intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim năm 2010

Chia sẻ: Buemr KKK | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim năm 2010" trình bày hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học tim trong chẩn đoán một số rối loạn nhịp tim; hướng dẫn về chỉ định tạo nhịp tim bao gồm cả CRT; chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp thất; chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh trên thất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý và điều trị can thiệp các rối loạn nhịp tim năm 2010

  1. KHUYẾN CÁO VỀ THĂM DÒ ĐIỆN SINH LÝ & ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP CÁC RỐI LOẠN NHỊP TIM NĂM 2010
  2. THÀNH PHẦN BAN SOẠN THẢO Trưởng tiểu ban: TS.BS. Phạm Quốc Khánh Thư ký: Ths.Phạm Trần Linh Gs.Ts. Huỳnh Văn Minh Thành viên Ban soạn thảo: Ts. Nguyễn Hồng Hạnh Ts. Trần Văn Đồng Ths. Trần Song Giang Ts. Tạ Tiến Phước Ths. Phan Đình Phong Ts. Tôn Thất Minh Ths. Phạm Như Hùng Ts. Lê Thanh Liêm Ths. Tô Hưng Thuỵ Ts. Lê Thích Thu Thủy Ths. Hoàng Văn Quý Bs. Phạm Hữu Văn Ths. Trương Quang Khanh Ts. Đoàn Thái Ts. Trương Đình Cẩm Ts. Hoàng Quốc Hoà PGS.TS Trần Văn Huy
  3. Phần mở đầu Các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị: 1. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học tim trong chẩn đoán một số rối loạn nhịp tim. 2. Hướng dẫn về chỉ định tạo nhịp tim bao gồm cả CRT. 3. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp thất. 4. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh trên thất. 5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rung nhĩ.
  4. Hướng dẫn về: Thăm dò điện sinh lý học
  5. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 1. Chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá chức năng nút xoang bao gồm: Loại I: Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ rối loạn chức năng nút xoang (RLCNNX) nhưng mối liên hệ nhân quả giữa rối loạn nhịp tim với triệu chứng chưa được xác định sau khi đã tiến hành các biện pháp thăm dò thích hợp.
  6. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 1. Chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá chức năng nút xoang bao gồm: Loại II: (1) Trường hợp đã khẳng định có RLCNNX nhưng cần đánh giá dẫn truyền nhĩ thất theo chiều xuôi và chiều ngược cũng như các rối loạn nhịp tim có thể có nhằm lựa chọn phương thức tạo nhịp tim thích hợp. (2) Trường hợp có nhịp chậm xoang trên điện tâm đồ và cần xác định nguyên nhân của nhịp chậm là do nội tại nút xoang hay do thần kinh tự chủ hay do tác dụng của thuốc từ đó giúp lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. (3) Trường hợp có triệu chứng lâm sàng và nhịp chậm xoang nhưng cần đánh giá thêm khả năng có các rối loạn nhịp tim khác gây ra triệu chứng hay không.
  7. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 1. Chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá chức năng nút xoang bao gồm: Loại III: (1) Trường hợp có triệu chứng đã được khẳng định là do nhịp chậm gây ra và chỉ định điều trị không chịu ảnh hưởng bởi kết quả TD ĐSLHT. (2) Trường hợp có nhịp chậm xoang và ngưng xoang lúc ngủ (bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ) nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
  8. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 2. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá blốc nhĩ thất bao gồm: Loại I: (1) Trường hợp có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do blốc xảy ra ở vùng His-Purkinje nhưng chưa khẳng định được bằng các thăm dò trước đó. (2) Trường hợp blốc nhĩ thất cấp II hoặc III đã được cấy máy tạo nhịp nhưng vẫn còn triệu chứng lâm sàng nghi ngờ do rối loạn nhịp tim khác gây ra.
  9. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 2. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá blốc nhĩ thất bao gồm: Loại II: (1) Trường hợp blốc nhĩ thất cấp II hoặc III mà việc xác định vị trí, cơ chế gây blốc cũng như đáp ứng của blốc với thuốc hay biện pháp can thiệp tạm thời có thể giúp chỉ định điều trị hoặc đánh giá tiên lượng. (2) Trường hợp nghi ngờ ngoại tâm thu bộ nối hoặc nhịp bộ nối ẩn giấu gây khử cực vùng bộ nối ngăn cản dẫn truyền qua nút nhĩ thất tạo nên hình ảnh blốc nhĩ thất cấp II hoặc cấp III (hiện tượng “giả blốc nhĩ thất”).
  10. Hướng dẫn về thăm dò điện sinh lý học 2. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá blốc nhĩ thất bao gồm: Loại III: (1) Trường hợp blốc nhĩ thất gây nhịp chậm có triệu chứng đã được khẳng định bằng điện tâm đồ thường quy. (2) Trường hợp blốc nhĩ thất thoáng qua không có triệu chứng (blốc nhĩ thất cấp II, Mobitz I xuất hiện về đêm cùng với nhịp chậm xoang).
  11. 3. Chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá chậm trễ dẫn truyền trong thất bao gồm: Loại I: Trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhịp chậm nhưng nguyên nhân chưa được xác định Loại II: Trường hợp blốc nhánh không triệu chứng nhưng cần điều trị thuốc có thể làm nặng thêm rối loạn dẫn truyền hoặc gây blốc nhĩ thất hoàn toàn. Loại III: (1) Trường hợp blốc nhánh không triệu chứng (2) Trường hợp có triệu chứng liên quan đến nhịp chậm và nguyên nhân đã được xác định bằng điện tâm đồ thường quy.
  12. 4. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá các cơn tim nhanh với QRS hẹp bao gồm: Loại I: (1)Các trường hợp cơn tim nhanh xuất hiện thường xuyên hoặc gây triệu chứng nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc các trường hợp mà việc tìm hiểu cơ chế gây cơn tim nhanh cũng như đặc điểm điện sinh lý học của cơ chất gây cơn tim nhanh là cần thiết cho chỉ định điều trị (thuốc, đốt điện, tạo nhịp hay phẫu thuật). (2) Các trường hợp cơn tim nhanh mà bệnh nhân lựa chọn đốt điện thay cho điều trị bằng thuốc. Loại II: Trường hợp cơn tim nhanh đang điều trị bằng thuốc mà cần thiết phải đánh giá tác dụng phụ gây loạn nhịp cũng như ảnh hưởng của thuốc tới chức năng nút xoang và dẫn truyền nhĩ thất. Loại III: Trường hợp cơn tim nhanh dễ dàng cắt cơn bằng các biện pháp cường phế vị hay dùng thuốc và không có chỉ định đốt điện.
  13. 5. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá các cơn tim nhanh có QRS giãn rộng bao gồm: Loại I: Trường hợp cơn tim nhanh với QRS giãn rộng mà điện tâm đồ thường quy không xác định được chính xác cơ chế gây cơn tim nhanh để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Loại II: Không Loại III: Trường hợp tim nhanh thất hoặc tim nhanh trên thất với dẫn truyền lệch hướng hoặc có kèm theo hội chứng tiền kích thích đã được chẩn đoán xác định bằng điện tâm đồ thường quy và kết quả TD ĐSLHT không làm thay đổi chỉ định điều trị.
  14. 6. Chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá hội chứng QT kéo dài bao gồm: Loại I: Không Loại II: (1) Trường hợp cần đánh giá tác dụng gây rối loạn nhịp của một loại thuốc ở bệnh nhân xuất hiện cơn tim nhanh thất hoặc ngừng tim khi đang điều trị bằng thuốc đó. (2) Trường hợp có ngất hoặc rối loạn nhịp gây triệu chứng cùng với khoảng QT giới hạn hoặc QT dài do sóng U hoặc trường hợp nghi ngờ khoảng QT kéo dài bị che lấp bởi tác dụng của cathecholamin. Loại III: (1) Trường hợp đã được xác định là hội chứng QT dài bẩm sinh bất kể có rối loạn nhịp tim hay không. (2) Trường hợp QT kéo dài mắc phải có triệu chứng mà nguyên nhân hay cơ chế bệnh sinh đã rõ ràng.
  15. 7. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá ngất không rõ nguyên nhân bao gồm: Loại I: Trường hợp ngất xảy ra trên bệnh nhân nghi ngờ có bệnh tim thực tổn mà mối liên hệ nguyên nhân-triệu chứng chưa rõ ràng sau khi đã làm đầy đủ các thăm dò thường quy. Loại II: Trường hợp ngất tái phát không rõ nguyên nhân trên bệnh nhân không có bệnh tim thực tổn và nghiệm pháp bàn nghiêng âm tính. Loại III: Trường hợp ngất đã xác định nguyên nhân và kết quả TD ĐSLHT không làm thay đổi chỉ định điều trị.
  16. 8.Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá bệnh nhân sống sót sau ngừng tim: Loại I: (1) Trường hợp sống sót sau ngừng tim không kèm theo bằng chứng của nhồi máu cơ tim cấp. (2) Trường hợp sống sót sau ngừng tim xảy ra hơn 48 giờ sau nhồi máu cơ tim cấp mà không kèm theo tình trạng thiếu máu cơ tim tái phát. Loại II: (1) Trường hợp sống sót sau ngừng tim do nhịp chậm gây ra. (2) Trường hợp sống sót sau ngừng tim nghi ngờ các rối loạn tái cực bẩm sinh (hội chứng QT kéo dài) là nguyên nhân nhưng chưa thể khẳng định mối liên quan qua các thăm dò không xâm lấn. Loại III: (1) Trường hợp sống sót sau ngừng tim xảy ra trong giai đoạn cấp của nhồi máu cơ tim (< 48 giờ). (2) Trường hợp sống sót sau ngừng tim do nguyên nhân đã được xác định như thiếu máu cơ tim nặng, bệnh hẹp van động mạch chủ nặng hoặc do hội chứng QT kèo dài bẩm sinh hay mắc phải.
  17. 9. chỉ định TD ĐSLHT trong đánh giá hiệu quả của thuốc chống rối loạn nhịp bao gồm: Loại I: (1) Trường hợp có cơn tim nhanh thất bền bỉ hoặc tiền sử ngừng tim, đặc biệt có nhồi máu cơ tim trước đó. (2) Trường hợp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất hoặc tim nhanh vào lại nhĩ thất thông qua đường dẫn truyền phụ hoặc rung nhĩ trên nền hội chứng tiền kích thích thất và có chỉ định điều trị lâu dài bằng thuốc chống loạn nhịp. Loại II: (1) Trường hợp tim nhanh vào lại nút xoang, tim nhanh nhĩ, rung hoặc cuồng nhĩ không kèm theo hội chứng tiền kích thích thất và có chỉ định điều trị lâu dài bằng thuốc chống loạn nhịp. (2) Trường hợp TD ĐSLHT không gây được cơn tim nhanh xuất hiện trên lâm sàng và có chỉ định điều trị điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp. Loại III: (1) Trường hợp ngoại tâm thu thất hoặc ngoại tâm thu nhĩ số lượng ít. (2) Trường hợp rung thất với nguyên nhân đã được xác định và điều trị.
  18. 10. Chỉ định của TD ĐSLHT trong đánh giá bệnh nhân trước khi cấy máy tạo nhịp hoặc đang mang máy tạo nhịp tim bao gồm: Loại I: (1) Trường hợp được cấy máy tạo nhịp chống rối loạn nhịp tim nhanh, TD ĐSLHT thực hiện trước, trong và ngay sau khi cấy máy (lập trình máy tạo nhịp lần cuối trước khi ra viện) để đánh giá xem máy tạo nhịp có hoạt động hiệu quả hay không. (2) Kiểm tra định kỳ hoạt động của các máy tạo nhịp chống nhịp nhanh. (3) Đánh giá tương tác giữa các máy tạo nhịp trong trường hợp bệnh nhân vừa mang máy tạo nhịp điều trị nhịp chậm vừa mang máy phá rung tự động (ICD) (hiện nay phần lớn các máy ICD đều kèm theo chức năng tạo nhịp chống nhịp chậm). Loại II: TD ĐSLHT nhằm giúp lựa chọn vị trí đặt điện cực tạo nhịp cũng như phương thức tạo nhịp tối ưu ở bệnh nhân đã có chỉ định cấy máy tạo nhịp. Loại III: Trường hợp không có chỉ định tạo nhịp tim và không có các chỉ định TD ĐSLHT khác.
  19. KHUYẾN CÁO BAO GỒM CÁC PHẦN: 1. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn trong bệnh lý nút xoang. 2. Chỉ định tạo nhịp vĩnh viễn trong blốc nhĩ thất mắc phải ở người lớn. 3. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn ở bệnh nhân có blốc hai nhánh mạn tính (chronic bifascicular block). 4. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn sau nhồi máu cơ tim cấp. 5. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn ở bệnh nhân có Hội chứng tăng nhạy cảm xoang cảnh và ngất qua trung gian thần kinh. 6. Chỉ định tạo nhịp tim vĩnh viễn ở bệnh nhân sau ghép tim. 7. Chỉ định cấy máy tạo nhịp có chức năng tự động phát hiện và tạo nhịp chống nhịp nhanh. 8. Chỉ định tạo nhịp dự phòng cơn nhịp nhanh. 9. Chỉ định tạo nhịp trong dự phòng rung nhĩ. 10. Chỉ định tạo nhịp điều trị tái đồng bộ tim (CRT) ở bệnh nhân suy tim tâm thu nặng. 11. Chỉ định tạo nhịp tim ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại. 12. Chỉ định tạo nhịp tim ở trẻ em, trẻ vị thành niên và ở bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh. 13. Các chỉ định cấy máy phá rung tự động (ICD). 14. Các chỉ định cấy máy phá rung tự động ở bệnh nhân trẻ em và bệnh nhân tim bẩm sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2