intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chỉ dấu ung thư trong thực hành lâm sàng - Th.S Phạm Diêm Thu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chỉ dấu ung thư trong thực hành lâm sàng do Th.S Phạm Diêm Thu biên soạn gồm các nội dung: Chỉ dấu ung thư; Chỉ dấu ung thư; Tầm soát ung thư, chẩn đoán sớm, tiên lượng phù hợp và theo dõi điều trị ung thư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chỉ dấu ung thư trong thực hành lâm sàng - Th.S Phạm Diêm Thu

  1. CHỈ DẤU UNG THƯ TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG Th.S Phạm Diêm Thu 1
  2. GIỚI THIỆU • Thực hành lâm sàng trong ung thư: tầm soát ung thư, chẩn đoán sớm, tiên lượng phù hợp và theo dõi điều trị • Chỉ dấu ung thư hiện nay giữ vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng • Nỗ lực đầu tiên tìm kiếm chỉ dấu ung thư được biết đến từ 2000 năm trước ở Ai Cập. • Y học hiện đại, chỉ dấu ung thư đầu tiên tình cờ được Bence-Jones phát hiện 1846 • 1965, Gold và cs đã tách được một phân tử glycoprotein từ mẫu mô ung thư ruột kết, và khám phá ra kháng nguyên ung thư đầu tiên, sau này được xác định là kháng nguyên ung thư phôi (CEA). 2
  3. • Henry Bence Jones 3
  4. 4
  5. GIỚI THIỆU • Chỉ dấu ung thư : – Các chất hiện diện trong khối u, do khối u tạo ra hay do cơ thể tiết ra nhằm đáp ứng với khối u; – Bao gồm kháng nguyên bề mặt, protein nội bào, enzyme hormone, kháng nguyên phôi, receptor, oncogene và sản phẩm của nó – thay đổi về định lượng hay định tính trong tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư – Chỉ dấu sinh hóa cho biết sự hiện diện của khối u. 5
  6. CHỈ DẤU UNG THƯ LÝ TƯỞNG Đặc điểm Độ đặc hiệu cao Đặc trưng cho một loại ung thư duy nhất Độ nhạy cao Không phát hiện nhầm những khối u lành tính Thời gian xuất hiện trước Đủ thời gian để thay đổi tiến biểu hiện lâm sàng dài trình bệnh Nồng độ tương quan với sư Tiên lượng được sự phát triển phát triển của khối u của khối u Thời gian bán thải ngắn Theo dõi thường xuyên nồng độ chỉ dấu ung thư sau 5 – 6 lần thời gian bán thải Xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền Thích hợp cho sàng lọc Dễ lấy mẫu Áp dụng được cho dân số lớn 7
  7. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN Nhóm Phương pháp Huyết thanh học Phương pháp enzyme Miễn dịch học Hóa mô miễn dịch (IHC) Miễn dịch phóng xạ (RIA) Miễn dịch enzyme (ELISA) Dòng chảy tế bào học Phân tích di truyền tế bào Xác định trình tự chuỗi Sao mã ngược Điện di trên gel Phân tích vi mạng DNA Protein học Khử tính thấm bề mặt/ ion hóa bề mặt bằng laser 8
  8. PHÂN LOẠI • Có nhiều cách phân loại chỉ dấu ung thư: nguồn gốc, cấu trúc, chức năng sinh học hay mối quan hệ với sự hình thành và phát triển khối u 9
  9. PHÂN LOẠI Nhóm Phân nhóm Ví dụ Kháng nguyên AFP, CEA phôi Hormone Các catecholamine, calcitonin, β-hCG Glycoprotein CA 125, CA 15-3, CA 19-9, CA 72-4, PSA Chất chuyển hóa VMA, HIAA Kháng nguyên Kháng nguyên virus Polyoma, SV 40 khối u Kháng nguyên liên quan Kháng nguyên H-2k đến MHC Enzyme PAP, NSE, PLAP Sản phẩm của oncogene c-myc, c-erbB2 Sản phẩm di truyền tế bào Nhiễm sắc thể Philadelphia 10
  10. PHÂN LOẠI Nhóm Phân nhóm Ví dụ Chỉ dấu liên Protein Globulin miễn dịch, quan đến khối u β-2M Enzyme Lactate dehydrogenase, phosphatase kiềm, pteridine, pterine Protein pha cấp Protein phản ứng C, ferritin Chỉ dấu viêm ESR, độ nhớt Thành phần cấu Thành phần sợi trung Desmin, vimentin trúc siêu vi gian 11
  11. 12
  12. 13
  13. Tầm soát bệnh • Tầm soát ung thư trên một dân số lớn những người không có triệu chứng bệnh • Thực tế lâm sàng, việc tầm soát này hiện nay không thực hiện được. • Trường hợp ngoại lệ: giới hạn tầm soát cho các đối tượng có nguy cơ cao. Ví dụ, hormone calcitonin 14
  14. • Một số trường hợp không phải không phải ung thư nhưng có chỉ dấu ung thư tăng Chỉ dấu Các trường hợp không phải ung thư Viêm gan virut, tổn thương gan, bệnh ruột viêm, AFP có thai β-hCG Suy tinh hoàn, nghiện cần sa, có thai Hút thuốc, bệnh ruột viêm, viêm gan, xơ gan, CEA viêm tụy, viêm dạ dày Kích thích màng bụng, lạc nội mạc tử cung, CA 125 viêm khung chậu, viêm gan, có thai Viêm tiền liệt tuyến, tăng sản tiền liêt tuyến lành PAP/PSA tính 15
  15. Chẩn đoán • Dấu ấn ung thư thường không được sử dụng để chẩn đoán xác định ung thư. • Chẩn đoán xác định ung thư – Ung thư dạng đặc (khối u): giải phẫu bệnh – Ung thư máu bằng: tế bào học 16
  16. Tiên lượng • Mỗi loại ung thư có tốc độ phát triển và lan rộng khác nhau, cũng như đáp ứng khác nhau với cùng một phương pháp điều trị. • Giá trị trong tiên lượng: nồng độ của các chỉ dấu ung thư trong huyết tương nên tương quan với kích thước khối u. • Ví dụ, HCG tương quan tốt với các kích thước khối u trong ung thư tử cung xuất phát từ màng đệm phôi thai. 17
  17. Theo dõi điều trị • Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc sử dụng chỉ dấu ung thư là theo dõi đáp ứng điều trị. • Sự thay đổi kết quả của chỉ dấu ung thư có thể là dấu hiệu đáp ứng hay không đáp ứng với việc điều trị. 18
  18. Theo dõi sau điều trị (theo dõi tái phát) • Việc tiếp tục theo dõi nồng độ chỉ dấu ung thư sau khi chúng đạt nồng độ ổn định vẫn rất quan trọng. • Gia tăng nồng độ chỉ ra sự tái phát của khối u ác tính. 19
  19. • Tầm quan trọng và ứng dụng của một chỉ dấu ung thư nhất định có thể thay đổi tùy theo bối cảnh lâm sàng, từ giai đoạn xuất hiện sớm đến chẩn đoán phân biệt đến tái phát. • Ví dụ, trong khi chỉ dấu ung thư mô như cytokeratin, kháng nguyên cơ trơn (SMA), .v.v. có thể vô cùng hữu dụng trong phân loại ung thư, chúng lại không có giá trị trong tiên lượng hay theo dõi; 20
  20. • Nhiều nỗ lực nhằm cải tiến độ nhạy và/hoặc độ đặc hiệu của chỉ dấu ung thư: • Kết hợp chỉ dấu ung thư với các phương pháp khác: kết hợp (CA) 125 với chẩn đoán siêu âm để giúp phát hiện sớm ung thư buồng trứng • Cải tiến các tiêu chuẩn đánh giá của chỉ dấu ung thư: khoảng nồng độ tham khảo của PSA tương ứng với từng nhóm tuổi để phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến. 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2