẻ cấp 1 gia tăng chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và các kỹ năng phối hợp. Bộ xương vẫn tiếp tục phát triển, trong đó cột sống có những thay đổi lớn: độ cong ở cổ, ở ngực, ở thắt lưng hình thành tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt hơn trong cử động. Các dây chằng, cơ bắp được tăng cường. Các đốt ngón tay được hoàn thiện. Cơ tim phát triển mạnh và được cung cấp đủ máu nên trong não trẻ có sẵn năng lượng hoạt động khá hơn tuổi mẫu giáo. Trọng lượng của não tăng gần bằng người lớn với cấu trúc hoàn thiện, đặc biệt thùy trán rất phát triển, tạo điều kiện cho việc hình thành những chức năng tâm lý bậc cao. Răng cố định và xương trở nên cứng cáp hơn. Cần lưu ý rằng vệ sinh răng miệng và thói quen dinh dưỡng trong thời gian này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. - Trẻ tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động như chạy, nhảy, leo trèo và các hoạt động khác sử dụng ngón tay và bàn tay. Mặc dù trẻ có thể ngồi yên và tham gia công việc, chúng cần các hoạt động thể chất để tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động. Vi tính, ti vi và các phương tiện điện tử khác làm giảm đi sự phát triển các kỹ năng tinh xảo của trẻ và làm cho trẻ béo phì và sinh ra những vấn đề khác sau này. Đây là lúc trẻ cần có sự quân bình giữa hoạt động thể chất và trí tuệ cũng như có chế độ dinh dưỡng và những thói quen tích cực để gia tăng sức khỏe về lâu về dài. II. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ - Về mặt nhận thức, trẻ tiếp tục phát triển kỹ năng phản hồi và khả năng suy nghĩ linh hoạt và phức tạp hơn trước. Trẻ nhớ lâu, tập trung và có khả năng suy đoán được chi tiết của công việc được giao. Khả năng nối kết thông tin mới với những kiến thức có sẵn có khuynh hướng gia tăng trong giai đoạn này. Trẻ cũng có khả năng hiểu sự việc ở mức độ sâu xa hơn và so sánh, đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên khả năng chú ý ở trẻ còn kém, dễ bị cuốn hút điều mới lạ, dễ phân tán, hay liên tưởng nên hay hỏi chuyện khác trong khi học. - Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh nhỏ khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực. Trẻ sống hồn nhiên, hướng thiện. Trẻ rất vui mừng vì có bạn, tự hào vì được gia nhập Đội, hãnh diện vì được giáo viên giao cho những công việc cụ thể. Trẻ tiếp tục phát triển khả năng tự đánh giá bản thân và cảm xúc. Ban đầu, trẻ đánh giá bản thân dựa vào những đặc điểm bên ngoài như tuổi tác, màu mắt, màu tóc. Về sau, trẻ nhìn vào những đặc điểm bên trong để đánh giá bản thân. Ví dụ trẻ mô tả mình là tử tế, thông minh, rộng rãi, hay được yêu mến. Khả năng hiểu và bày tỏ những cảm xúc phức tạp như tự hào, tội lỗi, ganh tị gia tăng không ngừng. Thêm vào đó, những trạng thái cảm xúc này có khuynh hướng trở thành một phần bản thân trẻ. Trẻ cũng nhận ra trách nhiệm của bản thân trong việc tạo ra và kiểm soát những cảm xúc khác nhau. Trẻ hiểu hơn rằng cảm xúc liên quan với sự kiện và
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI hành động và chúng tìm cách che giấu một số cảm xúc hay bày tỏ cảm xúc theo phương cách được xã hội chấp nhận. - Sự phát triển nhân cách của học sinh nhỏ chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Qua học tập, tập dần với việc tự điều khiển mình tuân theo những qui định của trường lớp. Tuy nhiên, ý chí của trẻ còn non nớt. Trẻ thiếu tính độc lập, dễ bắt chước, làm theo người khác, khả năng tự chủ kém, dễ phạm lỗi, kiên trì yếu, dễ bỏ cuộc (chỉ nhìn những gì trước mắt). Trẻ nhận thức bản thân theo ý kiến của người khác (biết nhà mình giàu hay nghèo, biết thân phận), trẻ hình dung bản thân mình theo nhận xét của những người xung quanh. Đối với trẻ, ý kiến của người lớn, đặc biệt của giáo viên là cơ bản nhất, quan trọng nhất và không thể chống đối lại. Vì thế, trẻ sẽ gặp khó khăn và hoang mang khi đứng trước những ý kiến khác biệt hoặc mâu thuẫn về chính bản thân mình. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐẠO - Học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. So với lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập giai đoạn này vừa đòi hỏi trí tuệ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vừa cần nơi trẻ một năng lực, một ý chí nhất định để tự kiềm chế bản thân, vượt khó khăn, cố gắng thực hiện những yêu cầu của giáo viên. Do những qui định chặt chẽ về mục đích, mục tiêu của giáo dục, trẻ không thể thích thì làm, không thích thì thôi như thời mẫu giáo nữa. Ngược lại, nó phải biết thích ứng với những tình huống xã hội mới ở lớp học, và trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè. - Qua học tập, trí tuệ của trẻ phát triển, trẻ gia tăng óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Tuy nhiên, trong năm đầu khả năng trí tuệ này chưa thật tinh tế. Trẻ dễ viết thiếu nét, đọc nuốt chữ, nhầm lẫn những chi tiết gần giống nhau như oa - ao. Cấu trúc lớp học, tương quan với thầy cô cũng đổi khác rất nhiều, do đó, trẻ cần cha mẹ hỗ trợ trong khoảng một học kỳ đến 1 - 5 năm để có thể thích nghi và đáp ứng nhiệm vụ học tập. IV. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHI ĐỒNG 1. Nhóm bạn cùng trang lứa Đây là một phần của môi trường gần gũi với trẻ có những ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Qua những tương quan đồng đẳng tích cực, trẻ phát triển những tương quan thân thiết và nảy sinh sự đồng cảm và thuận thảo. Trái lại, những tương quan bạn cùng lứa có thể để lại những hậu quả tiêu cực trên sự phát triển của trẻ. Cảm giác bị gạt bỏ, thù địch, đơn độc và trầm uất là kết quả của những tương quan xấu với bạn bè có thể ảnh hưởng đến quan hệ sau này của trẻ với người khác. 2. Hình thức kỷ luật của cha mẹ Khi trẻ càng ngày càng lớn thì cha mẹ càng phải đương đầu với những vấn đề mới xung quanh việc kỷ luật và nuôi dạy con cái. Về mặt thể chất, nhận thức, và cảm xúc, trẻ trở nên có khả năng thực hiện những công việc mới và nhận lãnh những thách đố mới. Theo Piaget, chúng hiểu lý lẽ hơn và biết suy nghĩ đến hành động của mình và của người khác. Erikson thì cho rằng trẻ từ 5 - 6 tuổi trở lên làm việc rất chăm chỉ, chúng tò mò, nhiệt tình và muốn hiểu rõ môi trường. Đối với cha mẹ, kỷ luật ở giai đoạn này xem ra có vẻ dễ dàng hơn giai đoạn trước vì khả năng nhận thức của trẻ cho phép trẻ hiểu được những quy định và hậu quả. Công việc chính của cha mẹ trong giai đoạn này là giúp trẻ phát triển những kỹ năng cần thiết để cư xử có trách nhiệm và độc lập đồng thời hướng dẫn hỗ trợ trẻ đối phó với hoàn cảnh hiểm
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI nguy mà trẻ không thể thấy trước. Việc đánh đập trẻ hay những hình phạt thể chất sẽ để lại những hậu quả xấu. Trẻ có khuynh hướng có những hành vi gây hấn, và bạo lực do học hỏi hành vi của người khác 3. Các phương tiện truyền thông đại chúng - Những cảnh bạo lực trên tivi và việc sử dụng các phương tiện khác như video games, internet cùng với những nội dung không lành mạnh tác động lên hành vi của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ xem những cảnh bạo lực nhiều sẽ dễ có những hành vi gây hấn, chống đối xã hội hay cảm giác sợ hãi, bất an. Trẻ có khuynh hướng cho rằng bạo lực không phải là vấn đề nghiêm trọng. Ở tuổi này, trẻ chưa có khả năng phân biệt giữa thực và ảo nên dễ bắt chước những hành vi trong phim ảnh. Chúng không hiểu rằng diễn viên trên tivi đang sắm vai và những cảnh trong phim là để giải trí mà lại cho rằng những hành vi bạo lực như thế là rất phổ biến và được xã hội chấp nhận. - Chứng béo phì và tiểu đường có liên quan đến số giờ trẻ xem tivi, chơi video hoặc lướt web. Gia đình và các nhà giáo dục cần giúp trẻ dung hòa giữa việc sử dụng phương tiện truyền thông và các dạng giải trí khác cùng với các hoạt động thể chất và những tương tác với nhóm bạn cùng trang lứa. V. PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP S là một bé gái 8 tuổi, con nuôi của đôi vợ chồng không có khả năng sinh con. Cha mẹ S đem em đến bạn là nhân viên công tác xã hội vì thấy em có vấn đề về hành vi. Họ phàn nàn rằng em không chịu làm những gì họ bảo, không theo kịp chúng bạn trong lớp và không chơi với bạn cùng lứa. Cha mẹ S cũng cho biết em không có bạn thân và dành nhiều thời gian chơi một mình. S không quan tâm mấy đến các hoạt động phù hợp với lứa tuổi mình và em thường thu mình lại và không tham gia các gì. Họ lo rằng em sẽ chậm phát triển và sẽ ở lại lớp nếu cứ tiếp tục như thế. Tóm tắt ý chính: GIAI ĐOẠN NHI ĐỒNG (TUỔI HỌC SINH CẤP 1) - Sự phát triển thể chất: Não gần bằng người lớn, gia tăng chiều cao, trọng lượng, cơ bắp và các kỹ năng phối hợp cần các hoạt động thể chất để tiếp tục phát triển các kỹ năng vận động - Sự phát triển tâm lý: có khả năng suy đoán, hiểu sự việc ở mức độ sâu xa hơn; so sánh, đánh giá thông tin ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đời sống xúc cảm, tình cảm khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực - Học tập là hoạt động chủ đạo, giúp trẻ tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, rèn luyện ý chí nhất định để tự kiềm chế bản thân, vượt khó khăn - Những yếu tố tác động: nhóm bạn cùng trang lứa, hình thức kỷ luật của cha mẹ, các phương tiện truyền thông đại chúng
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 4: GIAI ĐOẠN THIẾU NIÊN (TUỔI HỌC SINH CẤP 2) I. SỰ PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ THỂ CHẤT - Đây là giai đoạn đặc trưng với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam (từ 13 -15 tuổi) và nữ (khoảng 11 - 13 tuổi). Ở em gái, ngực, lông ở nách và ở bộ phận sinh dục phát triển, kinh nguyệt cũng bắt đầu xuất hiện. Ở các em trai, ngực bắt đầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển và xuất hiện sự xuất tinh. Những thay đổi rất cơ bản ở trên làm cho các em nhận ra rằng mình không còn là trẻ con nữa. - Ngoài ra, ở thiếu niên còn có những thay đổi thể chất có ảnh hưởng, hoặc thậm chí gây ra sự mất căn bằng, những khó khăn tạm thời trong cuộc sống và hoạt động của các em. Các em ở tuổi này phát triển mạnh về chiều cao, người ta thường gọi là "sự nhảy vọt về tầm vóc". Cuối tuổi thiếu niên, tỉ lệ cơ thể xấp xỉ tỉ lệ đặc trưng của người lớn. Tuy nhiên sự phát triển cơ bắp không theo kịp với chiều cao nên trong giai đoạn đầu, ở các em có sự mất cân đối về chiều cao và chiều ngang của cơ thể. - Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu nên gây ra sự mất cân bằng và các rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch, biểu hiện dưới dạng tim đập nhanh, huyết áp cao, thường chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc giảm. Các em làm việc rất hăng say, nhiệt tình nhưng sức chưa bền, chưa dẻo dai. Tuyến nội tiết hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục), gây sự mất cân bằng của hệ thần kinh trung ương, dễ gây nên những cơn xúc động mạnh, gây những phản ứng vô cớ, những hành vi bất thường. Ở tuổi thiếu niên, các quá trình thần kinh hưng phấn của vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi các em không làm chủ được bản thân, không kiềm chế được xúc động mạnh. Nhìn chung, các em dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, khi hiếu động khi lại uể oải, thờ ơ. Bị lôi kéo, các em có thể sa vào các "nhóm tự phát", các "băng đảng" có những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật vì những hành vi thiếu suy nghĩ. Vào những lúc như vậy, cách xử sự thiếu khéo léo thiếu phù hợp của người lớn có thể gây tổn thương về mặt tâm lý, gây những "cơn sốc" (Stress) dễ dẫn trẻ đến chỗ tuyệt vọng và hành động thiếu suy nghĩ ở tuổi thiếu niên. II. ĐỜI SỐNG CẢM XÚC – Ý CHÍ - Như ở trên đã trình bày, tuổi thiếu niên là lứa tuổi của dậy thì và phát dục. Sự dậy thì đã kích thích chúng quan tâm đến người khác giới, và nảy sinh những rung cảm giới tính mới lạ. Quan hệ với bạn khác giới ở tuổi thiếu niên không "hồn nhiên", "vô tư" như các học sinh nhỏ. Những rung động giới tính thông thường được trẻ 13 - 15 tuổi biểu hiện một cách thẹn thùng, kín đáo, tế nhị với nhau. Nhìn chung những rung cảm giới tính ban đầu ở tuổi thiếu niên là trong sáng. Các em chỉ mong thỏa mãn tâm trạng này bằng một mối thiện cảm nho nhỏ, một lời nói dịu dàng, một cử chỉ quan tâm, một nụ cười trìu mến... Tâm trạng này sẽ qua đi nhanh chóng nếu chúng được sống trong một môi trường lành mạnh, người lớn biết hướng sự chú ý của các em vào hoạt động học tập, lao động có ích, những mối quan hệ bạn bè vô tư, trong sáng. Những sự can thiệp thô bạo của người lớn sẽ làm cho thiếu niên cảm thấy bị chế giễu, xúc phạm và thường dẫn đến hậu quả không tốt đẹp thậm chí tai hại cho nó.
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI - Đối với người lớn, thiếu niên thường tỏ ra bướng bỉnh chống đối nếu người lớn vẫn tiếp tục cư xử với chúng như một đứa trẻ. Những biểu hiện thường gặp là chúng xa lánh phủ định người lớn, và cho rằng người lớn không thể hiểu được mình. Sự xung đột có thể kéo dài cho đến khi nào người lớn thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về thiếu niên, tôn trọng sự độc lập, ý thức vươn lên làm người lớn của chúng, có quan hệ bạn bè, bình đẳng, hợp tác với tư cách là người đi trước có kinh nghiệm hơn dẫn dắt cho chúng. - Ý chí của học sinh thiếu niên có những thay đổi và mang màu sắc mới. Chúng thường cố gắng bắt chước người mẫu lý tưởng mà mình chọn làm thần tượng. Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như sức mạnh, tính can đảm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng gian khổ, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích. III. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP - Tuy đã mang những sắc thái mới và có sự phân hóa đáng kể, hoạt động học tập vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển tâm lý, và nhân cách ở thiếu niên. Đối với nhiều em, sự hấp dẫn của nhà trường tăng lên vì nơi đây trẻ có thể giao tiếp rộng rãi với các bạn cùng tuổi. Giờ học không chỉ đơn thuần là học tập, mà còn là một tình huống tương tác với bạn bè, với giáo viên bằng những cử chỉ, những đánh giá và những rung cảm có ý nghĩa. Do đó, đối với không ít em, sự say mê học tập bị giảm sút, có chút xao lãng trong việc học và chuẩn bị bài. - Việc học tập ở các lớp THCS đòi hỏi các em phải nắm vững một khối lượng tri thức lớn, phải có nhận thức và tư duy cao hơn. Những tri thức mang tính khái niệm, tính khái quát, tính lôgíc đòi hỏi ở thiếu niên động não, tập trung chú ý, ghi nhớ và tưởng tượng. Tuy nhiên, nội dung học tập ở tuổi thiếu niên mở rộng hơn ở tuổi học sinh nhỏ. Chúng tiếp thu kiến thức mang tính độc lập và có mục đích hơn, không chỉ ở trong nhà trường, mà còn bằng nhiều kiểu nhiều cách, nhiều nguồn khác nhau. Động cơ hoạt động học tập của chúng có liên quan đến dự định nghề nghiệp tương lai. - Tương quan với giáo viên cũng khác hơn trước rất nhiều. Không giống thời tiểu học, giờ đây mỗi giáo viên dạy một môn học với phong cách, trình độ tri thức, cách giao tiếp riêng. Học sinh so sánh và đánh giá các giáo viên theo những thông số khác nhau và có mức độ hứng thú học tập cũng khác tùy theo từng môn học, và tùy từng giáo viên. IV. SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH - Đây là thời kỳ “cái tôi" hình thành và phát triển mạnh mẽ. Tự ý thức là một trong những phẩm chất nhân cách nổi bật ở tuổi thiếu niên. Khác với học sinh nhỏ, thiếu niên có nhu cầu hiểu biết những đặc điểm của bản thân, suy nghĩ về chính mình và tự đánh giá về mình để đi đến chỗ hài lòng hay bất mãn với chính mình. Chúng thường tự phân tích bản thân và xem đó như là một phương tiện cần thiết để điều chỉnh, tổ chức những mối quan hệ đối với hoạt động, với bạn bè, với người lớn. - Ngoài khả năng tự đánh giá, thiếu niên phát triển khả năng đánh giá người khác. Chúng thường đánh giá bạn bè, thầy cô, cha mẹ và những người xung quanh cả về hình thức lẫn nội dung. Những sự đánh giá này nói chung khá chính xác và hơi khắt khe. Nó thường biểu lộ không phải trên lời nói mà chủ yếu ở cách ứng xử, ở nghĩa vụ đối với chính những người mà các em đánh giá: các em thường hài lòng, sung sướng hoàn thành tốt những nhiệm vụ khi được những người các em đánh giá cao trao đổi hoặc giao nhiệm vụ. Ngược lại, miễn cưỡng, hoàn thành tắc trách những việc mà những người các em đánh giá là thiếu uy tín giao cho. Nhiều khi chính sự
- T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI đánh giá này giúp các em tìm được mẫu người lý tưởng trong thực tế cuộc sống để noi theo. - Trong sự phát triển nhân cách của mình, thiếu niên bắt đầu suy nghĩ đến nghề nghiệp tương lai trong đó các em tính đến khả năng của bản thân và hoàn cảnh sống của gia đình. Các em thu thập những thông tin, bàn luận về những nghề nghiệp khác nhau và thử ướm khả năng, hoàn cảnh của mình vào các nghề mình thích thú. - Do khả năng đánh giá và tự đánh giá, thiếu niên hình thành và phát triển một phẩm chất nhân cách quan trọng là sự tự giáo dục. Các em quan tâm và tự kiểm tra sự tiến bộ của mình. Chúng có thể buồn hay lên án bản thân vì chưa thực hiện được nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Chúng tự tác động bản thân, tự sáng tạo nhằm đạt được những nhiệm vụ, những mục đích có ý nghĩa. - Trong giai đoạn chuyển tiếp thành người lớn, trong quá trình hình thành và khẳng định cái "tôi" có ý nghĩa xã hội, thiếu niên gặp không ít những khó khăn. Chúng cần sự hỗ trợ tích cực của người lớn và xã hội. Chúng cần môi trường giáo dục thuận lợi khích lệ và hướng dẫn chúng dần dần vượt qua những trở ngại, giải quyết mâu thuẫn để trưởng thành và chuyển sang giai đoạn phát triển mới. V. NHỮNG ĐIỂM KHÁC CẦN LƯU Ý Ở TUỔI THIẾU NIÊN 1. Dậy thì sớm và trễ - Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy rằng phát triển sớm hay trễ đều có những ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực lên trẻ. Đối với em trai, phát triển sớm thường làm gia tăng khả năng thể chất là làm cho trẻ được sự kính trọng và khâm phục của các bạn đồng lứa. Trẻ phát triển sớm sẽ thích nghi tốt hơn và tự tin hơn so với trẻ chậm phát triển. Trái lại, trẻ nam phát triển chậm với thân hình nhỏ con thường dễ có những hành vi gây sự chú ý cho người khác và bị cho là thiếu trưởng thành và không phù hợp. Mặt khác, trẻ phát triển sớm cũng có thể cảm nhận nhiều áp lực hơn so với trẻ nam phát triển chậm vì người khác mong đợi chúng cư xử có trách nhiệm và làm gương cho những trẻ khác. - Đối với nữ, hậu quả của phát triển sớm hay chậm không rõ lắm. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy trẻ nữ phát triển sớm gặp một số vấn đề ở trường, chúng nổi tiếng trong đám con trai và tỏ ra độc lập hơn so với trẻ nữ chậm phát triển. Trẻ nữ phát triển sớm cũng có nguy cơ cao về vấn đề lo lắng, trầm cảm, sử dụng chất gây nghiện, khám phá tình dục và có những rối loạn chức năng trong việc đối phó với stress và các vấn đề ở trường hơn các trẻ chậm phát triển khác. 2. Quan hệ tình dục ở tuổi thiếu niên Các công trình nghiên cứu khoa học về tâm sinh lý ở tuổi dậy thì đều cho thấy hiện nay lớp trẻ vị thành niên có sự phát dục ngày càng sớm và mạnh hơn so với các thế hệ trước đây. Nhu cầu sinh lý, tò mò, thích khám phá muốn khẳng định mình, và do những ảnh hưởng của môi trường sống… đã khiến cho nhiều thiếu niên quan hệ tình dục từ rất sớm. Tác hại của việc quan hệ tình dục ở tuổi này thật vô lường: sức khỏe suy giảm hoặc các bệnh lây qua đường tình dục, học tập sa sút, mang thai ngoài ý muốn, phá thai, vô sinh, khủng hoảng tâm lý… 3. Rối loạn chuyện ăn uống Ở tuổi này, trẻ thiếu niên thường gặp rối loạn chuyện ăn uống, được thể hiện ở một trong hai hình thức, đó là chứng háu ăn hoặc biếng ăn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tâm lí học trẻ em 2
27 p | 341 | 67
-
Bài giảng Sinh lý học trẻ em: Chương 1 - GV. Thân Thị Diệp Nga
64 p | 321 | 56
-
Bài giảng Tâm lý học giáo dục: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Vân
30 p | 632 | 49
-
Bài giảng Chương V - Thời đại đá cũ
9 p | 295 | 34
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 6 - Trần Văn Kham
44 p | 174 | 34
-
Bài giảng về Tâm lý học lứa tuổi - Ths. Châu Liễu Trinh
7 p | 224 | 25
-
Bài giảng Các giai đoạn phát triển tâm lý - ThS. Lê Thị Mai Liên
46 p | 141 | 19
-
Bài giảng Chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức
19 p | 223 | 15
-
Bài giảng Quá trình nghiên cứu và phát triển vấn đề giới ở Việt Nam - Nguyễn Thị Hoài Thu
21 p | 135 | 13
-
Bài giảng: Chủ nghĩa xã hội khoa học - GV. Hoàng Thị Kim Liên
60 p | 36 | 10
-
Bài giảng Năng động nhóm
30 p | 97 | 10
-
Bài giảng Giới thiệu môn bệnh học
75 p | 125 | 10
-
Bài giảng Chương 5: Cơ sở hành vi của nhóm - TS. Phan Quốc Tấn
8 p | 181 | 9
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học - Chương 1: Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (2022)
10 p | 33 | 6
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 1 - GV. Lương Minh Hạnh
26 p | 17 | 5
-
Bài giảng Chủ nghĩa xã hội khoa học: Chương 1 - Nhập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (2023)
10 p | 21 | 4
-
Bài giảng Triết học - Chương 11: Những vấn đề tham khảo
13 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn