intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 4 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Cơ khí ứng dụng: Chương 4 - Nguyên lý máy" được biên soạn với các nội dung chính sau: Khái niệm về máy và cơ cấu; Khái niệm về khâu và khớp; Bậc tự do của cơ cấu; Các cơ cấu cơ bản; Các cơ cấu đặc biệt;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Cơ khí ứng dụng: Chương 4 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

  1. CHƯƠNG 4 NGUYÊN LÝ MÁY
  2. - Nguyên lý máy là môn học cơ sở kỹ thuật, nghiên cứu về nguyên lý cấu tạo, động học và động lực học cơ cấu và máy. - Ba vấn đề trên được nghiên cứu dưới dạng hai bài toán: bài toán phân tích và bài toán tổng hợp.
  3.  Bài toán phân tích: xác định các đặc trưng cấu trúc, động học và động lực học của cơ cấu đã cho trước, từ đó suy ra tính năng làm việc của chúng.
  4. BÀI TOÁN PHÂN TÍCH • Phân tích cấu trúc: nghiên cứu các nguyên tắc của cấu trúc cơ cấu và khả năng chuyển động của cơ cấu • Phân tích động học: xác định chuyển động của các khâu, chỉ xét đến quan hệ hình học giữa chúng • Phân tích động lực học: phân tích chuyển động dưới các nguyên nhân như lực tác động và sức ì
  5.  Bài toán tổng hợp: xác định các lược đồ cơ cấu và các kích thước của các khâu thỏa mãn những điều kiện động học và động lực học đã cho. → Bài toán phân tích và bài toán tổng hợp là ngược nhau và là cơ sở của nhau.
  6. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4.1.1. KHÁI NIỆM VỀ MÁY VÀ CƠ CẤU 1. Máy: - Là tập hợp các vật thể do con người tạo ra, nhằm mục đích thực hiện và mở rộng các chức năng lao động. - Là tập hợp những cơ cấu, có nhiệm vụ biến đổi hay sử dụng cơ năng để làm ra công có ích . Ví dụ: + Động cơ nổ + Máy bào quang
  7. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
  8. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN  Phân loại máy Căn cứ vào chức năng, có thể chia máy thành: • Máy năng lượng: dùng để truyền hay biến đổi năng lượng, gồm hai loại: - Máy động cơ: biến đổi các dạng năng lượng khác thành cơ năng. Ví dụ: động cơ nổ, động cơ điện, tuốcbin… - Máy biến đổi cơ năng: biến đổi cơ năng thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ: máy phát điện, máy nén khí…
  9. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN • Máy công tác: có nhiệm vụ biến đổi hoặc hình dạng, kích thước hay trạng thái của vật thể (máy công nghệ), hoặc thay đổi vị trí của vật thể (máy vận chuyển). • Máy tổ hợp: gồm các loại máy được phối hợp với nhau để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. • Máy tự động: các động tác của máy được thực hiện một cách tự động bằng các cơ cấu của chúng, không cần sự can thiệp trực tiếp của con người.
  10. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Khi phân tích hoạt động của một máy, có thể xem máy là một hệ thống gồm các bộ phận điển hình, theo sơ đồ khối sau: Bộ nguồn: cung cấp năng lượng cho toàn máy Bộ chấp hành: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ công nghệ của máy Bộ biến đổi trung gian: thực hiện các biến đổi từ bộ nguồn đến bộ chấp hành Bộ điều khiển: thu thập các thông tin của máy, đưa ra tín hiệu điều khiển máy
  11. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Cơ cấu: - Là tập hợp những vật thể chuyển động theo quy luật xác định, có nhiệm vụ biến đổi hay truyền chuyển động. Ví dụ: + Cơ cấu bánh răng dùng truyền chuyển động quay từ trục chủ động sang trục bị động.
  12. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN + Cơ cấu tay quay con trượt dùng biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến khứ hồi.
  13. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN Theo đặc điểm các vật thể hợp thành cơ cấu, có thể xếp các cơ cấu thành các lớp: - Cơ cấu chỉ gồm các vật rắn tuyệt đối. - Cơ cấu có vật thể đàn hồi. Ví dụ: cơ cấu dùng dây đai, cơ cấu có lò xo, cơ cấu dùng tác dụng của chất khí, chất lỏng, cơ cấu di chuyển nhờ thủy lực. - Cơ cấu dùng tác dụng của điện từ.
  14. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4.1.2. KHÁI NIỆM VỀ KHÂU VÀ KHỚP 1. Khâu và chi tiết máy:  Khâu: - Trong máy và cơ cấu, những bộ phận có chuyển động tương đối đối với nhau gọi là các khâu. - Mỗi khâu là một vật thể chuyển động riêng biệt và có thể là một tiết máy độc lập hoặc là một số chi tiết máy ghép cứng (không chuyển động tương đối với nhau được nữa) lại với nhau.
  15. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN  Chi tiết máy (tiết máy): - Máy và cơ cấu trong máy có thể tháo rời thành nhiều bộ phận khác nhau. - Bộ phận không thể tháo rời nhỏ hơn được nữa của cơ cấu hay máy gọi là chi tiết máy (hay gọi tắt là tiết máy) .
  16. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN  Ví dụ: Cơ cấu tay quay con trượt như hình vẽ: - 4 khâu: trục khuỷu, thanh truyền, piston và xi lanh gắn liền với vỏ máy. - Khâu 1 quay xung quang tâm O, khâu 2 chuyển động song phẳng, khâu 3 chuyển động tịnh tiến, khâu 4 cố định. - Mỗi khâu trên lại có thể do nhiều tiết máy ghép cứng lại với nhau hợp thành. Ví dụ, thanh truyền gồm các chi tiết máy sau: thân, nắp, lót trục, bu lông, đai ốc, các vòng đệm.
  17. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2. Nối động, thành phần khớp động và khớp động:  Bậc tự do tương đối giữa hai khâu: - Số bậc tự do tương đối giữa hai khâu là số khả năng chuyển động tương đối của khâu này đối với khâu kia (tức là số khả năng chuyển động độc lập của khâu này trong một hệ quy chiếu gắn liền với khâu kia). - Ví dụ: khi để rời hai khâu trong không gian, giữa chúng có 6 bậc tự do tương đối.
  18. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Trong hệ tọa độ vuông góc Oxyz gắn liền với khâu 1, khâu 2 có 6 khả năng chuyển động: chuyển động tịnh tiến dọc theo các trục Ox, Oy, Oz (Tx, Ty, Tz) và chuyển động quay quanh các trục Ox, Oy, Oz (Qx, Qy, Qz). Sáu khả năng này hoàn toàn độc lập với nhau. - Khi để rời hai khâu trong mặt phẳng, số bậc tự do chỉ còn lại là 3, bao gồm: chuyển động quay xung quanh trục Oz vuông góc với mặt phẳng chuyển động Oxy của hai khâu và hai chuyển động tịnh tiến dọc theo các trục Ox, Oy nằm trong mặt phẳng này.
  19. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN  Nối động, thành phần khớp động và khớp động: - Để tạo thành cơ cấu, hạn chế bớt số bậc tự do tương đối giữa chúng, người ta phải tập hợp các khâu lại với nhau bằng cách thực hiện các phép nối động. Nối động hai khâu là bắt chúng tiếp xúc với nhau theo một quy cách nhất định trong suốt quá trình chuyển động.
  20. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN - Chỗ tiếp xúc trên mỗi khâu với khâu được nối động với nó gọi là thành phần khớp động. - Tập hợp hai thành phần khớp động của hai khâu trong một phép nối động gọi là một khớp động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2