Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
lượt xem 72
download
Mục tiêu chính của Hệ thống thông tin quản lý giáo dục nhằm giúp học viên hiểu rõ vai trò và mối lên hệ của thông tin trong thực hiện các chức năng cơ bản của QLGD (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá).Hiểu được cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin QLGD thường phù hợp với cơ cấu QLGD.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
- Hệ thống thông tin quản lý giáo dục Mục tiêu bài học • Hiểu rõ vai trò và mối lên hệ của thông tin trong thực hiện các chức năng cơ bản của QLGD (lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá) • Hiểu được cơ cấu tổ chức của hệ thống thông tin QLGD thường phù hợp với cơ cấu QLGD • Biết được các kênh thông tin trong hệ thống giáo dục.
- Các khái niệm cơ bản • Hệ thống: Hệ thống là một tập hợp các phần tử khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ và tác động qua lại theo một qui luật nhất định tạo thành một chỉnh thể có khả năng thực hiện được những chức năng cụ thể nhất định”. • Hệ thống thông tin là một chu trình gồm đầu vào, quá trình xử lý thông tin và đầu ra được thực hiện và quản lý trong một tổ chức và môi trường quanh tổ chức đó. • Hệ thống thông tin quản lý có mục đích cung cấp thông tin giúp các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý trong việc ra quyết định và quản lý công việc của tổ chức
- Hệ thống thông tin QLGD • Câu hỏi: Chúng ta cần có hệ thống thông tin QLGD để làm gì? • Câu trả lời: để quản lý thông tin về giáo dục có hệ thống và phục vụ có hiệu quả công tác QLGD
- Quan niệm về hệ thống thông tin QLGD • Là một cơ chế sẽ định hướng cấu trúc thông tin theo cách loại bỏ sự chồng chéo và không thích hợp trong hệ thống giáo dục và sự lãng phí tiềm năng nguồn lực con người và vật chất • Là hệ thống cung cấp cho các nhà QLGD những thông tin có ích trong lập kế hoạch và phân bổ các dịch vụ giáo dục. Cụ thể cung cấp thông tin theo các lĩnh vực - Quản lý hệ thống giáo dục - Nghiên cứu và lập kế hoạch của hệ thống giáo dục (vi mô và vĩ mô) - Giám sát và đánh giá hệ thống giáo dục
- Hệ thống TTQLGD chỉ hoạt động có hiệu quả khi đáp ứng được nhu cầu thông tin ở các cấp quản lý khác nhau. Cấp vĩ mô Lập kế hoạch, chiến lược Cấp trung gian Quản lý và KT Cấp vĩ mô Các hoạt động
- Nhu cầu thông tin theo các cấp quản lý Lớp học – giáo viên • Nhu cầu thông tin - Xây dựng phương pháp - Mục tiêu quốc gia và sư phạm, tài liệu và bài các tiêu chí kiểm tra - Kết quả học tập của - Xác định các khó khăn từng học sinh, từng và thuận lợi trong học môn học tập của học sinh - Báo cáo theo dõi sự - Đánh giá tính chuyên chuyên cần, gặp gỡ với cần và kỷ luật của học BGH và cha mẹ học sinh sinh
- • Nhà trường – ban giám hiệu • Nhu cầu thông tin - Thực thi các mục tiêu và - Các mục tiêu quốc gia và số chiến lược do hệ thống đề liệu so sánh giáo dục khác ra - Các tệp thông tin cập nhật - Giám sát việc nhập học và về học sinh, giáo viên, cơ đăng ký nhập học của học sở vật chất và trang thiết bị, sinh đồ dùng học tập - Kiểm tra kết quả và tính - Kết quả năm học này so chuyên cần của học sinh với các năm học trước và so - Hỗ trợ và thanh tra giáo với các trường khác viên, v.v. - Thái độ, động cơ, tuyển dụng và nhu cầu đào tạo giáo viên
- • Cấp huyện/tỉnh • Nhu cầu thông tin không đòi - Giám sát nhập học và đăng hỏi chi tiết như ở cấp ký nhập học của học sinh trường thuộc các trường ở địa - Đăng ký và nhập học của phương học sinh theo trường (theo - Dự báo ngắn hạn về nhu dõi trong nhiều năm phân cầu nhân lực của địa theo giới tính) phương - Số liệu địa lý theo độ tuổi, - Xác định nhu cầu nguồn lực các tỉ lệ nhập học của các trường… - Các nguồn lực, các yêu cầu về CSVC, SGK, nhu cầu giáo viên và giờ làm thêm
- • Cấp quốc gia – lập kế • Nhu cầu thông tin (chú hoạch trọng đến các số liệu số - Giám sát và đánh giá kế lượng phát triển GD) hoạch - Dân số theo độ tuổi, nhập - Xây dựng chuẩn đoán tiếp nhập, số năm đi học, cận giáo dục ở các bậc học chuyển cấp (phân theo giới khác nhau trong hệ thống và vùng…) GD - Dự đoán nhân lực, nhu cầu - Đánh giá hiệu quả trong, giáo viên những khác biệt vùng - Ngân sách, các yêu cầu - Ước tính nhu cầu giáo viên nguồn lực từ các cơ quan - Chuẩn bị NSNN cho GD địa phương và đánh giá các nguồn lực hiện tại
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống • Các đặc điểm của tổ chức như cơ cấu tổ chức và công nghệ; • Các đặc điểm môi trường như các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội và thị trường tác động đến hệ thống hoặc tổ chức; • Các đặc điểm nhân lực như trình độ chuyên môn, tay nghề, thái độ đối với công việc; • Các chính sách quản lý và người quản lý. Cả bốn yếu tố này đều phải được xem xét trong mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau để đạt hiệu quả. Một hệ thống quản lý có hiệu quả là hệ thống thích nghi được với môi trường xung quanh, có cấu trúc tổ chức phù hợp, áp dụng công nghệ hiện đại, đội ngũ nhân lực có chuyên môn, có tiềm năng và có các chính sách quản lý thích hợp để đạt các mục tiêu đề ra.
- Vai trò của hệ thống thông tin trong QLGD • Nâng cao chất lượng giáo dục • Phục vụ đa dạng đối tượng dùng tin • Khắc phục yếu kém trong quản lý, đặc biệt trong việc ra quyết định giáo dục • Cung cấp thông tin phản ánh thực về các hoạt động giáo dục một cách chi tiết
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thông tin QLGD • Nguyên tắc liên hệ ngược: Mối quan hệ điều khiển giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý thường gồm hai chiều thông tin, thông tin điều khiển từ trên xuống và chiều liên hệ ngược - tức là chiều thông tin từ dưới lên trên. Không có chiều thông tin liên hệ ngược thì không thể thực hiện bất kỳ một hoạt động quản lý nào một cách phù hợp và hiệu quả.
- • Nguyên tắc phân cấp xử lý thông tin: Đây là nguyên tắc quan trọng của điều khiển học. Đối với các đối tượng quản lý là các hoạt động thông tin QLGD ở nhiều cấp quản lý (Trung ương, tỉnh, huyện và trường) thì không thể điều khiển và xử lý thông tin chỉ tập trung vào một trung tâm. Với nguyên tắc phân cấp, một hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ đó có tính độc lập tương đối, đồng thời chính nó là đối tượng quản lý của hệ thống lớn. Sự phân cấp hợp lý tạo cho mỗi cấp dưới có quyền độc lập, tự chủ xử lý thông tin gần nhất với các sự kiện, hoạt động giáo dục của mình nhưng vẫn bảo đảm được sự thống nhất của hệ thống.
- • Nguyên tắc hệ thống mở nhằm đảm bảo cho hệ thống thông tin QLGD có thể dễ dàng truy nhập được vào mạng của các hệ thống thông tin kinh tế- xã hội và của các tổ chức khác. Trong thời đại khoa học - kỹ thuật ngày nay cùng với những thành tựu mới nhất của viễn thông, tin học như Internet, xa lộ thông tin, các phương tiện truyền thông đa chức năng... phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. áp dụng nguyên tắc hệ thống mở đòi hỏi hệ thống thông tin QLGD phải tuân thủ một loạt các tiêu chuẩn, qui ước chung để có thể dễ dàng truy nhập mạng, nối mạng thông tin...
- Phương pháp xây dựng hệ thống thông tin QLGD • Phương pháp mô hình hoá: Mô hình hoá là phương pháp tái hiện những đặc trưng của đối tượng nghiên cứu bằng một mô hình khi việc nghiên cứu chính đối tượng đó không thể thực hiện được. Đây phương pháp nghiên cứu hệ thống khi biết cả ba yếu tố đầu vào, đầu ra và cấu trúc của hệ thống. Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp cũng như thời gian nghiên cứu và áp dụng trong thực tế ngắn. Mô hình hoá cho phép người nghiên cứu nắm được những yếu tố cơ bản và các quan hệ cơ bản một cách phổ quát, đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.
- Trình tự sử dụng phương pháp mô hình hóa • Bước 1: Xây dựng mô hình của hệ thống phải nghiên cứu • Bước 2: Phân tích, nghiên cứu trên mô hình lý thuyết đã thu được ở bước 1. • Bước 3: Đối chiếu kết luận rút ra từ mô hình với kết quả thực tế để xem xét kết luận rút ra về mô hình lý thuyết có chuẩn xác hay không. • Bước 4: Chỉnh lý lại kết quả của mô hình lý thuyết cho phù hợp sau đó đem sử dụng kết quả trong thực tế.
- • Phương pháp hệ thống là xem xét và xử lý một công việc đòi hỏi người quản lý phải tính đến tất cả các yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu cả về con người, phương tiện, pháp lý, nguồn đầu tư.... Tuy nhiên người quản lý cũng phải phân biệt lựa chọn vấn đề gì là cơ bản nhất để tập trung nghiên cứu giải quyết. Sử dụng phương pháp hệ thống trong nghiên cứu tức là phân tích hệ thống ban đầu thành các hệ thống con hay phân hệ có mối liên hệ ràng buộc với nhau, từ đó tìm ra các qui luật vận động trong từng phân hệ để khái quát thành những qui luật cho cả hệ thống.
- • Phương pháp thông qua tiếp cận hành vi: Đây là phương pháp quan trọng có liên quan tới các hành vi nảy sinh trong xây dựng, phát triển và duy trì hoạt động lâu dài của các hệ thống thông tin quản lý. Các vấn đề có liên quan là: Tính tích hợp các cơ sở dữ liệu về thiết kế, thực hiện, sử dụng và quản lý phục vụ chiến lược phát triển giáo dục. Các yếu tố quan trọng khác trong tiếp cận hành vi là các khái niệm và phương pháp. Ví dụ, các nhà xã hội học nghiên cứu hệ thống thông tin để xem xét các nhóm người và tổ chức ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hệ thống và tương tự, hệ thống thông tin có ảnh hưởng gì đến các cá nhân, nhóm người và các tổ chức. Các nhà tâm lý học nghiên cứu hệ thống thông tin QLGD với mối quan tâm là những thông tin nào được các nhà ra quyết định sử dụng. Các nhà kinh tế học thì quan tâm nghiên cứu hệ thống thông tin trên khía cạnh ảnh hưởng tác động của hệ thống lên cấu trúc, giá thành và tương tác giữa giáo dục và thị trường lao động
- • Ví dụ, các nhà xã hội học nghiên cứu hệ thống thông tin để xem xét các nhóm người và tổ chức ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của hệ thống và tương tự, hệ thống thông tin có ảnh hưởng gì đến các cá nhân, nhóm người và các tổ chức. • Các nhà tâm lý học nghiên cứu hệ thống thông tin QLGD với mối quan tâm là những thông tin nào được các nhà ra quyết định sử dụng. • Các nhà kinh tế học thì quan tâm nghiên cứu hệ thống thông tin trên khía cạnh ảnh hưởng tác động của hệ thống lên cấu trúc, giá thành và tương tác giữa giáo dục và thị trường lao động.
- • Tiếp cận hành vi nói chung không tập trung nhiều vào các giải pháp kỹ thuật mà chú trọng đến những thay đổi trong các chính sách tổ chức, quản lý phù hợp thực tiễn và thái độ, hành vi ứng xử của cán bộ quản lý, nhân viên trong tổ chức. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi chuyển từ hệ thống thông tin QLGD theo hướng thủ công sang hiện đại hoá và áp dụng CNTT vào hệ thống đòi hỏi phải có các biện pháp phối hợp về đầu tư cơ sở vật chất đi đôi với đào tạo người sử dụng, thay đổi thói quen từ làm việc thủ công sang chuyên môn hoá, có sự hỗ trợ kỹ thuật.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - TS. Đỗ Quang Vinh
81 p | 814 | 246
-
Bài giảng môn Hệ thống thông tin quản lý
33 p | 495 | 174
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - ThS. Tô Thị Hải Yến
211 p | 506 | 74
-
HỆ THỐNG THÔNG TIN TRONG TỔ CHỨC
23 p | 293 | 44
-
Hệ thống thông tin - Phần 2
44 p | 126 | 19
-
Hội thảo tập huấn đổi mới nội dung phương pháp dạy học tin học: Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến
0 p | 119 | 16
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 2 - ThS. Tô Thị Hải Yến
34 p | 102 | 16
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 4 - ThS. Tô Thị Hải Yến
29 p | 115 | 13
-
Bài giảng Hệ thống thông tin - TS. Đỗ Quang Vinh
88 p | 117 | 13
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 3 - ThS. Tô Thị Hải Yến
120 p | 104 | 12
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 1 - ThS. Tô Thị Hải Yến
28 p | 103 | 12
-
Bài giảng Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục
30 p | 150 | 12
-
Hiện trạng các hệ thống thông tin quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh An Giang
10 p | 72 | 8
-
Giảng dạy kiến thức hệ thống thông tin cho sinh viên Ngành Quản trị kinh doanh
16 p | 107 | 5
-
Ứng dụng mô hình học sâu dựa trên kiến trúc Transformer phục vụ giảng dạy và kiểm tra đánh giá học phần cơ sở dữ liệu
8 p | 18 | 4
-
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
7 p | 60 | 3
-
Áp dụng dạy học dựa theo vấn đề để giảng dạy môn thiết kế hệ thống thông tin
9 p | 32 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn