Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 1: Giới thiệu chung
lượt xem 4
download
"Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 1: Giới thiệu chung" trình bày đôi nét về khái niệm về cấu trúc dữ liệu và giải thuật, giải thuật, dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu, biểu diễn giải thuật, độ phức tạp của giải thuật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 1: Giới thiệu chung
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Bài 1. Giới thiệu chung Lecturer: Dr. Ngo Huu Phuc Tel: 0438 326 077 Mob: 098 5696 580 Email: ngohuuphuc76@gmail.com 1 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Tài liệu tham khảo Mastering Algorithms with C, Kyle Loudon, 1999. Introduction to Algorithms, Thomas H. Cormen, Charles E. Leiserson, Ronald L. Rivest and Clifford Stein, The MIT Press © 2001. Data Structures, Algorithms, and Object-Oriented Programming. NXB McGraw Hill; Tác giả Gregory Heilleman -1996 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Đỗ Xuân Lôi. 2 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Bài 1. Giới thiệu Nội dung: 1.0. Đôi nét về khái niệm. 1.1. Giải thuật. 1.2. Dữ liệu và các cấu trúc dữ liệu. 1.3. Biểu diễn giải thuật. 1.4. Độ phức tạp của giải thuật. Tham khảo: Elliz Horowitz - Fundamentals of data structures, Chapter 1: Introduction 3 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0. Đôi nét về khái niệm Để giải một bài toán, bắt đầu từ câu hỏi “phải làm gì?”, sau đó trả lời câu hỏi “làm như thế nào?” → đó là cách tiếp cận đến giải thuật và cấu trúc dữ liệu. Các bài toán trong thực tế không dễ giải bằng cách hiểu thông thường và để giảm độ phức tạp, trong nhiều trường hợp có thể mô hình hóa bài toán. Từ việc mô hình hóa, trong thực tế thấy rằng có nhiều bài toán có cùng một mô hình hóa. 4 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.1. Một số ví dụ (1) Ví dụ 1: Tô màu bản đồ thế giới. Yêu cầu: Ta c ần phải tô màu cho các nước trên bản đồ thế giới. Trong đó mỗi nước đều được tô một màu. Hai nước láng giềng (cùng biên giới) thì phải được tô bằng hai màu khác nhau. Hãy tìm một phương án tô màu sao cho số màu sử dụng là ít nhất. 5 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.2. Một số ví dụ (2) Hướng giải quyết bằng mô hình hóa: Ta có th ể xem mỗi nước trên bản đồ thế giới là một đỉnh của đồ thị. Hai nước láng giềng của nhau thì hai đỉnh ứng với nó được nối với nhau bằng một cạnh. Bài toán lúc này trở thành bài toán tô màu cho đồ thị như sau: Mỗi đỉnh đều phải được tô màu. Hai đỉnh có cạnh nối thì phải tô bằng hai màu khác nhau. Cần tìm một phương án tô màu sao cho số màu được sử dụng là ít nhất. 6 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.3. Một số ví dụ (3) Ví dụ 2: Đèn giao thông Cho một ngã năm như hình 1. C và E là các đường một chiều theo chiều mũi tên. Các đường khác là hai chiều. Hãy thiết kế một bảng đèn hiệu điều khiển giao thông tại ngã năm này một cách hợp lý: sao cho: Phân chia các lối đi tại ngã năm này thành các nhóm Mỗi nhóm gồm các lối đi có thể cùng đi đồng thời nhưng không xảy ra tai nạn giao thông (các hướng đi không cắt nhau), Và số lượng nhóm là ít nhất có thể được. 7 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.4. Hướng giải quyết (VD2) Ta có thể xem đầu vào (input) của bài toán là tất cả các lối đi tại ngã năm này. Đầu ra (output) của bài toán là các nhóm lối đi có thể đi đồng thời mà không xảy ra tai nạn giao thông. Mỗi nhóm sẽ tương ứng với một pha điều khiển của đèn hiệu, vì vậy ta phải tìm kiếm lời giải với số nhóm là ít nhất để giao thông không bị tắc nghẽn vì phải chờ đợi quá lâu. 8 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.4. Hướng giải quyết (VD2) (t) Trước hết ta nhận thấy rằng tại ngã năm này có 13 lối đi: AB, AC, AD, BA, BC, BD, DA, DB, DC, EA, EB, EC, ED. Thể hiện các lối có thể đi đồng thời. Ví dụ cặp AB và EC có thể đi đồng thời, nhưng AD và EB thì không, vì các hướng giao thông cắt nhau. Sử dụng sơ đồ trực quan: Tên của 13 lối đi được viết lên mặt phẳng, Hai lối đi nào nếu đi đồng thời sẽ xảy ra đụng nhau (tức là hai hướng đi cắt qua nhau) ta nối lại bằng một đoạn thẳng. Ta sẽ có một sơ đồ như hình 2. Như vậy, trên sơ đồ này, hai lối đi có cạnh nối lại với nhau là hai lối đi không thể cho đi đồng thời. 9 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Hình 2 10 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.4. Hướng giải quyết (VD2) (t) Với cách biểu diễn như vậy ta đã có một đồ thị (Graph), tức là ta đã mô hình hoá bài toán giao thông ở trên theo mô hình toán là đồ thị. Mỗi lối đi trở thành một đỉnh của đồ thị, hai lối đi không thể cùng đi đồng thời được nối nhau bằng một đoạn ta gọi là cạnh của đồ thị. Bây giờ ta phải xác định các nhóm, với số nhóm ít nhất, mỗi nhóm gồm các lối đi có thể đi đồng thời, nó ứng với một pha của đèn hiệu điều khiển giao thông. Giả sử rằng, ta dùng màu để tô lên các đỉnh của đồ thị này sao cho: Các lối đi cho phép cùng đi đồng thời sẽ có cùng một màu: Dễ dàng nhận thấy rằng hai đỉnh có cạnh nối nhau sẽ không được tô cùng màu. Số nhóm là ít nhất: ta phải tính toán sao cho số màu được dùng là ít nhất. 11 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.4. Hướng giải quyết (VD2) (t) "Tô màu cho đồ thị ở hình 2 sao cho: Hai đỉnh có cạnh nối với nhau (hai còn gọi là hai đỉnh kề nhau) không cùng màu. Số màu được dùng là ít nhất." Nhận xét: Hai bài toán thực tế “tô màu bản đồ thế giới” và “đèn giao thông” xem ra rất khác biệt nhau nhưng sau khi mô hình hóa, chúng thực chất chỉ là một, đó là bài toán “tô màu đồ thị”. 12 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.5. Thiết kế giải thuật để giải bài toán “ tô màu đồ thị” Bài toán “tô màu đồ thị không có giải thuật tối ưu. Để có kết quả tối ưu, cần sử dụng phương pháp vét cạn. Phương pháp này tốt khi số phép thử là nhỏ. Thông thường, để đơn giản hóa, có thể: Thêm thông tin vào bài toán để đồ thị có một số tính chất đặc biệt và dùng các tính chất đặc biệt này ta có thể dễ dàng tìm lời giải, hoặc Thay đổi yêu cầu bài toán một ít cho dễ giải quyết, nhưng lời giải tìm được chưa chắc là lời giải tối ưu. Cách này được xem là "Cố gắng tô màu cho đồ thị bằng ít màu nhất một cách nhanh chóng". Một giải pháp như thế gọi là một HEURISTIC. 13 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.0.6. Giải thuật HEURISTIC HEURISTIC cho bài toán tô màu đồ thị, thường gọi là giải thuật "háu ăn" (GREEDY) là: Chọn một đỉnh chưa tô màu và tô nó bằng một màu mới C nào đó. Duyệt danh sách các đỉnh chưa tô màu. Đối với một đỉnh chưa tô màu, xác định xem nó có kề với một đỉnh nào được tô bằng màu C đó không. Nếu không có, tô nó bằng màu C đó. Ý tưởng của Heuristic này là hết sức đơn giản: dùng một màu để tô cho nhiều đỉnh nhất có thể được (các đỉnh được xét theo một thứ tự nào đó), khi không thể tô được nữa với màu đang dùng thì dùng một màu khác. Như vậy ta có thể "hi vọng" là số màu cần dùng sẽ ít nhất 14 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Ví dụ về HEURISTIC Ví dụ: Tô mầu đồ thị hình 3 Tô theo GREEDY (xét lần lượt theo số thứ tự các đỉnh) 1: đỏ; 2: đỏ; 3: xanh;4: xanh; 5: vàng Tối ưu (thử tất cả các khả năng) 1,3,4 : đỏ; 2,5 : xanh 15 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Giải bài toán giao thông bằng HEURISTIC Trở lại bài toán giao thông ở trên và áp dụng HEURISTIC Greedy cho đồ thị trong hình 2 (theo thứ tự các đỉnh đã liệt kê ở trên), ta có kết quả: Tô màu xanh cho các đỉnh: AB,AC,AD,BA,DC,ED Tô màu đỏ cho các đỉnh: BC,BD,EA Tô màu tím cho các đỉnh: DA,DB Tô màu vàng cho các đỉnh: EB,EC Chú ý: 4 màu là 1 lời giải, nhưng chưa kết luận được có tối ưu hay không. 16 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- Chứng minh về số mầu cần thiết để tô là 4? Định lý: Một đồ thị trong đó có k đỉnh mà mỗi cặp đỉnh bất kỳ trong k đỉnh này đều được nối nhau thì không thể dùng ít hơn k màu để tô cho đồ thị. Chứng minh: Đồ thị trong hình I.2 có 4 đỉnh: AC,DA,BD,EB mà mỗi cặp đỉnh bất kỳ đều được nối nhau vậy đồ thị hình I.2 không thể tô với ít hơn 4 màu. Điều này khẳng định rằng lời giải vừa tìm được ở trên trùng với lời giải tối ưu. 17 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.1. Các giải thuật 1.1.1. Thế nào là giải thuật. 1.1.2. Ví dụ về giải thuật: Sắp xếp một dãy. 1.1.3. Định nghĩa giải thuật. 18 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.1.1. Thế nào là giải thuật? Giải thuật là các ý tưởng đằng sau chương trình trên máy tính. Giải thuật không thay đổi khi viết trên các ngôn ngữ khác nhau. Giải thuật phải giải quyết được các vấn đề tổng quát cũng như các vấn đề riêng của một bài toán. Giải thuật cần có đầu vào và đầu ra rõ ràng. 19 @Copyrights by Dr. Ngo Huu Phuc, Le Quy Don Technical University
- 1.1.2. Ví dụ về giải thuật: Sorting Input: Một dãy số gồm N phần tử. a[1], a[2], … , a[n]. Output: Sắp xếp lại dãy số trên dãy số trên có dạng: a[1]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu cơ bản và giải thuật - Chương 1
9 p | 258 | 29
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Bài 1:Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
47 p | 180 | 17
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu: Chương 10 - Nguyễn Xuân Vinh
31 p | 95 | 10
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu 1: Chương 1 - Lương Trần Hy Hiến
7 p | 163 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong C++ - Bài 8: Cấu trúc dữ liệu ngăn xếp
28 p | 82 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Các kiểu dữ liệu trừu tượng cơ bản - Cấu trúc dữ liệu tuyến tính
92 p | 118 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây đỏ đen - Bùi Tiến Lên
25 p | 89 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 17: Cấu trúc dữ liệu dạng cây
21 p | 77 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các cấu trúc dữ liệu
193 p | 63 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu: Chương Giới thiệu - Nguyễn Xuân Vinh
8 p | 112 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (2016)
62 p | 94 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (Trường Đại học Hồng Bàng )
62 p | 177 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây - Bùi Tiến Lên
68 p | 40 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Chương 1: Tổng quan về giải thuật và cấu trúc dữ liệu
10 p | 74 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 – Trần Minh Thái (2017)
67 p | 107 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 2 - Th.S Thiều Quang Trung
41 p | 70 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các khái niệm cơ bản
23 p | 48 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Cấu trúc dữ liệu
17 p | 53 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn