Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 11 - Trần Văn Kham
lượt xem 43
download
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 11: Đánh giá trong Công tác xã hội khuyết tật trình bày các lý thuyết cần có trong đánh giá người khuyết tật, các hình thức đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật, công cụ đánh giá định lượng, công cụ đánh giá định tính và bài tập thực hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 11 - Trần Văn Kham
- Bài 11. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật
- 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Tiến trình đánh giá bắt đầu ở lần gặp đầu tiên và tiếp tục thông qua các buổi gặp mặt. Tiến trình này bao gồm quan niệm về sự chú ý hay phác hoạ các giới hạn xung quanh các lĩnh vực phù hợp của việc nghiên cứu. Nó cũng bao gồm việc tập hợp thông tin phù hợp với bối cảnh và quá trình tư duy, thông qua đó nhân viên và thân chủ cố gắng tạo được ý nghĩa về thông tin thu thập được. (Hartman, 1994, tr.27)
- 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Meyer (1995b, tr.268) ghi nhận lại rằng có 5 bước để thực hiện tiến trình đánh giá: Thu thập thông tin về dữ liệu và về tổ chức để hiểu được hệ thống; Can thiệp, một tiến trình mà qua đó nhân viên xã hội sử dụng các tri thức và phán xét để hiểu được những điều cần thu thập trong giai đoạn 1; Đánh giá về chức năng của thân chủ; Sự đồng thuận giữa nhân viên xã hội và thân chủ liên quan đến những điều gì sẽ được giải quyết; Phát triển một kế hoạch can thiệp.
- 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Tiến trình đánh giá có thể giúp nhân viên xã hội và thân chủ đạt được cách hiểu về đời sống của thân chủ, về các nhu cầu và vấn đề cần phải giải quyết. Giống như mọi hoạt động thực hành công tác xã hội, đánh giá được xem là tiến trình trợ giúp lẫn nhau: cả nhân viên xã hội và thân chủ đều có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trong trải nghiệm, chia sẻ quan điểm, và các cách tiếp cận.
- 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật để hiểu về các cá nhân và những trải nghiệm cuộc sống; tri thức về sự phát triển con người; hiểu về vai trò của văn hoá, dân tộc, các hệ thống niềm tin, và về những trải nghiệm của áp lực, hiểu về tác động của mọi trải nghiệm trong cuộc sống và các sự kiện về sự phát triển sinh tâm xã; kiến thức về các nguồn lực cộng đồng và các mạng lưới trợ giúp để có thể giúp một cá nhân giải quyết, xác định, ổn định hoá hay xoá bỏ các vấn đề của bản thân.
- 11.1. Đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Trong tiến trình đánh giá với người khuyết tật, vì khuyết tật có thể phức hợp hay làm phức tạp mối quan hệ giữa cá nhân và môi trường sống xung quanh, điều thiết yếu là cần cẩn trọng phát triển và hình thành các công cụ lượng giá. Các cá nhân khuyết tật phải giải quyết các vấn đề tương tự của cuộc sống như người không khuyết tật, với những hình thức khó khăn khác mà được xem là bị ảnh hưởng nguy hại qua những điều kiện khuyết tật.
- 11.2. Các hình thức đánh giá trong công tác xã hội khuyết tật Các hình thức đánh giá: Đánh giá công tác xã hội được hiểu thông qua mô hình cá nhân trong môi trường, một cách tiếp cận sinh thái kéo theo cách hiểu và đánh giá về sự phù hợp tốt đẹp giữa một cá nhân và môi trường sống xung quanh (Meyer, 1995b, tr.263)
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Xem xét sự phù hợp của cá nhân trong môi trường sống Luận điểm này cũng chuyển trọng tâm từ các vấn đề của cá nhân sang cộng đồng và về các vấn đề của cá nhân trong cộng đồng Cá nhân và cộng đồng được nhìn nhận như thể từng chủ thể đồng thời ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi chủ thể kia và do đó được hiểu là có tác động qua lại lẫn nhau. cả hai “luôn thường xuyên hay có khả năng tương thích với nhau và qua đó sự can thiệp có thể được thực hiện ở từng phía đều được và có thể được xem là có tác động đến phía kia” (Meyer, 1995b, tr.19)
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Nhu cầu và năng lực đáp ứng trong môi trường sống không phải lúc nào cũng cân bằng: Điều này dễ dẫn đến những vấn đề áp lực, căng thẳng; Germain và Gitterman cũng ghi nhận rằng áp lực có thể xảy ra ở ba lĩnh vực: Trong giai đoạn chuyển đổi và khủng hoảng; Dưới áp lực của môi trường, như các tổ chức không đáp ứng được và cấu trúc xã hội; Thông qua tiến trình cá nhân kém thích ứng.
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Lưu ý về nhận diện tình trạng khuyết tật của thân chủ: mới diễn ra hay diễn ra trong thời gian dài; Sự can thiệp chuyên môn của nhân viên công tác xã hội nhằm phục hồi sự cân bằng, khuyến khích hoặc đào tạo thêm những kỹ năng mới và phát triển mạng lưới các nguồn lực nhằm đáp ứng những nhu cầu mới của thân chủ. Các thành viên trong gia đình và các cá nhân khác có trong hệ thống mối quan hệ của thân chủ đều có thể giúp cho việc phục hồi sự cân bằng và đưa ra các giải pháp giảm thiểu áp lực.
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Allen-Meares và Law (1993,tr.8-10) có đưa ra mô hình đánh giá:
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Bản đồ sinh thái cổ điển Bản đồ này bao gồm một vòng tròn trung tâm và đó là vấn đề trọng tâm của bản đồ. Đấy thường là tên của một cá nhân nhưng cũng có thể là tên các thành viên trong gia đình và các mối quan hệ của họ với nhau, với cộng đồng hay những cá nhân khác ở các điều kiện khác nhau hay về điều kiện khuyết tật. Xung quanh vòng tròn trung tâm này là các vòng tròn khác, mỗi vòng tròn đều mô tả một mối quan hệ giữa vòng tròn trung tâm và các vòng tròn khác. Các hình thức khác biệt về sự quan trọng và về mối quan hệ được chỉ ra theo ít nhất ba cách: kích cỡ của vòng tròn, qua vị trí của vòng tròn, và qua độ đậm nét của đườjng tròn được mở
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Bản đồ bánh (pie) Bản đồ hình bánh (PIE) được xem là một hình thức thay thế bản đồ sinh thái. Ở đây, trung tâm của vòng tròn là một vòng tròn nhỏ hơn, ở đó là tên của thân chủ, nhóm hay cộng đồng. Khi bản đồ bánh sử dụng mô hình cá nhân trong môi trường, mối quan hệ giữa các thành tố được chỉ ra là khác nhau. Thân chủ và nhân viên xã hội có thể phát triển danh mục các cá nhân, điều kiện, sự kiện và các vấn đề khác được xem là thiết yếu đối với cuộc sống của thân chủ. Hệ thống bánh này có thể dễ dàng sử dụng trong việc đánh giá những quan điểm của thân chủ về vai trò của khuyết tật trong đời sống cá nhân.
- 11.2.1.Đánh giá môi trường sống Bản đồ môi trường Từng hệ thống bản đồ sinh thái đều làm nổi bật một khía cạnh phát triển về cách hiểu lẫn nhau của môi trường sống thân chủ. Biểu đồ môi trường hình 2 xác định vị trí của thân chủ là ở trung tâm của ba vòng tròn. Xung quanh thân chủ, ở điểm gần nhất là các vòng tròn về mạng lưới nuôi dưỡng của thân chủ. Ở phía ngoài vòng rộng nhất là về mạng lưới duy trì sự tồn tại.
- 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ Luận điểm về sức mạnh cũng thực sự hữu ích trong việc đánh giá người khuyết tật. Mọi mô hình đánh giá, các luận điểm lý thuy ết và các mô hình thực hành về công tác xã hội có bao gồm các quan điểm về sức mạnh đều coi sức mạnh như là một chiều kích quan trọng. Thực hành công tác xã hội từ luận điểm sức mạnh cũng tối ưu các vấn đề sức mạnh của thân chủ trong mọi giai đoạn của tiến trình công tác xã hội. Trợ giúp cho thân chủ, kể các câu chuyện của bản thân nhằm xác định vị trí của thân chủ ở chỗ có thể kiểm soát và làm chủ được. Luận điểm về sức mạnh là mang tính trao quyền, nó khuyến khích sự tự quyết của thân chủ và các hình thức trợ giúp về phẩm giá và về sự tôn trọng của thân chủ được xem là những giá trị chuyên môn nền tảng.
- 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ Cách tiếp cận về sức mạnh bắt đầu cùng với thân chủ khi nói về những câu chuyện của bản thân, với sự trợ giúp và sự khuyến khích từ nhân viên xã hội (Cowger, 1991, tr.141). Nhân viên xã hội giải thích và mô tả về vấn đề với thân chủ, về sự chọn lựa các bối cảnh được xem là phù hợp với tiến trình, và đó là một tiến trình trao quyền. Nó cho biết việc thân chủ “sở hữu” sự kiểm soát được chia sẻ điều gì và chia sẻ ra sao.
- 11.2.2.Đánh giá về điểm mạnh của thân chủ Vấn đề được xác định theo luận điểm này cho thấy có sự bất cân bằng giữa các nhu cầu của thân chủ với yêu cầu và các nguồn lực của môi trường (Cowger, tr.142). Chẳng có sự phán xét có giá trị nào được tạo ra ở đây mà có tác động tiêu cực đến thân chủ khuyết tật, chẳng có vấn đề hàm ý nào, mà vấn đề nằm ở phía thân chủ hơn là phía môi trường. Thân chủ và nhân viên xã hội có thể chuyển hướng khám phá những điểm mạnh có khả năng thể hiện ra của thân chủ và môi trường xung quanh, mà có thể được huy động để giải quyết vấn đề.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Công tác xã hội với nhóm - ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền
100 p | 693 | 146
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 2 - Trần Văn Kham
58 p | 389 | 80
-
Bài giảng Công tác xã hội cá nhân và gia đình (chương 4&5)
38 p | 510 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật - Bài 13.1 - Trần Văn Kham
33 p | 399 | 73
-
Bài giảng Công tác xã hội với cá nhân - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
25 p | 328 | 70
-
Bài giảng Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình: Phần 2 - Tôn-Nữ Ái-Phương
33 p | 270 | 68
-
Bài giảng Công tác xã hội với các cá nhân và gia đình: Phần 1 - Tôn-Nữ Ái-Phương
9 p | 290 | 65
-
Bài giảng Công tác xã hội nhóm: Bài 4
34 p | 354 | 57
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
69 p | 348 | 54
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 1 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy
55 p | 372 | 51
-
Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật: Bài 10 - Trần Văn Kham
63 p | 195 | 46
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 2 - GV. Tạ Thị Thanh Thủy
59 p | 204 | 43
-
Bài giảng Công tác xã hội nhập môn 2 - ThS. Nguyễn Ngọc Lâm
70 p | 182 | 33
-
Bài giảng Công tác xã hội trường học: Phần 4 - GV: Tạ Thị Thanh Thủy
51 p | 182 | 33
-
Bài giảng Công tác Xã hội chuyên nghiệp
25 p | 209 | 27
-
Bài giảng Công tác xã hội với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Phần 1
113 p | 12 | 2
-
Bài giảng Công tác xã hội với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Phần 2
61 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn