Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Phần 1 - ThS. Hoàng Thế Phương
lượt xem 5
download
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các khái niệm cơ bản; Các thành phần cơ bản và cấu trúc điều khiển chương trình; Hàm và con trỏ;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Phần 1 - ThS. Hoàng Thế Phương
- -p[o0pppppp744444444444444444444/ ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT (Lưu hành nội bộ) Chủ biên: ThS. Hoàng Thế Phương Hà Nội, 2019
- MỤC LỤC Chương 1: Các khái niệm cơ bản ..................................................................................... 4 1.1. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình C ............................................... 4 1.1.1. Tập ký tự ............................................................................................................. 4 1.1.2. Từ khóa ............................................................................................................... 4 1.1.3. Tên ...................................................................................................................... 5 1.1.4. Kiểu dữ liệu ........................................................................................................ 6 1.1.5. Hằng .................................................................................................................... 9 1.1.6. Biến: .................................................................................................................. 15 1.2. Các khái niệm cơ bản về giải thuật ..................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm về giải thuật và cấu trúc dữ liệu ...................................................... 16 1.2.2. Cấu trúc dữ liệu và các vấn đề liên quan .......................................................... 17 1.2.3. Diễn đạt giải thuật ............................................................................................. 19 1.3. Phân tích và thiết kế giải thuật ............................................................................ 24 1.3.1. Từ bài toán đến chương trình ............................................................................ 24 1.3.2. Phân tích, thiết kế giải thuật ............................................................................. 30 Chương 2. Các thành phần cơ bản và cấu trúc điều khiển chương trình .................. 36 2.1. Các lệnh vào ra dữ liệu ......................................................................................... 36 2.1.1. Các hàm vào ra chuẩn ....................................................................................... 36 2.1.2. Đưa kết quả lên màn hình ................................................................................. 38 2.1.3. Vào dữ liệu từ bàn phím ................................................................................... 43 2.2. Biểu thức ................................................................................................................ 48 2.2.1. Khái niệm .......................................................................................................... 48 2.2.2. Lệnh gán và biểu thức: ...................................................................................... 48 2.2.3. Các phép toán.................................................................................................... 49 2.2.4. Chuyển đổi kiểu giá trị : ................................................................................... 55 2.3. Cấu trúc cơ bản của chương trình....................................................................... 58 2.3.1. Lời chú thích ..................................................................................................... 58 2.3.2. Lệnh và khối lệnh : ........................................................................................... 59 2.3.3. Lưu đồ thuật toán .............................................................................................. 62 1
- 2.3.4. Cấu trúc cơ bản của chương trình: .................................................................... 64 2.3.5. Quy tắc khi viết chương trình ........................................................................... 66 2.4. Cấu trúc điều kiện if ............................................................................................. 67 2.4.1. Lệnh if-else : ..................................................................................................... 67 2.4.2. Lệnh else-if : .................................................................................................... 70 2.5. Cấu trúc rẽ nhánh switch…case .......................................................................... 72 2.6. Cấu trúc lặp for : ................................................................................................... 76 2.7. Cấu trúc lặp while ................................................................................................. 81 2.7.1. Cấu trúc while ................................................................................................... 81 2.7.2. Cấu trúc do-while.............................................................................................. 84 2.8. Câu lệnh nhảy ........................................................................................................ 86 2.8.1. Lệnh nhảy không điều kiện - toán tử goto: ....................................................... 86 2.8.2. Câu lệnh break: ................................................................................................. 88 2.8.3. Câu lệnh continue ............................................................................................. 89 Chương 3. Hàm và con trỏ .............................................................................................. 92 3.1. Hàm ........................................................................................................................ 92 3.1.1. Khái niệm, khai báo hàm .................................................................................. 92 3.1.2. Cách tổ chức hàm ............................................................................................. 92 3.1.3. Cách truyền tham số khi gọi hàm ..................................................................... 96 3.2. Con trỏ .................................................................................................................. 105 3.2.1. Con trỏ và địa chỉ ............................................................................................ 105 3.2.2. Con trỏ và mảng một chiều ............................................................................. 108 3.2.3. Con trỏ và mảng nhiều chiều .......................................................................... 114 3.2.4. Các phép toán trên con trỏ .............................................................................. 117 3.2.5. Mảng con trỏ ................................................................................................... 120 3.2.6. Con trỏ tới hàm ............................................................................................... 123 Chương 4. Cấu trúc dữ liệu .......................................................................................... 128 4.1. Mảng và danh sách .............................................................................................. 128 4.1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 128 4.1.2. Cấu trúc lưu trữ mảng ..................................................................................... 130 2
- 4.1.3. Danh sách tuyến tính............................................................................................................... 132 4.2. Ngăn xếp .............................................................................................................................................. 139 4.2.1. Định nghĩa ngăn xếp ............................................................................................................... 139 4.2.2. Lưu trữ ngăn xếp....................................................................................................................... 139 4.2.3. Ứng dụng của ngăn xếp ......................................................................................................... 144 4.3. Hàng đợi .............................................................................................................................................. 146 4.3.1. Định nghĩa hàng đợi ................................................................................................................ 146 4.3.2. Lưu trữ hàng đợi ....................................................................................................................... 147 4.4. Cây .......................................................................................................................................................... 152 4.4.1. Các khái niệm............................................................................................................................. 152 4.4.2. Cây nhị phân ............................................................................................................................... 153 4.4.3. Cây tổng quát ............................................................................................................................. 157 4.5. Đồ thị ..................................................................................................................................................... 162 4.5.1. Các khái niệm............................................................................................................................. 162 4.5.2. Biểu diễn đồ thị ......................................................................................................................... 164 4.5.3. Phép duyệt một đồ thị ............................................................................................................. 167 4.5.4. Áp dụng ........................................................................................................................................ 171 Chương 5. Giải thuật sắp xếp và tìm kiếm .................................................................................... 173 5.1. Sắp xếp ................................................................................................................................................. 173 5.1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................... 173 5.1.2. Sắp xếp chọn trực tiếp ............................................................................................................ 173 5.1.3. Sắp xếp chèn trực tiếp ............................................................................................................ 176 5.1.4. Sắp xếp đổi chỗ trực tiếp ....................................................................................................... 180 5.1.5. Sắp xếp trộn ................................................................................................................................ 184 5.2. Tìm kiếm ............................................................................................................................................. 187 5.2.1. Bài toán tìm kiếm ..................................................................................................................... 187 5.2.2. Tìm kiếm tuần tự ...................................................................................................................... 188 5.2.3. Tìm kiếm nhị phân ................................................................................................................... 191 3
- Chương 1: Các khái niệm cơ bản 1.1. Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình C 1.1.1. Tập ký tự Mọi ngôn ngữ lập trình đều được xây dựng từ một bộ ký tự nào đó. Các ký tự được nhóm lại theo nhiều cách khác nhau để tạo nên các từ. Các từ lại được liên kết với nhau theo một qui tắc nào đó để tạo nên các câu lệnh. Một chương trình bao gồm nhiều câu lệnh và thể hiện một thuật toán để giải một bài toán nào đó. Ngôn ngữ C được xây dựng trên bộ ký tự sau : 26 chữ cái hoa : A B C .. Z 26 chữ cái thường : a b c .. z 10 chữ số : 0 1 2 .. 9 Các ký hiệu toán học : + - * / = ( ) Ký tự gạch nối : _ Các ký tự khác : . , : ; [ ] {} ! \ & % # $ ... Dấu cách (space) dùng để tách các từ. Ví dụ chữ VIET NAM có 8 ký tự, còn VIETNAM chỉ có 7 ký tự. Chú ý : Khi viết chương trình, ta không được sử dụng bất kỳ ký tự nào khác ngoài các ký tự trên. Ví dụ như khi lập chương trình giải phương trình bậc hai ax2 +bx+c=0 , ta cần tính biệt thức Delta= b2 - 4ac, trong ngôn ngữ C không cho phép dùng ký tự, vì vậy ta phải dùng ký hiệu khác để thay thế. 1.1.2. Từ khóa Từ khoá là những từ được sử dụng để khai báo các kiểu dữ liệu, để viết các toán tử và các câu lệnh. Bảng dưới đây liệt kê các từ khoá của TURBO C : asm break case cdecl char const continue default do double else enum extern far float for 4
- goto huge if int interrupt long near pascal register return short signed sizeof static struct switch typedef union unsigned void volatile while Ý nghĩa và cách sử dụng của mỗi từ khoá sẽ được đề cập sau này, ở đây ta cần chú ý : - Không được dùng các từ khoá để đặt tên cho các hằng, biến, mảng, hàm ... - Từ khoá phải được viết bằng chữ thường, ví dụ : viết từ khoá khai báo kiểu nguyên là int chứ không phải là INT. 1.1.3. Tên Tên là một khái niệm rất quan trọng, nó dùng để xác định các đại lượng khác nhau trong một chương trình. Chúng ta có tên hằng, tên biến, tên mảng, tên hàm, tên con trỏ, tên tệp, tên cấu trúc, tên nhãn,... Tên được đặt theo qui tắc sau : Tên là một dãy các ký tự bao gồm chữ cái, số và gạch nối. Ký tự đầu tiên của tên phải là chữ hoặc gạch nối. Tên không được trùng với khoá. Độ dài cực đại của tên theo mặc định là 32 và có thể được đặt lại là một trong các giá trị từ 1 tới 32 nhờ chức năng : Option-Compiler-Source-Identifier length khi dùng TURBO C. Ví dụ : Các tên đúng : a_1 delta x1 _step GAMA 5
- Các tên sai : 3MN Ký tự đầu tiên là số m#2 Sử dụng ký tự # f(x) Sử dụng các dấu ( ) do Trùng với từ khoá te ta Sử dụng dấu trắng Y-3 Sử dụng dấu - Chú ý : Trong TURBO C, tên bằng chữ thường và chữ hoa là khác nhau ví dụ tên AB khác với ab. trong C, ta thường dùng chữ hoa để đặt tên cho các hằng và dùng chữ thường để đặt tên cho hầu hết cho các đại lượng khác như biến, biến mảng, hàm, cấu trúc. Tuy nhiên đây không phải là điều bắt buộc. 1.1.4. Kiểu dữ liệu Trong C sử dụng các các kiểu dữ liệu sau : a. Kiểu ký tự (char) : Một giá trị kiểu char chiếm 1 byte ( 8 bit ) và biểu diễn được một ký tự thông qua bảng mã ASCII. Ví dụ : Ký tự Mã ASCII 0 048 1 049 6
- 2 050 A 065 B 066 a 097 b 098 Có hai kiểu dữ liệu char : kiểu signed char và unsigned char. Kiểu Phạm vi biểu diễn Số ký tự Kích thước char (Signed char) -128 đến 127 256 1 byte unsigned char 0 đến 255 256 1 byte Ví dụ sau minh hoạ sự khác nhau giữa hai kiểu dữ liệu trên : Xét đoạn chương trình sau : char ch1; unsigned char ch2; ...... ch1=200; ch2=200; Khi đó thực chất : ch1=-56; 7
- ch2=200; Nhưng cả ch1 và ch2 đều biểu diễn cùng một ký tự có mã 200. Phân loại ký tự : Có thể chia 256 ký tự làm ba nhóm : Nhóm 1: Nhóm các ký tự điều khiển có mã từ 0 đến 31. Chẳng hạn ký tự mã 13 dùng để chuyển con trỏ về đầu dòng, ký tự 10 chuyển con trỏ xuống dòng dưới ( trên cùng một cột ). Các ký tự nhóm này nói chung không hiển thị ra màn hình. Nhóm 2 : Nhóm các ký tự văn bản có mã từ 32 đến 126. Các ký tự này có thể được đưa ra màn hình hoặc máy in. Nhóm 3 : Nhóm các ký tự đồ hoạ có mã số từ 127 đến 255. Các ký tự này có thể đưa ra màn hình nhưng không in ra được ( bằng các lệnh DOS ). b. Kiểu nguyên : Trong C cho phép sử dụng số nguyên kiểu int, số nguyên dài kiểu long và số nguyên không dấu kiểu unsigned. Kích cỡ và phạm vi biểu diễn của chúng được chỉ ra trong bảng dưới đây : Kiểu Phạm vi biểu diễn Kích thước int -32768 đến 32767 2 byte unsigned int 0 đến 65535 2 byte long -2147483648 đến 4 byte 2147483647 unsigned long 0 đến 4294967295 4 byte 8
- Chú ý : Kiểu ký tự cũng có thể xem là một dạng của kiểu nguyên. c. Kiểu dấu phảy động : Trong C cho phép sử dụng ba loại dữ liệu dấu phảy động, đó là float, double và long double. Kích cỡ và phạm vi biểu diễn của chúng được chỉ ra trong bảng dưới đây : Kiểu Phạm vi biểu diễn Số chữ số Kích thước có nghĩa Float 3.4E-38 đến 3.4E+38 7 đến 8 4 byte Double 1.7E-308 đến 15 đến 16 8 byte 1.7E+308 long double 3.4E-4932 đến 17 đến 18 10 byte 1.1E4932 Giải thích : Máy tính có thể lưu trữ được các số kiểu float có giá trị tuyệt đối từ 3.4E-38 đến 3.4E+38. Các số có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn3.4E-38 được xem bằng 0. Phạm vi biểu diễn của số double được hiểu theo nghĩa tương tự. 1.1.5. Hằng Hằng là các đại lượng mà giá trị của nó không thay đổi trong quá trình tính toán. 9
- a. Tên hằng : Nguyên tắc đặt tên hằng ta đã xem xét trong mục 1.3. Để đặt tên một hằng, ta dùng dòng lệnh sau : #define tên hằng giá trị Ví dụ : #define MAX 1000 Lúc này, tất cả các tên MAX trong chương trình xuất hiện sau này đều được thay bằng 1000. Vì vậy, ta thường gọi MAX là tên hằng, nó biểu diễn số 1000. Một ví dụ khác : #define pi 3.141593 Đặt tên cho một hằng float là pi có giá trị là 3.141593. b. Các loại hằng : - Hằng int : Hằng int là số nguyên có giá trị trong khoảng từ -32768 đến 32767. Ví dụ : #define number1 -50 Định nghiã hằng int number1 có giá trị là -50 #define sodem 2732 Định nghiã hằng int sodem có giá trị là 2732 Chú ý : Cần phân biệt hai hằng 5056 và 5056.0 : ở đây 5056 là số nguyên còn 5056.0 là hằng thực. 10
- - Hằng long : Hằng long là số nguyên có giá trị trong khoảng từ -2147483648 đến 2147483647. Hằng long được viết theo cách : 1234L hoặc 1234l ( thêm L hoặc l vào đuôi ) Một số nguyên vượt ra ngoài miền xác định của int cũng được xem là long. Ví dụ : #define sl 8865056L Định nghiã hằng long sl có giá trị là 8865056 #define sl 8865056 Định nghiã hằng long sl có giá trị là 8865056 - Hằng int hệ 8 : Hằng int hệ 8 được viết theo cách 0c1c2c3....ở đây ci là một số nguyên dương trong khoảng từ 1 đến 7. Hằng int hệ 8 luôn luôn nhận giá trị dương. Ví dụ : #define h8 0345 Định nghiã hằng int hệ 8 có giá trị là 3*8*8+4*8+5=229 - Hằng int hệ 16 : Trong hệ này ta sử dụng 16 ký tự : 0,1..,9,A,B,C,D,E,F. 11
- Cách viết Giá trị a hoặc A 10 b hoặc B 11 c hoặc C 12 d hoặc D 13 e hoặc E 14 f hoặc F 15 Hằng số hệ 16 có dạng 0xc1c2c3... hặc 0Xc1c2c3... ở đây ci là một số trong hệ 16. Ví dụ : #define h16 0xa5 #define h16 0xA5 #define h16 0Xa5 #define h16 0XA5 Cho ta các hắng số h16 trong hệ 16 có giá trị như nhau. Giá trị của chúng trong hệ 10 là : 10*16+5=165. - Hằng ký tự : Hằng ký tự là một ký tự riêng biệt được viết trong hai dấu nháy đơn, ví dụ 'a'. 12
- Giá trị của 'a' chính là mã ASCII của chữ a. Như vậy giá trị của 'a' là 97. Hằng ký tự có thể tham gia vào các phép toán như mọi số nguyên khác. Ví dụ : '9'-'0'=57-48=9 Ví dụ : #define kt 'a' Định nghiã hằng ký tự kt có giá trị là 97 Hằng ký tự còn có thể được viết theo cách sau : ' \c1c2c3' trong đó c1c2c3 là một số hệ 8 mà giá trị của nó bằng mã ASCII của ký tự cần biểu diễn. Ví dụ: chữ a có mã hệ 10 là 97, đổi ra hệ 8 là 0141. Vậy hằng ký tự 'a' có thể viết dưới dạng '\141'. Đối với một vài hằng ký tự đặc biệt ta cần sử dụng cách viết sau ( thêm dấu \ ) : Cách viết Ký tự '\'' ' '\"' " '\\' \ '\n' \n (chuyển dòng ) '\0' \0 ( null ) '\t' Tab '\b' Backspace 13
- '\r' CR ( về đầu dòng ) '\f' LF ( sang trang ) Chú ý : Cần phân biệt hằng ký tự '0' và '\0'. Hằng '0' ứng với chữ số 0 có mã ASCII là 48, còn hằng '\0' ứng với kýtự \0 ( thường gọi là ký tự null ) có mã ASCII là 0. Hằng ký tự thực sự là một số nguyên, vì vậy có thể dùng các số nguyên hệ 10 để biểu diễn các ký tự, ví dụ lệnh printf("%c%c",65,66) sẽ in ra AB. - Hằng xâu ký tự : Hằng xâu ký tự là một dãy ký tự bất kỳ đặt trong hai dấu nháy kép. Ví dụ : #define xau1 "Ha noi" #define xau2 "My name is Giang" Xâu ký tự được lưu trữ trong máy dưới dạng một bảng có các phần tử là các ký tự riêng biệt. Trình biên dịch tự động thêm ký tự null \0 vào cuối mỗi xâu ( ký tự \0 được xem là dấu hiệu kết thúc của một xâu ký tự ). Chú ý : Cần phân biệt hai hằng 'a' và "a". 'a' là hằng ký tự được lưu trữ trong 1 byte, còn "a" là hằng xâu ký tự được lưu trữ trong 1 mảng hai phần tử : phần tử thứ nhất chứa chữ a còn phần tử thứ hai chứa \0. 14
- 1.1.6. Biến: Mỗi biến cần phải được khai báo trước khi đưa vào sử dụng. Việc khai báo biến được thực hiện theo mẫu sau : Kiểu dữ liệu của biến tên biến ; Ví dụ : int a,b,c; Khai báo ba biến int là a,b,c long dai,mn; Khai báo hai biến long là dai và mn char kt1,kt2; Khai báo hai biến ký tự là kt1 và kt2 float x,y Khai báo hai biến float là x và y double canh1, canh2; Khai báo hai biến double là canh1 và canh2 Biến kiểu int chỉ nhận được các giá trị kiểu int. Các biến khác cũng có ý nghĩa tương tự. Các biến kiểu char chỉ chứa được một ký tự. Để lưu trữ được một xâu ký tự cần sử dụng một mảng kiểu char. Vị trí của khai báo biến : Các khai báo cần phải được đặt ngay sau dấu { đầu tiên của thân hàm và cần đứng trước mọi câu lệnh khác. Sau đây là một ví dụ về khai báo biến sai : ( Khái niệm về hàm và cấu trúc chương trình sẽ nghiên cứu sau này) main() { int a,b,c; a=2; int d; /* Vị trí của khai báo sai */ 15
- ..... } Khởi đầu cho biến : Nếu trong khai báo ngay sau tên biến ta đặt dấu = và một giá trị nào đó thì đây chính là cách vừa khai báo vừa khởi đầu cho biến. Ví dụ : int a,b=20,c,d=40; float e=-55.2,x=27.23,y,z,t=18.98; Việc khởi đầu và việc khai báo biến rồi gán giá trị cho nó sau này là hoàn toàn tương đương. Lấy địa chỉ của biến : Mỗi biến được cấp phát một vùng nhớ gồm một số byte liên tiếp. Số hiệu của byte đầu chính là địa chỉ của biến. Địa chỉ của biến sẽ được sử dụng trong một số hàm ta sẽ nghiên cứu sau này ( ví dụ như hàm scanf ). Để lấy địa chỉ của một biến ta sử dụng phép toán : & tên biến 1.2. Các khái niệm cơ bản về giải thuật 1.2.1. Khái niệm về giải thuật và cấu trúc dữ liệu Có thể, có lúc, khi nói tới việc giải quyết bài toán trên máy tính điện tử, người ta chỉ chú ý đến giải thuật (algorithms). Đó là một dãy các câu lệnh (statements) chặt chẽ và rõ ràng xác định một trình tự các thao tác trên một số đối tượng nào đó sao cho sau một số hữu hạn bước thực hiện ta đạt được kết quả mong muốn. Nhưng, xét cho cùng, giải thuật chỉ phản ánh các phép xử lý, còn đối tượng để xử lý trên máy tính điện tử, chính là dữ liệu (data) chúng biểu diễn các thông tin cần thiết cho bài toán: các dữ kiện đưa vào, các kết quả trung gian… Không thể nói tới giải thuật 16
- mà không nghĩ tới: giải thuật đó được tác động trên dữ liệu nào, còn khi xét tới dữ liệu thì cũng phải hiểu: dữ liệu ấy cần được tác động giải thuật gì để đưa tới kết quả mong muốn. Bản thân các phần tử của dữ liệu thường có mối quan hệ với nhau, ngoài ra nếu lại biết “tổ chức” theo các cấu trúc thích hợp thì việc thực hiện các phép xử lý trên các dữ liệu sẽ càng thuận lợi hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Với một cấu trúc dữ liệu đã chọn ta sẽ có giải thuật xử lý tương ứng. Cấu trúc dữ liệu thay đổi, giải thuật cũng thay đổi theo. Ta sẽ thấy rõ điều đó qua ví dụ sau: Giả sử ta có một danh sách gồm những cặp “Tên đơn vị, số điện thoại”: (a1, b1), (a2, b2),…,(an, bn). Ta muốn viết một chương trình cho máy tính điện tử để khi cho biết “tên đơn vị” máy sẽ in cho ta “số điện thoại”. Đó là một bài toán mà phép xử lý cơ bản là “tìm kiếm” - Một cách đơn giản là cứ điểm lần lượt các tên trong danh sách a1, a2, .v.v.. cho tới lúc tìm thấy tên đơn vị ai nào đó, đã chỉ định, thì đối chiếu ra số điện thoại tương ứng bi của nó. Nhưng việc đó chỉ làm được khi danh mục điện thoại ngắn, nghĩa là với n nhỏ, còn với n lớn thì rất mất thời gian. - Nếu trước đó danh mục điện thoại đã được sắp xếp theo thứ tự từ điển đối với tên đơn vị, tất nhiên sẽ áp dụng một giải thuật tìm kiếm khác tốt hơn, như ta vẫn thường làm khi tra từ điển. - Nếu tổ chức thêm một bảng mục lục chỉ dẫn theo chữ cái đầu tiên của “tên đơn vị”, chắc rằng khi tìm số điện thoại của Đại Học Bách Khoa ta sẽ bỏ qua được các tên đơn vị mà chữ đầu không phải là chữ Đ. Như vậy: giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật có mối quan hệ mật thiết, có thể coi chúng như hình với bong. Không thể nói tới cái này mà không nhắc tới cái kia. Chính điều đó đã dẫn tới việc cần nghiên cứu các cấu trúc dữ liệu (data structures) đi đôi với việc xác lập các giải thuật xử lý trên các cấu trúc ấy. 1.2.2. Cấu trúc dữ liệu và các vấn đề liên quan a) Dữ liệu nguyên tử Trong một bài toán, dữ liệu bao gồm một tập cá phần tử cơ sở, mà ta gọi là dữ liệu nguyên tử (atoms). Nó có thể là một chữ số, một kí tự… nhưng cũng có thể là một con số, hay một từ,… điều đó tùy thuộc vào từng bài toán. Trên cơ sở của các dữ liệu nguyên tử, các cung cách (manners) khả dĩ theo đó liên kết chúng lại với nhau, sẽ dẫn tới các cấu trúc dữ liệu khác nhau. 17
- Lựa chọn một cấu trúc dữ liệu thích hợp để tổ chức dữ liệu vào và trên cơ sở đó xây dựng được giải thuật xử lý hữu hiệu đưa tới kết quả mong muốn cho bài toán, đó là một khâu rất quan trọng. Cần chú ý rằng, trong những năm gần đây, lớp các khái niệm về cấu trúc dữ liệu đã tăng lên đáng kể. Thoạt đầu, khi ứng dụng của máy tính điện tử chỉ mới có trong phạm vi các bài toán khoa học kỹ thuật thì ta chỉ gặp các cấu trúc dữ liệu đơn giản như biến, vecto, ma trận ..v.v.. nhưng khi các ứng dụng đó đã mở rộng sang các lĩnh vực khác mà ta thường gọi là các bài toán phi số, với đặc điểm thể hiện ở chỗ: khối lượng dữ liệu lớn, đa dạng, biến động; phép xử lý thường không phải chỉ là các phép số học… thì các cấu trúc này không đủ đặc trưng cho các mối quan hệ mới của dữ liệu nữa. Việc đi sâu thêm vào các cấu trúc dữ liệu phức tạp hơn, chính là sự quan tâm của ta trong giáo trình này. b) Mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật Đối với các bài toán phi số đi đôi với các cấu trúc dữ liệu mới cũng xuất hiện các phép toán mới tác động trên các cấu trúc ấy: phép tạo lập hay hủy bỏ một cấu trúc, phép truy cập (access) vào từng phần tử của cấu trúc, phép bổ sung (insertion) hoặc loại bỏ (deletion) một phần tử trên cấu trúc .v.v.. Các phép đó sẽ có những tác dụng khác nhau đối với từng cấu trúc. Có phép hữu hiệu đối với cấu trúc này nhưng lại tỏ ra không hữu hiệu trên cấu trúc khác. Vì vậy chọn một cấu trúc dữ liệu phải nghĩ ngay tới các phép toán tác động trên cấu trúc ấy. Và ngược lại, nói tới phép toán thì lại phải chú ý tới phép đó được tác động trên cấu trúc nào. Cho nên cũng không có gì lạ khi người ta quan niệm: nói tới cấu trúc dữ liệu là bao hàm luôn cả phép toán tác động trên các cấu trúc ấy. Ở giáo trình này tuy ta tách riêng hai khái niệm đó nhưng cấu trúc dữ liệu và các phép toán tương ứng vẫn luôn được trình bày cùng với nhau. c) Cấu trúc lưu trữ Cách biểu diễn một cấu trúc dữ liệu trong bộ nhớ được gọi là cấu trúc lưu trữ (storage structures). Đó chính là cách cài đặt cấu trúc ấy trên máy tính điện tử và trên cơ sở các cấu trúc lưu trữ này mà thực hiện các phép xử lý. Sự phân biệt giữa cấu trúc dữ liệu và cấu trúc lưu trữ tương ứng, cần phải được đặt ra. Có thể có nhiều cấu trúc lưu trữ khác nhau cho cùng một cấu trúc dữ liệu, cũng như có thể có những cấu trúc dữ liệu khác nhau mà được thể hiện trong bộ nhớ bởi cùng một kiểu cấu trúc lưu trữ. Thường khi xử lý, mọi chú ý đều hướng tới cấu trúc lưu trữ, nên ta dễ quên mất cấu trúc dữ liệu tương ứng. Khi đề cập tới cấu trúc lưu trữ, ta cũng cần phân biệt: cấu trúc lưu trữ tương ứng với bộ nhớ trong – lưu trữ trong, hay ứng với bộ nhớ ngoài – lưu trữ ngoài. Chúng đều có những đặc điểm riêng và kéo theo các cách xử lý khác nhau 18
- 1.2.3. Diễn đạt giải thuật Để diễn đạt các giải thuật ta cần lựa chọn một ngôn ngữ lập trình. Có thể nghĩ ngay tới việc sử dụng một ngôn ngữ cấp cao hiện có, chẳng hạn PASCAL, C, C++… nhưng như vậy ta sẽ gặp một số hạn chế sau: - Phải luôn luôn tuân thủ các quy tắc chặt chẽ về cú pháp của ngôn ngữ đó khiến cho việc trình bày về giải thuật và cấu trúc dữ liệu có thiên hướng nặng nề, gò bó. - Phải phụ thuộc vào cấu trúc dữ liệu tiền định của ngôn ngữ nên có lúc không thể hiện được đầy đủ các ý về cấu trúc mà ta muốn biểu đạt. - Ngôn ngữ nào được chọn cũng không hẳn đã được mọi người yêu thích và muốn sử dụng Vì vậy, ở đây ta sẽ dùng một ngôn ngữ “thô hơn”, có đủ khả năng diễn đạt được giải thuật trên các cấu trúc đề cập đến (mà ta giới thiệu bằng tiếng Việt), với một mức độ linh hoạt nhất định, không quá gò bó, không câu nệ nhiều về cú pháp nhưng cũng gần gũi với các ngôn ngữ chuẩn để khi cần thiết dễ dàng chuyển đổi. Ta tạm gọi nó bằng tên: “ngôn ngữ tựa PASCAL”. Sau đây là một số quy tắc bước đầu, ở các chương sau sẽ có thể bổ sung thêm. a) Quy cách về cấu trúc chương trình Mỗi chương trình đều được gán một tên để phân biệt, tên này được viết bằng chữ in hoa, có thể có thêm dấu gạch nối và bắt đầu bằng từ khóa Program. Ví dụ: Program NHAN_MA_TRAN Độ dài tên không hạn chế. Sau tên có thể kèm theo lời thuyết minh (ở đây ta quy ước dùng tiếng Việt) để giới thiệu tóm tắt nhiệm vụ của giải thuật hoặc một số chi tiết cần thiết. Phần thuyết minh được đặt giữa hai dấu {……} b) Ký tự và biểu thức Ký tự dùng ở đây cũng giống như trong các ngôn ngữ chuẩn, nghĩa là gồm: 26 chữ cái Latin in hoa hoặc in thường 10 chữ số thập phân Các dấu phép toán số học +, -, *, /, Các dấu phép toán quan hệ , ≤, ≥, ≠, 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Bài 1:Tổng quan về cấu trúc dữ liệu và giải thuật
47 p | 174 | 17
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu 1: Chương 1 - Lương Trần Hy Hiến
7 p | 162 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật trong C++ - Bài 8: Cấu trúc dữ liệu ngăn xếp
28 p | 77 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Các kiểu dữ liệu trừu tượng cơ bản - Cấu trúc dữ liệu tuyến tính
92 p | 116 | 9
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật – Bài 17: Cấu trúc dữ liệu dạng cây
21 p | 77 | 8
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Các cấu trúc dữ liệu
193 p | 57 | 7
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (Trường Đại học Hồng Bàng )
62 p | 157 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây AA - Bùi Tiến Lên
30 p | 35 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu - Chương 3: Cấu trúc cây
65 p | 58 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 - Trần Minh Thái (2016)
62 p | 94 | 6
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu mảng với danh sách liên kết - Bùi Tiến Lên
36 p | 41 | 5
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu: Chương 1 - ThS. Thiều Quang Trung (2018)
44 p | 43 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 1 – Trần Minh Thái (2017)
67 p | 105 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 7 - Châu Thị Bảo Hà
133 p | 113 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Cấu trúc dữ liệu cây AVL - Bùi Tiến Lên
38 p | 46 | 4
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 5 - Ngô Quang Thạch
24 p | 58 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu và giải thuật: Chương 2 - Th.S Thiều Quang Trung
41 p | 68 | 3
-
Bài giảng Cấu trúc dữ liệu giải thuật: Cấu trúc dữ liệu
17 p | 50 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn