intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội (HT ĐBQH khóa XIII tại Đà Nẵng 27-29-6-2011) - Lương Phan Cừ

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

151
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội (HT ĐBQH khóa XIII tại Đà Nẵng 27-29-6-2011) nêu lên vai trò, vị trí của Quốc hội; cơ cấu tổ chức của Quốc hội; hiệu quả hoạt động của Quốc hội; kỳ họp Quốc hội; các tổ chức nghị viên quốc tế mà Quốc hội Việt Nam tham gia;... Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ cấu, tổ chức của Quốc hội (HT ĐBQH khóa XIII tại Đà Nẵng 27-29-6-2011) - Lương Phan Cừ

  1. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI ( HT ĐBQH KHÓA XIIITẠI ĐÀ NẴNG 27-29-6-2011) Người trình bày: Lương Phan Cừ PCN UB về CVĐXH của QH K XII
  2. 1. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA QH • 1. Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân; cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; • 2. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; • 3. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. • 4.Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. • 5. Nguyên tắc hoạt động của QH: • - Chế độ Hội nghị; • - Và quyết định theo đa số.
  3. 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỐC HỘI • 1. Ủy ban thường vụ QH; • 2. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban; • 3. Đoàn thư ký kỳ họp; • 4. Các Đoàn đại biểu QH(63); • 5. Hội hữu nghị nghị sĩ VN với các nước: Nhóm nghị sĩ hữu nghị VN với các nước;nhóm nữ nghị sĩ; Hội nghị sĩ về thầy thuốc; Hội nghị sĩ về dân số và phát triển; • 6. ĐBQH (được bầu không quá 500 ĐBQH); • Phục vụ hoạt động của QH có VPQH, VP Đoàn đại biểu QH.
  4. 3.HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỐC HỘI • Được bảo đảm bằng hiệu quả: • - Của các kỳ họp của Quốc hội; • - Hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; • - Hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; • - Hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội; • - Hoạt động của các đại biểu Quốc hội. • ( Của tất cả các cơ quan của QH và ĐBQH)
  5. 4.KỲ HỌP • 1. QH họp thường kỳ mỗi năm 2 kỳ; Kỳ đầu năm và kỳ cuối năm: • - Kỳ đầu năm khai mạc vào 20- 5; • - Kỳ cuối năm khai mạc vào 20- 10; • 2. QH có thể họp kỳ bất thường trên cơ sở: • +Quyết định của UBTVQH; • +Hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch nước; • + Hoặc theo yêu cầu của TT CP; • +Hoặc theo yêu cầu của 1/3 tổng số Đại biểu QH. • 3.Việc triệu tập kỳ họp QH thuộc thẩm quyền của UBTVQH. • 4. Thời gian kéo dài của mỗi kỳ họp tùy thuộc vào chương trình nghị sự do QH quyết định trên cơ sở đề nghị của UBTVQH. • 5. Tại kỳ họp QH, QH có thể chia thành các tổ để thực hiện việc thảo luận các vấn đề trong chương trình kỳ họp. Mỗi tổ gồm một số đoàn hợp thành trên cơ sở phân chia của UBTVQH theo từng kỳ họp.Riêng các đoàn có số lượng đại biểu đông có thể làm một tổ riêng như: TP Hồ Chí Minh, Hà nội
  6. 5. CÁC TỎ CHỨC NGHỊ VIÊN QUỐC TẾ MÀ QH VN THAM GIA • - Liên minh nghị viện thế giới ( IPU); • - Hiệp hội liên nghị viên đông nam á( AIPA); • - Liên minh nghị viện cộng đồng pháp ngữ(APF); • - Diễn đàn nghị sĩ các nước Châu á- TBD ( APPF)- Là thành viên sáng lập; • - Tổ chức liên nghị viện các nước Châu á vì hòa bình( AAPP)- Là thành viên sáng lập; • - Diễn đàn nghị sĩ của châu á – TBD về DS và phát triển( AFPPD); • - Hiệp hội nghị sĩ về thầy thuốc ( IMPO)
  7. 6. UBTVQH • 1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội • 2. UBTVQH của mỗi khóa được bầu tại kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ khóa đó. • 3. Thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. • 4. Nhiệm kỳ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khoá mới bầu ra Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới. • 5. Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
  8. 7.CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA UBTVQH • Theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. • Phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự; • Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phải được quá 1/2 tổng số thành viên của biểu quyết tán thành; • Pháp lệnh, nghị quyết phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua, trừ trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
  9. 8.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBTVQH • 1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Uỷ viên do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội làm các Phó Chủ tịch. • Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. • 2. Chủ tịch QH và các phó Chủ tịch QH lãnh đạo và chủ trì các hoạt động của UBTVQH; • 3. UBTVQH có các cơ quan trực thuộc: • + Ban dân nguyện; • + Ban công tác đại biểu; • + Viện nghiên cứu lập pháp; • + Báo người đại biểu nhân dân. • 4. Mỗi tháng họp it nhất là một phiên. Chương trình và thời gian mỗi phiên họp do UBTVQH quyết định.
  10. 9. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBTVQH • ĐƯỢC BẢO ĐẢM BẰNG: • - Hiệu quả của các phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội; • - Hiệu quả hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cùng với sự tham gia của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
  11. 10. HĐDT và UB • Là những cơ quan của Quốc hội, do QH thành lập. • Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. • Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra tại kỳ họp thứ nhất cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Hội đồng, Uỷ ban mới. • Thực hiện các chức năng: • - Thẩm tra; • - Giám sát; • - Kiến nghị. • Chương trình hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội do Hội đồng và Uỷ ban quyết định căn cứ: • - Hiến pháp; • - Luật, nghị quyết của Quốc hội; • - Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; • - Và sự chỉ đạo, điều hoà của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
  12. 11. SỐ LƯỢNG HĐDT VÀ UB • Quốc hội quyết định số lượng và bầu các thành viên, lãnh đạo HĐDT và Các UB của QH tại kỳ họp thứ nhất của mỗi nhiệm kỳ QH. • QH thành lập HĐDT và 9 UB( tại kỳ họp thứ nhất có UB thẩm tra tư cách đại biểu): • 1. Uỷ ban pháp luật; • 2. Ủy ban Tư pháp; • 3. Uỷ ban kinh tế; • 4. Ủy ban tài chính và ngân sách; • 5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh; • 6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; • 7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội; • 8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường; • 9. Uỷ ban đối ngoại. • Khi xét thấy cần thiết QH có thể thành lập UB lâm thời để nghiên cứu một dự án, hoặc điều tra một vấn đề nhất định.( tại ky họp 9 K XII ĐB Ng Minh Thuyết đề nghị TL UB điều tra vụ VINASHIN…ta mới có UB lâm thời để thẩm tra dự án luât mà chưa có UB điều tra một vấn đề cụ thể)
  13. 12. CƠ CẤU, TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ UB • 1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Uỷ viên. Số Phó Chủ tịch và số Uỷ viên Hội đồng dân tộc do Quốc hội quyết định. • 2. Uỷ ban gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Số Phó Chủ nhiệm và số Uỷ viên Uỷ ban do Quốc hội quyết định. • 3.Thành viên Hội đồng dân tộc và Uỷ ban do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội. Số thành viên hoạt động chuyên trách do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định. • 4. Hội đồng dân tộc có Thường trực Hội đồng dân tộc. TT HĐDT gồm có chủ tịch các phó chủ tịch và một số ủy viên chuyên trách; • 5. Uỷ ban có TT Uỷ ban. TT UB gồm có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và một số ủy viên chuyên trách; • 6. Hội đồng dân tộc và Uỷ ban thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Uỷ ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng hoặc Uỷ ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Uỷ ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
  14. 13.ĐOÀN THƯ KÝ KỲ HỌP • Do QH bầu tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa QH • Có trưởng đoàn và các Ủy viên. • Trưởng đoàn thường là Chủ nhiệm VPQH, là người phát ngôn của kỳ họp Quốc hội; Các UV thường là PCT HĐDT và PCN UB • Đoàn thư ký kỳ họp có những nhiệm vụ và quyền hạn: • -Tổ chức việc ghi âm, ghi biên bản các cuộc họp, phiên họp, kỳ họp; • -Tập hợp, tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội; • - Phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc chuẩn bị phiếu lấy ý kiến đại biểu Quốc hội; chỉnh lý dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc các văn bản khác để báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội; • - Làm thông cáo các phiên họp của Quốc hội; • -Tổ chức công tác thông tin báo chí của kỳ họp; • - Điều khiển công tác văn thư và quản lý các tài liệu của kỳ họp.
  15. 14.ĐOÀN ĐBQH • 1. Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội. • 2. Đoàn đại biểu Quốc hội có đại biểu hoạt động chuyên trách và kiêm nhiệm; • 3. Đoàn đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn. • 4. Đoàn đại biểu Quốc hội có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động. • 5. Đoàn đại biểu Quốc hội có các nhiệm vụ: • -Tổ chức việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; • - Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri; • -Tổ chức để các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ; • -Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức; • -Tổ chức để đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; • - Báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
  16. 15.HỘI NGHỊ SĨ HỮU NGHỊ VN VỚI CÁC NƯỚC • Được thành lập để thực hiện công tác đối ngoại với các nghị sĩ của Nghị viện các nước; • Hội có các nhóm nghị sĩ hữu nghị với nhóm nghị sĩ hữu nghị của Nghị viện các nước ( Có thể theo từng nước, có thể theo khu vực:VN- MỸ; VN- TQ; VN- Nhật; VN – MC; VN- Asian: VN – EU; VN- Trung đông… • Hội có chủ tịch, TTK và các thành viên; • Nhóm có chủ tịch nhóm và thành viên; • Nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ QH
  17. 16.NHÓM NỮ NGHỊ SĨ • Do CT QH quyết định theo từng nhiệm kỳ QH; • Tham gia của nữ nghị sĩ trên tinh thần tự nguyện; • Có chủ tịch và phó chủ tịch nhóm; • Có Ban thường trực nhóm.
  18. 17.HỘI NGHỊ SĨ VỀ THẦY THUỐC • Do CTQH quyết định theo từng nhiệm kỳ QH. • Các thành viên là thầy thuốc, tham gia trên tinh thần tự nguyện. • Có chủ tịch và phó chủ tịch.
  19. 18.HỘI NGHỊ SĨ VỀ DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN • Do CTQH quyết định theo từng nhiệm kỳ QH. • Các thành viên tham gia trên tinh thần tự nguyện, chủ yếu từ thành viên UB về CVDXH. • Có chủ tịch và các phó chủ tịch.
  20. XIN CẢM ƠN!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2