intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khai thác cầu đường - Chương 2: Công tác kiểm định và gia cố cầu

Chia sẻ: Lão Lão | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương này, người học thể hiểu được các nội dung kiến thức như: Mục đích của công tác kiểm định cầu, nội dung công tác kiểm định cầu, gia cố cầu thép, gia cố kết cấu nhịp dầm đặc, gia cố giàn chủ, gia cố hoặc làm lại hệ liên kết giữa các dàn chủ, gia cố cầu bê tông cốt thép và cầu đá,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khai thác cầu đường - Chương 2: Công tác kiểm định và gia cố cầu

  1. CHƯƠNG II CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH VÀ GIA CỐ CẦU I. Công tác kiểm định cầu: 1. Mục đích của công tác kiểm định cầu Các công trình sau một thời gian sử dụng thường có những thay đổi nhất định, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình. Những thay đổi này có thể do các nguyên nhân như: môi trường, thời gian khai thác, do tác động của hoạt tải và tĩnh tải và có thể do nhiều nguyên nhân khác nữa. Những thay đổi bao gồm:Thay đổi về hình dạng bên ngoài và thay đổi về bản chất như: tính chất cơ lý của vật liệu, sự liên kết, dính kết của các bộ phận kết cấu... Công tác kiểm định cầu cần thiết phải xem xét sự an toàn của toàn công trình khi cho những hoạt tải vượt cấp tải trọng thiết kế đi qua hoặc tiến hành thiết kế gia cố và cải tạo công trình. - Làm sáng tỏ những đặc điểm làm việc thực tế của toàn công trình nói chung cuãng như các bộ phận riêng lẻ của cầu. - Trong thiết kế cầu thường phải dùng những sơ đồ tính toán đơn giản hoá và những tính chất vật liệu đại diện. Do đó sự làm việc thực tế của kết cấu cầu sẽ khác với giả thiết tính toán. - Kết quả thử tải cầu còn được dùng để nghiên cứu nhằm hoàn thiện phương pháp tính toán và phương pháp đánh giá năng lực chịu tải của cầu. - Thử tải cầu còn giúp chúng ta hiểu rõ ảnh hưởng của những thay đổi đến sự làm việc thực tể của cầu. 2. Nội dung công tác kiểm định cầu - Đo đạc lại thật chi tiết các kích thước hình học của các ohân tố kết cấu và các bộ phận công trình. - Khảo sát kỹ lưỡng tình trạng của các bộ phận công trình. Đặc biệt lưư ý và xác định mức độ của các hư hỏng, khuyết tật có anhr hưởng tới khả năng chịu lực. Trong trường hợp cần thiết cáo thể lấy mẫu vật liệu để thí nghiệm các đặc trưng cơ lý cũng như phân tích thành phần hoá học. - Tính toán xác định lại khả năng chịu lực của bộ phận công trình, phân tố kết cấu và tổng thể công trình. Khả năng chịu lực này phải tương ứng với hiện trạng thực tế (phải xem xét đầy đủ sự ảnh hưởng và tác động của môi trường, thời gian và các nhân tố khác trong quá trình khai thác). - Thử tải trong công trình để có những số liệu cụ thể về một số thông số kỹ thuật, nói lên sự làm việc thực tế và khả năng chịu tải của công trình. Nội của thử tải là đo các thông số sau: * Tĩnh tải: - Đo độ võng, độ vồng của dầm, dàn, vòm . - Đo độ lún của : mố, trụ, gối - Đo chuyển vị ngang của: mố, trụ, gối - Đo ứng suất lớn nhất ở các mặt cắt cần kiểm tra. - Đo biến dạng đàn hồi, biến dạng dư * Hoạt tải: - Đo độ võng, độ vồng của dầm, dàn, vòm . - Đo độ lún của : mố, trụ, gối - Đo chuyển vị ngang của: mố, trụ, gối - Đo ứng suất lớn nhất ở các mặt cắt cần kiểm tra. - Đo biến dạng đàn hồi, biến dạng dư - Đo biên độ và tầng số giao động tự do theo phương thẳng đứng
  2. - Đo biên độ và tầng số giao động tự do theo phương ngang (đặc biệt đối với cầu cong, cầu đường sắt) Các trường hợp cần tiến hành thử tải: - Khi nghiệm thu cầu mới xây dựng - Khi có nhu cầu phải chính xác hoá kết quả tính toán năng lực chịu tải của một cầu nào đó. - Khi kết thúc việc tăng cường sửa chữa cầu cũ. Mục đích để đánh giá hiệu quả của việc tăng cường sửa chữa của việc vừa tăng cường. - Thực hiện thử tải định kỳ trong quá trình khai thác cầu nhằm phát hiẹn các thay đổi trong sự làm việc của các bộ phận kết cấu cầu. - Trong những tình huống đặc biệt nhằm mục đích nghiên cứu để hoàn thiện lý thuyết và phương pháp tính toán kết cấu cầu. Công tác kiểm định được tiến hành chủ yếu ngay tại hiện trường. Vì vậy công việc kiểm định phải được thực hiện theo một kế hoạch và đề cương rất chi tiết và sát sao để hạn chế mức độ phong toả giao thông trên cầu, đảm bảo an toàn cho con người, máy móc thiết bị và cả công trình. Kết quả kiểm định phải được đưa vào hồ sơ kỹ thuật của công trình. Các bản vẽ có kích thước thực tế. Các vị trí và mức độ hư hỏng, khuyết tật và thuyết minh báo cáo về thí nghiệm mẫu và thử tải trọng bao gồm: ứng suất, biến dạng, độ võng, tần số dao động, đặc trưng cơ lý, thành phần hoá học... Những nhận xét đánh giá và kết luận về tình trạng và khả năng chịu tải của các phân tố kết cấu, bộ phận công trình nói riêng và tổng thể cả công trình nói chung. II. Công tác gia cố cầu: 2.1 Gia cố cầu thép 2.1.1 Gia cố hệ dầm mặt cầu (cầu thép) Thường tăng cường mặt cầu bị giảm yếu của các dầm dọc bằng cách: + Đặt thêm các bản ngang liên kết với thép góc của cánh dưới. + Liên bằng bulông cường độ cao + Hoặc liên kết bằng đinh tán Trong dầm dọc không có bản cánh trên: + Cần phải bổ sung bản cánh trên nhằm cải thiện điều kiện làm việc của tà vẹt hoặc bản bêtông mặt cầu. + Nếu tỷ lệ giữa chiều thò ra của thép góc cánh trên với bề dày của chúng lớn hơn 8 lần thì việc đặt thêm bản thép cánh trên là bắt buộc thậm chí đối với trường hợp kết cấu đủ khả năng chịu tải vì trong trường hợp này dễ phát sinh các khe nứt và biến dạng cục bộ 1. Biên dầm ; 2 Bản thép ngang Biên dầm(hay cánh dầm) Vách (sườn dầm)
  3. ) Việc gia cường các loại dầm dọc với biên trên chỉ có hai thép góc thò ra được tiến hành theo trình tự như sau:(Hình 43a) + Khoan các lỗ trên cánh nằm ngang của thép góc. + Làm vệ sinh bề mặt và đặt tấm thép tăng cường (có lỗ khoan sẵn trùng với lỗ khoan trên thép góc) + Tán đinh hoặc xiết chặt bulông cường độ caotheo thứ tự từ giữa đến đầu dầm bằng clê chuyên dụng có đồng hồ đo lực. Trường hợp biên dầm có bản thép ngang, việc gia công sẽ phức tạp hơn (Hình43b ) Cách làm: + Tiến hành chặt mũ đinh ở một phía sao cho các đinh vẫn được giữ nguyên trong lỗ. + Làm sạch bề mặt, đặt bản thép tăng cường ở một nửa cánh (nằm về một phía của sườn dầm). + Đột bỏ các đinh tán cũ với số lượng khoảng 50% tổng số đinh để thay vào đó bằng những bulông thô. + Tiếp tục thay thế 50% dinh tán còn lại + Tiếp tục thay thế 50% đinh tán còn lại + Thay thế theo trình tự các bulông bằng cac đinh tán hoặc bulông cường độ cao. Công việc gia cố một nửa cánh còn lại của dầm dọc (hoặc dầm ngang) được tiến hành tương tự như đã nêu ở trên. Nếu do điều kiện thông xe liên tục mà không thể táp thêm bản cánh trên của dầm thì có thể táp thêm 2 thép góc tăng cường đặt ở phía dưới thép góc bản cánh, liên kết trực tiếp vào sườn dầm. Phương pháp này thuận tiện cho thi công, nhưng vật liệu bố trí gần trục trung hoà nên hiệu quả thấp. Phương pháp hiệu quả để gia cố các dầm dọc có chiều cao thấp là tạo ứng suất trước ở mức biên dưới (đáy dầm) Nói chung tăng cường dầm thì phải tăng cường liên kết: dầm dọc với dầm ngang và dầm ngang với dàn chủ. Giải pháp: + Thay thế các đinh tán ở thép góc liên kết bằng các đinh tán có đường kính lớn hơn hoặc bulông cường độ cao. + Tìm cách tăng cường số lượng đinh tán hoặc bulông liên kết. + Tìm cách đặt thêm bản nối phụ ở cánh thép góc, làm tăng số mặt tiếp xúc của liên kết (số mặt cắt)- Hình 44a + Giữa bản mới và sườn dầm phải đặt các bản đệm. Khi không muốn làm bản đệm mới thì có thể hàn vào nhánh sắt góc (Hình 44b) + Hàn thêm bản nối vào cánh thép góc liên kết (lưu ý khi hàn không được để đường hàn ăn vào sườn dầm). + Khoan lỗ bắt các liên kết bằng bulông cường độ cao.
  4. Phương pháp gia cố này có độ tin cậy thấp và khu vực đường hàn dễ phát sinh nhiều vết nứt. (Hình 44b) Hình 44: (a)Gia cố liên kết dầm dọc với dầm ngang bằng bản thép phủ; (b) Hoặc bản thép nối hàn 1. Bản nối 2. Bản đệm 3. Đường hàn Ký hiệu: + Đinh tán cũ; Đinh tán hoặc bulông cường độ cao mới Các đinh tán hoặc bulông cường độ cao mới, lỗ cũ. Để tăng cường liên kết dầm dọc với dầm ngang trong các cầu cũ không có bản táp “con cá” được tiến hành như sau: + Khoét hai lỗ ở hai phía dưới với đường kính đủ cần thiết để luồn qua đó những thanh thép chịu hàn, kích thước theo tính toán. + Ở hai đầu thanh dùng đường hàn liên kết vào bản thép, bản thép này được liên kết với cánh dầm dọc bằng bulông cường độ cao. Hình 45:Gia cố liên kết dầm dọc với dầm ngang 1. Bản cá 2. Bản đậy 3. Đường hàn Trong trường hợp khi chiều cao dầm dọc nhỏ hơn nhiều so với chiều cao của dầm ngang cần phải:( tạo nên ứng lực lớn tác dụng vào bụng dầm ngang) + Gia cường bằng các bản thép hoặc thép góc nằm ngang. + Hoặc có thể dùng các thanh căng để gia tăng một cách đáng kể khả năng chịu tải của dầm ngang. + Trong cả 2 các trường hợp này việc tạo dự ứng lực sẽ làm tăng hiệu quả của công tác gia cố
  5. 2.1.2 Gia cố kết cấu nhịp dầm đặc Khi có yêu cầu gia tăng không lớn khả năng chịu tải của của các nhịp dầm đặc, có thể áp dụng các biện pháp như gia cố dầm dọc (táp thêm các bản thép hoặc thép góc vào biên dầm). Trong quá trình gia cố phải dùng các biện pháp điều chỉnh nội lực như: + Dỡ bớt tải do trọng lượng bản thân kết cấu nhịp. + Tạo ra các trạng thái nội lực ngược với nội lực do tải trọng khai thác bằng cách dùng các thanh căng trước hoặc dùng trụ tạm… Trong trường hợp cần thiết để tăng khả năng chịu tải của kết cấu nhịp, người ta tạo ra hệ thanh căng đơn giản hoặc ứng suất trước. Biện pháp này đơn giản hơn so với các biện pháp khác vì không yêu cầu phải ngừng xe khi gia cố (Hình46) Hình 46: Gia cố dầm bằng thanh căng a) Sơ đồ gia cố b) Cấu tạo nút Khi tạo các thanh căng có thể dùng các loại thép tròn cường độ cao hoặc thép hình. Đối với thanh dự ứng lực ở biên dưới cũng có thể dùng các bó thép cường độ cao được bảo vệ chống rỉ. Việc tạo ứng suất trước bằng các kích kéo thép hoặc hệ tăng đơ (vít ngược chiều)… Đối với các dầm có đường xe chạy ở trên có thể tăng một cách đáng kể khả năng chịu lực bằng cách liên kết bản bêtông cốt thép với biên trên tạo thành kết cấu thép- bêtông liên hợp. Đối với cầu đường sắt có thể dùng bản bêtông cốt thép có ray đặt trực tiếp, bản bêtông cốt thép có thể lắp ghép hoặc đổ liền khối. Để đảm bảo sự làm việc giữa bản bêtông cốt thép và dầm thép có thể cấu tạo các neo
  6. cứng hoặc liên kết bulông cường độ cao.(Hình 47b) Khi dùng liên kết bulông cường độ cao để tăng lực ma sát giữa bản cánh dầm và bản bêtông phải có thể thông qua các trụ đỡ cứng được cấu tạo từ cánh dầm. Biện pháp này có thể giảm được thời gian dừng xe lâu. (Hình 47c) Việc gia cố kết cấu nhịp tại chỗ thường mất nhiều thời gian, để rút ngắn thời gian, người ta thường làm nhịp dự trữ để tạm thời gian thay thế các nhip khác trong thời gian thời gian gia cố chúng. Khi gia cố các dầm đặc tổ hợp tán thép, người ta gia cố các mối nối bằng cách thay thế đinh tán bằng các bulông cường độ cao có đường kính lớn hơn. Mỗi đợt thay phải đảm bảo số lượng đinh tán thay thế không quá 10% tổng số. Nếu phương pháp gia cố này không đảm bảo khả năng chịu tải yêu cầu thì phải thay thế các bản nối mới với số lượng đinh nhiều hơn. Hình 47: a) Liên kết bản bêtông cốt thép với dầm bằng neo cứng b) Bulông cường độ cao ; c) Trụ đỡ 1. Neo cứng 2. Vữa ximăng hoặc epôxy 3. Bu lông cường độ cao 4. “ Trụ đỡ ” 2.1.3 Gia cố giàn chủ Chủ yếu dùng phương pháp gia tăng mặt cắt thanh hoặc thay đổi sơ đồ giàn. Khi gia cố thường áp dụng các biện pháp như: điều chỉnh nội lực trong các cấu kiện bằng cách: +Thay đổi sơ đồ tính toán, + Tạo ứng suất trước các thanh + Thay đổi vị trí gối đỡ trong sơ đồ giàn liên tục + Dỡ hoặc chất tải khi gia cố… Khi cần thiết có thể : + Tăng cường khả năng chịu lực các thanh biên dưới. + Tăng độ cứng của dàn theo phương pháp thẳng đứng + Tạo thêm các thanh hệ thanh căng (hoặc thanh biên thứ ba) Việc thay đổi sơ đồ dàn đơn giản thành liên tục hoặc dựng thêm các trụ đỡ phụ trong điều kiện nhất định sẽ làm tăng đáng kể khả năng chịu lực của dàn. Khi đó nội lực trong các thanh của dàn bị thay đổi, do đó cần phải phân bố lại nội lực cho hợp lý người ta có thể tạo dự ứng lực bằng cách: + Làm thanh căng hoặc biên thứ 3 + Điều chỉnh biến dạng ở các gối (Hình48c,d) a) b) c) d)
  7. Hình 48: Gia cố thay đổi sơ đồ tĩnh học a) Cấu tạo thanh căng b) Tạo thanh biên thứ ba c) Liên tục hoá các nhịp giản đơn d) Xây dựng các trụ đỡ phụ Biện pháp gia cố dàn hiệu quả nhất là dùng thép cường độ cao để tạo dự ứng lực (vì không phải ngừng xe trong thời gian gia cố) - Hình 49 Hình 49: Sơ đồ gia cố bằng các thanh ứng suất trước a, b) Khi gia cường từng thanh c, d) Thay đổi sơ đồ tĩnh học e) Dàn liên tục Việc thay đổi sơ đồ tính toán luôn dẫn đến sự cần thiết phải gia cố các thanh cục bộ và liên kết của chúng. Do vậy phải gia cố giàn chủ để tăng mặt cắt từng thanh riêng rẽ cũng như tăng cường liên kết của chúng theo các bước như sau: + Bổ sung vào đó một lượng thép mới được liên kết với thép cũ bằng bulông cường độ cao.(Hình 50) + Khi gia cố tránh tạo ra độ lệch tâm trên mặt cắt thanh và liên kết của chúng. + Chặt các đầu đinh tán trước, sau đó đặt bản thép vào và lần lượt tháo bỏ phần thân đinh nằm trong các lỗ . Để giảm bớt khối lượng công việc, người ta chỉ ốp thêm các bản đứng vào khu vực bên ngoài thép góc. Khi trong các thanh chịu nén, khoảng cách giữa các bản giằng hay thép góc >12 lần bề dày bản thép thì phải đặt thêm các thép góc giằng Hình 50a Đối với thanh xiên, thanh đứng hoặc thanh treo có thể lựa chọn cách gia cố như hình Hình 50b,c tuỳ theo hình dạng mặt cắt thanh.
  8. Hình 50: Bố trí thép gia cố trên mặt cắt thanh dàn chủ a) Thanh biên b) Thanh xiên c) Thanh đứng và thanh treo Để lực ứng suất phân bố đều trên mặt cắt thanh cần bố trí các thanh thép cường độ cao đối xứng qua trọng tâm mặt cắt. Để giảm độ mảnh và những dao động của các bó thép, cách từng đoạn phải liên kết chúng với thanh. 2.1.4. Gia cố hoặc làm lại hệ liên kết giữa các dàn chủ. Nhược điểm của hệ thống liên kết giữa các dàn chủ của liên kết cấu nhịp cũ là không đủ độ cứng, làm cho các dao động lớn khi xe chạy. Chính dao động có hại này làm cho các nút liên kết thường phát sinh các vết nứt. Khắc phục: + Thường giảm độ mảnh của các thanh hệ liên kết đến trị số yêu cầu bằng cách tăng cường mặt cắt thanh hoặc giảm chiều dài tự do + Giảm chiều dài tự do của thanh liên kết dọc dưới. người ta dùng biện pháp liên kết chúng với hệ dầm mặt cầu bằng các thép góc “treo” các liên kết dọc dưới vào hệ thống liên kết ngang của dầm dọc hệ mặt cầu, thanh chống giữa dầm dọc và hệ liên kết được nối vào điểm giao cắt các thanh liên kết của dầm dọc bằng théo góc 3. (Hình 54)
  9. Hình 54: Gia cố liên kết dọc dưới 1. Thép góc 2. Thép góc tạo mối nối 3. Thép góc 4. Các thanh chéo của hệ liên kết dọc 2.2 Gia cố cầu bêtông cốt thép và cầu đá: 2.2.1 Gia cố kết cấu nhịp cầu bêtông cốt thép Kết cấu nhịp bêtông cốt thép có khả nằng chịu tải cao, do vậy ít cần phải gia cố. Ở nước ta gia cố cầu thường xảy ra đối với nhịp dầm hoặc dàn được thiết kế và chế tạo từ thời Pháp với tải trọng thấp hoặc đã bị ít nhiều hư hỏng trong thời gian kháng chiến. Để gia cố kết cấu nhịp thường phải tăng cường tiết diện của nhịp hoặc thay đổi sơ đồ tĩnh học bằng cách bổ sung các cấu kiện khác. Khi gia cố nhỏ (10 – 15% lực) có thể dùng phương pháp bổ sung thêm cốt thép vào vùng biên chịu kéo bằng cách: + Đập bỏ lớp bêtông bảo vệ cho đến ½ đường kính cốt thép hàng dưới cùng. + Thêm thanh thép mới bằng cách liên kết chúng vào thanh cốt thép hàng dưới cùng. + Đổ bê tông mới dưới đáy Hình 56: Gia cố kết cấu nhịp bêtông cốt thép bằng các cốt thép bổ sung tạo nên từ thanh cốt thép hàn (a) , hoặc khung cốt thép hàn (b). Khi cần tăng khả năng chịu tải lên 15- 35% có thể làm như sau: + Tăng chiều cao của dầm bằng cách hàn bổ sung các sườn cốt thép. ( sườn cốt thép bao gồm: cốt thép dọc và các cốt đai) - Hình56b + Đập bỏ lớp bêtông bảo vệ, liên kết sườn cốt thép cũ và mới với nhau bằng cách hàn qua các thanh xiên và cốt đai. + Đổ bêtông cốt liệu nhỏ hoặc vữa ximăng (mác bêtông ≥300) : Bêtông được đổ thông qua các ống dẫn và được đầm chặt bằng các đầm rung liên kết với ván khuôn. Chú ý: để lớp bêtông cũ và mới liên kết tốt với nhau cần phải tạo độ nhám bề mặt bêtông cũ và quét lên chúng một lớp keo êpôxi hoặc pôlime với bề dày 1mm. Sử dụng phụ gia dẻo, đông cứng nhanh và không co ngót đối với phần bêtông mới đổ thêm.
  10. Đối với dầm có sườn để tăng cường khả năng chịu lực của mặt cắt có thể dùng phương pháp đặt thêm cốt thép và bọc ra ngoài mặt cắt cũ một lớp “áo” bêtông với bề dày phía dưới 20cm và bề dày thành biên 5cm, cần bổ sung cả ba loại cốt thép: + Cốt thép dọc trong vùng chịu nén đường kính đến 36mm + Cốt thép xiên và cốt thép đai. Trong khu vực sườn dầm đặt các cốt ngang đường kính 12mm và được đỡ bằng các cốt đai ôm cả các cốt chịu lực phía dưới. Khi gia cố dầm người ta thường dùng ván khuôn gỗ. Hình 57: Gia cố kết cấu nhịp dầm bêtông cốt thép (trên hình vẽ chỉ thể hiện các cốt thép được gia cường) 2.2.2 Gia cố cầu đá Nội dung bao gồm: + Khôi phục lớp cách nước của vành vòm và kết cấu trên vòm. + Sửa lại các mạch vữa cũ đã hỏng . + Trát bịt các vết nứt + Sửa chữa các chỗ sứt vỡ. + Sửa lại nón mố, chân khay, gia cố taluy đầu cầu. + Làm vệ sinh tổng thể bề mặt kết cấu. Để bảo vệ bề mặt bêtông và đá cũ có thể phụ lớp áo bêtông bọc ngoài Các cầu vòm đá cũ tuy còn ít ở Việt Nam nhưng nếu sửa chữa tốt vẫn kéo dài thời gian khai thác. Các viên đá bị bong bật, các mạch vữa xây bị bong bật cần được sửa chữa ngay, có thể đặt cốt thép và đổ bêtông cục bộ để sửa chữa. Bêtông và vòm nên có hàm lượng ximăng 320 kg/m3 . Tỷ lệ pha trộn X:C:=1:3 lượng nước: 10-18% lượng ximăng. nớp bảo vệ này nên phun làm hai đợt. mỗi đợt chiều dày khoảng 10-20mm. Nên trộn phụ gia vào bêtông. 2.3. Gia cố mố và trụ cầu Các mố trụ bằng đá xây lâu ngày thường bị hư hỏng các mạch vữa, hoặc bị sói lở gây ra vỡ, bong đá xây. Khi đó cần đục bỏ vữa xấu cũ, trát mạch xây lại bằng vữa ximăng- cát xây dựng với tỷ lệ: 1:1 đến 1:2. Loại vữa đem dùng phải đảm bảo: không bị co ngót, hoá cứng nhanh và đạt độ dính bám cao, cường độ cao. Các vết nứt của mố trụ BTCTcó thể được tiêm hoặc bịt bằng bêtông pôlime và keo êpoxy. Trong trường hợp cần thiết nên đặt cốt thép và đỡ bêtông tạo đai vòng quanh thân trụ hoặc đổ bêtông một lớp ngoài dày ít nhất 12cm bọc ngoài thân trụ cũ. Đối với xà mũ cũng sửa như vậy. Có thể dùng bêtông phun thay cho việc đổ bêtông với ván khuôn thông thường. 2.3.1 Gia cố mố Nếu đất đắp nền đường sát ngay sau mố bị lún hoặc vì lý do nào đó có lực đẩy ngang lớn có thể giải quyết bằng cách: + Đào bỏ đất đắp cũ thay bằng các loại hạt thô (sỏi, cuội, hoặc đá hộc) + Có thể làm lại bản quá độ sau mố: - Làm lại bản quá độ có chiều dài 3-6 mvà dày 20-30cm bằng bêtông cốt thép.
  11. - Kéo dài thêm một nhịp cầu nữa vào phía bờ. Như vậy mố mới ở trong bờ. Trong các cầu một nhịp với chiều dài nhịp không lớn có thể dùng các thanh chống ngang giữa hai mố để tăng cường ổn định. (Hình 63a) Trường hợp cần gia cố phía trước mố vùi có thể dùng biện pháp mở rộng móng phía trước. (Hình 63b) Hoặc tạo ra các thanh chống phụ. (Hinh 63c) Trong điều kiện đặc biệt có thể gia tăng khả năng chịu lực bằng phương pháp phun hoá chất hoặc điện thấm, ximăng hoặc bitum hoá. Hình 63: a) Gia cố mố bằng thanh chống b) mở rộng phía trước c) hoặc thanh chống phía trước 1. Thanh chống giữa 2 mố ; 2. Phần mở rộng 3. Thanh chống ; 4- Bệ tỳ 2.3.2 Gia cố trụ Các trụ cũ thường có thân đặc:do đó khả năng chịu lực của móng có thể được gia tăng bằng cách thay thế phần thân đặc (phía trên mực nước cao) bằng các kết cấu nhẹ hơn như: kết cấu khung hoặc cột. Việc gia cố móng trụ trên nền thiên nhiên theo điều kiên ổn định nền có thể thực hiện được bằng cách mở rộng móng như sau:( Hình 64) Hình 64: Tăng cường ổn định mố 1. Công son bêtông; 2.Neo ; 3. Kích ; 6. bản bê tông + Dùng thùng chụp hoặc vòng vây ngăn nước. + Hút nước rồi xử lý mở rộng móng. + Phần bêtông gia cố móng được đổ cách đáy móng ít nhất 1m. Phía trên đúc sẵn lớp bêtông bọc quanh móng tạo nên một công xon cách lớp bêtông đáy khoảng 1 - 1,5m. + Để tăng hiệu quả gia cố, người ta dùng hệ thống kích thuỷ lực kích
  12. đạp ở hai lớp giữa bêtông sau đó đổ bêtông nhét đầy khoảng trống. Đối với móng cọc, để làm tăng khả năng chịu lực phải đóng thêm cọc hoặc khoan nhồi bổ sung vào móng cũ. Tốt nhất là dùng biện pháp khoan nhồi vì chúng không gây ra mất ổn định đối với trụ và móng cũ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2