Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
lượt xem 3
download
Bài giảng "Cơ khí ứng dụng: Chương 2 - Cơ học vật liệu" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm cơ bản của tĩnh học; Các tiên đề tĩnh học; Các định luật cơ bản; Liên kết và lực liên kết; Ngẫu lực và mô men; Cơ học vật rắn biến dạng;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
- CƠ KHÍ ỨNG DỤNG Mã học phần: CH3456 Khối lượng 3(3-1-0-6) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Bộ môn Máy và Thiết bị Công nghiệp Hóa chất CHƯƠNG 2 – CƠ HỌC VẬT LIỆU 2.1 Các khái niệm chung 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.2 Các tiên đề tĩnh học 2.1.3 Các định luật cơ bản 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.5 Ngẫu lực và mô men 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.2 Cơ học vật rắn biến dạng 2.2.1 Nội lực và ứng suất 2.2.2 Kéo nén đúng tâm 2.2.3 Uốn của thanh 2.2.4 Xoắn của thanh
- CHƯƠNG 2 – CƠ HỌC VẬT LIỆU Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng cơ khí ứng dụng – BM Máy và TBCN Hóa chất, 2012 [2] Đỗ Sanh (CB), Nguyễn Văn Vượng, Phan Hữu Phúc. Giáo trình cơ kỹ thuật, NXB GD, 2002. [3] Đỗ Sanh (CB), Nguyễn Văn Vượng. Cơ học ứng dụng, NXB KHKT, 1995. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.1 Vật rắn tuyệt đối Định nghĩa: Vật rắn tuyệt đối là tập hợp vô vạn các chất điểm mà khoảng cách giữa hai chất điểm bất kỳ luôn không đổi. Nói cách khác: Là vật có hình dáng hình học và kích thước không thay đổi trong suốt quá trình chịu lực. Thực tế: các vật rắn khi tương tác với các vật thể khác đều có biến dạng. Nhưng biến dạng đó rất bé, nên có thể bỏ qua, và như vậy có thể coi là vật rắn tuyệt đối.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học Ví dụ : Dưới tác dụng của trọng lực P: Dầm AB phải võng xuống Ý nghĩa: Thanh CD phải giãn ra Trong thực tế các vật rắn khi chịu lực đều có biến dạng. Tuy nhiên: Cơ học vật rắn tuyệt đối chỉ nghiên cứu các trường hợp có biến dạng rất nhỏ so với kích thước của chúng và có thể bỏ qua những biến dạng ấy mà không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.2 Vật rắn cân bằng Định nghĩa: Vật rắn được coi là cân bằng trong một hệ quy chiếu nào đó nếu nó đứng yên hay chuyển động tịnh tiến thẳng và đều với hệ quy chiếu ấy. Chuyển động tịnh tiến thẳng và đều là chuyển động mà mọi điểm thuộc vật rắn đều chuyển động thẳng với vận tốc không đổi.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.3 Lực - Lực là một đại lượng vật lý được dùng để biểu thị tương tác giữa các vật, làm thay đổi trạng thái chuyển động hoặc làm biến đổi hình dạng của các vật. - Lực cũng có thể được miêu tả bằng nhiều cách khác nhau như đẩy hoặc kéo. Lực tác động vào một vật thể có thể làm nó xoay hoặc biến dạng, hoặc thay đổi về ứng suất, và thậm chí thay đổi về thể tích. Lực bao gồm cả hai yếu tố là độ lớn và hướng. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học Ví dụ: -Lực làm cho vật thay đổi trạng thái như: lực dùng để bẻ đôi cây đũa -Lực làm cho vật chuyển động như: lực dùng để đẩy hay kéo một vật làm cho vật di chuyển Lực thường có ký hiệu là F, được đo bằng đơn vị Newton trong hệ SI, viết tắt là N: 1 N = 1 kg m / s2
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Lực là 1 đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: • Gốc là điểm đặt của lực. • Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực. • Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ lệ xích cho trước. Ví dụ: Một lực 15N tác dụng lên F = 15N xe lăn B. Các yếu tố của lực này B được biểu diễn kí hiệu sau: • Điểm đặt A. • Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải. • Cường độ F = 15N. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.4 Trạng thái cân bằng Vật rắn ở trạng thái cân bằng khi nó đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều đối với hệ quy chiếu (Hệ trục tọa độ được chọn làm chuẩn).
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.5 Một số định nghĩa khác Hệ lực: Là tập hợp các lực cùng tác dụng lên vật rắn. - Hệ lực có đường tác dụng nằm trong cùng một mặt phẳng gọi là hệ lực phẳng. - Hệ lực phẳng có các đường tác dụng cắt nhau gọi là hệ lực phẳng đồng quy. - Hệ lực phẳng có các đường tác dụng song song gọi là hệ lực phẳng song song. Hai hệ lực tương đương: Hai hệ lực tương đương nếu có cùng tác dụng cơ học. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.1 Khái niệm cơ bản của tĩnh học 2.1.1.5 Một số định nghĩa khác Hệ lực cân bằng: Hệ lực được gọi là cân bằng nếu nó tác dụng lên vật rắn mà không làm thay đổi trạng thái chuyển động của vật. Hai lực trực đối: Là hai lực có cùng đường tác dụng, cùng trị số nhưng ngược chiều nhau. Hợp lực: Là một lực duy nhất tương đương với một hệ lực.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.2 Các tiên đề tĩnh học Tiên đề 1: Tiên đề hai lực cân bằng Điều kiện cần và đủ để 2 lực tác dụng lên một vật rắn cân bằng là chúng phải trực đối nhau. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.2 Các tiên đề tĩnh học Tiên đề 2: Tiên đề thêm bớt hai lực cân bằng Tác dụng của một hệ lực lên một vật rắn không thay đổi khi ta thêm vào (hay bớt đi) hai lực cân bằng nhau. Hệ quả: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi ta trượt lực trên đường tác dụng của nó
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Tiên đề 3: Tiên đề hình bình hành lực Hai lực đặt tại một điểm tương đương với một lực đặt tại điểm đó và được biểu diễn bằng véc tơ đường chéo hình bình hành lực mà 2 cạnh là 2 véc tơ biểu diễn 2 lực đã cho. F1 R A F2 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Tiên đề 4: Tiên đề về lực tác dụng và phản lực tác dụng • Ứng với mỗi lực tác dụng của vật thể này lên vật thể khác bao giờ cũng có phản lực tác dụng với cùng phương, ngược chiều, cùng trị số . • Lực tác dụng và phản lực tác dụng luôn bằng nhau về trị số cùng phương, ngược chiều. A B N F' F F F' A B P
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.3 Các định luật cơ bản: Ba định luật của Newton về chuyển động. Định luật 1 Newton: Một vật đang đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều mãi mãi nếu không có ngoại lực tác dụng lên vật. Ý nghĩa của định luật 1 Newton: 1.Quán tính: a.Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. b.Biểu hiện của quán tính: - Tính ì: xu hướng giữ nguyên vo=0. - Đà: xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. 2. Định luật 1 Newton còn gọi là định luật quán tính 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.3 Các định luật cơ bản: Định luật 1 - Khi chưa đốt nhiên liệu: Ví dụ 2.1: Tên lửa ở trạng thái đứng yên, vận tốc bằng không (v = 0 m/s) - Khi tên lửa được khởi động: Xuất hiện lực đẩy, lúc này tên lửa có vận tốc khác 0. Trọng lượng giảm nhẹ do nhiên liệu bị đốt cháy. - Khi lực đẩy lớn hơn trọng lượng: Lực tác dụng = Lực đẩy – Trọng lượng Lực tác dụng mang dấu dương và tên lửa có hướng bay lên trên. Đến một lúc nào đó khi nhiên liệu hết, tên lửa sẽ chuyển động thẳng đều (a = 0 m/s2) nếu như không có ngoại lực tác dụng.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.3 Các định luật cơ bản: Ba định luật của Newton về chuyển động. Định luật 2 Newton: Biến thiên động lượng của một vật theo thời gian tỉ lệ với tổng lực tác dụng lên vật, và có hướng là hướng của tổng lực. F Biểu thức: a hay F ma m Với: m là khối lượng của vật [kg] a là gia tốc của vật [m/s2] 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.3 Các định luật cơ bản: Định luật 2 Ví dụ 2.2: Để đẩy ô tô có khối lượng m = 1000 kg, đi với gia tốc là 0,05 m/s2 thì cần tác dụng một lực là bao nhiêu? Áp dụng định luật 2 Newton, ta có: F = 1000 x 0,05 = 50 N
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.3 Các định luật cơ bản: Ba định luật của Newton về chuyển động. Định luật 3 Newton: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn và ngược chiều. F AB FBA Trong tương tác giữa hai vật A và B. Nếu A tác dụng một lực lên B, thì B cũng gây ra một lực lên A 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.1 Liên kết Những điều kiện cản trở di chuyển của vật khảo sát được gọi là những liên kết đặt lên vật ấy. Vật khảo sát là vật nhận liên kết, vật gây liên kết gọi là vật liên kết. 2. 1.4.2 Lực liên kết – Phản lực liên kết * Những lực đặc trưng cho tác dụng tương hỗ giữa các vật có liên kết với nhau qua chỗ tiếp xúc hình học gọi là lực liên kết. * Lực liên kết do vật gây liên kết tác dụng lên vật khảo sát gọi là phản lực liên kết. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết tựa: Hai vật có liên kết tựa khi chúng tựa trực tiếp lên nhau. Nếu bề mặt tựa hoàn toàn nhẵn thì phản lực liên kết vuông góc với mặt tựa. Trường hợp một trong hai mặt tiếp xúc là một điểm thì phản lực tựa vuông góc với mặt tựa còn lại.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết dây mềm, thẳng Phản lực liên kết bao giờ cũng đặt tại chỗ buộc dây và hướng vào dây. Phản lực liên kết này còn gọi là sức căng dây và thường ký hiệu là T. Trong trường hợp dây vòng qua vật thì phản lực dây hướng dọc dây và hướng ra ngoài mặt cắt của dây. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết bản lề: Hai vật có liên kết bản lề khi chúng có trục (chốt) chung. Trong trường hợp này hai vật tựa vào nhau với đường tựa chưa xác định.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Liên kết bản lề phẳng di động: N ‐ Cho phép vật khảo sát B quay B quanh trục bản lề và di chuyển B song song với mặt tựa. Nó bị cản N trở chuyển động theo phương A B vuông góc mặt tựa. ‐ Phản lực có phương vuông góc với mặt tựa, còn chiều là chiều giả định. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Liên kết bản lề phẳng cố định: - Cho phép vật khảo sát B quay quanh trục bản lề còn mọi phương di chuyển khác đều bị cản trở ‐ Phản lực có phương chưa biết, chiều giả định và được ký hiệu là chữ R B Y Y R A X X
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết gối: Liên kết gối có hai loại là liên kết gối cố định và liên kết gối di động. Liên kết gối di động còn được gọi là liên kết gối con lăn. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết gối cầu: Liên kết gối cầu bao gồm hai phần, phần vỏ cầu bên ngoài nối với chân đế và phần quả cầu bên trong nối với vật khảo sát. Hai mặt cầu này tiếp xúc nhau (tựa lên nhau) tại một điểm không xác định nhưng phản lực liên kết luôn đi qua tâm của phần vỏ cầu.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết ngàm: Liên kết ngàm là liên kết mà vật khảo sát được nối cứng với vật gây liên kết. Ngàm phẳng: Phản lực liên kết gồm hai lực vuông góc nhau và một ngẫu lực trong mặt phẳng của hai lực thành phần. Ngàm không gian: Phản lực gồm 3 thành phần lực vuông góc nhau và ba ngẫu lực như hình vẽ. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.4 Liên kết và lực liên kết 2.1.4.3 Các loại liên kết thường gặp Liên kết thanh: Liên kết thanh là liên kết mà vật khảo sát được nối với vật gây liên kết bằng các thanh thỏa mãn các điều kiện sau: • Chỉ có lực tác dụng ở hai đầu thanh, phần giữa thanh không có lực tác dụng. • Trọng lượng thanh không đáng kể so với chiều dài thanh (Thanh đủ mảnh). • Liên kết hai đầu thanh là liên kết bản lề trụ, bản lề cầu hoặc liên kết tựa.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.5 Ngẫu lực và mô men F2 2.1.5.1 Ngẫu lực * Định nghĩa: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực. F1 Ví dụ: Dùng tay vặn vòi nước. Dùng tuavit ta tác dụng vào đinh vít một ngẫu lực. Khi ôtô (hoặc xe đạp) sắp qua khúc đường quặt A, người lái xe tác dụng một ngẫu lực vào tay lái - vô lăng (hoặc ghi- đông), ... 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG * Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật rắn - Trường hợp vật không có trục quay cố định: Nếu vật chỉ chịu tác dụng của một ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. - Trường hợp vật có trục quay cố định: Dưới tác dụng của ngẫu lực vật sẽ quay quanh trục cố định đó. Nếu trục quay không đi qua trọng tâm thì trọng tâm sẽ chuyển động tròn xung quanh trục quay. Trục quay phải tạo ra lực liên kết để giữ trọng tâm chuyển động trên quỹ đạo. Nếu vật rắn quay quá nhanh, lực liên kết quá lớn thì trục có thể gẫy. Vì vậy, khi chế tạo các bộ phận quay của máy móc (như bánh đà, bánh xe ô tô, cánh quạt, vô lăng,...) thì phải làm sao cho trọng tâm nằm đúng trên trục quay.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.5 Ngẫu lực và mô men 2.1.5.2 Mô men lực • Mô men lực là một đại lượng trong vật lý, thể hiện tác động gây ra sự quay quanh một điểm hoặc một trục của một vật thể. Nó là khái niệm mở rộng cho chuyển động quay từ khái niệm lực trong chuyển động thẳng. • Mô men lực, τ, là một véc tơ mô men, bằng kết quả phép nhân véc tơ của lực tác dụng, F, với véc tơ cánh tay đòn (véc tơ khoảng cách từ điểm tác dụng tới tâm quay), r. τ=r×F Đơn vị: Mo men lực: τ (N.m) Lực tác dụng F (N) Khoảng cách r (m) 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.1.6.1 Ma sát Ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. 2.1.6.2 Lực ma sát Lực ma sát làm chuyển hóa động năng của chuyển động tương đối giữa các bề mặt thành năng lượng ở dạng khác. Việc chuyển hóa năng lượng thường là do va chạm giữa phân tử của hai bề mặt gây ra chuyển động nhiệt hoặc thế năng dự trữ trong biến dạng của bề mặt hay chuyển động của các electron, được tích lũy một phần thành điện năng hay quang năng. Trong đa số trường hợp trong thực tế, động năng của các bề mặt được chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng. Có thể xấp xỉ lực ma sát tỷ lệ với lực ép hai bề mặt lên nhau, áp lực F0 vuông góc với hai bề mặt, và hệ số ma sát, k, giữa các vật liệu: F = F0 k
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.1.6.2 Lực ma sát Lực ma sát trượt Khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt thì bề mặt tác dụng lên vật tại chỗ tiếp xúc một lực ma sát trượt, cản trở chuyển động của vật trên bề mặt đó. Phương và chiều của lực ma sát trượt Lực ma sát trượt tác dụng lên một vật, luôn cùng phương, trái chiều với vận tốc tương đối của vật này đối với vật kia. (Hay đơn giản là vectơ lực ma sát trượt luôn cùng phương, trái chiều với vectơ vận tốc của vật) 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.1.6.2 Lực ma sát Độ lớn của lực ma sát trượt phụ thuộc vào: a) Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật. b) Tỉ lệ với độ lớn của áp lực. c) Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Công thức: Fmst = µt.N Hệ số ma sát trượt: Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của lực của áp lực, kí hiệu là μt. Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của hai mặt tiếp xúc.
- 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.1.6.2 Lực ma sát Vai trò của ma sát trượt trong đời sống * Có lợi : Khi ta hãm phanh (thắng), bộ phận hãm (thắng) sẽ được áp sát vào bề mặt bánh xe đang chuyển động. Lực ma sát sinh ra giữa má phanh và bánh xe làm cho quay chậm lại, cản trở bớt sự quay của bánh xe. Khi đó, xuất hiện sự trượt trên mặt đường, lực ma sát trượt do mặt đường tác dụng sẽ làm xe đi chậm và dừng hẳn lại. 2.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2.1.6 Ma sát và lực ma sát 2.1.6.2 Lực ma sát Vai trò của ma sát trượt trong đời sống * Có lợi : Ma sát trượt còn được ứng dụng trong việc mài nhẵn các bề mặt cứng như kim lọai hoặc gỗ. Đá mài là một lọai vật liệu khá cứng, được làm sần sùi nhằm tăng ma sát. Khi đưa vào máy mài, nó chuyển động rất nhanh, gây ra ma sát với vật được tiếp xúc và chính lực ma sát này sẽ mài mòn bề mặt các vật, làm cho bề mặt vật trở nên nhẵn hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Cơ học ứng dụng: Chương II - ThS. Nguyễn Thanh Nhã
25 p | 507 | 125
-
Bài giảng Cơ học ứng dụng: Chương VI - ThS. Nguyễn Thanh Nhã
36 p | 258 | 66
-
Tập bài giảng Cơ học ứng dụng
173 p | 32 | 5
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 6 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
56 p | 12 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 5.1 và 5.2 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
65 p | 7 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 5.3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
117 p | 23 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 4 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
105 p | 10 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 3 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
126 p | 13 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 1 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
52 p | 16 | 3
-
Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 0 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
21 p | 10 | 3
-
Bài giảng Hàn khí - Bài 2.3: Hàn giáp mối bằng phương pháp hàn khí ở vị trí hàn đứng
31 p | 14 | 3
-
Bài giảng Cơ khí đại cương: Chương 7 - ĐH Bách Khoa HN
94 p | 32 | 3
-
Bài giảng Cơ khí đại cương: Chương 4 - ĐH Bách Khoa HN
51 p | 32 | 3
-
Bài giảng Cơ khí đại cương: Chương 5 - ĐH Bách Khoa HN
72 p | 22 | 2
-
Bài giảng Cơ khí đại cương: Chương 3 - ĐH Bách Khoa HN
23 p | 26 | 2
-
Bài giảng Cơ học ứng dụng: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thanh Nhã
33 p | 5 | 2
-
Bài giảng Cơ học đá: Giới thiệu môn học - GV. Kiều Lê Thủy Chung
7 p | 38 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn