TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br />
BỘ MÔN ĐỊA KỸ THUẬT<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
CƠ HỌC ĐẤT NÂNG CAO<br />
Trịnh Minh Thụ<br />
Hoàng Việt Hùng<br />
<br />
Năm 2012<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC:<br />
CHƯƠNG 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT ....................................................... 3<br />
1.1. Mở đầu...................................................................................................................................... 3<br />
1.2. Phân bố cỡ hạt ........................................................................................................................ 3<br />
1.3. Giới hạn cỡ hạt đất ................................................................................................................. 5<br />
1.4. Các quan hệ trọng lượng - thể tích ....................................................................................... 6<br />
1.5. Độ chặt tương đối ................................................................................................................... 9<br />
1.6. Các giới hạn Atterberg ......................................................................................................... 11<br />
1.7 Các hệ phân loại đất .............................................................................................................. 12<br />
<br />
CHƯƠNG 2. TÍNH THẤM NƯỚC CỦA ĐẤT ...................................................... 21<br />
2.1 Định luật thấm Darcy ............................................................................................................ 21<br />
2.2. Thấm ổn định ......................................................................................................................... 24<br />
2.3. Ứng suất hiệu quả ................................................................................................................ 26<br />
2.4. Cố kết..................................................................................................................................... 29<br />
<br />
CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH ĐỘ LÚN CỦA NỀN.................................................... 34<br />
3.1. Tính toán độ lún cố kết ban đầu .......................................................................................... 34<br />
3.2. Tốc độ cố kết theo thời gian ................................................................................................ 35<br />
3.3. Độ cố kết do gia tải tăng dần ............................................................................................... 41<br />
<br />
CHƯƠNG 4. TÍNH CHỐNG CẮT CỦA ĐẤT ....................................................... 44<br />
4.1. Độ bền chống cắt .................................................................................................................. 44<br />
4.2. Thí nghiệm nén không hạn hông ......................................................................................... 49<br />
4.3. Các đường ứng suất ............................................................................................................. 51<br />
4.4. Cường độ kháng cắt của đất cát ......................................................................................... 65<br />
4.5. Những đặc trưng ứng suât - biến dạng và cường độ của đất dính bão hoà .................. 89<br />
<br />
CHƯƠNG 5. KHÁI NIỆM VỀ CƠ HỌC ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA & TRẠNG THÁI<br />
TỚI HẠN CỦA ĐẤT .......................................................................................... 132<br />
5.1. Khái niệm về cơ học đất không bão hòa .......................................................................... 132<br />
5.2. Trạng thái tới hạn của đất ................................................................................................. 145<br />
<br />
MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ÔN ........................................................................... 162<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT<br />
1.1. Mở đầu<br />
Khi thiết kế nền móng công trình như nhà ở, cầu đường và đê đập thường cần các<br />
kiến thức về (a) tải trọng truyền từ kết cấu phần trên xuống hệ móng (b) điều kiện địa chất<br />
đất nền (c) tính chất ứng suất - biến dạng của đất mang hệ móng và (d) yêu cầu của các<br />
quy tắc, quy phạm, tiêu chuẩn… xây dựng. Đối với kỹ sư nền móng, hai yếu tố (b) và (c)<br />
là vô cùng quan trọng vì chúng thuộc lĩnh vực cơ học đất.<br />
Các tính chất địa kỹ thuật của một loại đất như phân bố cỡ hạt, tính dẻo, tính nén ép<br />
và tính chống cắt, có thể xác định được từ trong phòng thí nghiệm. Trong thời gian gần đây<br />
đã nhấn mạnh tới việc xác định hiện trường các tính chất về độ bền và tính biến dạng của đất,<br />
vì quá trình này tránh được sự xáo động mẫu đất khi khảo sát hiện trường. Tuy nhiên, trong<br />
những điều kiện nhất định, không phải tất cả các thông số cần thiết đều có thể xác định được<br />
vì điều kiện kinh phí. Trong những trường hợp như vậy, người kỹ sư phải có những giả định<br />
về các tính chất của đất. Để có được độ chính xác các thông số của đất - dù là chúng được xác<br />
định trong phòng hay hiện trường hoặc được giả định - người kỹ sư phải hiểu thấu đáo những<br />
nguyên lý cơ bản của cơ học đất. Đồng thời phải thấy rằng phần lớn các công trình xây dựng<br />
trên đất trầm tích không đồng chất. Do vậy, người kỹ sư phải có một sự hiểu biết thấu đáo về<br />
địa chất của khu vực, đó là nguồn gốc và bản chất của địa tầng cũng như các điều kiện địa<br />
chất thuỷ văn... Kỹ thuật nền móng là một sự phối hợp khéo léo của cơ học đất, địa chất công<br />
trình, và suy đoán riêng có được từ kinh nghiệm thực tế. Ở một mức độ nào đó, kỹ thuật nền<br />
móng có thể được gọi là một lĩnh vực nghệ thuật.<br />
Khi xác định loại móng nào là kinh tế nhất, người kỹ sư phải xem xét tải trọng của kết<br />
cấu phần trên, điều kiện đất nền và độ lún cho phép. Nói chung, có thể phân các móng nhà và<br />
cầu làm hai loại chủ yếu sau: (1) móng nông và (2) móng sâu. Trong hầu hết loại móng nông,<br />
độ sâu đặt móng có thể đều bằng hoặc nhỏ hơn từ ba đến bốn lần chiều rộng móng. Móng<br />
cọc và móng đúc tại chỗ thuộc loại móng sâu. Chúng được chọn dùng khi lớp phần trên có<br />
sức chịu tải thấp và khi dùng móng nông sẽ gây hư hại lớn hoặc mất ổn định kết cấu công<br />
trình.<br />
Chương này chủ yếu là ôn lại những tính chất địa kỹ thuật cơ bản của đất, bao gồm<br />
các vấn đề về phân bố cỡ hạt, tính dẻo, phân loại đất…<br />
<br />
1.2. Phân bố cỡ hạt<br />
Trong bất kỳ khối đất nào, cỡ hạt thường thay đổi rất lớn. Để phân loại đất được<br />
hợp lý, ta phải biết được phân bố cỡ hạt của nó. Phân bố cỡ hạt của đất hạt thô thường<br />
được xác định bằng phương pháp phân tích rây. Đối với đất hạt mịn, phân bố cỡ hạt<br />
được xác định bằng phân tích tỷ trọng kế. Mục này giới thiệu đặc điểm cơ bản của các<br />
phân loại trên. Có thể xem mô tả chi tiết hơn trong các sổ tay thí nghiệm đất trong phòng<br />
(Das, 2002).<br />
Phân tích bằng phương pháp rây<br />
Phân tích rây được thực hiện bằng cách lấy một lượng đất khô, vụn rời cho qua một<br />
bộ rây có lỗ nhỏ dần, dưới đáy có một khay hứng. Cân và xác định phần trăm luỹ tích lượng<br />
đất được giữ lại trên mỗi rây. Phần trăm này thường được gọi là phần trăm hạt nhỏ hơn<br />
(percent finer). Bảng 1.1 trình bày cỡ bộ rây Hoa kỳ. Bộ rây này thường được dùng phân tích<br />
đất cho phân loại.<br />
3<br />
<br />
Bảng1.1. Cỡ rây tiêu chuẩn Hoa Kỳ<br />
Rây<br />
số<br />
<br />
4<br />
<br />
6<br />
<br />
8<br />
<br />
10<br />
<br />
16<br />
<br />
20<br />
<br />
30<br />
<br />
40<br />
<br />
50<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
100<br />
<br />
140<br />
<br />
170<br />
<br />
200<br />
<br />
270<br />
<br />
Lỗ rây<br />
4.750 3.350 2.360 2.360 1.180 0.850 0.600 0.425 0.300 0.250 0.180 0.150 0.106 0.088 0.075 0.053<br />
(mm)<br />
<br />
Phần trăm hạt nhỏ hơn<br />
(theo khối lượng)<br />
<br />
Hình 1.1 Cho đường cong bán<br />
log, xác định theo phân tích rây,<br />
biểu thị quan hệ giữa phần trăm<br />
khối lượng nhóm hạt có kích<br />
thước nhỏ hơn D theo thang số<br />
học với đường kính D theo<br />
thang logarit.<br />
<br />
Cỡ hạt, D (mm)<br />
<br />
Hình 1.1. Đường phân bố cỡ hạt đất<br />
hạt thô từ phân tích bằng phương pháp rây<br />
Từ đường cong phân bố cỡ hạt có thể xác định hai thông số của đất hạt thô: (1) hệ<br />
số đồng đều (C u ) và (2) hệ số cấp phối hay hệ số độ cong (C c ), được biểu thị lần lượt như<br />
sau:<br />
D<br />
Cu = 60<br />
(1.1)<br />
D10<br />
2<br />
D30<br />
Cc =<br />
( D60 )( D10 )<br />
<br />
và<br />
<br />
(1.2)<br />
<br />
Trong đó: D 10 , D 30 và D 60 theo thứ tự là các đường kính tương ứng với các phần<br />
trăm các hạt nhỏ hơn 10%, 30% và 60%.<br />
Theo đường cong phân bố cỡ hạt nêu trên hình 1.1, D 10 = 0,08mm, D 30 = 0,17mm,<br />
và D 60 = 0,57mm. Như vậy các giá trị C u và C c là<br />
Cu =<br />
<br />
Cc =<br />
<br />
0,57<br />
= 7,13 và<br />
0,08<br />
<br />
( 0 ,17 ) 2<br />
(0 , 57 )(0 , 08 )<br />
<br />
= 0,63<br />
<br />
Các thông số C u và C c được dùng trong hệ phân loại đất thống nhất (USC) sẽ được<br />
nêu sau này.<br />
<br />
4<br />
<br />
Phân tích bằng phương pháp tỷ trọng kế<br />
<br />
Phân tích tỷ trọng kế dựa trên nguyên lý lắng đọng của các hạt đất trong nước. Thí<br />
nghiệm này cần dùng 50 gam bột đất khô cho vào 125cc tác nhân phá keo, thường dùng<br />
nhất là sodium hexametaphosphate 4%. Đất được ngâm ít nhất là 16 giờ trong tác nhân<br />
phá keo. Sau khi ngâm, đổ thêm nước cất vào hỗn hợp đất - tác nhân phá keo rồi lắc kỹ.<br />
Sau đó đổ mẫu đất vào ống lường thuỷ tinh 1000 ml. Cho thêm nước cất vào ống lường<br />
tới vạch 1000 ml rồi lại lắc kỹ hỗn hợp. Thả một tỷ trọng kế vào ống lường để đo tỷ trọng<br />
của thể vẩn đất - nước quanh nó trong khoảng thời gian thường trên 24 giờ (hình 1.2). Các<br />
tỷ trọng kế được hiệu chỉnh để thấy được lượng hạt đất vẫn lơ lửng ở bất kỳ thời gian nào<br />
đã quy định. Đường kính lớn nhất của các hạt đất vẫn còn ở thể vẩn tại thời điểm t có thể<br />
được xác định bằng luật Stoke.<br />
18η<br />
(Gs − 1)γ w<br />
<br />
D=<br />
<br />
L<br />
t<br />
<br />
(1.3)<br />
<br />
Trong đó:<br />
D = đường kính hạt đất<br />
G s = tỷ trọng của hạt đất<br />
<br />
η = độ nhớt của nước<br />
γ w = trọng lượng đơn vị của nước<br />
L = độ dài hiệu quả (độ dài đo từ mặt nước trong ống<br />
lường đến tâm tỷ trọng kế; xem hình 1.2)<br />
t = thời gian<br />
H×nh 1.2. Ph©n tÝch tû träng kÕ<br />
<br />
Những hạt đất có đường kính lớn hơn những hạt tính theo phương trình 1.3 có thể<br />
lắng ngoài vùng đo. Theo đó, nhờ số đọc trên tỷ trọng kế lấy tại các thời điểm khác nhau<br />
có thể tính được phần trăm những hạt nhỏ hơn một đường kính D đã cho và từ đó vẽ được<br />
đường phân bố cỡ hạt. Vậy có thể kết hợp kỹ thuật rây và tỷ trọng kế đối với đất có cả<br />
thành phần hạt thô và mịn.<br />
<br />
1.3. Giới hạn cỡ hạt đất<br />
Nhiều tổ chức đã căn cứ vào các cỡ hạt có trong đất để nêu lên giới hạn các cỡ hạt<br />
sỏi - sạn (gravel), cát (sand), bụi (silt) và sét (clay). Bảng 1.2 biểu thị các giới hạn kích<br />
cỡ do Hiệp hội các Cơ quan Đường bộ và Giao thông Quốc gia Hoa kỳ (AASHTO) và Hệ<br />
phân loại đất thống nhất (USC) do ba cơ quan (Quân đoàn kỹ sư, bộ Quốc phòng, và Cục<br />
Cải tạo đất) khuyến nghị. Bảng này cho thấy các hạt nhỏ hơn 0.002 mm được xếp vào<br />
loại sét. Tuy nhiên, sét tự nhiên có tính dính và có thể cuốn lại thành ống khi ướt. Tính<br />
chất này gây ra bởi sự có mặt của các khoáng vật sét như kaolinite, illite, và<br />
montmorillonite. Ngược lại, một số khoáng vật như quartz và feldspar có thể có trong loại<br />
5<br />
<br />