Bài giảng Chương 3: Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
lượt xem 6
download
Bài giảng Chương 3: Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trình bày các nội dung chính sau: Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ hàng tồn kho, kiểm toán khoản mục hàng tồn kho.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHƢƠNG 3 KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 1
- KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ hàng tồn kho Kiểm toán khoản mục hàng tồn kho Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 2
- I. Khái niệm và đặc điểm của khoản mục hàng tồn kho -Hàng tồn kho là những tài sản: + Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; + Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 3
- 1.NỘI DUNG - Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính giá trị thuần có thể thực hiện được. - Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sxkd bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 4
- 1.NỘI DUNG - Trình bày HTK và GVHB trên báo cáo tài chính - Công bố trên bảng thuyết minh: + Nguyên tắc đánh giá HTK: HTK đánh giá theo giá gốc; + Phương pháp xác định giá trị HTK: phương pháp thực tế đích danh, bình quân gia quyền, LIFO, FIFO. + Phương pháp hạch toán HTK: kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ; Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 5
- 2. Đặc điểm - HTK thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của đơn vị; - HTK là 1 khoản mục nhạy cảm với gian lận và có rủi ro mất mát cao đặc biệt nếu HTK có giá trị cao và dễ di chuyển. - Có thể được cất trữ ở nhiều nơi làm cho việc kiểm soát, quản lý khó khăn. - Việc xác định giá trị HTK chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan dẫn đến rủi ro HTK có thể được sử dụng để tạo ra gian lận trên BCTC; - Việc xác định số lượng HTK thường yêu cầu các kỹ thuật chuyên môn; - Sai sót về số liệu HTK ảnh hưởng trực tiếp đến GVHB và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp; - Các chỉ tiêu liên quan đến HTK thường được sử dụng rộng rãi bởi nhiều đối tượng bên trong và ngoài DN để ra quyết định Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 6
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Không kiểm kê HTK tại thời điểm 31/12 năm tài chính; - Ghi nhận hàng tồn kho không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng, không có biên bản đánh giá chất lượng hàng tồn kho; - Xác định và ghi nhận sai giá gốc hàng tồn kho; - Ghi nhận nhập kho không có hóa đơn chứng từ hợp lệ: mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định. - Không làm thủ tục nhập kho cho mỗi lần nhập mà phiếu nhập kho gộp chung cho cả một khoảng thời gian dài. - Không đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 7
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán chưa xác định được nguyên nhân và xử lý kịp thời; - Chưa xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa, định mức tiêu hao vật tư hoặc định mức không phù hợp; - Công tác quản lý hao hụt, bảo quản hàng tồn kho không tốt. Vào thời điểm cuối năm, đơn vị không xem xét và kiểm soát tuổi thọ, đặc điểm lý hóa có thể dẫn đến hư hỏng của từng loại hàng tồn kho, không xem xét các điều kiện lưu kho, bảo quản, sắp xếp tại kho để bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật; - Không tách biệt thủ kho, kế toán HTK, bộ phận mua hàng, nhận hàng. - Lập phiếu nhập xuất kho không kịp thời. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 8
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Phiếu nhập xuất kho chưa đúng quy định: không đánh số thứ tự, viết trùng số, thiếu chữ kí, các chỉ tiêu không nhất quán…; - Giá trị hàng tồn kho nhập kho khác giá trị trên hóa đơn và các chi phí phát sinh; - Chưa lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý; bảng tổng hợp số lượng từng loại nguyên vật liệu tồn kho để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán; - Xuất nhập kho nhưng không thực xuất, thực nhập mà ghi số liệu khống; - Phương pháp tính giá xuất kho, xác định giá trị sản phẩm dở dang chưa phù hợp hoặc không nhất quán; - Phân bổ công cụ, dụng cụ theo tiêu thức không phù hợp, không nhất quán; không có bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xuất dung trongBộ kì.môn Kiểm toán 7/2/2019 9
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Không trích lập dự phòng giảm giá HTK hoặc trích lập không dựa trên cơ sở giá thị trường, lập dự phòng cho hàng hóa giữ hộ không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Trích lập dự phòng không đủ hồ sơ hợp lệ. - Hàng hóa, thành phẩm ứ đọng, tồn kho lâu với giá trị lớn chưa có biện pháp xử lý. - Chưa đối chiếu, kiểm kê, xác nhận với khách hàng về HTK nhận giữ hộ; - Không theo dõi hàng gửi bán trên TK hàng tồn kho hoặc giao hàng gửi bán nhưng không kí hợp đồng mà chỉ viết phiếu xuất kho thông thường; Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 10
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP Tóm lại rủi ro đối với khoản mục hàng tồn kho: - Tính nhạy cảm của khoản mục: + Sai sót về số lượng hàng tồn kho; + Sai sót về giá trị hàng tồn kho; + Sai sót về thời điểm ghi nhận nghiệp vụ phát sinh (mua hàng, bán hàng). - Vấn đề về xét đoán: lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 11
- 4. Mục tiêu kiểm toán Đảm bảo các khoản mục HTK là có thực, thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, được tính giá nhất quán và ghi nhận theo giá trị phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 12
- 4. Mục tiêu kiểm toán - Tính chính xác: Số liệu chi tiết của HTK được ghi chép, tính toán chính xác và thống nhất giữa sổ chi tiết và sổ cái. - Đánh giá: HTK được ghi nhận và đánh giá theo 1 phương pháp phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành, đồng thời áp dụng nhất quán phương pháp này. - Trình bày và công bố: HTK được phân loại đúng đắn, trình bày thích hợp và công bố đầy đủ. => Mục tiêu hiện hữu và đánh giá được xem là quan trong nhất. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 13
- II. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO 1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 1. Bảng CĐKT; 2. Bảng CĐSPS; 3. Sổ Cái tài khoản tiền (TK 151, 152, 153, 154, 155, 156,…); 4. Sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho theo từng mã hàng; 5. Thẻ kho; 6. Sổ chữ T/tổng hợp đối ứng các TK HTK; 7. Danh mục HTK tại thời điểm cuối kỳ kế toán; 8. Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa; 9. Biên bản kiểm kê HTK; 10. Bảng giải trình chênh lệch giữa số liệu kiểm kê với sổ kế toán; 11. Các biên bản xác nhận hàng gửi bán; 12. Chứng từ nhập, xuất kho, hợp đồng, hóa đơn mua hàng, bảng tính giá thành sản phẩm … 13. Danh mục HTK đã lập dự phòng, Bảng tính trích lập dự phòng; 14. Các quy định liên quan đến HTK; 15. … Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 14
- 2. Nghiên cứu và đánh giá KSNB - Tìm hiểu về hệ thống KSNB; - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán; - Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát; - Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 15
- CHU TRÌNH MUA HÀNG, SẢN XUẤT Kho NVL Giai đoạn SX Kho thành phẩm - Phiếu đề nghị mua NVL - Phiếu đề nghị xuất NVL - Phiếu nhập kho TP - Đơn đặt hàng - Kế hoạch sản xuất - Phiếu xuất kho - Phiếu nhập kho - Biên bản kiểm kê SPDD - Hóa đơn bán hàng - Thẻ kho - Biên bản kiểm kê TP - HĐ với người bán - Biên bản kiểm kê Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 16
- THỦ TỤC KIỂM SOÁT - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính đầy đủ của các chứng từ gốc, chứng từ kế toán làm cơ sở nhập, xuất vật tư, hàng hóa; - Kiểm tra các nghiệp vụ thu mua và điều chuyển vật tư, hàng hóa phải đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch thu mua, dự trữ nhằm đảm bảo hàng được mua của nhà cung cấp tốt nhất, với giá cả và số lượng hợp lý nhất. - Trên các phiếu đề nghị nhập hàng, xuất hàng phải có sự xác nhận của người đề nghị hoặc đại diện bộ phận đề nghị, phải có sự phê duyệt của những người được phân cấp. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 17
- THỦ TỤC KIỂM SOÁT - Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về việc lập và ghi chép các nội dung trên những thủ tục nhập hàng (như: biên bản kiểm định và tiếp nhận hàng, phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản trả lại hàng mua không đúng quy cách chất lượng...). Đồng thời, kiểm tra việc đánh số thứ tự trên phiếu nhập, phiếu xuất, kiểm tra việc tuân thủ quy định khi hủy phiếu đã lập chưa đúng và việc lưu trữ chứng từ. - Báo cáo xuất tồn và Biên bản kiểm kê hàng tồn kho phải được lập trên cơ sở đối chiếu giữa số liệu thực tế và sổ sách kế toán. Trên đó phải có đầy đủ chữ ký của các bộ phận tham gia. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 18
- 2.1. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HT KSNB Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 1. Các chức năng đặt hàng, nhận hàng, bảo quản và kế toán hàng tồn kho có được bố trí cho những cá nhân hoặc bộ phận độc lập phụ trách không? 2. Đơn đặt hàng có luôn được lập dựa trên phiếu đề nghị mua hàng đã được xét duyệt? 3. Đơn đặt hàng có được đánh số liên tục trước không? 4. Đơn vị có thiết lập thủ tục xét duyệt đặt hàng không? Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 19
- 2.1. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HT KSNB Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 5. Trước khi nhập kho hàng hóa có được kiểm nhận kỹ càng về số lượng, quy cách, chất lượng không? 6. Đơn vị có tổ chức sắp xếp kho hàng 1 cách hợp lý, tránh được các mất mát, hư hỏng không? 7. Đơn vị có tổ chức kiểm kê định kỳ? 8. HTK kém phẩm chất, hưu hỏng, lỗi thời… có được nhận diện kịp thời? 9. Hàng xuất bán có dựa trên PXK và hóa đơn bán hàng không? Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - TS. Lê Văn Luyện
179 p | 2419 | 1374
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 3: Báo cáo kiểm toán
21 p | 385 | 43
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính: Chương 3 - Kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh toán
31 p | 265 | 41
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 3 Các khái niệm cơ bản trong kiểm toán
54 p | 596 | 40
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
42 p | 168 | 13
-
Bài giảng Chương 3: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
47 p | 153 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 3 - TS. Lê Văn Luyện
54 p | 169 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 2 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
50 p | 133 | 8
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 3: Kiểm toán lưu chuyển tiền tệ
18 p | 10 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 3: Kiểm toán tài sản dài hạn
14 p | 26 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 1: Chương 3 - Kiểm toán hàng tồn kho
52 p | 9 | 5
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 1 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán (Đinh Thế Hùng) - Chương 3: Quy trình kiểm toán
9 p | 80 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 3
15 p | 93 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính - Chương 3: Kiểm toán chu kỳ mua hàng - thanh toán (TS. Nguyễn Thị Thanh Phương)
39 p | 54 | 4
-
Bài giảng Tổng luận kiểm toán - Chương 3: Các vấn đề của kiểm toán hiện đại
26 p | 16 | 2
-
Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 3: Chuẩn mực chung và chuẩn mực về lập kế hoạch kiểm toán
34 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn