Bài giảng Điện học (Phần 27)
lượt xem 4
download
Chương 6 ĐIỆN TỪ HỌC Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận mối quan hệ mật thiết giữa từ học và điện học do James Clerk Maxwell khám phá ra.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Điện học (Phần 27)
- Bài giảng Điện học (Phần 27) Chương 6 ĐIỆN TỪ HỌC Trong chương này, chúng ta sẽ thảo luận mối quan hệ mật thiết giữa từ học và điện học do James Clerk Maxwell khám phá ra. Maxwell nhận ra rằng ánh sáng là một sóng cấu thành điện trường và từ trường liên kết với nhau. Người ta đồn rằng có một đêm ông đã đi dạo cùng với vợ của ông và nói với bà ta rằng bà là người khác duy nhất trên thế giới biết được ánh sáng sao thật sự là cái gì. 6.1 Từ trường Không có đơn cực từ Nếu bạn chơi với một nắm lưỡng cực từ và một nắm nam châm thanh, bạn sẽ thấy chúng rất giống nhau. Chẳng hạn, một cặp nam châm thanh có xu hướng tự sắp thẳng hàng nối đuôi nhau, và một cặp lưỡng cực điện làm giống hệt như vậy
- (Thật không may là không dễ dàng gì làm cho một lưỡng cực điện vĩnh cửu có thể cầm nắm như thế này, vì điện tích có xu hướng rò rỉ). Tuy nhiên, rốt cuộc bạn sẽ chú ý thấy sự khác biệt quan trọng giữa hai loại đối tượng. Các lưỡng cực điện có thể bị phá vỡ, hình thành nên các hạt tích điện dương và âm cô lập nhau. Dụng cụ hai đầu có thể bị chia cắt thành các phần không phải hai đầu. Nhưng nếu bạn cắt thanh nam châm thành hai nửa, b, bạn sẽ dễ dàng thấy mình vừa tạo ra hai vật hai cực nhỏ hơn. b/ Cắt một thanh nam châm thành hai nửa không tạo ra hai đơn cực từ, mà tạo ra hai lưỡng cực nhỏ hơn. c/ Giải thích ở cấp độ nguyên tử. Lí giải cho hành vi này không khó khăn gì từ bức tranh vi mô của chúng ta về các nam châm sắt vĩnh cửu. Một lưỡng cực điện có dư “chất” dương tập trung ở một đầu và dư chất âm ở đầu kia. Mặt khác, thanh nam châm có từ tính của nó
- không phải từ sự thiếu cân bằng “chất” từ ở hai đầu mà từ sự định hướng của chuyển động quay của các electron. Một cực là cực mà từ đó chúng ta có thể nhìn xuống trục và thấy các electron đang quay theo chiều kim đồng hồ, và cực kia là cực mà từ đó chúng sẽ xuất hiện chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Không có sự chênh lệch giữa “chất” ở cực này và cực kia của nam châm, c. Chưa ai từng thành công trong việc tách riêng một đơn cực từ. Theo ngôn ngữ kĩ thuật, chúng ta nói rằng các đơn cực từ hình như không tồn tại. Các đơn cực điện thì thật sự tồn tại – đó là các điện tích. Lực điện và lực từ giống nhau ở nhiều phương diện. Cả hai đều tác dụng từ xa, cả hai đều có thể là lực hút hoặc lực đẩy, và cả hai đều liên quan mật thiết đến một tính chất của vật chất gọi là điện tích. (Nhắc lại từ tính là tương tác giữa các điện tích đang chuyển động) Óc thẩm mĩ của các nhà vật lí đã bị xâm phạm suốt một thời gian dài vì cái có vẻ đối xứng này bị phá vỡ bởi sự tồn tại của các đơn cực điện và sự thiếu vắng các đơn cực từ. Có lẽ một số dạng kì lạ của vật chất có tồn tại, gồm các hạt là những đơn cực từ. Nếu những hạt như thế có thể tìm thấy trong tia vũ trụ hay đất đá mặt trăng, nó sẽ là bằng chứng cho thấy sự thiếu đối xứng biểu kiến chỉ là sự thiếu đối xứng trong kết cấu của vũ trụ, chứ không phải là một quy luật vật lí. Vì những lí do phải công nhận là chủ quan này, đã có vài ba tìm kiếm cho đơn cực từ. Các thí nghiệm đã được tiến hành, với kết quả âm tính, nhằm tìm kiếm đơn cực từ có trong vật chất thông thường. Các nhà vật lí Liên Xô trong thập niên 1960 đã đưa ra những khẳng định kích động rằng họ đã tạo ra và phát hiện được các đơn cực từ trong các máy gia tốc hạt, nhưng không hề có thành công nào trong nỗ lực tái tạo lại kết quả ở đó hay ở những máy gia tốc khác. Cuộc tim kiếm mới đây nhất cho các đơn cực từ bằng cách phân tích lại dữ liệu từ cuộc tìm kiếm quark top tại Fermilab, hóa ra không có ứng cử viên nào, cho thấy hoặc là đơn cực từ không tồn tại trong tự nhiên hoặc là chúng cực kì nặng và do đó thật khó tạo ra trong các máy gia tốc hạt. Định nghĩa từ trường
- Vì các đơn cực từ dường như không tồn tại, nên không thể nào nghĩ tới việc định nghĩa từ trường dưới dạng lực tác dụng lên một đơn cực thử. Thay vì vậy, chúng ta tuân theo triết lí của sự định nghĩa khác của điện trường, và định nghĩa từ trường dưới dạng mômen quay tác dụng lên lưỡng cực từ thử. Đây chính xác là cái mà la bàn từ hoạt động: kim la bàn là một nam châm sắt nhỏ hoạt động giống như một lưỡng cực từ và cho chúng ta thấy hướng của từ trường Trái Đất. d/ Một lưỡng cực chuẩn cấu tạo từ một vòng dây hình vuông làm ngắn mạch một chiếc pin. Nó hoạt động rất giống với nam châm thanh, nhưng độ lớn của nó dễ định lượng hơn. e/ Lưỡng cực có xu hướng tự sắp thẳng hàng với từ trường xung quanh. Tuy nhiên, để định nghĩa độ lớn của từ trường, chúng ta cần một số cách định nghĩa độ lớn của lưỡng cực thử, tức là chúng ta cần có một định nghĩa của mômen lưỡng cực từ. Chúng ta có thể sử dụng một nam châm sắt vĩnh cửu được chế tạo theo những kĩ thuật nhất định, nhưng một vật như thế thật sự là một hệ quá phức tạp gồm nhiều nguyên tử sắt, chỉ có một số trong chúng sắp thẳng hàng. Một lưỡng cực chuẩn cơ bản hơn là một vòng điện vuông. Đây có thể là một mạch
- điện có chút ít điện trở gồm một hình vuông dây dẫn nối ngắn mạch qua một chiếc pin. Chúng ta sẽ thấy rằng một vòng như thế, khi đặt trong từ trường, chịu một mômen quay có xu hướng sắp mặt phẳng sao cho mặt của nó hướng theo một hướng nhất định. (Vì vòng là đối xứng, nên không hề hấn gì nếu chúng ta quay nó giống như bánh xe mà không làm thay đổi mặt phẳng nó nằm trong đó) Từ hướng quay mặt ưu tiên này, chúng ta sẽ đi đến định nghĩa hướng của từ trường. Các thí nghiệm cho thấy nếu vòng dây không thẳng hàng với từ trường, thì mômen xoắn tác dụng lên nó tỉ lệ với cường độ dòng điện, và cũng tỉ lệ với diện tích giới hạn của vòng dây. Sự tỉ lệ với dòng điện là có ý nghĩa, vì lực từ là tương tác giữa các điện tích đang chuyển động, và dòng điện là số đo chuyển động của điện tích. Sự tỉ lệ với diện tích vòng dây cũng không khó hiểu, vì việc tăng chiều dài các cạnh của hình vuông làm tăng cả điện tích chứa trong “con sông” chảy tròn này và lượng lực đòn bẫy tạo ra mômen quay. Hai nguyên nhân vật lí độc lập cho sự tỉ lệ với chiều dài mang lại sự tỉ lệ tổng quát với bình phương chiều dài, đó đúng là diện tích của vòng dây. Vì những lí do này, chúng ta định nghĩa mômen lưỡng cực từ của một vòng dây điện vuông là Dm = IA [định nghĩa mômen lưỡng cực từ của một dòng điện vuông] Bây giờ chúng ta định nghĩa từ trường theo kiểu hoàn toàn tương tự với kiểu định nghĩa thứ hai của điện trường. dịnh nghĩa từ trường Vectơ từ trường, B, tại một điểm bất kì trong không gian được xác định bằng cách quan sát mômen quay tác dụng lên một lưỡng cực từ thử Dmt gồm một vòng dây điện hình vuông. Độ lớn của trường là |B| = τ/Dmsinθ, trong đó q là góc lệch của vòng dây. Hướng của từ trường vuông góc với vòng dây, chúng ta chọn hướng sao cho nếu chúng ta nhìn dọc theo nó, dòng điện chạy trong vòng là ngược chiều kim đồng hồ.
- Chúng ta tìm thấy từ định nghĩa này từ trường có đơn vị N.m/A.m2 = N/A.m. Tổ hợp đơn vị khó sử dụng này được gọi tắt là tesla, 1 T = 1 N/A.m. Nhắc lại cần ghi nhớ về hướng ngược chiều kim đồng hồ ở một đầu; trong phần 6.4 chúng ta sẽ thấy làm thế nào hiểu khái niệm này theo những nguyên lí cơ bản hơn. Sự không tồn tại của các đơn cực từ có nghĩa là không giống như điện trường, f/1, từ trường, f/2, không bao giờ có nguồn phát ra hay bồn hút vào. Các vectơ từ trường hướng theo những đường khép kín trở lại chính nó, chứ không hội tụ hay phân kì tại một điểm. f/ Điện trường, 1, có điểm phát ra và điểm thu vào, còn từ trường, 2, thì không. g/ Hình dạng từ phổ của thanh nam châm. hình ảnh này có được bằng cách rải mạt sắt lên tờ giấy, và mang một thanh nam châm đặt bên dưới nó. Lưu ý cách thức từ phổ đi qua thân nam châm, hình thành các vòng khép kín, như trong hình f/2. Không có nguồn phát ra hay bồn thu vào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Địa lý 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ
20 p | 498 | 42
-
Giáo án bài Giới thiệu tỷ lệ cơ thể người và tập vẽ dáng người - Mỹ thuật 8 - GV.T.Ánh Hồng
8 p | 500 | 35
-
Giáo án tuần 8 bài Tập đọc: Người mẹ hiền - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
8 p | 582 | 34
-
Giáo án tuần 2 bài Tập đọc: Làm việc thật là vui - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 897 | 32
-
Giáo án tuần 7 bài Tập đọc: Cô giáo lớp em - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 584 | 31
-
Giáo án tuần 13 bài Tập đọc: Há miệng chờ sung - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 324 | 29
-
Giáo án tuần 8 bài Chính tả (Tập chép): Người mẹ hiền, ao/au, r/d/gi - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 378 | 20
-
Giáo án tuần 7 bài Chính tả (Nghe viết): Cô giáo lớp em. ui/uy - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 273 | 16
-
Bài giảng Tiếng việt 5 tuần 27 bài: Ôn tập tả cây cối
17 p | 294 | 16
-
Giáo án TNXH 1 bài 27: Con mèo
6 p | 153 | 15
-
Bài giảng Chia số có 2 chữ số cho 1 số có 1 chữ số - Toán 3 - GV.Ng.P.Hùng
13 p | 154 | 12
-
Bài giảng Âm nhạc 1 bài 27: Học hát Hòa bình cho bé (tiếp theo)
10 p | 161 | 12
-
Bài giảng Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy - Hóa 8 - GV.N Nam
18 p | 290 | 11
-
Bài giảng Âm nhạc 2 bài 31: Ôn tập hát Bắc kim thang
10 p | 121 | 9
-
Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2020-2021 - Tuần 27: Luyện từ và câu Ôn tập (Trường Tiểu học Thạch Bàn B)
8 p | 13 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn