BÀI GIẢNG<br />
<br />
KHUYẾN NÔNG<br />
(Tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế nông nghiệp)<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG I . TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG<br />
I ĐỊNH NGHĨA VÀ BẢN CHẤT CỦA KHUYẾN NÔNG<br />
<br />
1.Một số định nghĩa về khuyến nông<br />
Nội dung công tác khuyến nông rất đa dạng bởi vì khuyến nông dựa trên yêu cầu<br />
của nông dân về những thông tin và kiến thức họ cần. Đất nước càng phát triển, trình độ văn<br />
hóa, quản lý , kiến thức khoa học của nông dân càng cao thì nội dung hoạt động khuyến<br />
nông càng phong phú .Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi nước mà định nghĩa về khuyến<br />
nông có những điểm khác nhau<br />
<br />
<br />
Theo CIDSE ( Tổ chức Hợp tác Quốc tế vì phát triển và đoàn kết ):<br />
<br />
“ Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc liên quan đến sự phát triển<br />
nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường, trong đó người già và trẻ em<br />
được học bằng thực hành “<br />
<br />
<br />
Định nghĩa về khuyến nông của Indonesia:<br />
<br />
Khuyến nông nông nghiệp là một hệ thống giáo dục không theo một quy định thống<br />
nhất nào mà cũng không theo một hệ thống chung nào để huấn luyện nông dân nhằm mục<br />
đích giúp họ có những kỹ năng và trình độ kỹ thuật tốt hơn, phát triển hơn quan điểm xác<br />
thực về sự đổi mới dành được thế chủ động trong sản xuất, kinh doanh và cuộc sống của họ<br />
Định nghĩa này dựa trên quan điểm cơ bản là giúp nông dân để rồi họ tự giúp ho.ü<br />
Vì vậy, họ có thể tự giải quyết những vấn đề của chính họ bằng sự chấp nhận kỹ thuật tốt<br />
hơn trong sản xuất và những hoạt động kinh doanh.<br />
Như vậy, khuyến nông ở Indenosia không đơn thuần liên quan đến việc chuyển giao<br />
kỹ thuật tiến bộ mà trước hết liên quan đến giáo dục nông dân để họ trở thành những người<br />
thực sự phát triển.<br />
<br />
<br />
Theo FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp):<br />
<br />
“ Khuyến nông là một quá trình dịch vụ thông tin truyền bá kiến thức và đào tạo tay nghề<br />
cho nông dân, làm cho nông dân có đủ khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của gia đình,<br />
của làng xã. Nói cách khác, khuyến nông là một biện pháp giúp đỡ nông dân phát triển sản<br />
xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng phát triển nông thôn và cải thiện điều kiện vật chất, tinh<br />
thần cho nông dân “<br />
Vậy: Khuyến nông là một quá trình truyền bá kiến thức và huấn luyện tay nghề<br />
cho nông dân làm cho họ có khả năng tự giải quyết lấy các vấn đề của họ nhằm phát<br />
triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân .<br />
2. Mục đích và ý nghĩa của khuyến nông<br />
2-1 Mục đích<br />
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông nhằm giúp hộ nông dân nâng cao hiệu quả sử<br />
dụng những điều kiện tự nhiện và điều kiện vật chất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông<br />
nghiệp, phát tiển kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập cho nông dân<br />
- Nâng cao trình độ mọi mặt của người dân để tự họ vượt qua được thử thách khó<br />
khăn trong sản xuất nông nghiệp, trong cuộc sống của họ.<br />
- Tóm lại với quan điểm hiện đại thì mục đích của khuyến nông là truyền bá kiến<br />
thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để nông<br />
dân có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc chính mình, tự tổ chức quản lý sản<br />
xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và phát triển nông thôn.<br />
<br />
2<br />
<br />
2.2. Ý nghĩa<br />
- Thông qua khuyến nông trình độ hiểu biết của nông dân được tăng lên để họ có khả<br />
năng tiếp nhận những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất của địa phương<br />
và gia đình họ, nắm vững thông tin và xử lý thông tin đó một cách khách quan üđể họ có<br />
những quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh và đời sống gia đình.<br />
- Chỉ bằng con đường khuyến nông những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, những<br />
thông tin về kinh tế thị trường, văn hóa và xã hội mới nhanh chóng đến được với người dân<br />
để họ có điều kiện đẩy nhanh sản xuất .<br />
- Khuyến nông là cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, đó là cầu nối hai chiều giữa<br />
các nhà nghiên cứu với nông dân .<br />
- Đây là con đường xóa đói giảm nghèo có hiệu quả, biến vùng nông thôn nghèo nàn<br />
lạc hậu trở thành nơi trù phú về kinh tế, sạch về môi trường và đẹp về cảnh quan .<br />
II. Các nguyên tắc khuyến nông<br />
Để thành công trong công tác khuyến nông cần tuân theo các nguyên tắc sau đây :<br />
1. Phối hợp với nông dân chứ không làm thay họ, giúp đỡ nông dân chứ không cho<br />
không họ.<br />
Công tác khuyến nông có tính cách hợp tác có nghĩa là phối hợp cộng tác với nông<br />
dân, giúp đỡ nông dân để dần dần họ tự giải quyết những vấn đề vướng mắc, khó khăn của<br />
chính họ sự giúp dỡ của khuyến nông chỉ nhằm khuyến khích tạo cơ sở ban đầu để họ tận<br />
dụng hết khả năng tiềm lực của họ biến người nông dân thành người chủ thực sự.<br />
Làm thay cho nông dân, cho không nông dân sẽ không đem lại kết quả nào. Nông<br />
dân sẽ ỷ lại sự trợ gíup và kết quả là hết trợ giúp hết tài trợ thì thành quả của khuyến nông<br />
cũng mất theo<br />
2. Công tác khuyến nông có tính hoàn toàn dân chủ và tự nguyện<br />
Người nông dân muốn bày tỏ ý kiến của mình, muốn người khác tôn trọng những<br />
kinh nghiệm của mình. Chính người nông dân sẽ là một kho tàng kinh nghiệm về sản xuất<br />
và xã hội. Khi nêu ra một vấn đề cần được người nông dân tham gia thảo luận.<br />
Dân chủ sẽ tạo nên giải pháp chính xác Khuyến nông viên chỉ làm nhiệm vụ vận<br />
động, thuyết phục hay khuyến khích nông dân tham gia vào chương trình kế hoạch khuyến<br />
nông nào đó mà nhất thiết không mệnh lệnh, ép buộc hay cưỡng bức .<br />
3. Công tác khuyến nông mang tính chất toàn diện<br />
Công tác khuyến nông không chỉ truyền đạt cho nông dân những kỹ thuật mới về<br />
trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp ... mà còn giúp họ nâng cao kỹ năng về ngành nghề khác<br />
tạo cho họ có lòng tự tin vào năng lực tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ.<br />
Cuộc sống trong cộng đồng nông thôn có rất nhiều khía cạnh ( KHKT, xã hội, kinh<br />
tế, sức khỏe..) vì vậy nhiệm vụ của khuyến nông viên là “ Giáo dục và đào tạo nông dân chứ<br />
không phải thuần túy cải thiện sản xuất nông nghiệp “<br />
4. Công tác khuyến nông lấy sự thích ứng từng vùng từng địa phương làm nguyên tắc:<br />
Nông thôn nói chung rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng có những đặc thù riêng về kinh<br />
tế, văn hóa, xã hội, điều kiện tự nhiên .. Vì vậy nên xem xét các tình huống thực tế của địa<br />
phương để đề ra các kế hoạch khuyến nông thích hợp<br />
<br />
3<br />
<br />
5. Công tác khuyến nông dựa trên nguyên tắc bình đẳng<br />
Nông dân là lực lượng chính thức thực hiện các kế hoạch khuyến nông. Để thu hút<br />
nông dân thực hiện tốt kế hoạch khuyến nông cần làm cho họ thấy họ là thành viên thực sự<br />
bình đẳng.<br />
Sự phối hợp, cộng tác giữa khuyến nông viên và nông dân là bình đẳng, tôn trọng<br />
lẫn nhau không phân biệt trình độ hiểu biết, giàu nghèo... Phương châm của khuyến nông<br />
là “ Hữu giáo vô loài “ có nghĩa là dạy cho tất cả mọi người.<br />
6. Công tác khuyến nông mang tính liên hệ<br />
Khuyến nông viên phải xem việc mình làm là nghĩa vụ, niềm vui và để nâng cao<br />
trình độ ( không mong mỏi trở nên giàu có ..) Vì có tính cách cộng đồng công tác nên<br />
khuyến nông viên không thể nhận kết quả về riêng mình. Tuy nhiên các cơ quan chức<br />
năng phải có chính sách kinh tế thích đáng cho người làm công tác khuyến nông.<br />
7. Công tác khuyến nông phải chú ý việc phân nhóm hộ nông dân<br />
Những mối quan tâm của nông dân trong cùng một vùng không hoàn toàn giống<br />
nhau vì họ có nguồn lợi, khả năng kinh tế và nghề nghiệp khác nhau.<br />
Số nông dân giàu họ sẽ dễ dàng chấp nhận ứng dụng các khuyến cáo mới. Nhưng<br />
nông dân nghèo thì sẽ dè dặt hơn, họ sợ thất bại nên họ yên tâm với cái đã có và thiếu lòng<br />
tin với cái mới, nhất là những cái mới vượt quá khả năng và tầm nhìn của họ.<br />
Như vậy khuyến nông không phải cho tất cả nông dân những lời khuyên giống<br />
nhau, mà phải phân nhóm nông dân hoạch định các chương trình thích hợp cho từng nhóm .<br />
8. Khuyến nông phải mang tính chất trao đổi hai chiều<br />
Khuyến nông không phải là một quá trình truyền đạt kiến thức, thông tin và ý tưởng<br />
một chiều từ khuyến nông viên đến nông dân .<br />
Những kết quả nghiên cứu của cơ quan nông nghiệp về hệ thống canh tác mà khuyến<br />
nông viên đưa đến cho nông dân là vốn quý, song những thông tin mà khuyến nông viên và<br />
các nhà nghiên cứu nhận được từ nông dân có vai trò rất quan trọng.<br />
Người nông dân ü hiểu rất rõ môi trường sống và hệ thống canh tác của họ, cho nên<br />
khi họ có ý kiến nhận xét thì khuyến nông viên phải biết tiếp thu và đưa ra những ý kiến<br />
đóng góp của mình . Sự trao đổi hai chiều như thế này xảy ra ở các giai đoạn khác nhau<br />
trong quá trình làm việc với nông dân.<br />
Ý kiến của nông dân giúp KNV và các nhà nghiên cứu tránh được những thất bại khi<br />
chuyển giao thông tin mới vào sản xuất .<br />
Ý kiến của KNV và các nhà nghiên cứu giúp nông dân hiểu rõ hơn nên bắt đầu từ<br />
việc gì và làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao .<br />
Những ý kiến đó hòa trộn với nhau sẽ hoạch định được nội dung và phương pháp<br />
KN có hiệu quả tốt hơn.<br />
III. Chức năng khuyến nông<br />
Chức năng của khuyến nông phản ánh bản chất của nó.Về mặt lý thuyết, chức năng<br />
của khuyến nông là truyền bá thông tin, giáo dục và huấn luyện cho nông dân.Tuy nhiên<br />
trên thực tế, khuyến nông luôn luôn hoạt động trong mối quan hệ lẫn nhau với các bộ phận<br />
cấu thành của phát triển nông thôn. Vì vậy để hoạt động khuyến nông có hiệu quả, khuyến<br />
nông không chỉ truyền bá thông tin mà phải biến những thông tin kiến thức được truyền bá<br />
thành kết qủa sản xúât.Tức là khuyến nông cần có những điều kiện vật chất nhất định như:<br />
<br />
4<br />
<br />
Vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, sức lao động ... Những điều kiện như vậy, nông dân không<br />
phải lúc nào cũng nhận được.Vì vậy, khuyến nông đồng thời phải đảm trách thêm những<br />
hoạt động liên quan vốn không phải thuộc chức năng của mình.<br />
Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất khuyến nông, có thể chia chức năng<br />
khuyến nông ra làm 3 loại:<br />
1. Nhóm chức năng chính : Là những chức năng phù hợp với bản chất của khuyến nông<br />
như<br />
- Thúc đẩy : khuyến khích nông dân hành động theo sáng kiến của chính họ, phát<br />
triển hình thức hợp tác, liên kết của nông dân, nhằm mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông<br />
thôn.<br />
- Giáo dục huấn luyện nông dân: Tổ chức những hình thức huấn luyện, đào tạo<br />
giảng dạy cho nông dân,việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, phương pháp quản lý sản xuất<br />
và quản lý cộng đồng<br />
- Cung cấp và truyền bá thông tin: Thu thập, xử lý, lựa chọn những thông tin cần<br />
thiết phù hợp từ những nguồn khác nhau để truyền bá phổ biến cho nông dân .<br />
- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh ( tư vấn): Giúp nông dân phát<br />
hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề xảy ra trong sản xuất và đời sống và cùng họ<br />
tìm cách giải quyết.<br />
- Phát triển các chủ đề và phương pháp khuyến nông : trên cơ sở nghiên cứu thực<br />
trạng nông dân, nông nghiệp, nông thôn ở từng địa phương, khuyến nông đề xướng những<br />
chủ đề khuyến nông thích hợp và xây dựng được những phương pháp khuyến nông cụ thể<br />
để thực hiện các chủ đề khuyến nông.<br />
- Đánh giá hoạt động khuyến nông : Bao gồm việc kiểm tra, theo dõi, giám sát và<br />
đánh giá các hoạt động khuyến nông theo từng chủ đề và thời gian nhất định.<br />
- Cầu nối giữa sản xúât và nghiên cứu :<br />
Nghiên cứu<br />
<br />
Khuyến nông<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
2. Nhóm chức năng phụ: là những chức năng về bản chất không phải khuyến nông nhưng<br />
cần có để thực hiện nhóm chức năng chính như :<br />
- Trợ giúp nông dân bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm .<br />
- Tổ chức các thử nghiệm nghiên cứu trên đồng ruộng tại địa phương nhằm kiểm tra<br />
sự phù hợp của các kết quả nghiên cứu khoa học tại địa phương, làm cơ sở cho việc phổ<br />
biến, mở rộng những kết quả đó.<br />
- Trợ gíup nông dân phát triển các điều kiện về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông<br />
thôn, như : xây dựng đường sá giao thông, phương tiện giáo dục học tập của nông dân, cơ<br />
sở thủy lợi ....<br />
- Cung cấp dịch vụ về :<br />
+ Cây con giống<br />
+ Bảo vệ thực vật<br />
<br />
5<br />
<br />