intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Chia sẻ: Tran Huynh Nga Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

1.088
lượt xem
286
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

  1. [Lên đầu] Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm : Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị  sức lao  động mà  người lao  động  đã  bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và   được thanh toán theo kết quả  cuối  cùng. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu  tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do đo việc chi  trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng  say trong công việc, tăng năng suất lao  động,  đẩy nhanh tiến bộ  khoa học kỹ   thuật. Các DN sử dụng có hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí tăng tích  lũy cho đơn vị. 2. Nội dung của quỹ tiền lương : Quỹ  tiền lương của DN là  toàn bộ  tiền lương mà  DN dùng  để  trả  cho tất cả  các   loại lao  động do DN trực tiếp quản lý  và  sử  dụng.  Đứng trên giác  độ  hạch toán,   quỹ tiền lương được phân thành 2 loại : tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính :  Là  tiền lương trả  cho người lao  động  được tính theo khối   lượng công việc hoàn thành hoặc tính theo thời gian làm nhiệm vụ  chính tại DN   bao gồm : Tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo thời gian và các khoản phụ  cấp kèm theo. Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm   việc tại DN nhưng vẫn  được hưởng lương theo chế   độ  quy  định như  : tiền lương   nghỉ phép, nghĩ lễ, nghĩ việc riêng nhưng được hưởng lương v.v...  3. Nhiệm vụ của kế toán :
  2. Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự biến động về  số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả  lao động . Tính toán chính xác, kịp thời,  đúng chính sách chế   độ  về  các khoản tiền lương,  tiền thưởng, các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về lao động   tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế (BHYT) và kinh phí công đoàn  (KPCĐ). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền luơng, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Tính toán và  phân bổ  chính xác,  đúng  đối tượng các khoản tiền lương, khoản   trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh Lập báo cáo về lao  động, tiền lương , BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách   nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương,  quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. II­ NỘI DUNG QUỸ BHXH, BHYT, KPCĐ 1. Quỹ BHXH : Quỹ  BHXH là  quỹ  dùng  để  trợ  cấp cho người lao  động có  tham gia  đóng quỹ   trong các trường hợp bị mất khả nănglao động như : ốm đau, thai sản, tai nạn lao   động, hưu trí, mất sức, … Theo chế   độ  hiện hành quỹ  BHXH  được hình thành bằng cách trích theo tỷ  lệ   20% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên trong từng kỳ kế toán, trong  đó : Người sử dụng lao động phải chịu 15% trên tổng quỹ lương và  đươc tính vào chi   phí SXKD.
  3. Người lao  động phải chịu 5% trên tổng quỹ  luơng bằng cách khấu trừ  vào lương  của họ. 2. Quỹ BHYT : Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ ngườilao động có tham gia đóng góp quỹ trong   các hoạt  động khám chữa bệnh,  được hình thành bằng cách trích theo tỷ  lệ  3%  trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên, trong đó: Người sử  dụng lao  động phải chịu 2% và   được tính vào chi phí  sản xuất kinh  doanh.  Người lao động phải chịu 1% bằng cách khấu trừ vào lương của họ. Toàn bộ 3% trích  được DN nộp hết cho công ty BHYT tỉnh hoặc thành phố. Quỹ  này được dùng để mua BHYT cho công nhân viên. 3. Quỹ KPCĐ : KPCĐ là quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. Theo quy định hiện hành KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng tiền lương phải  trả cho từng kỳ kế toán và được tính hết vào chi phí SXKD, trong đó 1% dành cho   công đoàn cơ sở hoạt động và 1% nộp cho công đoàn cấp trên. Tóm lại: Các khoản trích theo lương theo chế độ qui định là 25 % trong đó doanh   nghiệp chịu 19% (15 % BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ) và người lao động chịu 6%  trừ vào lương (5% BHXH, 1% BHYT) III­ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG Hiện nay, việc tính trả  lương cho người lao  động  được tiến hành theo hai hình   thức chủ yếu : hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả  lương theo sản  phẩm. 1. Hình thức trả lương theo thời gian
  4. Tiền lương tính theo thời gian là  tiền lương tính trả  cho người lao  động theo thời   gian làm việc, cấp bậc công việc và thang lương cho người lao động. Tiền lương   tính theo thời gian có  thể  thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ  làm việc của  người lao động tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh   nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuận   chuyên môn và  chia làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có  một mức tiền lương  nhất định. Tiền lương trả theo thời gian có thể thực hiện tính theo thời gian giản đơn hay tính  theo thời gian có thưởng 1.1 ­ Trả lương theo thời gian giản đơn: Trả  lương theo thời gian giản  đơn = Lương căn bản + Phụ  cấp theo chế   độ   khi   hoàn   thành   công   việc   và   đạt   y êu   cầu Tiền lương tháng là tiền lương đã được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong  các thang lương,  được tính và  trả  cố   định hàng tháng trên cơ  sở  hợp  đồng lao   động. Lương tháng tương đối ổn định và được áp dụng khá phổ biến nhất đối với   công nhân viên chức. Tiền lương phải trả trong tháng đối với DNNN: § Mức Lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ  số  lương +  tổng hệ số các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) Tiền lương phải trả trong tháng đối với các đơn vị khác:
  5. § Lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hs lương + hs các  khoản phụ cấp đc hưởng theo qđ)/ số ngày làm việc trong tháng theo qđ ] *   số ngày làm việc thực tế trong tháng Lương tuần là tiền lương được tính và trả cho một tuần làm việc: § Lương tuần = (mức lương tháng *12)/52 Lương ngày là tiền lương được tính và trả cho một ngày làm việc được áp dụng  cho lao động trực tiếp hương lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên  trong thời gian học tập, hội họp, hay làm nhiệm vụ khác, được trả cho hợp đồng  ngắn hạn. § Lương ngày = Mức lương tháng / số ngày làm việc trong tháng theo qđ (22  hoặc 26) Lương giờ là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc, thường được áp dụng để trả lương  cho người lao động trực tiếp không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở  để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. § Lương giờ = Mức lương ngày / Số giờ làm việc theo qđ (8) 1.2 ­ Trả lương theo thời gian có thưởng: Là hình thức trả lương theo thời gian giản đơn kết hợp với chế độ tiềnlương trong   sản xuất kinh doanh như : thưởng do nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng NSLĐ, 
  6. tiết kiệm NVL, … nhằm khuyến khích người lao  động hoàn thành tốt các công  việc   được   giao Trả lương theo tg có thưởng = Trả lương theo thời gian giản đơn + các khoản tiền   thưởng Nhận xét : Trả  lương theo thời gian là  hình thức thù  lao  được chi trả  cho người  lao động dựa trên 2 căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay  nghiệp vụ của họ Ưu điểm : đơn giản, dễ tính toán Nhược điểm : Chưa chú ý đến chất lương lao động, chưa gắn với kết quả lao độn   cuối cùng do đó không có khả năngkích thích ngườilao động tăng NSLĐ 2. Hình thức trả lương theo sản phẩm: Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao  động theo kết   quả lao động, khối lượng sản phẩm và lao vụ đã hoàn thành, bảo đảm đúng tiêu   chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị  sản phẩm, lao vụ đó. Tiền lương tính theo sản phẩm có thể được thực hiện theo những cách sau: 2.1 ­ Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp : Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp  được tính cho từng người lao  động hay cho   một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này   tiền lương  được lĩnh căn cứ  vào số  lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc  hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc  là không vượt hoặc vượt mức quy định.
  7. Tiền lương  được lĩnh trong tháng = Số  lượng sp, công việc hoàn thành   *  Đơn giá tiền lương 2.2 ­ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp : Hình thức này thường áp dụng để trả lương cho công nhân phụ, làm những công  việc phục vụ cho công nhân chính như sửa chữa máy móc thiết bị trong các phân  xưởng sản xuất, bảo dưởng máy móc thiết bị v.v.. Tiền lương theo sản phẩm gián  tiếp cũng được tính cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động.  Theo cách tính này, tiền lương  được lĩnh căn cứ  vào tiền lương theo sản phẩm  của bộ phận trực tiếp sản xuất và tỷ lệ tiền lương của bộ phận gián tiếp do Doanh  nghiệp xác định . Cách tính lương này có tác dụng làm cho những người phục vụ  sx quan tâm  đến kết quả  hoạt  động sxkd vì  gắn liền với lợi  ích kinh tế  của bản   thân họ. Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương đc lĩnh của bộ phận trực tiếp   sx * tỷ lệ tiền lương của bp gián tiếp 2.3 ­ Tiền lương theo sản phẩm có thưởng : là tiền lương tính theo sản phẩm  trực tiếp hay gián tiếp, kết hợp với chế độ khen thưởng do DN quy định như  thưởng do tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu v.v.. 2.4 ­ Tiền lương tính theo sản phẩm luỹ  tiến :  ngoài việc trả  lương theo sản  phẩm trực tiếp, doanh nghiệp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động để  tính thêm một số  tiền lương theo tỷ  lệ  vượt luỹ  tiến. Số  lượng sản phẩm hoàn  
  8. thành vượt định mức càng cao thì số tiền lương tính thêm càng nhiều. Lương theo  sản phẩm luỹ tiến có tác dụng kích thích mạnh mẽ việc tăng năng suất lao động   nên được áp dụng ở những khâu quan trọng, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ sx, …  Việc trả lương này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản   phẩm 2.5 ­ Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính cho  từng người lao  động hay một tập thể  người lao  động nhận khoán. Tiền lương  khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc từng công việc cần   phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định  Nhận xét : Trả lương theo sản phẩm là hình thức thù lao  được chi trả cho người   lao động dựa vào đơn giá và sản lượng thực tế mà người lao động hoàn thành và   đạt được yêu cầu chất lượng đã qui định. Ưu  điểm : Chú   ý   đến chất lượng lao  động, gắn người lao  động với kết quả  lao  động cuối cùng, tác dụng kích thích người lao động tăng NSLĐ. Nhược điểm : tính toán phức tạp 3. Cách tính lương trong một số trường hợp đặc biệt : Doanh nghiệp phải trả lương khi người lao động làm ngoài giờ có thể là trả lương   làm thêm giờ hoặc trả lương làm việc vào ban đêm. 3.1 ­ Đối với lao động trả lương theo thời gian : Nếu   làm   thêm   ngoài   giờ   thì   DN   sẽ   trả   lương   như   sau: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương thực trả * 150% or 200% or 300% * Số   giờ làm thêm
  9. Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vàongày thường; mức 200% áp dụng đối  với giờ  làm thêm vào ngày nghỉ  hàng tuần; 300%  áp dụng  đối với giờ  làm thêm   vào các ngày lễ, ngày nghỉ  có  hưởng lương theo qui  định của Bộ Luật lao  động.   Nếu  được bố  trí  nghỉ  bù  những giờ  làm thêm thỉ  chỉ  phải trả  phần chênh lệch   50% tiền lương giờ  thực trả  của công việc  đang làm nếu làm ngày bình thường;  100% nếu là  ngày nghỉ  hàng tuần; 200% nếu là  ngày lễ, ngày nghỉ  có  hưởng  lương theo qui định. Nếu   làm   việc   vào   ban   đêm: Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương thực trả * 130% * Số giờ làm   việc vào ban đêm Nếu   làm   thêm   giờ   và o   ban   đêm Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc vào ban đêm *  150% or 200 or 300% 3.2 – Đối với DN trả lương theo sản phẩm: Nếu làm thêm ngoài giờ thì DN sẽ trả lương như sau: Tiền lương làm thêm giờ  = Số  lượng sp, công việc làm thêm * (Đơn giá tiền  lương của sp làm trong giờ  tiêu chuẩn vào ban ngày * 150 or 200 or 300%) Đơn  giá  tiền  lương  của những  sản phẩm,  công  việc làm thêm  được trả  bằng  150% so với đơn giá sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày  
  10. thường; 200% nếu là  ngày nghỉ  hàng tuần; 300% nếu là  ngày lễ, ngày nghỉ  có  hưởng lương theo qui định. Nếu   làm   việc   vào   ban   đêm: Tiền lương làm việc vào ban đêm = Số lượng sản phẩm công việc làm thêm  * (Đơn giá tiền lương của sp làm trong giờ tiêu chuẩn vào ban ngày * 130%) Nếu   làm   thêm   giờ   và o   ban   đêm Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = Số lượng sp, công việc làm thêm *  (Đơn giá tiền lương làm thêm vào ban ngày * 130%) *150% or 200 or 300% IV­ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1. Chứng từ kế toán : ­ Bảng chấm công ­ Phiếu xác nhận sảnphẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành ­ Phiếu nghỉ hưởng BHXH ­ Bảng thanh toán lương  ­ Bảng thanh toán tiền thưởng ­ Bảng phân bổ lương ­ Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội 2. Tài khoản sử dụng
  11. § TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên”  : TK này được dùng để phản ánh các   khoản phải trả cho công nhân viên của DN về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,  BHXH và  các khoản phải trả  khác thuộc về  thu nhập của DN. Nội dung và  kết   cấu của TK 334 TK 334 “ Phải trả cho công nhân viên” SDĐK : phản ánh số tiền đã trả lớn hơn  SDĐK : Các khoản tiền lương, tiền công,  số  phải   trả   về   tiền   lương   ,   tiền  công,  tiền   thưởng   có   tính   chất   lương   và   các  tiền   thưởng   và   các   khoản   khác   cho  khoản   khác   còn   phải   trả   cho   người   lao  người lao động tồn đầu kỳ động tồn đầu kỳ ­ Các khoản tiền lương, tiền công, tiền  ­   Các   khoản   tiền   lương,   tiền   công,   tiền  thưởng   có   tính   chất   lương,   BHXH   và  thưởng   có   tínhchất   lương,   BHXH   và  các khoản khác  đã  trả,  đã  chi,  đã   ứng  cáckhoản   khác   phải   trả,   phải   chi   cho  trước cho người lao động. người lao động. ­  Các khoản   khấu  trừ   vào   tiền  lương,  tiền công của người lao động. Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK   :  phản   ánh   số   tiền   đã   trả   lớn  SDCK : Các khoản tiền lương, tiền công,  hơn   số   phải   trả   về   tiền   lương   ,   tiền  tiền   thưởng   có   tính   chất   lương   và   các  công,  tiền   thưởng   và   các  khoản   khác  khoản   khác   còn   phải   trả   cho   người   lao  cho người lao động. động. TK 334 có 2 TK cấp 2 TK3341 – Phải trả công nhân viên TK3348 – Phải trả người lao động. § TK 338 “Phải trả phải nộp khác” TK 338 “Phải trả phải nộp khác” SDĐK: Khoản  đã  trích chưa sử  dụng hết 
  12. còn tồn đầu kỳ  ­ BHXH phải trả cho công nhân viên. ­ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ  theo chế   độ  quy định ­ Chi kinh phí công đoàn tại DN. ­ BHXH, KPCĐ vượt chi đượccấp bù  ­ Khoản BHXH và KPCĐ đã nộp lên cơ  quan quản lý cấp trên. ­ Chi mua BHYT cho người lao động Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK: Khoản đã trích chưa sử dụng hết TK 338 có các TK cấp 2 như sau :  TK 3382 : KPCĐ TK 3383 : BHXH TK 3384 : BHYT 3. Định khoản nghiệp vụ phát sinh : (1) Khi tạm  ứng lương cho người lao  động, căn cứ  số  tiền thực chi phàn  ánh số   tiền chi tạm ứng, kế toán ghi : Nợ TK 334 Có TK 111, 112 (2) Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán lương hoặc bảng phân bổ lương, kế   toán xác  định số tiền lương phải trả cho người lao  động tính vào chi phí của các   đối tượng có liên quan: Nợ TK241 : Đối với tiền lương trả cho bộ phận XDCB Nợ TK 622 : Đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 623 : Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 : Đối với công nhân phục vụ và quản lý tại phân xưởng. Nợ TK 641 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận bán hàng.
  13. Nợ TK 642 : Đối với nhân viên thuộc bộ phận quản lý DN. Có TK 334 : Tổng số tiền lương phải trả. Ghi chú : số  tiền ghi Bên Nợ  của các TK trên bao gồm : Tiền lương chính, tiền   lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca của công nhân trực tiếp sản xuất, nhân   viên phục vụ và quản lý phân xưởng, nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý DN. (3) Hàng tháng, căn cứ tổng tiền lương thực tế phải trả cho các đối tượng và tỷ lệ  trích BHXH, BHYT, KPCĐ  theo quy  định, kế  toán tiến hành trích BHXH, BHYT,  KPCĐ : Nợ TK 622 : 19% trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp SX. Nợ TK 627 : 19% trên tổng tiền lương phải trả cho CN phục vụ và QLPX. Nợ TK 641 : 19% trên tổng tiền lương phải trả cho NV bộ phận bán hàng. Nợ TK 642 : 19% trên tổng tiền luơng phải trả cho NV bộ phận QLDN. Nợ TK 334 : 6% trên tổng tiền luơng phải trả trong tháng. Có TK 338 : Tổng mức trích BHXH, BHYT,KPCĐ. ( Chi tiết : 3382, 3383, 3384) (4) Khi xác định tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng: Nợ TK 431(4311) Có TK 3341 ­ Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng Nợ TK 3341 Có TK 111, 112 (5) Khi tính BHXH phải trả cho công nhân viên (Trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn   lao động) Nợ TK 3383
  14. Có TK 334 ­ Khi thanh toán BHXH cho CNV Nợ TK 334 Có TK 111, 112 (6) Các khoản khấu trừ  vào lương của công nhân viên (như  tiền tạm  ứng còn  thừa, tiền bồi thường, tiền phạt, nợ phải thu khác, …) : Nợ TK 334 Có TK 141 : Tiền tạm ứng Có TK 1388 : Tiền bồi thường và các khoản phải thu khác (7) Khi tính thuế  thu nhập cá  nhân của công nhân viên phải nộp cho nhà  nước   theo quy định : Nợ TK 334 Có TK 3335 (8) Khi thanh toán lương còn lại cho CNV Nợ TK 334 Có TK 111, 112 (9) Khi giữ hộ lương cho CNV (tiền lương CNV chưa lãnh sau khi phát lương) Nợ TK 334 Có TK 3388 (10) Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho CNV bằng sản phẩm, hàng hoá : ­ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ  Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá chưa thuế) Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp
  15. ­ Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp  Nợ TK 334 : Tổng giá trị thanh toán Có TK 512 : Doanh thu bán hàng nội bộ (giá có thuế) (11) Căn cứ chứng từ nộp tiền cho cơ quan quản lý về BHXH, BHYT, KPCĐ  Nợ TK 338 (3382, 3383,3384) Có TK 111, 112 (12) Chi tiêu kinh phí công đoàn tại DN : Nợ TK 3382 Có TK 111, 112 (13) Khoản trợ cấp BHXH, Doanh nghiệp đã chi theo chế độ được cơ quan BHXH   hoàn trả, khi nhận được khoản hoàn trả : Nợ TK 111,112 Có TK 338 (3383) (14) BHXH, KPCĐ vượt chi đượccấp bù Nợ TK 111,112 Có TK 338 (3382,3383) V­ KẾ  TOÁN TRÍCH TRƯỚC T1ỀN LƯƠNG NGHỈ  PHÉP CỦA CÔNG NHÂN  SẢN XUẤT Hàng năm theo quy định công nhân trong danh sách của DN được nghỉ phép mà  vẫn hưởng  đủ  lương. Tiền lương nghỉ  phép  được tính vào chi phí  sản xuất một  cách hợp lý  vì  nó   ảnh hưởng  đến giá  thành sản phẩm. Nếu DN bố  trí  cho công   nhân nghỉ đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉ phép được tính trực tiếp vào chi  phí sản xuất (như khi tính tiền lương chính), nếu DN không bố trí cho công nhân  nghỉ phép đều đặn trong năm, để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến tăng  
  16. lên, tiền lương nghỉ  phép của công nhân  được tính vào chi phí  sản xuất thông   qua phương pháp trích trước theo kế hoạch. Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số  trích trước theo kế hoạch cho phù hợp với số thực tế tiền lương nghỉ phép. Trích  trước tiền lương nghỉ  phép chỉ   được thực hiện  đối với công nhân trực tiêp sản  xuất. Tỷ  lệ  trích trước theo kế  hoạch tiền lương của công nhân sx = Tổng tiền  lương   nghỉ   phép   phải   trả   cho   cnsx   theo   kế   hoạch   trong   năm/Tổng   tiền  lương   chính   phải   trả   cho   cnsx   theo   kế   hoạch   trong   năm Tổng tiền lương nghỉ phép phải trả cho cnsx theo kế hoạch trong năm = Số   cnsx trong dn * mức lương bình quân 1 cnsx * Số  ngày nghỉ  phép thường  niên   1   cnsx 1. Tài khoản sử dụng : TK 335 “Chi phí phải trả” SDĐK   :  khoản   đã   trích   trước   chưa   sử  dụng hết còn tồn đầu kỳ  ­ Các khoản chi phí  thực tế  phát sinh  ­ Các khoản chi phí   đã   được trích trước  được tính vào chi phí phải trả vào chi phí sxkd ­ Số chênh lệch về chi phí phải trả > số   chi phí thực tế được ghi giảm chi phí  Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có SDCK:  Khoản   đã   trích   trước   chưa   sử  dụng hết còn tồn cuối kỳ 
  17. 2. Định khoản nghiệp vụ phát sinh : (1) Hàng tháng căn cứ  vào kế  hoạch tiến hành trích trước tiền lương nghỉ  phép   của công nhân sản xuất : Nợ TK 622 Có TK 335 (2) Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất : Nợ TK 335 Có TK 334 (3) Khi trích trước tiền lương nghỉ  phép kế  toán chưa trích BHXH, BHYT, KPCĐ   theo khoản lương này. Do đó khi nào đã xácđịnh được tiền lương nghỉ phép thực  tế phải trả thì kế toán mới tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên số tiền lương  nghỉ phép thực tế phải trả : Nợ TK 622 : Phần tính vào chi phí Nợ TK 334 : Phần khấu trừ vào lương Có TK 338 : Trích trên số tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả (4) Cuối năm tiến hành điều chỉnh số trích trước theo số thực tế phải trả. Nếu có   chênh lệch sẽ xử lý như sau: ­ Nếu Số  thực tế  phải trả  > số  trích trước, kế  toán tiến hành trích bổ  sung phần  chênh lệch vào chi phí : Nợ TK 622 Có TK 335 ­ Nếu Số  thực tế  phải trả  
  18. Có TK 622 Ví dụ : Tại một DN trong tháng 5/2005 có phát sinh một số tình hình sau : (đơn vị   : 1.000 đồng) 1/ Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ  tiền mặt  để  tạm  ứng lương kỳ I cho công nhân   viên 150.000 2/ Chi tiền mặt tạm ứng lương kỳ I cho công nhân viên 150.000 3/ Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương trong tháng 5/2005 phải trả  cho công   nhân viên ở các bộ phận như sau : ­ Lương của công nhân sản xuất 180.000 trong đó tiền lương nghỉ phép 1.500 ­ Lương công nhân phục vụ  và  quản lý  phân xưởng 7.500 trong  đó  tiền lương  nghỉ phép 150 ­ Lương nhân viên bán hàng 1.500 ­ Lương nhân viên QLDN 21.000 4/ Trích trước tiền lương nghỉ  phép của công nhân sản xuất theo tỷ  lệ  2% trên  tiền lương chính 5/ Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành 6/ BHXH phải trả cho CNV (ốm đau, thai sản ) 1.800 7/ Nộp BHXH 42.000, BHYT 6.300, KPCĐ  2.100 bằng chuyển khoản , DN  đã  nhận được giấy báo nợ của ngân hàng 8/ Rút tiền gửi ngân hàng về quỹ tiền mặt để thanh toán lương kỳ II và các khoản   khác cho công nhân viên. DN  đã  chi lương và  các khoản khác cho công nhân   viên. 9/ Nhận tiền hoàn trả  của cơ  quan BHXH mà  DN  đã  chi cho công nhân viên   1.800 bằng tiền mặt.
  19. Yêu cầu : Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên. Ví dụ trên được ĐK như sau : 1/ Nợ TK 111: 150.000 Có TK 112 2/ Nợ TK 334: 150.000 Có TK 111: 150.000 3/ Nợ TK 622 : 178.500 Nợ TK 335 : 1.500 Nợ TK 627 : 7.500 Nợ TK 641 : 1.500 Nợ TK 642 : 21.000 Có TK 334 : 210.000 4/ Nợ TK 632: 3750*(178.500*2%) = Có TK 335 5/ Nợ TK 622: 34.200 (180.000 x 19%) Nợ TK 627 : 1.425 (7.500 x 19%) Nợ TK 641 : 285 (1.500 x 19%) Nợ TK 642 : 3.990 (21.000 x 19%) Nợ TK 334 : 12.600 (210.000 x 6%) Có TK 338 : 52.500 Chi tiết : 3382 : 210.000 x 2% = 4.200 3383 : 210.000 x 20% = 42.000 3384 : 210.000 x 3% = 6.300 6/ Nợ TK 3383: 1.800 Có TK 334 7/ Nợ TK 3382 : 2.100 Nợ TK 3383 : 42.000 Nợ TK 3384 : 6.300 Có TK 112: 50.400 8/ a) Nợ TK 111: 49.200 Có TK 112
  20. b) Nợ TK 334: 49.200 Có TK 111 c) Nợ TK 111 Có TK 3383: 1.800
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2