
Bài giảng Giao dịch bảo chứng - ThS. Nguyễn Văn Quý
lượt xem 10
download

Cùng nắm kiến thức trong bài giảng "Giao dịch bảo chứng" thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: khái niệm, quy định về giao dịch bảo chứng, quy định giao dịch bảo chứng tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được kiến thức đã trình bày trong bài giảng này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giao dịch bảo chứng - ThS. Nguyễn Văn Quý
- GIAO DỊCH BẢO CHỨNG Ths: Nguyễn Văn Quý
- I. KHÁI NIỆM 1.1 BẢO CHỨNG 1.2 KÝ QUỸ 1.3 GIAO DỊCH BẢO CHỨNG 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG II. QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH BẢO CHỨNG III. QUY ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO CHỨNG TẠI VIỆT NAM
- 1.1 BẢO CHỨNG Là việc dùng tiền hay các giấy tờ có giá để làm tài sản đảm bảo cho một khoản vay hay một khoản đầu tư. 1.2 KÝ QUỸ MARGIN Là tài sản đảm bảo mà nhà đầu tư phải có trong tài khoản để đảm bảo cho những rủi ro của những khoản vay dùng để mua chứng khoán, quyền lựa chọn, hay các hợp đồng tương lai với đối tác của mình. Tài sản đảm bảo dùng để ký quỹ có thể là tiền mặt hoặc chứng khoán có trong tài khoản bảo chứng.
- KÝ QUỸ MUA – BUYING ON MARGIN Là giao dịch mua chứng khoán bằng tiền vay nhà môi giới với tài sản đảm bảo là các chứng khoán hoặc tiền mặt có trong tài khoản bảo chứng. Ví dụ: Trong tài khoản ký quỹ của mình nhà đầu tư có 10.000 cổ phiếu XYZ có giá trị tại thời điểm vay tương đương 100 triệu đồng và 100 triệu đồng tiền mặt. Nhà đầu tư có thể dùng 10.000 cổ phiếu trên và 100 triều đồng tiền mặt để làm tài sản ký quỹ để vay tiền từ nhà môi giới.
- BÁN KHỐNG – SHORT SALE Là việc bán chứng khoán không thuộc sở hữu của nhà đầu tư tại thời điểm bán, tức là bán cái mình chưa có. Do kỳ vọng vào giá chứng khoán trong tương lai sẽ giảm, nên nhà đầu tư thực hiện bán khống bằng cách vay chứng khoán của công ty chứng khoán để bán.
- 1.3 GIAO DỊCH BẢO CHỨNG – MARGIN TRADING Giao dịch bảo chứng hay còn gọi là giao dịch ký quỹ, đó là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay. Có hai loại vị thế giao dịch: Mua trước bán sau – Long position Bán trước mua sau – Short position
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG a.Tích cực Tạo tính thanh khoản cho chứng khoán và thị trường Đối với nhà đầu tư: Nâng cao số vốn đầu tư từ vay mượn Công ty chứng khoán. Có khả năng khuếch đại thu nhập của khách hàng theo hệ số đòn bẩy tài chính.
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG a. Tích cực Đối với Công ty chứng khoán: Thu tiền phí dịch vụ. Thu tiền lãi từ cho vay.
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG b.Hạn chế Đối với nhà đầu tư: Có khả năng khuếch đại khoản lỗ theo hệ số đòn bẩy tài chính. Trả nhiều loại phí. Bị giải chấp trong trường hợp chứng khoán của khách hàng giảm vượt tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc.
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG b.Hạn chế Tính đến khoảng tháng 06/2011. Bà Diệp ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty chứng khoán APEC với tổng giá trị gần 9.9 tỷ đồng. Trong đó tiền mặt nhà đầu tư là 1 tỷ đồng. Nợ vay đối với công ty chứng khoán là 8.8 tỷ đồng với lãi suất 0.055%/ngày. Tình hình thị trường diễn biến xấu, giá chứng khoán sụt giảm quá tỷ lệ an toàn mà công ty chứng khoán cho phép. Bà Diệp đã cầm 02 sổ đỏ và ký cam kết đến ngày 20/07/2011 được giữ lại chứng khoán và đề nghị công ty không bán giải chấp. Tuy nhiên công ty chứng khoán APEC vẫn bán giải chấp cổ phiếu. Theo luật sư Nguyễn Ngọc Giang: Biên bản giao nhận nói trên có chức năng tương đương với một bản hợp đồng gửi giữ. Do vậy, các bên sẽ phải tuân thủ những điều khoản cam kết trong thời gian gửi giữ đó. Theo luật sư Vũ Tiến Minh: Việc công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay, ở thời điểm hiện tại, vẫn là sai. Do vậy, nếu phân xử, nhiều khả năng giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu. Mà đã vô hiệu thì không thể có tài sản thế chấp.
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG b.Hạn chế Đối với công ty chứng khoán Rủi ro không thu đủ tiền cho vay Rủi ro tài chính
- 1.4 TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA GIAO DỊCH BẢO CHỨNG b.Hạn chế Chuyện lạ từ Công ty cổ phần nhựa An Phát. Với 9.9 triệu cổ phiếu đang lưu hành, trong đó Hội đồng quản trị nắm giữ 1.8 triệu cổ phiếu. Giá tăng giảm bất thường trong 20 ngày. Tăng từ mức 44.600 đồng/cổ phiếu ngày 18/08/2010 lên đỉnh 94.000 đồng/cổ phiếu ngày 08/09/2010. Khối lượng giao dịch bình quân trong giai đoạn trường ngày 18/08/2010 vào khoảng 246.516 cổ phiếu/phiên. Trong giai đoạn tăng giá sau đó là 616.540 cổ phiếu/phiên. Trong giai đoạn từ ngày 18/08/2010 đến 29/09/2010. Công ty Tài chính Thăng Long cổ đông lớn, đã bán xong 540.000 cổ phiếu. Ngày 25/08/2010: Tổ chức Công ty TNHH Đầu tư FC, cổ đông lớn đã bán xong 1.050.000 cổ phiếu. Ngày 29/09/2010: Tổ chức Công ty cổ phần Đầu tư Tam Sơn đã bán xong 3.000.000 cổ phiếu. Có chuyện lừa đảo ở đây không? Nhà đầu tư đã lợi dụng kẽ hở về Margin của các công ty chứng khoán để bán cổ phiếu số lượng lớn. Quy trình mở tài khoản của Công ty chứng khoán có tạo điều kiện cho vụ việc trên khi nhà đầu tư bỏ tiền ký quỹ để cho công ty chứng khoán giải chấp cổ phiếu.
- 2.1 GIÁ TRỊ KÝ QUỸ BAN ĐẦU – INITIAL MARGIN Là số tiền khách hàng gửi cho người môi giới khi muốn mua chứng khoán trên tài khoản bảo chứng. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: Là tỷ lệ giữa tài sản thực có trước khi giao dịch so với giá trị giá trị hợp đồng giao dịch dự kiến thực hiện tính theo giá thị trường.
- 2.1 GIÁ TRỊ KÝ QUỸ BAN ĐẦU – INITIAL MARGIN Ví dụ: Theo Regulation T of the federal reserve Board, thì tỷ lệ ký quỹ tối thiểu ở US là 50%. 1.Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư có 5.000 USD, nhà đầu tư có thể vay tối đa bao nhiêu tiền để thực hiện giao dịch? 2.Để nhà đầu tư có thể mua một số cổ phiếu trị giá 20.000 USD, nhà đầu tư cần phải có trong tài khoản ký quỹ bao nhiêu?
- 2.2 GIÁ TRỊ HIỆN HÀNH TRÊN THỊ TRƯỜNG HAY THỊ GIÁ HIỆN HÀNH Là tổng giá trị của toàn bộ chứng khoán có trên tài khoản theo giá thị trường vào thời điểm hiện tại. Giá xác định: Giá đóng cửa của chứng khoán trong ngày làm việc trước đó. Vào ngày chứng khoán được mua: Giá trị hiện hành trên thị trường của chứng khoán trong ngày bằng tổng số tiền trả cho chứng khoán đó, bao gồm cả tiền hoa hồng và phí. Vào ngày chứng khoán được bán: Giá trị hiện hành trên thị trường của chứng khoán ngày hôm đó là số tiền thực tế nhận được sau khi trừ phí hoa hồng và các khoản lệ phí và thuế.
- 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN CLM Là số tiền thực có của nhà đầu tư trong tài khoản sau khi thanh lý toàn bộ các trạng thái giao dịch theo thị giá và thanh toán nợ cho công ty môi giới và các loại phí, thuế. Tài sản thực có bao gồm tiền mặt, giá trị các chứng khoán được phép ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường trừ đi dư nợ ký quỹ.
- 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Cách 1: THỊ GIÁ GIÁ TRỊ CHỨNG DƯ HIỆN KHKOÁN THỰC CÓ NỢ HÀNH
- 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. TỶ LỆ KÝ QUỸ THỰC TẾ: Là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.
- 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Ví dụ: Tài khoản bảo chứng của nhà đầu tư có 5.000 USD, với tỷ lệ ký quỹ 50%, nhà đầu tư mua 1.000 cổ phiếu ABC với giá 10 USD. Giả sử phiên giao dịch ngày hôm sau giá cổ phiếu ABC còn 8 USD, thì tài khoản của nhà đầu tư còn bao nhiêu tiền. Tỷ lệ ký quỹ thực tế là bao nhiêu?
- 2.3 GIÁ TRỊ CHỨNG KHOÁN THỰC CÓ – CURRENT LIQUIDATING MARGIN. Cách tính CLM: Cách 2: CLM = Số tiền ký quỹ ban đầu + Lãi đầu tư – Lỗ đầu tư – Phí vay – Phí môi giới. Cách 1: CLM = Số tiền mặt trong tài khoản + Giá trị chứng khoán tại thời điểm hiện tại – Dư nợ Phí vay – Phí môi giới.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 6 - GV.TS.Tr.T Mộng Tuyết
62 p |
205 |
25
-
Bài giảng Phân tích tài chính: Hợp đồng kỳ hạn
9 p |
174 |
24
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Bài 10 - GS.TS. Nguyễn Văn Tiến
43 p |
117 |
23
-
Bài giảng Tài chính quốc tế - Chương 2 Thị trường hối đoái
59 p |
178 |
15
-
Bài giảng Kế toán xây dựng: Chương 1 - Trần Thị Phương Thanh
28 p |
115 |
13
-
Bài giảng Thị trường tài chính - GV. Trần Thị Thanh Phương
44 p |
200 |
13
-
Bài giảng quản trị rủi ro tài chính - Bài 10
28 p |
117 |
12
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Chương 4 - ĐH Công nghiệp
128 p |
117 |
11
-
Bài giảng Thị trường tài chính - Chương 10: Phát hành cổ phiếu và giám sát của nhà đầu tư
23 p |
110 |
10
-
Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 7 - TS. Trần Thị Mộng Tuyết
24 p |
272 |
9
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 (phần 2) - ThS. Lê Thị Minh Châu
11 p |
135 |
7
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2: Chương 5 - ThS. Dương Thị Ngọc Bích
17 p |
90 |
5
-
Bài giảng Các vấn đề về thuế trong giao dịch thương mại điện tử qua biên giới
10 p |
81 |
5
-
Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 1 - TS. Phạm Thị Bảo Oanh
13 p |
47 |
5
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 5 - Trần Thị Phương Thanh (Hệ 2 tín chỉ)
13 p |
63 |
4
-
Bài giảng Kế toán tài chính II: Chương 1 - Võ Minh Hùng
69 p |
22 |
2
-
Bài giảng môn học Thị trường tài chính: Chương 6 - TS. Trần Phương Thảo
6 p |
54 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
