Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo
lượt xem 32
download
Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Hoàng Minh Đạo biên soạn giúp các bạn nắm được: Nguyên tắc phát triển bền vững, tổng quan môi trường toàn cầu, tổng quan về hiện trạng môi trường nước ta, thách thức của sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển đất nước, luật và nghị quyết về môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, định hướng phát triển bền vững Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo
- Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hoàng Minh Đạo Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường Hà Nội, tháng 6 năm 2006
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG • Nguyên tắc phát triển bền vững, khái niệm và những quan điểm • Tổng quan về môi trường toàn cầu • Tổng quan về hiện trạng môi trường nước ta • Những thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước • Luật Bảo vệ môi trường 2005 • Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị và Quyết định 34 của Chính phủ • Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 • Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam
- 1. Nguyên tắc phát triển bền vững, khái niệm và những quan điểm Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nội hàm của phát triển bền vững có thể được đánh giá bằng những tiêu chí nhất định về kinh tế, tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường. Phát triển bền vững chỉ có thể có một khi có được sự cân bằng hợp lý giữa ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
- Những nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững 1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững. 2. Phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp hài hoà xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 3. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trính phát triển. 4. Phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới sự phát triển của các thế hệ tương lai. 5. Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho phát triển nhanh, bền vững đất nước. 6. Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân, của các bộ, ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. 7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là quan trọng đối với sự phát triển bền vững đất nước. 8. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tếxã hội, bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Nhiều tổ chức quốc tế đã khuyến nghị những nguyên tắc hoạt động để đảm bảo phát triển bền vững 1. Thực hiện phát triển chỉ trong khả năng cho phép của những hệ thống tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; 2. Coi trọng hàng đầu nguyên tắc phòng ngừa nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. 3. áp dụng nguyên tắc người dùng, người gây ô nhiễm phải trả tiền 4. áp dụng nguyên tắc trao quyền sao cho những quyết định phát triển 5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng 6. Tăng cường công tác thông tin và truyền thông 7. Thực hiện đánh giá tác động môi trường từ giai đoạn sớm nhất trong mọi chính sách và quyết định phát triển. 8. áp dụng nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ trong tất cả các quyết định phát triển để không có nhóm hoặc cộng động nào chịu bất lợi nghiêm trọng bởi những hành động phát triển của nhóm/cộng đồng khác.
- 2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU Những thành tựu đã đạt được kể từ Hội nghị Stockholm 1972 Tuyên bố Rio và chương trình nghị sự 21 tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất về Môi trường và phát triển, 1992. ở Việt Nam, Chương trình này đã được trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt. Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững Khẳng định đã có những bước tiến quan trọng hướng tới sự hợp tác giữa các nước và sự đồng thuận toàn cầu, chỉ ra những thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt Cam kết chú trọng và quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc đe doạ đến phát triển bền vững của loài người Kêu gọi các nước phát triển thực hiện các mục tiêu quốc tế về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ủng hộ các nước kém phát triển, dân bản địa, khuyến khích sự tham gia của các cộng đồng trong xây dựng chính sách và quyết định phát triển bền vững.
- Những thách thức đối với môi trường toàn cầu Suy thoái đất ngày càng trầm trọng Suy thoái đa dạng sinh họcnhiều hệ sinh thái rừng đang tiếp tục bị suy thoái, tốc độ mất và suy giảm đa dạng sinh học ngày càng tăng Ô nhiễm không khí và suy thoái nước: diễn ra ở mức độ trầm trọng hơn Nhiều tài nguyên không tái tạo được đang cạn dần. Tài nguyên biển bị khai thác tuỳ tiện. Nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm từ đất liền, từ các hoạt động vận chuyển, khai thác trên biển.
- 3. Tổng quan về hiện trạng môi trường nước ta Ô nhiễm môi trường không khí ở nhiều làng nghề tới mức báo động, nhất là một số làng nghề vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ô nhiễm bụi: ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều đô thị bị ô nhiễm bụi trầm trọng, tới mức báo động. . Mưa axit: Đã xuất hiện và là mối đe doạ tiềm ẩn đối với môi trường qua kết quả quan trắc phân tích các mẫu nước mưa thu được trong những năm qua
- Môi trường nước lục địa Đã phát hiện ô nhiễm nước ngầm cục bộ ở một số nơi (nhiễm bẩn các hợp chất Nitơ ở một số khu vực thuộc đồng bằng Bắc Bộ, TP Hồ Chí Minh, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long; ô nhiễm kim loại nặng ở một số điểm khai thác nước ngầm). Tỉ lệ nhân dân vùng nông thôn được cấp nước sạch khoảng 51%. Nhiều sông hồ bị ô nhiểm. Các sông: Tô Lịch, Kim Ngưu ở Hà Nội ngày càng bị nhiễm bẩn hơn. Nhiều đoạn kênh, rạch ở TP Hồ Chí Minh bị ô nhiễm nặng. Môi trường nước nhiều lưu vực sông quan trọng bị ô nhiễm khá nặng: sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cầu, sông Nhuệsông Đáy,...
- Môi trường nước biển ven bờ: Nhìn chung, chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học ở biển ven bờ tiếp tục bị suy giảm. Chất thải rắn: Lượng chất thải rắn bình quân ở các đô thị lớn khoảng 0,81,2 kg/người/ngày. Tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ các đô thị năm 2002 tăng từ 312% so với 2001. Thành phần chất thải rắn nguy hại phát sinh từ các đô thị có chiều hướng gia tăng, trong đó chất dẻo PVC, cao su tăng tới 16% (Hà Nội) đang là vấn đề nan giải đối với các bãi chôn lấp. Tỉ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng như nilon, giấy vụn, kim loại, nhựa, thuỷ tinh tăng từ 20% năm 2001 lên 25% năm 2002. Có 32/61 đô thị có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh trong đó 13 đô thị đã khởi công xây dựng.
- Môi trường nông nghiệp và vệ sinh nông thôn: Trong phát triển chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, sử dụng hoặc lạm dụng một số hoá chất gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề nổi cộm: tỉ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh đạt khoảng 2830%. Môi trường làng nghề: Cả nước có khoảng 1450 làng nghề, trong đó 300 là làng nghề truyền thống. Theo kết quả điều tra thì 100% các làng nghề được điều tra đều bị ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau.
- Môi trường đất: Kết quả quan trắc cho thấy một số vùng đất nông nghiệp đã bị ô nhiễm như vùng rau thành phố Hồ Chí Minh, vùng Thanh Trì, Từ Liêm Hà Nội Thoái hoá đất diễn ra mạnh mẽ trên qui mô rộng lớn với các loại hình chủ yếu xói mòn, rửa trôi, đất trượt, ngập lũ, úng, sạt lở đất, lũ quét, khô hạn, phèn hoá, mặn hoá, đất bị huỷ hoại và ô nhiễm. Hiện trạng rừng: Đánh giá chung là diễn biến tích cực. Độ che phủ của rừng trên đất đai tự nhiên năm 2000 là 33,2%; năm 2002 là 34,2% (năm 1990: 27,7%; năm 1943: 43%). Mặt khác, nhiều vụ cháy rừng và tình trạng xâm hại rừng vẫn xảy ra. Chất lượng rừng (rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ) bị suy giảm. Do vậy, không phải chỉ đơn thuần gia tăng độ che phủ thảm vật rừng, mà thực sự cần gia tăng tác dụng bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh cảnh thích nghi đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tối ưu của rừng.
- Đa dạng sinh học: Hiện trạng đa dạng sinh học đang bị tác động mạnh mẽ: các hệ sinh thái bị ảnh hưởng do rừng bị phá, các hệ sinh thái nông nghiệp bị thu hẹp dần, nhiều vùng cát ven biển miền Trung chuyển sang đầm nuôi tôm. Số lượng một số loài quí hiếm đang bị giảm rõ rệt. Số lượng các loài bị đưa vào danh lục sách đỏ tăng;... Nhìn chung, sự mất mát và suy giảm đa dạng sinh học là một thách thức lớn đối với phát triển trong tương lai; nó gắn liền với sự suy giảm và mất đi nơi sinh cư, khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và ô nhiễm sinh học.
- 4. Những thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước 1. Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi môi trường tiếp tục bị ô nhiễm do phát triển nhanh KTXH. 2. Thách thức trong việc lựa chọn các lợi ích trước mắt về kinh tế và các lợi ích lâu dài về môi trường và phát triển bền vững. 3. Sự gia tăng dân số, di dân tự do và đói nghèo. 4. ý thức BVMT trong xã hội còn thấp 5. Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường 6. Tác động của vấn đề môi trường toàn cầu ngày càng lớn và phức tạp hơn 7. Mẫu hình tiêu thụ lãng phí, trào lưu văn hoá không lành mạnh, các tệ nạn xã hội theo dòng toàn cầu hoá tác động đến hành vi của con người.
- LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005 (Thông qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, công bố theo Lệnh số 29/2005/L/CTN ngày 12/12/2005 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam)
- I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬA ĐỔI LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1993 Một là, bản thân Luật Bảo vệ môi trường có những bất cập cần phải được điều chỉnh: nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hai là, môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm. Trong khi đó, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu rất nhiều áp lực và thách thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số cùng với sự tác động mạnh mẽ của các vấn đề môi trường toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước.
- Ba là, định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về bảo vệ môi trường. Bốn là, hơn mười năm qua, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn trong phát triển kinh tếxã hội, hội nhập kinh tế quốc tế; điều kiện về đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật và yêu cầu đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống đã được nâng cao, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung mới cho công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới. Năm là, hơn mười năm qua, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn trong phát triển kinh tếxã hội, hội nhập kinh tế quốc tế; điều kiện về đầu tư, cơ sở vật chất, kỹ thuật và yêu cầu đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống đã được nâng cao, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung mới cho công tác bảo vệ môi trường trong tình hình
- II. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC THỂ HIỆN LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã thể hiện các quan điểm và nguyên tắc sau đây: 1. Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật đồng thời có tính đến yêu cầu bảo vệ môi trường của cả thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- 3. Kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; luật hoá một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 đã được kiểm nghiệm qua thực tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về bảo vệ môi trường. 4. Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính nhà nước. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường lần này đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, vừa gắn kết và hài hoà với các luật chuyên ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
- III. CẤU TRÚC, NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2005 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ tám thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch Nước ký Lệnh số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005 về công bố Luật. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 81 điều (Luật 1993 có 7 chương, 55 điều):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý môi trường ( TS Đinh Thị Hải Vân) - Chương 3
80 p | 375 | 90
-
Bài giảng: Quản lý môi trường (ThS. Nguyễn Thúy Lan Chi)
10 p | 255 | 46
-
Bài giảng Quản lý môi trường ( TS Đinh Thị Hải Vân) - Chương 2
12 p | 109 | 25
-
Bài giảng An toàn lao động và môi trường - Chương 1: Những vấn đề chung về Khoa học bảo hộ lao động
65 p | 170 | 24
-
Kinh tế môi trường - Bài giảng 4
47 p | 111 | 13
-
Bài giảng Một số vấn đề về công tác bảo vệ môi trường - Hướng dẫn triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường
30 p | 304 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn