Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải: Chuyên đề 1 - Quản lý nước thải
lượt xem 55
download
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải: Chuyên đề 1 - Quản lý nước thải giới thiệu tới các bạn những nội dung về phân loại - sự hình thành các loại nước thải, xuất xứ, khối lượng, thành phần tính chất; các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nước thải ở Việt Nam; hệ thống quản lý nước thải ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải: Chuyên đề 1 - Quản lý nước thải
- VIỆN KỸ THUẬT NƯỚC VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG) TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHUYÊN ĐỀ 1 KiỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DO NƯỚC THẢI
- QUẢN LÝ NƯỚC THẢI 1.1. Phân loại Sự hình thành các loại nước thải, xuất xứ, khối lượng, thành phần tính chất Nước thải sinh hoạt đô thị Nước thải y tếbệnh viện Nước thải công nghiệp Nước thải chăn nuôi Nước thải hay nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
- Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt Thành phần của nước thải: là nước đã sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, v.v... bị nhiễm bẩn, ô nhiễm, chứa nhiều vi trùng, chất độc hại Thành phần vật lý : bao gồm các chất rắn: • Dạng lơ lửng không tan chiếm 1/3 đến 1/2 khối lượng, còn lại phần lớn ở dạng tan, một ít ở dạng keo 1 104 mm 1 106 mm KHÔNG TAN KEO TAN • Các hạt rất nhỏ (mắt thường khó phân biệt, làm cho nước đục) là sản phẩm phân huỷ của các chất hữu cơ • Các hạt sỏi cát lớn, mẩu rau, hoa quả, vải giẻ, giấy vụn, các mảnh chất dẻo,... • Các hạt cát sỏi lớn hơn trong nước mưa từ hệ thống thoát nước chung
- Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) Thành phần hoá học: các chất bẩn hữu cơ, vô cơ Chất hữu cơ CHẤT TAN (20%) (50%) Chất vô cơ (30%) CHẤT KEO Chất hữu cơ (10%) (8%) Chất vô cơ (2%) CHẤT Chất Chất hữu cơ (15%) KHÔNG lắng Chất vô cơ (5%) TAN (40%) (20%) Chất Chất hữu cơ (15%) không lắng Chất vô cơ (5%) (20%)
- Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) Sinh vật và vi sinh vật: Những vi khuẩn đi theo phân người: đa số là có lợi, chúng phân huỷ thức ăn trong ruột già. Vi khuẩn gây bệnh: thương hàn, tả, lỵ,... (đường ruột), trứng giun sán do quá trình bài tiết Nhóm trực khuẩn đường ruột điển hình (Chỉ số côli): thể hiện mức độ nhiễm bẩn của nước thải do các vi khuẩn gây bệnh. Chỉ số côli là số lượng trực khuẩn đường ruột (côli) trong một lít chất lỏng. Các loại nấm men, nấm mốc, rong tảo, các loại thuỷ sinh... làm nước thải bị nhiễm bẩn sinh học.
- Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) Tính chất của nước thải: Tính chất vật lý: • Nhiệt độ thường cao hơn nhiệt độ nước cấp • Màu và mùi: Nước thải mới xả ra thường có màu xám nhẹ, dần dần thành mà xám tối và đen. Mùi của nước thải sinh hoạt mới xả ra thường có mùi khó chịu. Nước thải ổn định hoặc đã phân huỷ là mùi của khí H2S • độ đục đặc trưng cho các tạp chất nhỏ dạng keo và huyền phù chất lơ lửng không tan có nguồn gốc hữu cơ hoặc vô cơ.
- Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) Tính chất hoá học: • Chất hữu cơ: chiếm 75% chất rắn lơ lửng, 40% chất rắn tan, có xuất xứ từ động thực vật • Các chất đạm: thành phần chính của động vật, dễ phân huỷ sinh học • Hydrat cacbon: phổ biến trong thiên nhiên như đường, tinh bột, xenlulô, sợi gỗ • Chất béo, dầu, mỡ: là các hợp chất hữu cơ ổn định, bền vững, không dễ bị phân huỷ bởi vi sinh vật • Các chất hoạt động bề mặt: là chất hữu cơ cao phân tử, hoà tan yếu trong nước, tạo bọt trong các trạm XLNT, trên mặt nước khi xả nước thải vào nguồn, v.v.
- Thành phần, tính chất nước thải (tiếp) Nhu cầu ôxy sinh học (BOD, mg/L): là lượng ôxy cần thiết cho vi sinh vật để ôxi hoá sinh hoá hiếu khí và ổn định chất hữu cơ trong nước thải trong một khoảng thời gian xác định (đặc trưng cho các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học) Nhu cầu ôxy hoá học (COD, mg/L): là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoá học các chất hữu cơ trong nước thải (đặc trưng cho tổng hay toàn bộ các chất hữu cơ) độ pH của nước thải:
- NƯỚC THẢI Y TÊ /BỆNH ViỆN Bệnh viện là nơi tập trung đông người. Do đặc tính hoạt động đây là một trong các nguồn phát sinh ra nhiều chất thải, trong đó có nước thải độc hại và nguy hại. Theo tổ chức Y tế Thế giới, trong chất thải bệnh viện có khoảng 85% là không độc, 10% bị nhiễm khuẩn và 5% là các chất độc hại. Chất thải bệnh viện chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ người bệnh và các chất độc hại khác phát sinh trong quá trình điều trị. Nước thải bệnh viện khi xả thải vào nguồn nước mặt sẽ gây nhiễm bẩn về hoá học, vi sinh và có thể gây lan truyền dịch bệnh. Phần lớn các bệnh viện đều nằm trong khu đô thị hoặc dân cư
- NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP - Công nghiệp Dệt may - Sản xuất Giấy-Bột giấy - Chế biến Thủy hải sản - Công nghiệp Da giầy - Cơ khí-Mạ Kim loại - Chế biến Nông sản - Lọc Hóa Dầu - ………………… - (Minh họa bằng hình ảnh khảo sát hiện trường)
- NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI Nước thải và các chất ô nhiễm a. Thành phần, tính chất chất thải ngành chăn nuôi • Mỗi năm, ngành chăn nuôi thải ra trên 75-85 triệu tấn chất thải rắn (phân khô, thức ăn thừa) và 25-30 triệu khối chất thải lỏng (phân lỏng, nước tiểu và nước rửa chuồng trại). Trong đó, khoảng 50% lượng chất thải rắn (36,5 triệu tấn), 80% chất thải lỏng (20 - 24 triệu m3) xả thẳng ra tự nhiên, hoặc sử dụng không qua xử lý là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Cục Chăn nuôi, Bộ NN –PTNT, 2005). • Lượng nước sử dụng cho nhu cầu uống, rửa chuồng và tắm cho lợn là 30-50 lít nước/con.ngđ [Hồ Thị Kim Hoa, Lê Thanh Hiền, Trần Thị Dân: Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở một số huyện ở TP.Hồ Chí Minh và 3 tỉnh lân cận, Tạp chí chăn nuôi số 1-2005]. Nước thải có mùi hôi thối, khó vận chuyển đi xa để sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản;
- CHĂN NUÔI (Tiếp) a.1. Chất thải rắn Loại gia súc Lượng phân Nước tiểu • Là những thành phần từ thức ăn, nước uống mà cơ thể gia súc (kg/ngày) (kg/ngày) không hấp thụ được và thải ra ngoài cơ thể: • - Những dưỡng chất không tiêu hóa được của quá trình tiêu hóa vi sinh: men tiêu hóa, chất xơ, protein dư thừa, acid amin (trong nước tiểu). Các khoáng chất dư thừa như P2O5, K2O, CaO, MgO… cũng xuất hiện trong phân. Trâu bò lớn 20-25 10-15 • - Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin…). • - Các loại vi sinh vật trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân. • Khối lượng: tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn và được thể hiện ở bảng sau: Lợn (
- Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm Loại gia súc, gia Nước Nitơ P2O5 K2O CaO MgO cầm Lợn 82.0 0.60 0.41 0.26 0.09 0.10 Trâu, bò 83.14 0.29 0.17 1.00 0.35 0.13 Gà 56.0 1.63 0.54 0.85 2.40 0.74 (Nguồn: Lê Văn Cát: Xử lý nước thải giàu hợp chất N và P, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, 2007) . Chất lượng nước thải theo điều tra tại các trại chăn nuôi tập trung Chỉ tiêu Đơn vị Trại Đan Trung tâm Trại lợn Trại Cty Trại TB±SD Kiểm tra Phượng nghiên cứu Tam Điệp Gia Nam Hồng Lợn Thụy Điệp Phương pH o C 7,15 7,26 7,08 6,78 6,83 7,02 ± 0,24 BOD5 mg/l 1339,4 1080,70 882,3 783,4 1221,2 1061,40 ± 278 COD mg/l 3397,6 2224.5 1924,8 1251,6 2824.5 2324,60 ± 1073 TDS mg/l 4812,8 4568.44 3949,56 4012,8 4720.4 4412,80 ± 400
- NƯỚC RỈ RÁC Nồng độ các chất ô nhiễm từ nước rác theo nghiên cứu: - BOD5 = 8.000 ÷ 28.000 mg/l - COD = 10.000 ÷ 40000 mg/l Một lượng lớn nước rác thải tràn ra ngoài vào mùa mưa Một lượng khác thấm vào nước ngầm Nhận xét: Vấn đề xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp là hết sức khó khăn, chưa có công nghệ nào đã và đang áp dụng cho được kết quả mong muốn. Thành phần và tính chất của nước rác thường dao động rất lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thành phần rác, tuổi thọ bãi rác, chế độ vận hành, chiều cao lớp rác, nhiệt độ, điều kiện thủy văn…. Hàm lượng BOD5, COD, Nitơ rất cao, gây kích thích sự phát triển của rong tảo gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.
- 1.2. Các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý nước thải ở Việt Nam - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thay thế Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Luật có 15 chương, 136 điều. So với Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 tăng 8 chương, 81 điều (Luật 1993 có 7 chương, 55 điều):
- Chương VII. Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác - gồm 11 điều. • Mục 1. Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển. • Mục 2. Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân địa phương trong lưu vực sông và tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông. • Mục 3. Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác gồm 3 điều quy định việc bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, nước dưới đất.
- • Các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật BVMT và văn bản ký kết quốc tế • Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ và được phê duyệt các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật gồm: • Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, ngày 9/8/2006, qui định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; • Nghị định số 81/2006/ NĐ-CP, ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. • Nghị định số 21/2008 NĐ-CP ngày 25 tháng 2 năm 2008, sửa đổi, bổ sung NĐ 80/NĐ-CP. • Nghị định Chính Phủ Số: 140/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển • Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải • Nghị định 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước • Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008, ban hành quy chế BVMT KCN . • Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định công tác dự báo khí tượng, thủy văn; phát tin chính thức về diễn biến thời tiết thực hiện các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu • Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; • Thông tư số 08/2009/BTNMT ngày 15-7-2009 về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- . Luật Tài nguyên nước và văn bản dưới luật • LuậtTài nguyên nước được Quốc Hội thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 và có hiệu lực từ 01-7-1999 và các Văn bản dưới luật • Nghị định Chính Phủ số 179 /1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999, Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 • Nghị Định Chính Phủ số 149/2004/NĐ-CP, ngày 27 tháng 7 năm 2004 Qui định việc cấp phép thăm dũ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước • Nghị Định Chính Phủ số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 thỏng 3 năm 2005, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước • Nghị định Chính Phủ số 162/2003/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2003, Ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước • Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định 04/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 67/2003/NĐ-CP • Nghị định 114/2004/NĐ-CP về cấp phép xả thải vào nguồn nước • Nghị định 109/2003/NĐ - CP ngày 23/9/2003 về bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006, Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số 104/2000/QD-TTg Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 • Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ Số: 67/TTg ngày 15 tháng 6năm 2000, thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật liên quan tới môi trường nước • Luật Tiêu chuẩn/Quy chuẩn được Quốc Hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007. • -Nghị định Chính Phủ Số: 127/2007/NĐ-CP, ngày 01 thỏng 8 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật • Khái quát về Tiêu chuẩn-Quy chuẩn môi trường Tuân thủ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn năm 2006, những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sẽ dần dần chuyển thành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia. • Tiêu chuẩn: là quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. • Theo cấp độ, hệ thống tiêu chuẩn được phân thành tiêu chuẩn cấp quốc gia, cấp đia phương - vùng và theo ngành chuyên môn gọi là tiêu chuẩn ngành (TCN). Trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực xây dựng cơ bản, người ta còn phân biệt: tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn thi công, tiêu chuẩn quản lý, vận hành.v.v. • Hiện nay tiêu chuẩn Việt nam đã chấp nhận định nghĩa của tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) như sau " Tiêu chuẩn là một tài liệu kỹ thuật, được thiết lập bằng cách thoả thuận trong đó nêu ra các quy tắc, hướng dẫn hoặc là các đặc tính của các hoạt động hay kết quả của các hoạt động, do một cơ quan được công nhận phê duyệt, để sử dụng lặp lại nhằm đạt được mức độ tối ưu, trong một hoàn cảnh nhất định ", • Quy chuẩn kỹ thuật (QCKT) là qui định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế -xã hội phải tuân thủ nhằm đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dựng và các yêu cầu thiết yếu khác. • Ở Việt Nam, từ 1-1-2007, qui định rằng, TCMT được áp dụng trực tiếp hoặc viện dẫn trong một văn bản được gọi là “Qui chuẩn kỹ thuật” (Technical Regulation).
- Tiêu chuẩn/Quy chuẩn môi trường về chất lượng môi trường nước (CLMTN). • Quyết Định của Bộ Tài nguyên Môi trường, số: 16/2008/QĐ-BTNMT, ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy chuẩn Quốc gia về môi trường • QCVN 08 : 2008/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước mặt • QCVN 09 : 2008/BTNMT- Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước ngầm • QCVN 10 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia chất lượng môi trường nước biển ven bờ • TCVN 6773 : 2000 - Chất lượng nước- Chất lượng nước dùng cho Thuỷ lợi,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 5
0 p | 240 | 69
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 1
8 p | 232 | 67
-
Bài giảng Môi trường: Ô nhiễm không khí
50 p | 312 | 66
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 2
0 p | 207 | 58
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - ĐH Quốc gia Hà Nội
93 p | 247 | 56
-
BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
0 p | 225 | 54
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nông nghiệp và nông thôn: Chương 4 - Phạm Khắc Liệu
22 p | 250 | 50
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 3
0 p | 202 | 48
-
Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - Chương 4
0 p | 171 | 45
-
Bài giảng Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước và không khí lục địa
54 p | 191 | 38
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải: Chuyên đề 3 - Quản lý, giám sát và quan trắc tài nguyên - môi trường nước, nước thải
73 p | 208 | 37
-
Bài giảng môn Môi trường đô thị: Ô nhiễm không khí – kiểm soát ô nhiễm không khí - ThS. Đặng Nguyễn Thiên Hương
26 p | 232 | 37
-
Bài giảng Chương 6: Công cụ kiểm soát ô nhiễm môi trường - Phạm Khánh Nam
24 p | 391 | 30
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Phần 1
32 p | 140 | 16
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí: Phần 2
29 p | 106 | 7
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí - TS. Phạm Tiến Dũng
61 p | 90 | 5
-
Tình hình giảng dạy môn học “Công nghệ thực vật kiểm soát ô nhiễm” bằng tiếng Anh và một số định hướng nhân rộng
4 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn