Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế
lượt xem 5
download
Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn cùng tìm hiểu "Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương VI: Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế
- Chương VI Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế 1. Kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế ( TTQT ) 1.1. Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản suất hàng hoá phát triển không ngừng. Việc trao đổi hàng hoá, tiền tệ giữa các nước ngày càng mở rộng và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia, từ đó thanh toán quốc tế ra đời và phát triển không ngừng. Về bản chất, Thanh toán quốc tế là quan hệ thanh toán giữa người chi trả ở nước này với người thụ hưởng ở nước khác thông qua trung gian thanh toán của các ngân hàng ở các nước phục vụ người chi trả và người thụ hưởng. Với xu hướng hội nhập quốc tế, thanh toán quốc tế trở thành nghiệp vụ ngày càng quan trọng đối với các ngân hàng. Thanh toán quốc tế bao gồm thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch. Thanh toán mậu dịch phát sinh trên cơ sở thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu. Thanh toán phi mậu dịch phát sinh trên cơ sở các khoản chuyển giao vốn đầu tư, chuyển giao thu nhập, chuyển giao lợi nhuận... Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa hai khách hàng, quan hệ thanh toán quốc tế rất phức tạp vì quan hệ kinh tế giữa người thụ hưởng và người chi trả ở các khoảng cách rất xa nhau nên khó có đủ thông tin chính xác về nhau. Hơn nữa, thanh toán quốc tế ở những nước khác nhau thì các điều kiện về kinh tế, chính trị, phong tục cũng khác nhau. Thanh toán quốc tế có nhiều phương thức thanh toán như: Thanh toán chuyển tiền, thanh toán uỷ thác thu, thư tín dụng, séc, thẻ thanh toán quốc tế... Các phương thức thanh toán này thực hiện theo thông lệ quốc tế về thanh toán quốc tế và quy định của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc áp dụng hình thức thanh toán nào là do khách hàng lựa chọn, tuỳ thuộc vào quan hệ kinh tế;
- độ tín nhiệm; loại hàng hoá dịch vụ được mua, bán hoặc trao đổi giữa hai khách hàng, và để xác định rõ quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của các bên, hạn chế bới rủi ro trong thanh toán. Xét ở góc độ quan hệ thanh toán giữa các ngân hàng, các ngân hàng có thể thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại các ngân hàng đại lý. Các ngân hàng càng có nhiều quan hệ tiền gửi với nhiều ngân hàng đại lý thì khả năng phục vụ trong thanh toán quốc tế càng tăng lên. Tuy nhiên khi mở tài khoản ở nhiều ngân hàng thì vốn bị phân tán, cũng như tăng rủi ro đối tác. Vì vậy khi tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các ngân hàng thường mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tại những ngân hàng đại lý lớn, có uy tín ở các thị trường có nhiều giao dịch, quan hệ kinh tế. Các ngân hàng có nhiều chi nhánh cũng sẽ tập trung thanh toán qua một hoặc một số đầu mối tại trung ương hoặc tại các chi nhánh lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán quốc tế. 1.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế 1.2.1. Các tài khoản nội bảng - Tài khoản tiền mặt ngoại tệ (SH 103) - Tài khoản chứng từ có giá trị ngoại tệ (SH 104) - Tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài (SH 123) (TK NOSTRO) - Tài khoản tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 422) - Tài khoản tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 426) - Tài khoản tiền gửi của các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 411) - Tài khoản vay ngân hàng trong nước bằng ngoại tệ (SH 416) - Tài khoản vay ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ (SH 418) Các tài khoản nêu trên đã được trình bày rõ tính chất, kết cấu ở các chương, phần khác của giáo trình nên không được trình bày lại nội dung ở đây. - Tài khoản chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ (SH 455)
- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chuyển tiền phải trả từ các NHTM khác chuyển tiền đến để trả cho các đơn vị, tổ chức cá nhân không có tài khoản ở NHTM. Kết cấu tài khoản 455: Bên Nợ ghi: Số tiền trả cho người được hưởng (Số tiền chuyển trả cho đơn vị chuyển tiền do người được hưởng không đến nhận hoặc theo yêu cầu của đơn vị chuyển tiền, của người được hưởng) Bên Có ghi: Số tiền từ các NHTM khác chuyển đến trả cho người được hưởng Dư Có: Phản ánh số tiền chuyển đến chưa thanh toán Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu quản lý theo dõi các NHTM có thể mở tài khoản chi tiết theo ngân hàng chuyển tiền đến; theo tính chất của các khoản chuyển tiền. - Tài khoản nhận ký quỹ bằng ngoại tệ (SH 428) Tài khoản này dùng để phản ánh số ngoại tệ mà TCTD nhận ký quỹ, ký cược của khách hàng để đảm bảo cho các dịch vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, tín dụng được thực hiện đúng hợp đồng cam kết đã ký. TK 428 có các tài khoản cấp 3 sau: + TK 4281: Tiền gửi để đảm bảo thanh toán Séc + TK 4282: Tiền gửi để mở thư tín dụng (L/C) + TK 4283: Tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ + TK 4284: Ký quỹ bảo lãnh + TK 4287: Ký quỹ đảm bảo thuê tài chính + TK 4289: Bảo đảm các khoản thanh toán khác Kết cấu tài khoản 428: Bên Nợ ghi: - Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng đã thanh toán cho người thụ
- hưởng; - Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng còn thừa trả lại cho khách hàng ký gửi. Bên Có ghi: Số ngoại tệ ký quỹ của khách hàng để đảm bảo thanh toán Dư Có: Phản ánh số ngoại tệ của khách hàng đang ký gửi tại NHTM để đảm bảo thanh toán Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng gửi tiền 1.2.2. Các tài khoản ngoại bảng - TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận thu hộ hoặc giữ hộ (SH 9122) Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi, nhờ đơn vị ngân hàng giữ hộ hoặc thu hộ. Kết cấu Tài Khoản 9122: Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước mà NH nhận giữ hộ, thu hộ. Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước được NH trả lại, hoặc thanh toán cho khách hàng sau khi thu hộ được. Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước, NH đang nhận thu hộ, giữ hộ. Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng khách hàng gửi. - TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu (SH 9123) Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài nhờ thu. Kết cấu tài khoản 9123: Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài nhờ thu. Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách
- hàng trong nước đã được nước ngoài thanh toán. Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của khách hàng trong nước gửi đi nước ngoài chưa thu được. Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng NH nước ngoài nhờ thu. - TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán (SH 9124) Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán. Kết cấu tài khoản 9124: Bên Nhập ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán. Bên Xuất ghi: Số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đã thanh toán. Số còn lại: Phản ánh số tiền trên các chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán Hạch toán chi tiết: Mở TK chi tiết theo từng ngân hàng nước ngoài gửi chứng từ đến. - TK Cam kết bảo lãnh cho khách hàng (SH 921) Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền ngân hàng bảo lãnh thực hiện việc bảo lãnh vay, thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu cho các tổ chức, cá nhân. Số tiền bảo lãnh theo dõi vào tài khoản này được hạch toán theo giá trị của Cam kết bảo lãnh (-) trừ đi giá trị khách hàng đã ký quỹ tại ngân hàng. TK 921 có các tài khoản cấp 3 sau: 9211- Bảo lãnh vay vốn; 9212- Bảo lãnh thanh toán; 9213- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; 9214- Bảo lãnh dự thầu; 9215- Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả chậm;
- 9216- Cam kết trong nghiệp vụ L/C trả ngay; 9219- Cam kết bảo lãnh khác. Kết cấu TK 921: Bên Nhập ghi: Số tiền bảo lãnh Bên Xuất ghi:- Số tiền bảo lãnh đã thanh toán (hoặc đã hủy khi hết thời hạn của hợp đồng bảo lãnh). - Số tiền chuyển vào tài khoản trong bảng cân đối kế toán (các khoản trả thay khách hàng được bảo lãnh). Số còn lại: Phản ánh số tiền bảo lãnh còn phải thanh toán đối với đơn vị nhận bảo lãnh. Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khách hàng được bảo lãnh. - TK Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng (SH 994) Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản thế chấp cầm đồ của các tổ chức cá nhân vay vốn NHTM theo chế độ quy định Kết cấu TK 994: Bên Nhập ghi: Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố giao cho NHTM để đảm bảo nợ vay Bên Xuất ghi: Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại tổ chức, cá nhân vay khi trả được nợ Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đem phát mại để trả nợ vay NHTM Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đang quản lý Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản thế chấp, cầm cố. 1.2.3. Các chứng từ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thanh toán quốc tế
- Chứng từ ngoại tệ thanh toán quốc tế: Sử dụng các mẫu chứng từ theo thông lệ quốc tế là chủ yếu như Séc, thư tín dụng, hối phiếu, giấy nhờ thu... Trên các chứng từ này chỉ ghi theo loại ngoại tệ sử dụng trong thanh toán. Các yếu tố chủ yếu trên chứng từ là số chứng từ, ngày lập chứng từ, tên Ngân hàng trả tiền, tên ngân hàng nhận tiền, tên đơn vị cá nhân nhận tiền, tên đơn vị cá nhân trả tiền, số tiền, nội dung thanh toán. Đối với thanh toán xuất, nhập khẩu còn có nội dung quan trọng nữa là điều kiện giao hàng, phẩm chất hàng hoá, điều kiện thanh toán...các yếu tố trên phải phù hợp với các điều kiện của hợp đồng đã ký kết và phù hợp với thông lệ quốc tế. Chứng từ thanh toán trong nước: Sử dụng các loại chứng từ theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước quy định như Séc, UNC...phù hợp với từng hình thức thanh toán. Có loại chứng từ chỉ phản ánh theo nguyên tệ. Có loại chứng từ vừa phản ánh theo nguyên tệ, vừa phản ánh theo VND. 1.3. Kế toán các phương thức thanh toán quốc tế 1.3.1. Kế toán phương thức chuyển tiền 1.3.1.1. Khái niệm Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán do người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở nước ngoài. Thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người thụ hưởng. Phương thức chuyển tiền chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch và ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian chuyển tiền để hưởng hoa hồng, ngân hàng không bị ràng buộc gì trách nhiệm đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Cơ sở pháp lý của nghiệp vụ chuyển tiền là chế độ quản lý ngoại hối của từng quốc gia trong từng thời kỳ. Việc thực hiện chuyển tiền phải tuân thủ đúng các quy định trong chế độ quản lý ngoại hối.
- Người chuyển tiền muốn chuyển tiền ra nước ngoài phải viết giấy uỷ nhiệm cho ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền. Trên giấy uỷ nhiệm phải ghi rõ: + Tên, địa chỉ người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu. + Số ngoại tệ ghi rõ bằng chữ và bằng số + Lý do chuyển tiền + Những yêu cầu khác 1.3.1.2. Quy trình thanh toán Các bên tham gia: + Người phát lệnh chuyển tiền + Người hưởng lợi + Ngân hàng nhận thực hiện việc chuyển tiền (ngân hàng chuyển tiền) + Ngân hàng trả tiền (ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền) Trình tự tiến hành nghiệp vụ: Ngân hàng trung gian (3b,) (3b ,) NH chuyển tiền (3b) NH đại lý (3a) (2) (4) Người chuyển (1) Người thụ tiền hưởng (1) Người chuyển tiền và người hưởng lợi có giao dịch thương mại (2) Người chuyển tiền viết giấy uỷ nhiệm chuyển tiền yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng đại lý để chuyển cho người thụ hưởng.
- (3a) Ngân hàng chuyển tiền ghi nợ tài khoản người chuyển tiền hoặc ghi vào tài khoản thích hợp. (3b) (3b,) Chuyển tiền qua nước ngoài trực tiếp với ngân hàng đại lý hoặc qua ngân hàng đại lý trung gian. (4) Ngân hàng chuyển tiền cho người thụ hưởng Ưu , nhược điểm của phương thức chuyển tiền * Ưu điểm: Thanh toán đơn giản, dễ thực hiện . Đây là hình thức thanh toán đơn giản nhất trong các hình thức thanh toán. * Nhược điểm:Việc chuyển tiền cho người thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào người chuyển tiền. Người chuyển tiền có thể không thực hiện chuyển tiền đúng theo các điều kiện thoả thuận với người thụ hưởng. Vì vậy khó đảm bảo quyền lợi cho người thụ hưởng do dễ nảy sinh việc chiếm dụng vốn. Do nhược điểm kể trên, thực tế phương thức chuyển tiền thường được áp dụng để chuyển tiền kiều hối hoặc trong quan hệ thương mại khi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu là bạn hàng lâu năm, tin cậy lẫn nhau. 1.3.1.3. Kế toán chuyển tiền ra nước ngoài (Tại NH chuyển tiền) Nhận được yêu cầu chuyển tiền của người chuyển. Ngân hàng phải kiểm tra các yếu tố trên giấy yêu cầu chuyển tiền, khả năng thanh toán của người chuyển tiền. Nội dung chuyển tiền có phù hợp với quy chế quản lý ngoại hối không, nếu phù hợp ngân hàng tính phí chuyển tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp, sau đó lập lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng chuyển đến ngân hàng phục vụ người thụ hưởng. Hạch toán số tiền ngoại tệ khách hàng yêu cầu chuyển: Nợ: TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp Hạch toán thu phí dịch vụ thanh toán, thường khách hàng nộp theo VND được quy đổi từ số phí phải nộp bằng ngoại tệ và tỷ giá mua trong ngày: Nợ : TK 1011/ 4211- tiền gửi thanh toán: Phí bao gồm cả thuế GTGT
- Có: TK Thu phí dịch vụ thanh toán : Phí không bao gồm thuế GTGT Có: TK Thuế giá trị gia tăng phải nộp : Phần thuế GTGT phải nộp Sau khi hoàn tất các thủ tục Ngân hàng chuyển tiền chuyển lệnh chuyển tiền cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền cho người nhận. 1.3.1.4. Kế toán nhận chuyển tiền từ nước ngoài đến (Tại NH đại lý) Khi nhận các chứng từ chuyển tiền từ nước ngoài để chuyển tiền cho khách hàng tại ngân hàng của mình. Ngân hàng phải kiểm soát: Giấy báo chuyển tiền có hợp lệ hợp pháp không? Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng nào? Khách hàng thụ hưởng là tổ chức, cá nhân nào? và giải mã, kiểm tra kí hiệu mật. + Trường hợp người thụ hưởng có tài khoản ở ngân hàng, sau khi kiểm soát chứng từ, hạch toán: Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền Có: TK TG ngoại tệ của người thụ hưởng hoặc TK thích hợp: Tổng số tiền - phí Có: TK Thu phí / ngoại tệ thích hợp ( TK trung gian): Phí không có thuế GTGT Có: TK Thuế GTGT phải nộp/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian): thuế phải nộp Lưu ý: Số tiền nhận và thanh toán cho khách hàng là ngoại tệ nên phí dịch vụ thanh toán tính toán được và phải thu của khách hàng cũng là ngoại tệ. Từng nghiệp vụ hoặc số tổng hợp trong ngày, đơn vị NH phải quy đổi ra VND theo tỷ giá mua của ngày phát sinh nghiệp vụ và thông qua các TK mua, bán ngoại tệ để hạch toán chính thức vào thu nhập, chi phí của NH bằng đơn vị tiền tệ VND. Những TK trung gian dùng để tập hợp thu nhập bằng ngoại tệ, thuế giá trị gia tăng phải nộp bằng ngoại tệ trong ngày đến cuối ngày phải được tất toán, số dư TK bằng không. + trường hợp người thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng, sau khi kiểm soát chứng từ sẽ hạch toán tiếp nhận chuyển tiền đến vào tài khoản chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ: Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp Có: TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ
- Sau đó ngân hàng báo cho người thụ hưởng biết để đến nhận tiền. Khi người thụ hưởng đến nhận tiền ngân hàng kiểm tra giấy báo nhận tiền, chứng minh thư. Nếu đủ điều kiện thì xử lý trả tiền theo yêu cầu của người nhận và phù hợp với quy chế quản lý ngoại tệ hiện hành, hạch toán: (1): Thanh toán số tiền khách hàng được hưởng Nợ: TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ Số tiền KH được hưởng Có: TK Ngoại tệ tại quỹ hoặc TK thích hợp (= số tiền nhận - phí) Nếu khách hàng có yêu cầu lĩnh bằng VND thì thông qua bút toán mua bán ngoại tệ để thanh toán tiền cho khách hàng. (2): Thu phí dịch vụ thanh toán Giả thiết, việc chuyển đổi ra VND khoản thu phí thanh toán ngoại tệ được thực hiện ngay ở từng nghiệp vụ, hạch toán như sau: Nợ :TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ phí phải thu tính Có: TK 4711 Mua bán ngoại tệ kinh doanh theo ngoại tệ Tính quy đổi ra VND = Số phí thu được theo ngoại tệ x tỷ giá mua, hạch toán: Nợ : TK 4712 Tha nh toán VND về mua bán ngoại tệ KD Có : TK Thu dịch vụ thanh toán Có : TK thuế giá trị gia tăng phải nộp 1.3.2. Kế toán phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment) 1.3.2.1 Khái niệm Phương thức thanh toán nhờ thu (hay còn gọi là uỷ thác thu) là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hoá dịch vụ cho nhà nhập khẩu sẽ uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền hàng hoá dịch vụ từ nhà nhập khẩu.
- Nhờ thu là một phương thức thanh toán quốc tế về hàng mậu dịch, Cơ sở pháp lý chi phối nghiệp vụ nhờ thu là Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, bản sửa đổi 1995, số xuất bản 522 do phòng thương mại quốc tế (ICC) ấn hành áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ nhờ thu, buộc các bên có liên quan phải thực hiện, trừ khi có thoả thuận khác hoặc trái với quy chế nhà nước và luật pháp quốc gia và quy định của từng quốc gia về nghiệp vụ nhờ thu. Trong nghiệp vụ nhờ thu nhà xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ nhờ thu kèm theo giấy nhờ thu rõ ràng, và cụ thể và ghi rõ được áp dụng theo quy tắc 522. Ngân hàng chỉ được phép thực hiện theo giấy nhờ thu đó và theo đúng quy tắc 522. Giấy nhờ thu bao gồm những thông tin sau: Ngân hàng gửi nhờ thu, Người uỷ nhiệm nhờ thu, Người trả tiền hoặc nơi nhờ thu được chuyển đến, Số tiền và loại tiền nhờ thu, Danh mục chứng từ, số lượng từng loại chứng từ đính kèm, Điều khoản nhờ thu mà theo đó thanh toán hay chấp nhận thực hiện. 1.3.2.2. Chứng từ liên quan đến nhờ thu: Chứng từ thương mại: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến hàng hoá như hoá đơn (Invoice), các loại giấy tờ gửi hàng (shipping documents), giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ.. Chứng từ tài chính: Là các chứng từ liên quan trực tiếp đến tiền như hối phiếu (Bill of exchange) hoá đơn..hoặc các phương tiện thanh toán tương tự với mục đích ký phát để thu được số tiền thanh toán. 1.3.2.3. Các loại nhờ thu - Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection): - Nhờ thu kèm chứng từ (Documentery collection): Có hai loại: + Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (documentary against payment - D/P). + Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ (documentary against acceptance - D/A). sơ đồ thanh toán nhờ thu (6 NH phôc vô ) NH §¹i lý nhµ xuÊt phôc vô nhµ
- (3) (2) (7) (5) (4) (1) (1). Nhà XK chuyển giao hàng hoá dịch vụ cho nhà NK (kèm chứng từ hàng hoá hoặc không tuỳ vào loại nhờ thu) (2). Nhà XK lập bộ chứng từ thanh toán kèm chỉ dẫn nhờ thu gửi ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ số tiền từ nhà NK. (3). NH phục vụ nhà XK chuyển hối phiếu sang NH phục vụ nhà NK nhờ thu tiền ở nước ngoài. (4). NH phục vụ nhà NK yêu cầu nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (5). Nhà NK trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. (6). NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK. (7). NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho bên bán và báo có cho họ. Phương thức nhờ thu phiếu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán vì giữa nhận hàng và thanh toán tiền của người mua không có sự ràng buộc với nhau. Nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho bên bán hơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Vai trò của NH không chỉ còn là trung gian đơn thuần mà còn là người định đoạt việc nhận hàng của nhà NK. Tuy nhiên, NH vẫn chưa khống chế được việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền của nhà NK, do đó ở một chừng mực nhất định, quyền lợi của bên bán vẫn chưa thực sự được đảm bảo (chẳng hạn bên mua thiếu thiện chí, chậm trễ thanh toán). Vì tính chất của phương thức nhờ thu dẫn đến tốc độ thanh toán chậm, thường bất lợi cho người bán, nên nó được áp dụng trong những trường hợp: hàng
- mới bán lần đầu (mang tính chào hàng), hàng ứ đọng khó tiêu thụ, hàng hoá được thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nhưng chứng từ không phù hợp nên chuyển sang phương thức này. 1.3.2.4. Kế toán nhờ thu đối với hàng xuất khẩu (Tại NH phục vụ nhà xuất khẩu) Khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu gồm giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ liên quan đến nhờ thu. Ngân hàng kiểm tra đối chiếu số lượng và loại chứng từ liên quan đến nhờ thu với phần liệt kê chứng từ của khách hàng (phải đảm bảo đúng về hình thức, không cần phải kiểm tra nội dung chứng từ). Các thông tin sau đây trong nhờ thu của khách hàng cần phải được ghi rõ: Nhờ thu thanh toán ngay (D/P) hay chấp nhận (D/A). Số tiền, loại tiền phải được thanh toán hay chấp nhận, giao chứng từ khi thanh toán toàn bộ hay từng phần, tên, địa chỉ đầy đủ của người trả tiền, tên địa chỉ đầy đủ của ngân hàng trả tiền (nếu có). Sau khi kiểm tra đầy đủ ngân hàng chấp nhận nhờ thu sẽ hạch toán: Nhập TKNB 9122: TK Chứng từ có giá tri ngoại tệ nhận thu hộ khách hàng Đồng thời ngân hàng thu các khoản dịch vụ phí liên quan: Nợ: TK 1011 hoặc TK 4211 Tiền gửi thanh toán Có: TK thu phí dịch vụ thanh toán Có: TK Thuế giá trị gia tăng phải nộp Sau đó ngân hàng lập lệnh nhờ thu, làm thủ tục gửi lệnh nhờ thu và chứng từ liên quan cho NH nước ngoài phục vụ nhà nhập khẩu để đòi tiền. Khi gửi sẽ hạch toán: Nhập TKNB 9123:TK Chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu Khi nhận được thông báo Có về thanh toán uỷ nhiện thu cho nhà xuất khẩu (chuyển tiền có thể từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu hoặc từ ngân hàng trung gian) hạch toán: Xuất TKNB 9123: Chứng từ có giá tri ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu Xuất TKNB 9122: Chứng từ có giá trị ngoại tệ nhận giữ hộ hoặc thu hộ. Đồng thời hạch toán nội bảng:
- Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp Có: TK Tiền gửi ngoại tệ nhà xuất khẩu hoặc TK thích hợp Trường hợp nhờ thu bị từ chối thanh toán, thì kế toán ghi xuất tài khoản 9123, xuất TK 9122 và trả toàn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. 1.3.2.5. Kế toán nhờ thu đối với hàng nhập khẩu (tại NH phục vụ nhà nhập khẩu) Nhận được bộ chứng từ nhờ thu ngân hàng tiến hành kiểm tra lệnh nhờ thu, kiểm tra số lượng, loại chứng từ nhờ thu nhận được với bảng liệt kê chứng từ, không cần phải kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào liên quan đến chứng từ nhờ thu. Nếu đầy đủ sẽ hạch toán: Nhập TKNB 9124: Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán Sau khi hạch toán ngoại bảng, ngân hàng lập thông báo nhờ thu gửi cho nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Khi nhà nhập khẩu thanh toán đủ căn cứ vào giấy giao nhận chứng từ hạch toán: Xuất TKNB 9124: Chứng từ có giá trị ngoại tệ của nước ngoài gửi đến đợi thanh toán Ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu Nợ: TK Tiền gửi ngoại tệ của nhà nhập khẩu hoặc TK thích hợp Có: TK Tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hoặc TK thích hợp Ngân hàng thu phí dịch vụ thanh toán, nếu thu phí bằng ngoại tệ, cuối ngày quy đổi ra VND qua mua bán ngoại tệ, hạch toán chính thức vào thu nhập bằng VND, tại thời điểm thu phí ngoại tệ trong ngày hạch toán: Nợ TK TG ngoại tệ của khách hàng: Phí bao gồm cả thuế GTGT Có: TK thu dịch vụ thanh toán/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian) Có: TK thuế giá trị gia tăng phải nộp/ ngoại tệ thích hợp (TK trung gian) Nếu nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán thì kế toán ghi xuất TK 9124 và chuyển trả bộ chứng từ về ngân hàng phục vụ nhà XK. 1.3.3. Kế toán phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of credit)
- 1.3.3.1. Khái niệm Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác (ngân hàng ở nước xuất khẩu ) chi trả hoặc chấp thuận những yêu cầu của người hưởng lợi theo đúng điều kiện và chứng từ thanh toán phù hợp với thư tín dụng. Thư tín dụng chính là một văn bản pháp lý cam kết việc thanh toán, nó là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự cam kết đó. Do vậy thư tín dụng có thể được định nghĩa như sau: Thư tín dụng là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng người nhập khẩu) theo yêu cầu của một khách hàng (người nhập khẩu) viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một kỳ hạn nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng. Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng là phương thức thanh toán rất thông dụng, khối lượng thanh toán ngày càng rộng lớn do đã đảm bảo được quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Hiện nay, thanh toán bằng thư tín dụng được thực hiện theo Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ xuất bản năm 1993, ấn phẩm số 500 (Uniform customs and practise for documentary credit number 500 - UCP500) do Phòng thương mại quốc tế tại Paris ban hành. Các nội dung chủ yếu của thư tín dụng. - Số hiệu L/C. - Địa điểm mở L/C. - Ngày mở L/C. - Loại L/C. - Tên và địa chỉ các bên liên quan. - Số tiền của L/C - Thời hạn hiệu lực của L/C.
- - Những điều kiện quy định về chứng từ hàng hoá khi xuất trình để thanh toán L/C. - Những điều kiện quy định liên quan đến hàng hoá và gửi hàng. - Những quy định đặc biệt khác nếu có. 1.3.3.2. Các loại thư tín dụng - Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm có hai loại: + Thư tín dụng có thể huỷ ngang. + Thư tín dụng không thể huỷ ngang. - Xét theo phương diện thanh toán, có hai loại : + Thư tín dụng trả tiền ngay. + Thư tín dụn g trả chậm. - Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác: + Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi. + Thư tín dụng chuyển nhượng. + Thư tín dụng tuần hoàn. + ... 1.3.3.3. Các loại chứng từ cần thiết của bộ thư tín dụng - Hối phiếu (draft or bill of exchange): Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu ký phát đòi tiền người nhập khẩu và yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định trong một thời gian nhất định do người hưởng lợi quy định trong hối phiếu hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác. Hối phiếu được chia làm hai loại: trả ngay và trả chậm. Hối phiếu trả ngay là hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình. Hối phiếu trả chậm là hối phiếu mà người thụ trái sẽ phải ký chấp nhận thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai tuỳ thuộc vào quy định trong hối phiếu. - Chứng từ hàng hóa:
- Hoá đơn thương mại: Hoá đơn thương mại được xem là trung tâm của bộ chứng từ thanh toán. Hoá đơn do người bán lập xuất trình cho người mua sau khi đi gửi hàng, liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất đi. Đó là yêu cầu của người bán đòi người mua trả tiền theo tổng số tiền đã được ghi trên hoá đơn; Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality); Giấy chứng nhận số lượng:(certificate of quantity); Giấy chứng nhận trọng lượng (certificate of weight); Chứng từ vận tải; Chứng từ bảo hiểm (insurance policy); Các chứng từ khác: Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin); Giấy chứng nhận xét nghiệm (certificate of analysis); Giấy chứng nhận vệ sinh phòng dịch (certificate of sanitary health); Giấy chứng nhận kiểm tra (certificate of inspection); Giấy chứng nhận hạn ngạch xuất khẩu (export quota certificate); 1.3.3.4. Quy trình thanh toán thư tín dụng - Các bên tham gia thanh toán L/C + Người xin mở L/C (Applicant). + Người hưởng lợi (Beneficiary). + NH phát hành (issuing bank). + NH thông báo (Advising bank).
- Sơ đồ thanh toán thư tín dụng (9’’) (9’’) Ng©n hµng ( 9) trung gian (9) (7) (7) NH më th- tÝn NH th«ng b¸o L/C dông (3b) (2) (3a) (8) (4) (6) (10) (5) Nhµ xuÊt khÈu Nhµ nhËp khÈu (1) (1). Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng thanh toán L/C. (2). Nhà nhập khẩu xin mở thư tín dụng. (3a). NH Phục vụ nhà NK đồng ý mở TTD. (3b). Ngân hàng mở L/C thông báo cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài (4). NH thông báo khi nhận được thông báo sẽ thông báo cho nhà XK. (5). Nhà XK giao hàng cho nhà NK. (6). Nhà XK lập bộ chứng từ gửi đến NH phục vụ mình yêu cầu thanh toán (7). NH thông báo đòi tiền thông qua NH phục vụ nhà NK (8). NH phục vụ nhà NK đòi tiền nhà NK và nhà nhập khẩu chấp nhận trả tiền. (9). NH phục vụ nhà NK chuyển tiền sang NH phục vụ nhà XK. (10). NH phục vụ nhà XK thanh toán tiền cho nhà XK. Ghi chú: Trong sơ đồ trật tự luân chuyển chứng từ thanh toán các bước 7, 8,
- 9, 10 có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thư tín dụng đó là thư tín dụng trả tiền ngay hay thư tín dụng trả tiền chậm. Tuỳ thuộc vào ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu chỉ là ngân hàng thông báo hay là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết kế toán: Chương 4 - TS. Trần Văn Thảo
16 p | 231 | 59
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 4 - PGS.TS.Mai Thị Hoàng Minh
33 p | 194 | 38
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 5: Chứng từ kế toán và kiểm kê
13 p | 302 | 21
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán
40 p | 111 | 18
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 5, 6 - ThS. Đường Thị Quỳnh Liên
44 p | 129 | 15
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 4: Phương pháp tính giá
32 p | 133 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán (ĐH Hoa Sen)
49 p | 177 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 7: Sổ kế toán và hình thức kế toán (tt)
29 p | 115 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 1 - ThS. Vũ Thị Tuyết Mai
24 p | 16 | 7
-
Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chương 3: Nghiên cứu thực nghiệm trong kế toán
59 p | 27 | 7
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán (Năm 2022)
40 p | 26 | 6
-
Bài giảng Chuẩn mực kế toán: Chương 3 - PGS. TS. Trần Thị Cẩm Thanh
21 p | 18 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 1: Kế toán ngân hàng thương mại
13 p | 46 | 5
-
Bài giảng Tổ chức công tác kế toán - Chương 3: Tổ chức thu nhận thông tin kế toán trong đơn vị kế toán
21 p | 29 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - ThS. Võ Thị Thanh Vân
48 p | 10 | 3
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Chương 1 - Tổng quan về kế toán
59 p | 4 | 3
-
Bài giảng Chuẩn mực kế toán công quốc tế - Chương 4: Chuẩn mực kế toán công về báo cáo tài chính
35 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn