intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH

Chia sẻ: Le Chi Hung Cuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

1.074
lượt xem
185
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ĐẠI CƯƠNG VỀ HOA, CÂY CẢNH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI HOA, CÂY CẢNH Mục tiêu * Về kiến thức: - Nêu được khái niệm và cách phân loại hoa, cây cảnh. Hiểu giá trị văn hoá tinh thần và thẩm mỹ của hoa, cây cảnh. - Nêu được tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa, cây trên thế gới và ở trong nước - Nêu được các yêu cầu của điều kiện ngoại cảnh đối với hoa, cây cảnh. * Nội dung tóm tắt: Bài này trình bày khái niệm và các cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – H À LAN BÀI GIẢNG HOA CÂY CẢNH Người bi ên soạn: ThS. Đỗ Đình Thục Huế, 08/2009
  2. P hần một L Ý THUY Ế T B ài 1 Đ ẠI CƯƠNG VỀ HOA, CÂY CẢNH VÀ YÊU C ẦU CỦA Đ IỀU KIỆN NGO ẠI CẢNH Đ ỐI VỚI HOA, CÂY CẢNH Mục ti êu * Về kiến thức: - Nêu được khái niệm và cách phân lo ại hoa, cây cảnh. Hiểu giá trị văn hoá tinh thần và thẩm mỹ của hoa, cây cảnh. - Nêu đư ợc tình hình s ản xuất và tiêu thụ hoa, cây trên thế gới và ở trong nư ớc - Nêu đư ợc các yêu c ầu của điều kiện ngoại cảnh đối với hoa, cây cảnh. * Nội dung tóm tắt: Bài này trình bày khái niệm và các cách phân lo ại đối tượng hoa, cây cảnh. Nêu các giá trị và tóm lược tình hình trồng hoa, cây cảnh, yêu c ầu điều kiện ngoại cảnh chung nhất vì đối tượng hoa, cây cảnh có phạm vi rộng trong giới thực vật. Nêu các yêu c ầu về dinh d ưỡng, đất, phân bón và cách sử dụng chất điều ho à sinh trưởng cho hoa, cây cảnh. 1. KHÁI NIỆM V À PHÂN LO ẠI VỀ HOA, CÂY CẢNH 1.1. Khái ni ệm Cây hoa cây cảnh còn gọi là cây trang trí. Đó là những cây có hoa đẹp hoặc thân, lá, cành, củ quả, hấp dẫn hoặc có một dáng vẻ mang ý nghĩa tinh thân, t ình cảm, thẩm mỹ n ào đó được trồng lấy hoa c ắt hoặc trang trí cả cây để làm đẹp hoặc cải thiện mỹ quan cảnh trí một không gian giới h ạn nào đó nh ư một khu nh à ở, vườn sân, nội thất. 1.2. Phân loại hoa, cây cảnh 1.2.1 Một số cách phân loại hoa cây cảnh phổ biến * Phân loại theo kiểu, cỡ cây - Cây lớn và cây nhỡ: Bách tán, tùng, vạn tuế, mai, đ ào,... - Cây bụi: Mẫu đơn, trà, trúc, qu ất, ngâu, nguyệt quế, đinh lăng cảnh,... - Cây thân thảo: Cúc, thược dư ợc, lay ơn, huyết dụ, cẩm tú cầu, cẩm ch ướng... - Cây ký sinh: phong lan,... - Cây leo: Thiên lý, vạn niên thanh, tigôn, đăng tiêu, bìm bìm, bướm bạc... * Phân loại theo cách trưng bày và mục đích sử dụng - Cây c ắt hoa trưng bày - Cây trưng bày c ả cây: Cây để hoa tự nhiên, cây thế, cây Bonsai - Cây c ảnh kết hợp lấy bóng mát hoặc các tác dụng khác 1
  3. * Phân lo ại theo môi trường sống - Cây sống trong môi trường đất cạn - Cây sống trong môi trường nước: Sen, súng,... * Phân loại theo thời gian thu hoa - Hoa thời vụ (hoa ngắn ng ày) - Hoa quanh năm, hoa lâu năm 1.2.2. P hân loại theo phân loài th ực vật * Căn cứ vào các nhóm cây làm cảnh trong hệ thực vật làm cảnh (Trần Hợp - Cây cảnh hoa Việt Nam - 2003) - Nhóm cây leo, cây hàng rào - Nhóm cây làm cảnh bằng thân - Nhóm cây làm cảnh bằng lá - Nhóm cây làm cảnh bằng hoa - Nhóm cây làm cảnh bằng quả - Nhóm cây l àm cảnh ở nước * Phân loại theo phân loại thực vật áp dụng cho từng cây Cách phân loại này sẽ giới thiệu trong từng cây hoa và cây cảnh cụ thể 1.2.3. Một số loài hoa, cây cảnh phổ biến ở Việt Nam - Họ lão mai (Ochnaceae): Phổ biến ở miền Nam như cây mai và ng (Ochna intergerrima ). - Họ hoa hồng (Rosaceae): Phổ biến như cây hoa hồng (Rosa sp .) - Họ cam quýt (Rutaceae), hay họ phụ cam quýt (Aurantoideae): Phổ biến như: cam, quýt, quất. - Họ hoa cúc Asteraceae (Chrysantaceae): Cây hoa cúc (Chrysanthenum indicum). - Họ chè (Theaceae): Sơn trà (Camellia Japonica L.). H ải đường. - Họ phụ mận (Prunoideae) nh ư cây đào (Prunmuspresia). - Họ long cốt (Cactaceae) như cây thanh long (Hylocereus undulatus). - Họ trúc đào (Apocynaceae) như cây sứ Thái L an (Adenium obesum). - Họ phi lao (Casuarinaceae). - Họ hoa tím (Violaceae). - Họ dâu tằm (Moraceae): Si ( Ficus benjamina L.), sanh (Ficus retusa ), đề (Ficus reliogia), g ừa (Lâm vồ, Sộp miền Trung - Ficus microcarpa Blume), duối, ôrô. - Họ Thầu dầu (Euphobiaceae): cây chè trồng l àm hàng rào (Acalypha sianensis), cây liễu đỏ (Excoecaria cochinchinensis), cây sơn liễu (Phillantus Fasciculatus), cây kim mộc (Securinega spirei). - Họ ho à thảo (Poaceae): Tre, trúc (vàng, đen), trúc Nh ật. - Họ nhài (Oleaceae): Cây nhài (Jasminum), cây mộc (Osmanthus Fragrans). 2. G IÁ TR Ị CỦA HOA, CÂY CẢNH 2.1. Giá trị thẩm mỹ tinh thần 2
  4. - Hoa là biểu tư ợng của cái đẹp, hoa có nhiều m àu s ắc h ài hòa và hương thơm mật ngọt, hình thái đ a dạng hấp dẫn cả con ng ười và động vật. - Hoa làm đẹp cảm xúc của co n người, tạo cho con ngư ời cảm giác yêu thương thanh thản. - Hoa là biểu tư ợng của tình c ảm, hoa đem lại giá trị tinh thần, tình cảm m à không vật c hất nào có thể so sánh đ ược. Hoa là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình bạn, tình cảm gia đình, tình thầy trò. - Hoa thể hiện sự trang trọng, kính yêu, sự huy ho àng, dùng trong hội nghị, lễ, tết. 2.2. Gi á trị kinh tế Tùy theo từng năm, từng thời điểm, tùng lo ại hoa cây cảnh có những giá trị khác nhau mà hoa cây c ảnh có những giá trị khác nhau. Giá trị kinh tế c ủa hoa cao khi nhu c ầu mua hoa nhiều. Tương ứ ng với nhu cầu có các loại hình trồng hoa cây cảnh theo mục đích về thời gian sử dụng nh ư: - Hoa thời vụ: Hoa trồng để bán vào dịp tết Nguyên đán và các ngày lễ lớn 8/3, 30/4, 1/5, 1/6, 2/9, 20/10, 20/11, 22/12,... - Hoa quanh năm: Cung cấp hoa cho nhu cầu hàng ngày và các hội nghị và bán vào ngày m ùng một và ngày r ằm các tháng âm lịch. - Cây cảnh lâu năm: Cung cấp cho các biệt thự, nh à hàng nh ằm tôn tạo vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc, khu nghỉ mát sinh thái. Theo PGS. PTS. Nguyên Xuân Linh (1998) thì chi phí cho 1ha hoa 28 tri ệu đồng/ha/năm, lợi nhuận thu đ ược 90 triệu đồng/1năm so với đất trồng 2 lúa một màu chi phí là 11,4 triệu đồng/ha/năm lợi nhuận đạt 7,6 triệu đồng/ha. Theo TS. Đ ặng Văn Đông, PGS. PTS Đinh Thế Lộc trồng hoa lyli trong nhà lưới đơn gi ản, sau khi trồng 1vụ (90 -115ngày) 1 sào B ắc bộ chi phí 88.700.000 đồng, cho thu nhập 133.770.000 đồng, l ãi thu ần thu đ ược 47.300.000 đồng và c ủ giống cho vụ sau (Công ngh ệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Cây hoa lyli. NXB Lao đ ộng - Xã h ội, 2004). Đối với cây hoa hồng ngay n ăm đầu trồng hoa hồng đã cho lãi hơ n 5 triệu đồng/sào. Theo ông Hà Út (chủ nhiệm HTX Phú Mậu 2, Phú Vang, Thừa Thiên Huế, trồng hoa cúc theo Dự Án "Kỹ thuật trồng hoa cúc áp dụng công nghệ mới cho thu nhập cao" ở địa phương đã t ăng thu nh ập và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người trồng hoa. Cứ 1 sào, hộ cho thu nhập trung bình đạt 7-10 triệu đồng/năm, các hộ cho thu nhập cao lên tới 12-15 triệu đồng/năm. 2.3. Các giá trị khác của hoa cây cảnh - Hoa cây cảnh thường đư ợc trồng ở những vùng đ ất khô cằn, nơi không trồng được các cây lương thực thực phẩm khác. Đất hạn trồng cây cảnh chịu hạn, đất ngập úng trồng sen, đất ô nhiễm thì trồng hoa do đó tận dụng đ ược đất đai, tạo việc làm,... - Hoa cây cảnh trồng làm đ ẹp cảnh quan môi trường, cải tạo khí hậu, ngăn bụi, giảm tiếng ồn, thanh lọc không khí,... 3
  5. - Hoa cây c ảnh l à những vị thuốc chữa bệnh và bồi bổ cơ thể: Hoa hồng, đinh lăng, m ai, ngũ gia bì chân chim... - Hoa là nguồn mật cho nghề nuôi ong - Làm hương liệu trong thực phẩm, mỹ phẩm, nước hoa,... 3. TÌNH HÌNH TRỒNG HOA CÂY CẢNH 3.1. Tình hình trồng hoa, cây c ảnh trên thế giới Diện tích trồng hoa, cây cảnh thế giới ng ày càng tăng. Chỉ tính riêng giá trị sản lượng hoa thế giới đ ã đạt trên 20 tỷ USD (1995). Các nước có giá trị sản lư ợng hoa lớn nhất là Nh ật Bản 3,731 tỷ USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD, riêng Hà Lan là nước trồng hoa hàng đ ầu thế giới với khoảng 1.500 trang trại trồng hoa có tổng diện tích gần 10 nghìn ha, trồng gần 4.000 lo ài ho a khác nhau, sản xuất khoảng 1,7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa cảnh mỗi năm, trong đó khoảng 70% là đ ể xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu hoa cây cảnh của thế giới hàng năm đ ều tăng lên. Năm 1996 là 7,5 tỷ USD. Trong đó thị trường hoa cây cảnh H à Lan chiếm g ần 50%. Các nước như Colombia, Tây Ban Nha, Kênia, Ecuado, Đức, Canada, Pháp, Mỹ, Israel có doanh thu từ xuất khẩu hoa trên 100 triệu USD mỗi năm. Tỷ lệ tăng h àng năm của thị trường xuất khẩu hoa thế giới l à trên 10%. Ở châu Á, tuy nghề trồng hoa đ ược quan tâm đ ẩy mạnh chậm hơn so với các nước ở châu Âu nhưng do những ư u thế về điều kiện tự nhiên như có nguồn gen phong phú, có khí h ậu thời tiết thuận lợi nên diện tích hoa cây cảnh cũng tương đối lớn. Hiện tại châu Á có tổng diện tích trồng hoa cây cảnh tr ên 134.000ha, chiếm kho ảng 60% diện tích hoa cây cảnh to àn thế giới, tham gia thị trường xuất khẩu chiếm khoảng 20%. Trung Quốc (3.000ha, đạt sản lượng 2 tỷ c ành/năm 2000). Ấn Độ (65.000ha, đạt giá trị 2050 triệu R.S/năm), Thái Lan (5.452ha, đạt sản lượng 1 .667 triệu cành/1994), Malaysia (1.218ha, đ ạt giá trị 3.370 triệu R.M/năm 1995),... Bảng 1: S ản lư ợng hoa cắt c ành xuất khẩu của các nước từ năm 1991 -2000 (Đơn vị tính: 1000 tấn) Quốc gia 1991 1994 1997 2000 Toàn thế giới 1240,0 1689,3 2151,6 2316,5 Các nư ớc phát triển 1055,7 1421,8 1827,1 1889,6 Isxaren 642,0 946,5 1321,6 1 365,4 Hà Lan 355,5 381,8 376,7 346,3 Tây Ban Nha 16,2 24,2 49,9 51,2 Niu Di Lân 15,3 28,9 29,0 25,5 Italia 12,5 13,4 14,6 13,9 Ôtxtrâylia 3,2 3,4 3,8 54,9 Luxambua 1,4 7,0 8,3 10,4 4
  6. Đức 3,5 3,4 5,1 3,6 Anh 2,4 3,1 3,5 4,9 Nam Phi 0,0 5,3 7,6 6,3 Các nư ớc khác 3,7 4,8 7,0 7,3 Các nư ớc đang phát triển 184,3 267,5 324,5 426,9 Colombia 108,0 138,1 147,0 170,1 Ecuado 9,9 22,8 43,9 60,2 Kênya 15,1 34,6 35,7 34,8 Mê Hi Cô 15,5 9,4 16,1 76,4 Thái Lan 13,1 12,5 11,3 12,9 ấn Độ 1,4 3,8 10,2 10,5 Trung Quốc 0,0 3,9 3,0 4,3 Malaysia 4,1 5,5 2,4 4,4 Các nư ớc khác 6,0 7,2 14,1 19,1 Nguồn: faostat.com, 2006 3.2. Tình hình trồng hoa cây cảnh và phân vùng hoa cây c ảnh ở Việt Nam 3.2.1. Tình hình tr ồng hoa cây cảnh ở Việt Nam Việt Nam có diện tích lãnh thổ 33.099.093ha, diện tích đất nông nghiệp kho ảng 7.348.449ha, trong đó diện tích trồng hoa chỉ khoảng hơn 4.000ha, chiếm kho ảng 0,5%. Hoa cây cảnh được trồng ở nước ta từ rất sớm. Hiện nay diện tích hoa cây cảnh tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống nh ư Ngọc H à, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (H à Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), N am Điền (Nam Định), Hội An (Quảng Nam), Gò Vấp, Hoóc Môn ( TP. Hồ Chí Minh), S a Đéc, Tân Qui Đông ( Đồng Tháp). Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Các quận 11, 12 thành phố Đ à L ạt, cũng tại nơi đây đã hình thành các L àng Hoa và 12 nghệ nhân trong 6 làng hoa đã đ ược đã được tôn vinh trong Festival Đ à Lạt năm 15/12/2007 đó là: Xuân Thành, Xuân Thọ, Hà Đông ( phường 8), Đ a Thiện 3 (phường 8), Vạn Th ành ( phường 5), An Sơ n (phường 4), Thái Phiên (phường 12). Hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất hoa c ây cảnh thành một th ành phần quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt đầu tư phát triển các trang trại trồng hoa xuất khẩu. Bảng 2: Các địa phương có diện tích trồng hoa lớn của nước ta Tên tỉnh Di ện tích (ha) Hà Nội 1.200 Hải Phòng 300 Lâm Đồng 2.027 TP Hồ Chí Minh 700 Miền núi trung du phía B ắc 136 Nguồn: website: vietnamnet; rauhoaquavietnam.vn, 2007. 5
  7. Hiện tại Việt Nam chúng ta sản xuất khoảng 3 tỷ bông hoa mỗi năm . Riêng Đà Lạt có diện tích chiếm khoảng 40% diện tích và 50% sản lượng hoa cây cảnh của tỉnh Lâm Đồng đã sản xuất và cung ứ ng cho thị trường trong năm 2007 khoảng 880 triệu cành (kho ảng 88 triệu cành dành cho xu ất khẩu). Thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm xuất khẩu khoảng 2,5 triệu USD hoa cây cảnh ra thị trường thế giới. Trong các năm từ 2004 -2010, Hà Nội sẽ phát triển 500ha hoa cây cảnh tập trung trong nhà có mái che, thành phố Hồ Chí Minh tăng diện tích lên kho ảng 700 - 1000ha, Lâm Đồng 1500ha (đến cuối n ăm 2007 Đà L ạt có 2415ha). Các tỉnh thành khác tiến h ành s ản xuất 20 -30ha phục vụ nhu cầu trong tỉnh và có thể tham gia thị trường xuất khẩu. Đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 8.000ha trồng hoa, sản xuất kho ảng 4,5 tỷ bông hoa và xuất khẩu 1 tỷ bông, thu về 60 triệu USD. Các vùng chuyên canh sản xuất hoa cây cảnh công nghệ cao có sự đầu tư của nước ngo ài đang từng bước được hì nh thành ở Đ à L ạt, H à Nội và một số nơi khác ph ục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Nghề trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam đ ã tìm được hướng đi tốt để phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện nay các loại hoa cây cảnh chính đ ược trồng ở Việt Nam bao gồm hoa hồng (Rosa sp .) chiếm 29,3%, hoa cúc (Chrysanthemum sp .) chiếm 42%, hoa cẩm chướng ( Dianthus Caryofullus), hoa lay ơn (Gladiolus communis), họ hoa lan (Orchidaceae), cây sanh (Ficus viens Ait), cây si (Ficus benjamia Linn), cây sung (Ficus Racenmosa Linn). C ùng với việc phát triển những loại cây truyền thống, chúng ta đang không ng ừng tìm kiếm, du nhập thêm các lo ại mới có giá trị để làm phong phú thêm nguồn hoa cây cảnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu c ầu tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Kỹ thuật trồng hoa cây cảnh ng ày càng tiên tiến: Những kỹ thuật trồng trọt, cắt tỉa tạo hình cây c ảnh bí quyết lâu năm đ ược duy trì và phổ biến. Những công nghệ kỹ thuật mới tiên tiên được chuyển giao về cho nông dân và người trồng hoa như: Công nghệ sinh học nuôi cấy mô, sử dụng các ph ương pháp điều tiết hoa nở trái vụ. Việc tạo môi trường ánh sáng, nhiệt độ thích hợp với giống hoa mới nhập nội đ ược vận dụng sáng tạo và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của ng ười nông dân hiện nay. 3.2.1. P hân vùng trồng hoa cây cảnh (Nguyễn Xuân Linh - Hoa và Kỹ thuật trồng hoa ­ NXB NN, H à Nội - 1998) Hiện nay theo định hư ớng phát triển Nông nghiệp Việt Nam thì các khu vực trọng tâm phát triển hoa cây c ảnh ở Việt Nam l à: - Cao nguyên Mộc Châu và Sapa - Vùng đồng bằng Bắc Bộ - Cao nguyên Đ à L ạt - Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long 4. YÊU C ẦU CỦA HOA CÂY CẢNH ĐỐI VỚI Đ IỀU KIỆN NGOẠI C ẢNH 4.1. Yêu cầu nhiệt độ 6
  8. * Phân nhóm cây theo yêu cầu nhiệt độ Mỗi loài hoa cây c ảnh t hích hợp với nhiệt độ khác nhau và theo nhóm như sau: - Nhóm hoa nhiệt đới như hoa lan (Orchidaceae), hoa trà ( Camelia ), hoa hồng môn, hoa đồng tiền,... - Nhóm hoa ôn đới như: Hoa hồng, hoa cúc, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa phong lan ôn đới,... * Y êu cầu nhiệt độ của m ột số loại hoa Nhiệt độ quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây hoa, chất l ượng hoa. - Nhiệt độ tác động đến cây qua con đ ường quang hợp của cây. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự ra hoa và nở hoa của cây hoa. + Hoa h ồng: Tổng tích ôn của hoa hồng trên 1.700 0C, ở Việt N am , hoa hồng sinh trưởng phát triển và ra hoa quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa thu, đông. + Hoa cúc: Hoa cúc yêu c ầu nhiệt độ thích hợp từ 20 -250C. Trong điều kiện Việt Nam, các giống hoa cúc sinh trưởng và phát triển hầu như quanh năm. + Hoa lay ơn: Thích nhiệt độ 20 -250C, nhiệt độ thấp khi l ay ơ n có 6-7lá sẽ l àm giảm tỷ lệ nở hoa và giảm số hạt trên bông. + Hoa cẩm chướng: Thích nhiệt độ 17-250C, ở miền Bắc, hoa cẩm ch ướng sinh trưởng thích hợp từ tháng 9-5. Mùa hè nóng ẩm, cây hoa cẩm chướng khó phát triển. + Hoa lan: Yêu c ầu nhiệt độ ban đ êm th ấp hơn nhiệt độ ban ngày 3 -50C. Nhóm lan nhiệt đới, nhóm lan cận nhiệt đới và nhóm lan ôn đới. Nhóm lan nhiệt đới: phân bố từ vĩ độ 12 -150. Yêu c ầu nhiệt độ ban ng ày thích hợp từ 21-300C. Ban đêm t ừ 18 -220C. Điển hình của nhóm này là các loài thuộc giống Vanda , Phalaenopsis. Nhóm lan c ận nhiệt đới: Phân bố từ vĩ độ 16 -280. Yêu cầu nhiệt độ ban ng ày từ 18-240C. Ban đêm từ 16-180C. Như các giống Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Nhóm lan ôn đ ới: Phân bố từ vĩ độ 28 0-400. Yêu cầu nhiệt độ của nhóm này về mùa hè từ 16-210C. Yêu cầu nhiệt độ ban đ êm kho ảng 13 0C. Mùa đông ban ngày từ 13-180C. Ban đêm kho ảng 100C. Điển hình là các loài nhóm ôn đới nh ư Cymbidium, Paphiopecdilum. 4.2. Yêu cầu ẩm độ Nước là điều kiện cần thiết để cho cây sinh trưởng phát triển, mỗi loại hoa cây cảnh yêu cầu độ ẩm ph ù hợp khác nhau. Quá ẩm ư ớt sâu bệnh phát triển mạnh, hoa cho năng suất thấp, chất lượng hoa kém. Các lo ại ôn đới nh ư hoa hồng, hoa cúc, cẩm chướng yêu cầu độ ẩm đất thường khoảng 70 -80%. Các lo ại hoa như hoa sen, hoa súng yêu cầu luôn có mực nước ngập. 4.3. Yêu cầu ánh sáng Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa. Ánh s áng cung c ấp năng lượng cho phản ứng quang hợp xảy ra theo phương trình: 6O2 + 6H2O + Q (calo ) = C6 H12O6 + 6O2 Quang h ợp phụ thuộc vào thành ph ần quang phổ của ánh sáng và cường độ chiếu sáng. Cường độ quang hợp của cây hoa tăng khi c ường độ ánh sáng tăng 7
  9. (trong kho ảng nhiệt độ giới hạn). Trên cơ sở độ chiếu sáng, các cây trồng được chia thành nhóm cây ngày dài và nhóm cây ngày ng ắn. - C ây ngày dài: Yêu c ầu thời gian chiếu sáng d ài trong ngày . Thời gian tối từ 8-10giờ/ngày như hoa tulip (Curcuma alismatifolia ). - Cây ngày ng ắn: Yêu c ầu thời gian chiếu sáng ngắn trong ngày. Thời gian tối từ 10-14giờ/ngày, như cây hoa cúc (Chrysanthemum sp .). - Cây trung tính: Cây không phản ứng chặt chẽ với thời gian chiếu sáng , như cây cúc vạn thọ (Tagestes). Nếu cây ngày dài được trồng trong điều kiện ng ày ng ắn thì sự tích luỹ H ydrat cacbua gi ảm, protein trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực giảm. Do đó cây không ra hoa. Trường hợp cây ngắn ng ày trồng trong điều kiện ngày dài, lượng Hydratc acbua tăng nhanh d ẫn đến sinh trưởng mạnh, cây cũng không ra hoa. Vùng nhiệt đới, ánh sáng hàng ngày thường có từ 7 -17giờ. Cường độ ánh sáng tăng dần và đ ạt cực đại lúc 12 -14giờ, sau đó giảm dần. Các loại hoa nh ư hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơ n, hoa cẩm chướng thích hợp với ánh sáng trực xạ. Một số loài hoa như hoa lan, hoa trà, hồng môn,...không ưa s áng trực xạ. Đặc biệt vào lúc giữa trưa nắng gắt do đó cần phải che nắng. Trong một họ, các lo ài cũng yêu cầu ánh sáng không giống nhau. Đối với họ lan, Sullen Costiptin dựa theo yêu c ầu ánh sáng đã chia ra các nhóm: - Nhóm ưa ánh sáng: Nhóm này có thể phát triển tốt với ánh sáng tự nhiên. Các loài Angannisia , Arpophyllum, Giganterum, Cattleya Citrina , Epidendrum, Oncidium. - Nhóm trung gian: Nhóm yêu c ầu ánh sáng trung bình. C ác loài Acineta, Calenthe vestita, Dendrobium, Cymbidium, Cattleya aciandiea , Vanda. - Nhóm ưa bóng: Nhóm này không thích hợp với ánh sáng mạnh. N hư loài lan Phalaenopsis, Rhynchotylis, Paphiopedilum, Doristis... Nếu thiếu ánh sáng, thì cây chậm lớn, lá xanh thẫm lại, mềm yếu. Nếu cây thừa ánh sáng, lá chuyển sang màu vàng cây kém phát triển. Theo Nishico J.(1987), ngày dài có ảnh hưởng đến sự ra hoa của hoa cúc. Thời gian chiếu sáng thời kỳ ra búp tốt nhất là 10giờ, với nhiệt độ thích hợp là 180C. Thời gian chiếu sáng kéo d ài, sinh trư ởng hoa cúc kéo d ài hơn, thân cây cao, lá to, hoa r a muộn, chất l ượng hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11giờ, chất l ượng hoa cúc tốt nhất. Đối với hoa cẩm ch ướng, ánh sáng ng ày dài l ại hầu như không có ảnh hưởng. Đối với hoa hồng, nếu bị giảm ánh sáng, năng su ất và chất lượng hoa bị giảm. Hoa lay ơ n nếu bị gi ảm mức chiếu sáng lúc cây 3 -4lá, dẫn đến tỷ lệ hoa nở và số hoa trên bông bị giảm. Ng ày dài làm chậm quá trình ra hoa, thân cây kéo dài và làm tăng ch ất lượng hoa lay ơ n. 4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng 4.4.1. Đất trồng hoa cây cảnh Mội trường trồng (đ ất, giá thể) của cây hoa rất quan trọng. Nó cung cấp n ước, dinh dưỡng và không khí cho sự sống của cây hoa. 8
  10. * Đất trồng hoa cây cảnh Đất vườn, đất đen, đất sét pha cát, đất đỏ bazan, đất phù sa đều có thể trồng được hoa cây cảnh Các lo ại hoa nh ư hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa cẩm chướng,... yêu cầu đất cao, xốp, tốt và thoát nước. Đất nặng, úng thấp, cây sinh trưởng kém, và lúc ngập úng cây hoa sinh trương, phát triển khó khăn có thể dẫn đến úa vàng, chết. Độ dẫn điện EC của đất có ảnh hưởng đến chất lượng hoa trồng trên đó. * Hợp chất phân, đất - Hợp chất trồng cây cảnh thư ờng được phối trộn theo tỷ lệ sau: + Đất vư ờn hoặc đất đen 70% hoặc 50% + P hân rác m ục 50% hoặc 30% + Tro, trấu 20% - Hợp chất trồng hoa ở các vùng miền khác nhau thì có sự khác nhau theo tập quán, kinh nghiệm truyền thống. Tổng hợp kết kinh nghiệm được thể hiện qua bảng 5.1: * Chuẩn bị đất khi trồng hoa ngo ài đồng ruộng và trồng chậu Muốn đạt đư ợc một vụ hoa tốt, trước hết cần chuẩn bị dất trồng tốt - Chuẩn bị đất ngo ài đồng ruộng + Cày l ật, phơi đất trước khi trồng hoa 10 -15ngày. + Rải phân rác mục đều khắp (3000kg/1000m2), sau đó bừa đất tơi nhuyễn. + Lên luống theo hướng Đông - Tây chiều dài luống 10m, chiều rộng luống 1m, chiều cao luống tuỳ thuộc mạch nước ngầm của ruộng trồng hoa cao hay thấp có thể từ 15-20cm. - Chuẩn bị đất trồng trong chậu + Đất phải được chuẩn bị trước ít nhất l à 3 tháng. Phơi nắng, loại hết tàn dư thực vật, giun,...sau 3 -4ngày đất khô đóng bao, b ảo quản không để nơi ẩm ư ớt, ngoài trời. Bảng 3: Tỷ lệ các hợp chất trồng hoa trong chậu của một số vùng Tỷ lệ % Miền Bắc Miền Trung Đồng Tháp TP.HCM Đất thịt (đen) 60 40 30 0 Cát mịn 10 30 10 0 P hân chuồng 10 10 10 0 P hân rác m ục 20 20 20 0 Tro tr ấu 0 0 30 50 Đất phù sa 0 0 0 50 Tổng 100 100 100 100 * Giá thể trồng hoa cây cảnh Giá thể đối với hoa lan cũng hết sức quan trọng. Giá thể có thể l à cành cây, than củi, gỗ, gạch, xơ d ừa, vỏ cây,...Giá thể giữ cho cây đứng vững và là nơi giữ, cung cấp dinh dưỡng, nước cho cây hoa lan trong quá trình tưới, bón phân cho hoa lan. 9
  11. 4.4.2. Các yếu tố dinh dưỡng Các yếu tố dinh dưỡng N, P , K, vi lư ợng, vitamin ,... có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của các lo ài hoa c ây cảnh. - N: Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây hoa. Thiếu N, cây yếu ớt, lá vàng, sinh trư ởng còi cọc, hoa bé, xấu. Thừa N, cây hoa sinh trưởng mạnh, c ây yếu, vóng, mềm, yếu, dễ bị lốp, đổ. Thừa N, sâu bệnh phát triển, phá hoại hoa nặng, hoa chất lượng kém. - P : Lân có tác d ụng làm cho bộ rễ cây hoa phát triển. P có tác dụng trong qúa trình tạo thành và vận chuyển hợp chất hữu cơ trong cây hoa. Thiếu P, cây hoa sinh trưởng chậm, cây yếu, ra hoa muộn. Có đủ P cây hoa ra búp, ra hoa sớm hơn. - K: Kali có vai trò vận chuyển và tích luỹ chất hữu cơ trong cây hoa. Kali c òn có tác dụng làm tăng tính chống chịu của cây hoa. Biểu hiện của cây thiếu K bị xoắn lá, đốm nâu phát triển, cây phát triển chậm. Bón phân N, P , K đ ầy đủ theo tỷ lệ thích hợp có tác dụng giúp cây hoa sinh trưởng phát triển cân đối để đạt năng suất hoa cao và ph ẩm chất hoa tốt. Bón phân N, P, K ảnh hưởng đến phát triển chiều cao cây, đ ường kính hoa và trọng lượng hoa cây hoa cúc. Đối với hoa hồng, bón phân N, P, K có tác dụng tốt hơn so với bón N, N + P , P + K. Bón đủ N, P, K làm tăng năng su ất và ch ất lượng của hoa hồng. Đối với hoa lay ơn, bón phân P và K không làm thay đ ổi phẩm chất hoa. Tỷ lệ bón phân có ảnh hưởng lớn đến củ giống hoa lay ơn. Tỷ lệ thích hợp l à 200 kg P 2O5/ha + 100 kg K2O/ha. - B o : Bo có tác dụng đến sinh trưởng của cây hoa. Khi thiếu bo, lá non bị xoăn, những lá khác bị vàng hoặc nâu bên mép lá. - Ca: C a tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây hoa. Ca có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ. Thiếu Ca cây hoa bị vàng lá, lá có nhiều vết thối. Thiếu Ca ảnh hưởng đến quá trình hút nước của cây, cây hoa c òi cọc, năng suất hoa bị giảm. Ca l àm tăng sự nở hoa và tăng độ bền của hoa. - Cu: Thiếu Cu lá hoa dài, vàng, mềm, cây sinh trưởng chậm. - Mg: Thiếu Mg lá gi à bị đốm vàng lan rộng ra toàn bộ diện tích với các đốm đen trên mép lá. Thiếu Mg, cây hoa thường nhỏ, giòn, dễ g ãy. Theo Lya Khop V.M (1986), phân bón Mg làm tăng năng su ất, tăng số nhánh hoa, tăng tính chống chịu ở hoa c ẩm chư ớng. - Mn: Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh tr ưởng bị vàng. Cây yếu, sinh trưởng giảm, năng s u ất hoa bị giảm. - Co: Co có tác dụng làm tăng tính giữ nước trong hoa, l àm cho hoa bền lâu hơn. - Vitamin: Vitamin c ần thiết cho cây hoa. Đặc biệt là hoa lan, c ần vitamin B1, vitamin B6 trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. 4.5. Các loại phân bón và phươ ng pháp bón phân 4.5.1. Các loại phân bón P hân bón là một trong những yếu tố quan trọng góp phần quyết định năng suất, phẩm chất của hoa cây cảnh 10
  12. * Phân hữu cơ P hân hữu cơ ch ủ yếu là phân chuồng, phân xanh, phụ phế phẩm trong chăn nuôi trồng trọt đ ược sử dụng để bón cho hoa cây cảnh. P hân hữu cơ có ưu điểm là có tương đ ối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, ngo ài ra còn có một số chât điều hòa sinh trưởng. Nh ược điểm của phân chuồng l à có thành phần dinh dư ỡng không cân đối, h àm lượng các chất dinh d ưỡng thấp nên tốn công vận chuyển và sử dụng, dễ gây ô nhiễm môi trường nếu chế biến và sử dụng không đúng kỹ thuật. P hân hữu cơ bón cho hoa cây c ảnh hiện nay chủ yếu đ ược d ùng ở dạng phân chuồng để bón lót và phân ngâm đ ể tưới bón thúc. Phân ngâm l à hỗn hợp của phân chuồng, khô dầu, các loại phân vi sinh, xác b ã động thực vật, vôi…đ ược ngâm ở các bể kín cho tới khi hoai mục thì pha 1 ph ần phân với 3 phần n ước và bổ sung thêm đạm rồi tưới vào gốc cho cây. Giai đoạn đầu 10 -15ngày tưới 1 lần, giai đoạn sau 15 -20ngày tư ới 1 lần và giảm bớt l ượng đạm để cây tập trung phát triển nụ, hoa. Khi tưới xong phân chú ý tưới nhẹ nư ớc trên thân lá đ ể rửa sạch lá, tránh phân dính làm cháy lá. [3] * Phân sinh hóa P hân sinh hóa là lo ại phân bao gồm các chế phẩm có chứa các hợp chất vô c ơ hoặc hữu cơ mà vai trò chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các chất dinh d ưỡng để hình thành sản phẩm, các chất đó gọi là chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Hiện nay chất điều hòa sinh trưởng khi phun cho cây trồng làm tăng năng su ất trung bình từ 10 - 15%, có trường hợp còn có thể tăng tới 50% vì thế rất được quan tâm sử dụng. P hân sinh hóa sử dụng cho cây trồng trên thị trường chủ yếu chứa các chất điều hòa sinh trưởng như GA3,  -NAA, IBA, Ethrel, CCC…Các ch ất điều hòa sinh trưởng đ ược sản xuất bằng ba con đ ường chủ yếu là chiết xuất từ thực vật, từ lên men vi sinh vật và bằng con đ ư ờng tổng hợp hóa học. Hiện nay chất điều hòa sinh trưởng đ ược sản xuất d ưới dạng đ ơn ch ất ở dạng chế phẩm điều hòa sinh trưởng hoặc kết hợp với các chất đa lượng, vi lượng th ành các lo ại phân bón lá chuyên dụng, phân bón lá đa chức năng. Bản chất của các c hất điều hòa sinh trưởng là ch ứa các nội tiết tố thực vật, các nội tiết tố này chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng có tác động rất lớn đến quá trình trao đổi chất dẫn đến làm thay đ ổi sự sinh trưởng phát triển của cây trồng. Cụ thể các chất n ày tác đ ộng vào quá trình giãn n ở của tế bào sau khi phân bào, auxin làm tế bào giãn nở theo chiều ngang c òn giberelin làm giãn nở theo chiều dọc. Các chất này khi sử dụng ở nồng độ thấp khoảng vài ch ục ppm thì có tác dụng kích thích sinh trưởng, l àm cho cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn, tuy thế khi sử dụng ở nồng độ cao khoảng vài nghìn ppm lại có tác dụng kìm hãm sinh trưởng phát triển, thậm chí hủy diệt cây trồng. Trong thực tiễn sản xuất hoa - c ây cảnh cũng như các loại cây trồng khác, tùy m ục đích mà chúng ta có thể sử dụng chúng ở các nồng độ khác nhau cho phù hợp. C h ất điều hòa sinh trưởng cho cây trồng có thể sử dụng theo nhiều cách nh ư phun lên lá, dùng đ ể ngâm cành, h ạt khi nhân giống, bôi lên 11
  13. cây, tiêm trực tiếp lên cây, riêng với cây hoa Cúc chủ yếu áp dụng phươ ng pháp phun lên cây và ngâm nhúng cành lúc giâm cành. Mục đích của việc sử dụng chất điều hòa sinh trư ởng cho cây hoa cây cảnh chủ yếu l à đ ể điều khiển cho cây trổ hoa đúng vào thời điểm nhu cầu thị trường cao hoặc điều khiển một số đặc điểm của cây theo thị hiếu người tiêu dùng như làm cây cao lên, cho đường kính hoa lớn hơn, cho nhiều hoa… Ngo ài ra ch ất điều hòa sinh trưởng còn được d ùng để kích thích ra rễ cho c ành giâm làm cây giống. * Phân bón lá P hân qua lá là hỗn hợp một số đa lượng, vi lượng, một số chất điều hòa sinh trưởng và có thể có thêm các ch ất hỗ trợ kết dính, loại phân n ày dùng để bón qua lá, qua quả và qua thân cây. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại phân bón lá với th ành phần và công dụng khác nhau, có những loại chỉ có một hoặc một số các nguyên tố dinh dư ỡng đa lượng hay vi lư ợng nh ư Granubo (chỉ chứa Bo), Vi lư ợng P 333 (chứa Ca, Mg, Zn…), có những loại có cả đa lượng và vi lượng như Growmore, Agriconik, có lo ại bao gồm đa lượng, vi lượng và cả chất điều hòa sinh trưởng như Diệp lục tố, Atonik. Các nhà nghiên c ứu cũng nghiên cứu khá kỹ và đ ã sản xuất các loại phân đặc hiệu cho từng loại cây trồng tùy theo mục đích sử dụng, đặc tính của cây và đặc điểm giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Mỗi loại thực vật có nhu cầu dinh dưỡ ng khác nhau nên các lo ại phân bón lá đa chức năng d ùng cho nhiều loại cây thường đem lại hiệu quả không cao b ằng các loại phân đặc hiệu. * Phân vi sinh P hân vi sinh là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân gi ải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật kháng sinh, … Các vi sinh vật đ ược chọn lọc từ các chủng có trong tự nhi ên, nuôi cấy và đóng gói cùng với các chất l àm môi trư ờng để chúng tồn tại, th ường là các chất hữu cơ có sẵn trong tự nhiên hoặc các chất phối trộn. Số lượng vi sinh vật trong phân thường phải đạt trên 10 6/g phân thì mới đảm bảo tiêu chuẩn và có hiệu quả khi bón cho cây. P hân vi sinh hiện nay d ùng bón cho cây hoa c ây cảnh chủ yếu là lân vi sinh, loại phân chứa các sinh vật ph ân giải lân hữu cơ (Bacillus megatherium phosphaticum) đ ể phân giải lân hữu c ơ khó tiêu trong đ ất thành lân dễ tiêu mà cây có thể sử dụng được. Phân lân vi sinh vó thể d ùng ngâm ủ với các loại phân khác để bón thúc ho ặc bón lót trực tiếp vào đ ất. Lân vi sinh không chỉ giúp cây hấp thụ được lân m à còn giúp cây sử dụng các yếu tố dinh d ưỡng khác tốt hơn, do đó khi bón phân lân vi sinh thì ph ải cung cấp đủ các th ành phần dinh dưỡng khác cho cây. * Phân khoáng Đạm: Trong các lo ại phân hóa học thì phân đạm là yếu tố đầu tiên được chú ý bón cho cây trồng vì cây cần nhiều m à đất lại không cung cấp đủ đạm dễ tiêu. Đạm trong đ ất phần lớn ở dạng hữu cơ. Đ ất nư ớc ta có lượng đạm tổng số khoảng 0,2%, sự chênh lệch về khả năng tự cung cấp đạm cho cây của đất nghèo và đ ất giàu 12
  14. không vượt quá 30 kgN/ha mỗi năm nên không cần phân tích đất để định lượng đạm cần bón. Khi lượng đ ạm bón chư a đủ thì bón các yếu tố khác đều kém hiệu quả. Đạm giúp cây tăng sinh khối mạnh và sớm, làm cho sinh khối tạo ra chuyển thành các sản phẩm thu ho ạch. Khi bón đạm cho các loại hoa cây cảnh nên bón sớm vào thời kỳ sinh trưởng phát triển mạnh, thận trọng khi xem xét bón vào thời kỳ sau lúc cây sắp ra hoa. Ngo ài ra bón đ ạm nên kết hợp bón các yếu tố khác như K, P, Mg,…vì các yếu tố này cùng với N t ham gia c ấu tạo nên vật chất trong cây, khi có đủ các yếu tố này thì cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh và đồng đều hơn, ít bị sâu bênh, ít đổ ngã. S ử dụng phối hợp P, K, Ca, Mg, Si và các ch ất vi lượng khác trên nền đạm cao một cách hợp lý là con đường phát huy tốt tiềm năng năng suất cây trồng để đạt năng su ất cao, phẩm chất tốt, tuy thế không nên bón đ ạm đến ng ưỡng tối đa năng suất vì sẽ giảm hiệu quả kinh tế. Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Đạm tham gia tạo nên nguyên sinh ch ất của tế bào, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho quang hợp. Thiếu đạm cây yếu ớt, lá vàng hoặc xanh nhạt, sinh trưởng phát triển chậm, c òi cọc, hoa bé, chậm nở hoa, m àu sắc không đẹp. Thừa đạm cây sinh trưởng thân, lá mạnh nhưng vống, dễ bị đổ ng ã, dễ bị sâu bệnh, ra hoa muộn hoặc không ra hoa. Đ ạm bón cho cây ở dạng amôn sufat (NH4)2SO4, urê (NH2)2CO,... Lân: L ân là yếu tố của chất lư ợng sản phẩm. Lân khi bón vào đ ất th ường bị giữ chặt bởi keo đất làm cho cây khó h ấp thu đ ược nên hiệu lực sử dụng phân lân thường rất thấp, chỉ khoảng 30%, vì vậy khi bón lân cho hoa c ây c ảnh cần bón lượng lớn hơn nhu cầu của cây. Ngo ài ra lân khi bón vào đ ất thường ít bị rửa trôi và phân gi ải chậm vì vậy nên tập trung phần lớn lượng lân bón thúc cho cây khi trồng. Các loại đất quá kiềm, giàu sét ho ặc quá chua th ường giữ chặt lân mạnh. Khi trồng hoa trên các lo ại đất n ày nên dùng lân ở dạng viên và trộn với phân chuồng bón theo rãnh nhằm giảm sự hòa tan lân vào đ ất để hạn chế sự giữ chặt lân của đ ất. Cây hút lân m ạnh h ơn đ ạm và kali. Thông thường h àm lượng đạm và kali trong dung dịch đất phải đạt 20 -30ppm thì cây mới có thể hút đ ược nhưng lân chỉ cần khoảng 10 -15ppm là cây đã hút được. Lân là yếu tố chính tham gia vào sự hình thành nucleoprote it của nhân tế b ào, do vậy các bộ phận trên cây hoa Cúc đ ều cần lân. Lân giúp cho bộ rễ sinh tr ưởng phát triển mạnh, cây khỏe, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp. Hoạt động của các enzym ph ụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của phốt pho. C ùng với các vitamin, phốt pho đ ã tham gia tạo thành một số enzym quan trọng trong trao đổi chất. Khi thiếu lân, bộ rễ phát triển kém, c ành nhánh kh ẳng khiu, các đốt gốc có thể chuyển sang màu tím đậm, hoa ít, mau t àn, m àu s ắc không tươi, dễ bị sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng, hoa, cây cảnh cần nhiều lân hơn ở giai đoạn hình thành n ụ và hoa. Lân khi bón vào đất thường phân giải chậm nên tác d ụng chậm, do đó chủ yếu đ ược bón lót vào thời kỳ trồng. Tùy theo tính ch ất đất m à sử dụng các loại phân lân khác 13
  15. nhau, nếu là đ ất trung tính giàu mùn thì nên dùng supe lân, đất chua nên sử dụng phân lân nung ch ảy còn đất chua mặn nên bón apatit. Kali: Kali là yếu tố cây cần thứ ba sau đạm và lân, tuy thế cây lại hút nhiều kali hơn đ ạm và lân. Kali là yếu tố có khá nhiều trong đất, tỷ lệ kali trong đ ất trung bình từ 0,2-0,4%, thời gian hồi phục của kali trong thời gian đất nghỉ cũng khá nhanh. Bón phân kali cho đ ất trồng hoa cây cảnh không ph ải là vấn đề quan trọng như đạm và lân, tuy thế cũng cần bón thúc kali cho cây để tránh hiện tượng cây bị thiếu kali ở giai đoạn cuối khi cây l àm nụ và ra hoa. Kali có rất nhiều trong hoa c ây cảnh l úc còn non, trước lúc ra hoa. Trong cây, kali (K) có mối quan hệ chặt chẽ về nồng độ với canxi (Ca) và natri (Na) ở mức tương đối ổn định. Kali xâm nhập vào tế b ào làm tăng tính th ấm của m àng đ ối với nhiều chất, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi gluxit và trạng thái nguyên sinh ch ất của tế bào, từ đó giúp cho quá trình tổng hợp và vận chuyển các chất đ ường bột cho cây. Hoa cây cảnh cần kali nhiều nhất vào thời k ỳ hình thành n ụ và nở hoa. Nếu thiếu kali thì thân cây yếu, m àu sắc hoa sẽ kém tươi, cánh hoa mềm, chóng tàn. Kali giúp tăng tính chịu rét, chịu hạn và khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây. Kali bón cho cây ở c ác dạng phân hóa học như kali sunphat (K2SO4), kali clorua (KCl). Khi bón phân cho các loại hoa, cây cảnh trồng trong chậu cần chú ý: 1 kg đ ất: Không nên bón quá 0,5 -1,0g N; 1,5 -2,5g P 2O5; 0,3 -0,5g K2O cho 1 lần bón. * Phân vi lượng và trung lượng P hân vi lượng là các lo ại phân chứa các nguyên tố vi lượng cung cấp cho cây trồng. Một số ít các vi lượng l à ch ất cấu tạo, còn lại l à các ion tự do trong dịch b ào hoặc ở trạng thái kết hợp với các chất hữu c ơ tạo th ành các men, các vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng từ đó ảnh hưởng chi phối đến các qua trình chuyển hóa vật chất chính và sự hình thành các chất trong sản phẩm thu hoạch. Theo hiệp hội phân bón quốc tế trong cây trồng có chứa hơn 92 nguyên tố tự nhiên nhưng chỉ cần 16 nguyên tố để tăng trưởng tốt, 13 nguyên tố trong số này là những nguyên tố dinh dư ỡng vô cơ ch ủ yếu m à thường gọi là những chất dinh dưỡng bao gồm các nguyên tố đa lư ợng, các nguyên tố trung l ượng và các nguyên tố vi lượng. 6 nguyên tố đa - trung lượng có hàm lượng 2-30g/kg chất khô, trong số đó 3 nguyên tố đa lượng N, P, K được bón cho tất cả các loại cây và các lo ại đất, 3 nguyên tố trung lượng gồm S, Ca, Mg được bón cho một số loại cây và một số loại đất. Các nguyên tố vi l ượng gồm 7 nguyên tố Fe, Mn, Zn, Cu, Mo, Cl, Bo có hàm lượng trong cây 0,3 -50mg/kg ch ất khô. Ngo ài ra có một số chất như Na, Si, Co,…cũng rất có lợi cho cây. Đất nông nghiệp ở Việt Nam đa số đều thiếu vi l ượng. Kết quả phân tích hơn 3000 mẫu đất cho thấy hầu hết các nguyên tố vi lượng đều có mặt, riêng B và Mo ở trong kho ảng nghèo đ ến rất nghèo, Cu và Zn ở trong kho ảng nghèo đ ến trung bình nghèo. Cũng nh ư các vi lượng, các yếu tố trung lượng rất quan trọng đối với cây trồng, tuy vậy hiện nay hầu như rất ít sản xuất riêng phân trung lư ợng để cung cấp 14
  16. cho cây trồng. Các yếu tố trung l ượng đ ược cung cấp cho cây ch ủ yếu từ nguồn phân khoáng phân vi sinh và ch ất cải tạo đất. Mg, Ca, S luôn có mặt trong các loại phân đơn cũng như phân hỗn hợp ở dạng các hợp chất với tỷ lệ tương đ ối lớn, vì vậy cơ b ản đáp ứng đủ nhu cầu cho cây trồng. hiện nay tr ên thị trường có mộ t số loại phân có trung lượng như N - P - K - S , N - P - K - M g, tuy thế vẫn ít được dùng rộng r ãi. Theo Raulston (1972), triệu chứng thiếu các yếu tố dinh d ưỡng trung lượng và vi lượng ở cây hoa Cúc biểu hiện rõ như sau: thiếu Ca lá cuộn nhỏ, d ày, rễ bị cuộn lại và hóa nâu. Thiếu Mg xuất hiện sự mất màu ở c ác vùng giữa gân lá, các lá phía dưới cuộn lại; thiếu Fe gây ra sự mất m àu ở vùng giữa các gân của lá non và m ất màu hoàn toàn ở c ác lá bị thiếu hụt nghiêm trọng; thiếu Mn, trên lá xuất hiện m àu đốm nhỏ màu xám, các đ ốm lớn dần c à lá bị khô. Thiếu Zn làm xu ất hiện các đốm trắng ở giữa mặt trên của lá, các đốm n ày phát triển dần th ành các điểm chết ở giữa lá, thiếu Cu là cho lá có màu xanh nh ạt, gân lá mất m àu, lá bị bệnh héo trong ng ày. Thiếu Bo làm cho g ân lá có màu đ ỏ, vùng giữa các gân lá bị mất m àu, rễ có màu nâu và cuộn lại. 4.5.2. P hương pháp bón * Phân chuồng Các loại phân gia súc, gia cầm, da lông lợn,...có thể dùng tươi ho ặc ủ - P hân hoai mục: Bón vào đ ất trước khi trồng c ùng với phân lân, kali, hoặc NPK. - Ngâm hoai mục sau đó pha loãng với n ước trước khi tưới. - Hỗn hợp ngâm: 5kg cá + 2 bánh dầu + 0,5 -1,0kg lân + 0,5kg kali + 0,5kg đạm Sau khi ngâm hoai mục hết hôi thối đem pha với n ước theo tỉ lệ 1:10 hay 1:5 để tưới cho cây theo từng giai đoạn sinh trưởng. * Phân vô cơ - Bón vào đ ất theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây với lượng ph ù h ợp theo các qui trình hướng dẫn cho từng chủng loại hoa. - Hòa loãng tư ới cho cây theo định kỳ với liều lượng phù hợp. * Phân bón qua lá Sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì. Chú ý với những loại cây mẫn cảm với phân thì chỉ nên bón bằng 2/3 lượng chỉ dẫn để đảm bảo an to àn cho cây 4.6. Các ch ất đi ều hòa sinh trư ởng, phân bón lá và cách sử dụng 4.6.1. Một số chất điều tiết sinh trư ởng thông dụng Ngày nay người ta đ ã biết khoảng 5000 chất hoá học có tác dụng r õ rệt đến sinh trưởng phát triển của thực vật, chúng đ ược gọi chung là ch ất điều ho à sinh trưởng (growth regulators). Có nguồn gốc chiết xuất từ thực vật, bằng con đ ường lên men VSV và b ằng con đường tổng hợp hóa học. Các chất điều hòa sinh trưởng là các ch ất hữu cơ với lượng rất nhỏ l àm hạn chế hoặc thay đổi bất kỳ một quá trình sinh lý nào trong cây được chỉ định nh ư là một hoóc môn thực vật (phytohormol). Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đ ược 15
  17. phân vào các nhóm: Auxin, Gibberellin, Cytokinin, axít Absizic, Etylen...ch ất ức chế hoặc l àm chậm trễ các quá trình xảy ra trong cây trồng. Tác dụng của chất điều h òa sinh trưởng được thể hiện ở những điểm sau : - Kích thích sự phát triển rễ của cây, cành giâm, cành chiết. - Kích thích sự phát triển của các đỉnh sinh trưởng, làm cho n ẩy mầm sớm, phát lộc sớm, ra nhiều c ành, nhiều lá. - Làm tăng và kéo dài sự hình thành các đốt, hoặc làm ngắn các đốt, làm dày các bó mạch, tăng đường kính của thân cây. - Ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm hoa, l àm kéo dài thời gian hoặc rút ngắn thời gian ra hoa, làm tăng số hoa, số quả và thay đổi thời vụ thu hoạch. - Ảnh hư ởng đến sự thụ tinh và hình thành h ạt, có thể làm giảm sự thụ tinh. - Làm tăng tính chống chịu lạnh, nóng, khô hạn của cây. - Làm tăng tốc độ phân giải và tổng hợp các chất, l àm thay đ ổi chất lư ợng sản phẩm (bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho). - Gây các hiện tượng dị hình, thay đổi màu sắc, già hóa các bộ phận của cây thường được áp dụng trong nghề trồng hoa cây c ảnh. Để nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất, có thể phun trực tiếp lên từng bộ phận của cây trồng các chất riêng biệt ở những nồng độ khác nhau. Có thể phun lên cây, ngâm củ, cành vào dung dịch, bôi hay đắp và tiêm trực tiếp lên cây. Các ch ất điều hoà sinh trưởng thông dụng đ ư ợc ghi ở bảng sau * Gibberellin - Tác dụng kéo dài tế bào và tăng tốc độ phân bào (xử lý GA3 kéo dài tế bào gấp 4 -5 lần bình thư ờng). D ùng đ ể xử lý hạt, tăng tỷ lệ nảy mầm, cây sinh tr ưởng nhanh. - G A3 làm giảm sự nở hoa của cây ng ày dài, cây mùa lạnh, nó làm tăng sự nở hoa của cây ng ày ngắn khi trồng dư ới điều kiện cảm ứng. Trong rất nhiều cây ng ày ngắn và trung tính, GA3 thường l àm ch ậm sự nở hoa và th ậm chí l àm ngừng sự nở hoa. - Nồng độ xử lý phụ thuộc loại cây, gai đoạn sinh trư ởng của các cây, th ường từ 20-100 mg/lít. Đối với xử lý hạt ngâm hạt trong 24 giờ với nồng độ 5 -20ppm Trong thành ph ần thuốc tăng trưởng thực vật cao cấp loại "Lục Diệp Tố 1%". Thành phần gồm Giberelic Acid + NPK + Vi l ượng. Có khả n ăng kích thích sinh trưởng nhanh, l àm tăng kh ả năng đ ậu hoa, đậu quả, chống nghẹt rễ và bệnh vàng lá lúa, tăng năng suất cây trồng,... Bảng 4: Một số chất điều ho à sinh trưởng thông dụng Tên thông dụng Tên hoá học Công d ụng 2,4,5 - T ( nhiều 2,4,5 - Triclorphenoxy acetic Chất kích thích sinh nước) trưởng (ở nồng độ thấp) acid Chất kích thích sinh TIBA Trijodobenzoic acid trưởng thông dụng từ GA1 -GA5 Chất kích thích sinh Gibberellin 16
  18. trưởng Chất kích thích sinh N AA  -Naphty acetic acid trưởng Chất kích thích sinh IBA  -Indolbutyric acid trưởng Chất kích thích sinh NOA  -Naphtoxy acetic xcid trưởng Chất kích thích sinh 6 -BA 6 -Benzylaminopurine Alar (M ỹ), B-9 N, N -Dimethylamid- Succinic trưởng acid Ethephon 2 -Clorethylphosphonic acid Chất kìm hãm sinh trưởng Ethrel, CCC Clorethyl trimethylamonium clorid * Auxin (IAA, IBA,  NOA, 2,4D) - Auxin có khi thúc đ ẩy, có khi hạn chế sự sinh trưởng, vai trò của nó trong cơ chế này chưa được rõ - Tác d ụng của auxin kích thích sư ra rễ ở thực vật nên thường dùng trong giâm, chiết cành. Nồng độ xử lý hạt  NOA (20 -50ppm), 2,4D (1 -2ppm) - Nồng độ xử lý phụ thuộc lo ài cây, giai đo ạn sinh trưởng, vị trí của c ành trên cây, thường từ 5-10 mg/lít trong chiết cành. * Etylen - Tác d ụng của Etylen kìm hãm s ự sinh trưởng của cây, kích thích quả mau chín, tăng số lượng hoa cái. Có thể khắc phục đ ư ợc phần nào hiện tượng ra hoa, quả cách năm b ằng cách phun vào cây lúc cây t ắt hoa. - Nông độ xử lý phụ thuộc lo ài cây, giai đo ạn sinh trưởng của cây, thường MH (100 mg/lít), CCC (0,1 -0,6%) và Alar (0 ,15-0,25%). * Cytokinin - Tác dụng của Cytokinin l à kích thích phát triển chồi, ngọn, rễ. Ngăn cản sự lão hoá, (Kinetin, BA- Benzyl-6-Aminopurine) hoa c ắt sẽ tươi lâu hơn trong môi trường có Cytokinin. Thúc đẩy sự nẩy mầm của một số hạt, làm xuất hiện hoa c hùm ở một số loài hoa trong điều kiện thuận lợi. - Nồng độ xử lý phụ thuộc loại cây, giai đoạn sinh tr ưởng của cây, th ường ở nồng độ 5-10ppm. 4.6.2. Một số ứng dụng chất điều h òa sinh trưởng cho nghề trồng hoa * Kích thích ra hoa nhiều và đẹp (cúc, hồng, cẩm chướng, thư ợc dược...) Hỗn hợp Gibberellin và các ch ất vi l ượng (LHXN liên doanh FITOHOOCMON) làm cho cuống hoa to và dài ra, làm cho cây nhiều nụ, hoa và ra hoa tập trung. 1gói chế phẩm pha với 8lít nước hay 4 -5lít nước đ ược sử dụng đối với cây hoa thân mềm hay cây hoa thân cứng. Dùng chế phẩm kích thích ra lá phát chồi (phun vào thời kỳ cây non và thời kỳ trước khi cắt bán 5-7ngày). * Xử lý cho hoa loa kèn ra hoa trái vụ 17
  19. Hoa loa kèn trồng tháng 9 -10 âm lịch cho hoa tháng 4 năm sau, để tăng giá trị của hoa cần thực hiện các bước nh ư sau: - P há bỏ tính ngủ nghỉ để rút ngắn thời gian nằm trong đất (từ trồng đến lúc mọc 45 -50ngày). Dùng dung dịch Gibberellin 10 -15mg/lít, phun ướt đẫm hoặc ngâm củ hoa, sau đó cho vào sọt đem xử lý lạnh trong một thời gian nh ất định. - Khi cây hoa phát triển cao 10cm thì phun chế phẩm ra lá phát chồi, cứ ngày phun một lần. - Khi cây chuẩn bị ra hoa có thể phun chê phẩm kích thích ra hoa. Câu hỏi và b ài tập 1. Tìm hiểu yêu cầu về khí hậu, đ ất đai và dinh dưỡng một số lo ài hoa, cây cảnh phổ biến hoặc chủng loại hoa cây cảnh mới trong sản xuất hiện nay. 2. Điều tra tình hình trồng hoa cây cảnh và nhu cầu về hoa cây cảnh ở một phường hay một xã. 18
  20. Bài 2 VƯ ỜN ƯƠM VÀ PHƯƠ NG PHÁP NHÂN G IỐNG HOA, CÂY CẢNH 1. VƯỜN ƯƠ M H OA VÀ CÂY C ẢNH 1.1. Mục đích và ý nghĩa của việc xây dựng v ườn ươ m Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu đư ợc của ngành trồng hoa cây cảnh, là cơ sở cho vườn hoa cây cảnh phát triển, l à một trong những khâu quan trọng bậc nhất trong sự phát triển của ngành trồng hoa cây cảnh. Muốn có những vư ờn hoa cây cảnh sinh trưởng, phát triển khỏe, n ăng suất chất lượng cao, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt nhằm đáp ứng được thị hiếu ng ười tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, điều đó phải bắt đầu từ vườ n ươm giống. Do nhu c ầu ngày càng cao trong sản xuất hoa cây cảnh đòi hỏi người sản xuất và kinh doanh lo ại sản phẩm n ày phải tổ chức xây dựng những loại hình vườn ươ m phù hợp, đáp ứ ng những nhiệm vụ chủ yếu của vườn ươm là: - Chọn lọc, bồi dư ỡng giống tốt. - Sử dụng các ph ương pháp nhân giống để sản xuất nhiều cây giống chất lượng cao cho sản xuất. 1.2. Chọn địa đi ểm để xây dựng vư ờn ư ơm Khi chọn địa điểm xây dựng vườn ươm cần chú ý một số yêu cầu sau đây: - Điều kiện khí hậu: Khí h ậu phải thích hợp thỏa mãn những yêu cầu của các giống hoa cây cảnh định phát triển. - Đất đai: Đất có kết cấu tốt, tầng đất dày 40 -50cm trở lên, đất có khả năng giữ nước. Nên chọn đất phù sa, cát pha, thịt nhẹ (tuyệt đối không chọn đất cát hay sét quá). Nếu là vùng đất đồi thì đất có cấu t ượng. Độ pH 5 -7 và mực nư ớc ngầm sâu 0,8-1,0m. Vùng đ ất ít có mầm mống sâu bệnh hại cây trồng trong vườn ươ m. - Đất xây dựng vườn ươ m nên có địa hình hơi dốc 3 -40, bằng phẳng có đầy đủ ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừng chắn gió. - Gần đường giao thông và ở vị trí trung tâm các vùng trồng hoa cây cảnh để tiện lợi cho việc ch ăm sóc, bảo vệ và cung cấp cây giống. - Gần nguồn nước tưới: điều n ày cần đ ặc biệt chú ý đối với những vườn ư ơm đặt ở vùng đất đồi. 2. C ẤU TẠO VƯ ỜN ƯƠM 2.1. Các loại vườn ư ơm Tùy nhiệm vụ, thời gian sử dụng m à có thể chia thành 2 loại vườn ươ m * Vườn ươ m cố định : Là loại vườn ư ơm có thời gian sử dụng lâu d ài thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh nhiều cây giống chất lư ợng cao phục vụ sản xuất. Loại vườn n ày th ường đ ược xây dựng quy mô, ở đây có đầy đủ các cán bộ KHKT có trình độ, có các công trình kiến thiết cơ b ản phục vụ cho công tác nghiên cứu và sản xuất. loại vườn này thường 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2