Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 6 - Trần Văn Kham
lượt xem 34
download
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc có nội dung trình bày các khái niệm cơ bản về vai trò xã hội, bản sắc, sự thích ứng, bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội, trao quyền, vòng đời của người khuyết tật và các giai đoạn phát triển của đời người khuyết tật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 6 - Trần Văn Kham
- Bài 6: Khuyết tật và phát triển bản sắc
- NỘI DUNG Vai trò xã hội Bản sắc Sự thích ứng Bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội Trao quyền Vòng đời của người khuyết tật
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Vai trò xã hội là gì và ý nghĩa với CTXH Vai trò của cá nhân như là một vai diễn là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội Vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó ụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Bản sắc Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt nhân của một sự vật; là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của cá nhân đó, là không phải tất cả mọi giá trị, mà chỉ là những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng biểu hiện trong mọi hoạt động sống của cá nhân đó; Bản sắc khuyết tật là một quan niệm chung hàm chứa nhiều mặt hay khả năng. Rất dễ để xác định người khuyết tật hay chỉ ra được khuyết tật cụ thể. Cũng rất dễ để xác định nó trong một cộng đồng người khuyết tật. Nhất là những vấn đề khuyết tật mà có tạo được cộng đồng mạnh mẽ như văn hoá người khiếm thính, cũng dễ để chỉ ra được về mặt văn hoá, cá nhân hay bao quá về thuật ngữ người khuyết tật. Việc
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Sự thích ứng Một trong những đặc trưng đặc biệt và rõ ràng về con người chính là năng lực thích ứng với sự đa dạng của môi trường và hoàn cảnh sống theo cách thức có ý nghĩa và thông minh vốn có. Khi bị khuyết tật và có những hạn chế trong việc thực hiện chức năng, khi đó chúng ta tin rằng những khó khăn đó nằm ở trong thế giới của chúng ta, chúng ta phải làm gì đó để thay đổi chính bản thân chúng ta và môi trường sống của mình. Họ học hỏi các kỹ năng giao tiếp mới, những kỹ năng di chuyển mới, và thường xác định mối quan hệ với thế giới xung quanh chúng ta bao gồm những điều kiện sống mới.
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Bản sắc khuyết tật và học hỏi vai trò xã hội Chúng ta có thể hiểu khuyết tật và vấn đề bản sắc thông qua lý thuyết vai trò xã hội. Tiền đề cơ bản là cá nhân học hành vi mà được chấp nhận về mặt xã hội đối với cá nhân có một loại hình khuyết tật cụ thể. Parsons đã phát triển một lý thuyết mà sự chấp nhận một “vai trò ốm yếu” cũng tạo nên một hình thức đe dọa về sự lệch lạc xã hội đối với những cá nhân có bệnh kinh niên hay khuyết tật lâu dài. Người khuyết tật học các vai trò mà họ và xã hội đang kỳ vọng vào người khuyết tật. Người khuyết tật có thể học được các vai trò tích cực,
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Trao quyền Phong trào khuyết tật, các mô hình vai trò tích cực, và sự đa dạng các nguồn lực và sự trợ giúp cũng giúp các cá nhân phát triển và tạo dựng được cái bản sắc khuyết tật tích cực và được trao quyền. Để thúc đẩy cái bản sắc như vậy, điều quan trọng là sống ở trong xã hội có cả người khuyết tật và người không khuyết tật. Các mối quan hệ với những người khuyết tật khác ở cùng dạng tật có thể giúp các cá nhân làm bình thường hoá cuộc sống của mình theo nhóm, trải nghiệm khuyết tật là cái chuẩn mực, những cá nhân nào không chia sẻ khuyết tật lại là những người được nhìn nhận là khác
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Trao quyền Ý nghĩa về sự phụ thuộc này là điều quan trọng đối với sự phát triển cái bản sắc tích cực có liên quan đến khuyết tật. Cá nhân khuyết tật cũng phát triển niềm tự hào và sự tự trọng khi họ học được cảm giác về sự tự chủ qua các điều kiện và tổ chức được những khả năng thừa hưởng về phát triển tiềm tàng ở cả vấn đề hoà nhập khuyết tật vào việc tự xây dựng hình ảnh của một ai đó và trong sức mạnh và giá trị mà nó giúp các cá nhân này đạt được ý nghĩa của cuộc sống trong bối cảnh của khuyết tật. Sự phát triển cái bản sắc khuyết tật tích cực, tự tôn
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Trao quyền Trẻ khuyết tật thường trải qua những khác biệt và những tương tác ở cấp độ thấp với trẻ em khác ở trường học. Họ có lẽ bị loại ra khỏi những hoạt động vận động, và do đó cũng bị loại khỏi các cơ hội xã hội và vui chơi mà được cung cấp. Khi điều này xảy ra, những người nghiên cứu ghi nhận được rằng trẻ bị cảm giác tách biệt và những vấn đề khuyết tật của họ trở thành điều quan trọng nhất đối với họ. Trong các hoạt động thể thao thay thế cho phù hợp với người khuyết tật, họ có thể là những người bị tách biệt hơn là những người chơi, và các tương tác với trẻ không khuyết tật ở các tình huống này cũng thường bị hạn chế. Tham gia-được tham gia là thể hiện sự trao quyền
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Chối từ các đặc tính KT Nhiều người khuyết tật không xác định được bản thân mình là gì Điều này đặc biệt đúng đối với những ai mới bị khuyết tật ở giai đoạn trưởng thành hay giai đoạn sau của đời người. Khuyết tật thường gắn liền với việc không có khả năng làm việc. Khi mà các cá nhân già đi và nghỉ hưu, họ không có cảm giác về sự mất việc làm, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp, nhu cầu thay đổi công việc hay nhu cầu về chỗ ở đặc biệt, các tình huống này có lẽ bắt các cá nhân chấp nhận
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Chối từ các đặc tính KT Một số cá nhân bị khuyết tật không đòi hỏi sự trợ giúp thông qua các tổ chức xã hội và các dịch vụ dành cho người khuyết tật. Nhu cầu cho trợ giúp cá nhân, đi lại và các trợ giúp về mặt công nghệ thường được xem là đi liền cùng với khuyết tật. Nếu các nhu cầu cá nhân được đáp ứng trong gia đình, giữa các người bạn, thông qua việc mua sắm trang thiết bị bằng các nguồn lực riêng hoặc qua việc thuê những nhân viên chăm sóc tư, các điều kiện khuyết tật có thể dễ dàng bị lãng quên hay không được nhấn mạnh.
- 6.1. Các khái niệm cơ bản Chối từ các đặc tính KT Các cá nhân có những vấn đề khuyết tật không rõ ràng và những vấn đề khuyết tật phát sinh lại có thể cũng tránh việc xác định mình như là người khuyết tật. Thuật ngữ khuyết tật có xu hướng hàm chứa ý tiêu cực mà nhiều người muốn tránh, như người khuyết tật không có khả năng làm gì, không có khả năng cạnh tranh, và phụ thuộc. Người khuyết tật thường cảm nhận những hình thức hàm ý tiêu cực này trong cuộc sống, liệu có điều băn khoăn gì mà trong mọi trường hợp để qua đó họ không muốn chỉ ra bản thân mình là người khuyết tật?
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi Mọi sự trải nghiệm sống của trẻ đều nằm trong khung giới hạn về sự khuyết tật của trẻ và sự trải nghiệm đầu tiên của trẻ với những người khác xảy ra song hành cùng với khuyết tật và những phản ứng từ những người sống xung quanh về vấn đề khuyết tật. Cha mẹ trẻ khuyết tật tự mình trải qua các giai đoạn có tác động đến con trẻ của họ.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi Các bậc cha mẹ thường có xu hướng đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của con trong toàn bộ cuộc sống của trẻ, hành vi này của cha mẹ được xem như là một sự bù đắp cho những thiệt thòi mà đứa trẻ đang phải gánh chịu, cũng là phản ánh một tâm trạng chuộc lại lỗi lầm của chính mình vì đã sinh ra một đứa trẻ khuyết tật. Một số ít cha mẹ lại khước từ những đứa trẻ như vậy và không thể hiện sự cam kết yêu thương và chăm sóc những đứa con như vậy.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ khi sinh đến 3 tuổi Cha mẹ trẻ khuyết tật cũng có xu hướng quá quan tâm, chăm sóc và che trở cho trẻ khuyết tật, giữ những đứa con của mình luôn bên cạnh mình và không muốn cần người trông trẻ, người hàng xóm, hoặc những thành viên gia đình khác giúp đỡ họ chăm sóc con trẻ. Trẻ em được chăm sóc theo cách này sẽ phát triển mạnh mẽ về lòng tin tưởng về môi trường tình cảm đầm ấm, bù đắp của gia đình.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Trẻ em mang khuyết tật từ khi còn rất sớm, thường có 4 vấn đề sau: Thứ nhất, trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những vấn đề của môi trường, đặc biệt là môi trường gia đình. Thứ hai, trẻ khuyết tật trải nghiệm môi trường sống với những điều thực sự không dễ chịu; Thứ ba, trẻ khuyết tật nhạy cảm hơn nhiều nếu bị đối xử tệ và bị hành hạ so với những đứa trẻ bình thường ; Thứ tư, sự kỳ vọng thấp của cha mẹ đối với trẻ làm hạn chế những đứa trẻ một cách đáng kể.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi Từ vựng và ngôn ngữ ngày càng trở thành công cụ quan trọng của quá trình giao tiếp của trẻ em ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi (trẻ em bình thường khi 3 tuổi đã có khoảng 1000 từ vựng). Trẻ khuyết tật đạt được các kỹ năng nói muộn hơn những đứa trẻ bình thường khác, điều quan trọng là cần phải cung cấp, trợ giúp cho trẻ cách thức, phương pháp và những sự chọn lựa để trẻ có thể giao tiếp hiệu quả bằng cách chọn lựa cách giao tiếp được xem là phù hợp và có hiệu quả trong bối cảnh khuyết tật của mình.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi Trẻ em trong giai đoạn này cần có những trải nghiệm về một số sự kiểm soát thông qua môi trường và thông qua chính bản thân họ trong điều kiện trẻ phụ thuộc về mặt thể chất với cha mẹ hoặc những người chăm sóc khác. Trẻ em được đưa ra những hình thức chọn lựa và sự khuyến khích phù hợp để thực hiện nhiệm vụ của chính họ, do đó trẻ có thể đạt được cảm giác tự chủ khi thực hiện một công việc nào đó mà không có sự trợ giúp trực tiếp từ phía cha mẹ và những người chăm sóc khác.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi Điều quan trọng cho các trẻ em là có tương tác cùng trẻ em khác, cả với trẻ khuyết tật và trẻ không khuyết tật. Tương tác giữa các em trong nhóm bạn đã giúp trẻ có được những trải nghiệm ban đầu về “sự khác biệt” và sự trợ giúp cũng như nhận sự trợ giúp, kể cả những tình huống trẻ phải đương đầu có thể giúp trẻ khuyết tật giảm những tác động của cảm giác về sự khác biệt. Vui chơi tích cực cần được khuyến khích và những tương tác ở sân chơi giúp trẻ có những trải nghiệm tích cực.
- 6.2. Các giai đoạn phát triển của đời người Giai đoạn từ 3 tuổi đến 6 tuổi Trước năm 3 tuổi, sự hiểu biết của trẻ về thế giới tượng trưng tăng lên đáng kể; Trẻ bắt đầu phát triển ý thức về cái đúng-sai, và định hình hành vi để phản hồi đối với những mong đợi và nhu cầu người khác; Giao tiếp phi ngôn ngữ như tông giọng, biểu hiện của cơ mặt, và cả cử chỉ đều rất quan trọng kể từ khi sinh, và sau này vẫn đóng vai trò lớn. Phạm vi giao tiếp và các mối quan hệ mở rộng ra đến bạn bè và những người khác, nằm bên ngoài cha mẹ, gia đình và người điều dưỡng là môi trường xã hội cần
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công tác xã hội với nhóm - ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
100 p | 693 | 146
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 2 - Trần Văn Kham
58 p | 389 | 80
-
Bài giảng Công tác xã hội cá nhân và gia đình (chương 4&5)
38 p | 510 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 13.1 - Trần Văn Kham
33 p | 399 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với cá nhân - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
25 p | 328 | 70
-
Bài giảng Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình: Phần 2 - Tôn-Nữ Ái-Phương
33 p | 270 | 68
-
Bài giảng Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình: Phần 1 - Tôn-Nữ Ái-Phương
9 p | 290 | 65
-
Bài giảng Công tác xã hội nhóm: Bài 4
34 p | 354 | 57
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
69 p | 348 | 54
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 1 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy
55 p | 372 | 51
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 10 - Trần Văn Kham
63 p | 195 | 46
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 2 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy
59 p | 204 | 43
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 11 - Trần Văn Kham
44 p | 182 | 43
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
70 p | 182 | 33
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 4 - GV: Tạ Thị Thanh Thủy
51 p | 182 | 33
-
Bài giảng Công tác Xã hội chuyên nghiệp
25 p | 209 | 27
-
Bài giảng Công tác xã hội với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Phần 1
113 p | 12 | 2
-
Bài giảng Công tác xã hội với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Phần 2
61 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn