intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế lượng - Bài 1: Kinh tế lượng là gì

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế lượng - Bài 1: Kinh tế lượng là gì" được biên soạn nhằm cung cấp thêm tư liệu phục vụ học tập và nghiên cứu cụ thể đó là phân biệt mô hình kinh tế lượng và mô hình kinh tế thông thường; phương pháp luận của kinh tế lượng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế lượng - Bài 1: Kinh tế lượng là gì

  1. Bài 1: Kinh tế luợng là gì BÀI 1. KINH TẾ LƯỢNG LÀ GÌ Mục tiêu Sau khi kết thúc bài này, học viên sẽ hiểu được những vấn đề sau đây:  Một số định nghĩa về kinh tế lượng.  Tại sao chúng ta lại sử dụng kinh tế lượng và sự khác biệt của nó với những môn học khác.  Phương pháp luận của kinh tế lượng. Hướng dẫn học Nội dung  Đọc tài liệu để có được những ý tưởng  Kinh tế lượng là gì. chính.  Phân biệt mô hình kinh tế lượng và  Nghe kỹ bài giảng của giảng viên. mô hình kinh tế thông thường.  Tập trung vào ví dụ minh họa cho phương  Phương pháp luận của kinh tế lượng. pháp luận của kinh tế lượng nhằm hiểu được môn học được ứng dụng như thế nào trong thực tế. STA301_Bài 1_v1.0013101214 1
  2. Bài 1: Kinh tế luợng là gì TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống 1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý định điều chỉnh tỉ giá VNĐ/USD nhằm tăng xuất khẩu cho nền kinh tế. Theo lý thuyết, tỉ giá tăng lên thì xuất khẩu cũng tăng. Câu hỏi Vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách là nếu tỉ giá tăng lên 1000 đồng thì lượng xuất khẩu sẽ tăng lên bao nhiêu? Tình huống 2 Tổng giám đốc Công ty sữa Vinamilk biết rằng khi giảm giá sữa tươi đóng hộp dành cho trẻ em loại 180ml thì lượng hàng bán sẽ tăng lên. Câu hỏi Vậy, ở mức giá hiện tại, nên giảm giá đi bao nhiêu % để doanh số bán hàng hoặc lợi nhuận lớn nhất cho công ty? Để trả lời được những câu hỏi như trên bằng các con số cụ thể, người ta sẽ sử dụng phương pháp kinh tế lượng. 2 STA301_Bài 1_v1.0013101214
  3. Bài 1: Kinh tế luợng là gì 1.1. Kinh tế lượng là gì Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế lượng, tuy nhiên ta có thể đưa ra một định nghĩa đơn giản về kinh tế lượng như sau: “Kinh tế lượng là việc sử dụng các phương pháp thống kê toán học trong kinh tế”. Trong tiếng Anh, thuật ngữ được sử dụng là “Econometrics”. Thuật ngữ này có nghĩa là đo lường kinh tế (economy = kinh tế, metrics = đo lường). CHÚ Ý Không giống như thống kê kinh tế mà trong đó chủ yếu quan tâm đến các dữ liệu thống kê, kinh tế lượng là một hợp nhất của lý thuyết kinh tế, các phương pháp toán học và các phương pháp suy luận thống kê. Phương pháp toán học được dùng ở đây chủ yếu là các phương pháp thống kê toán học và lý thuyết xác suất. Kinh tế học quan tâm đến những vấn đề sau:  Ước lượng mối liên hệ kinh tế. Ví dụ: Ước lượng quan hệ giữa cung và cầu của các sản phẩm và dịch vụ. Ước lượng mức độ ảnh hưởng của quảng cáo đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ước lượng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với đặc trưng của công ty phát hành cổ phiếu và tình trạng của nền kinh tế.  Đối chiếu giữa lý thuyết với thực tế, kiểm định sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế. Ví dụ: Một cửa hàng thực phẩm muốn xác định chiến dịch quảng cáo, tiếp thị có tác động làm tăng doanh thu hay không. Kiểm định về tính co giãn của giá cả phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Kiểm định về ảnh hưởng của quy mô hoạt động của công ty lên mức độ tăng hay giảm của lợi nhuận.  Các giả thuyết liên quan đến các hành vi kinh tế. Ví dụ: Các công ty cần có dự báo về doanh thu, lợi nhuận, chi phí sản xuất và lượng hàng tồn kho. Dự báo về nhu cầu sử dụng năng lượng của một vùng hay toàn bộ khu vực. Dự báo về chỉ số chứng khoán và giá cổ phiếu. 3
  4. Bài 1: Kinh tế luợng là gì Việc ứng dụng các công cụ thống kê để xử lý các dữ liệu kinh tế đã được phát triển từ rất lâu. Tuy nhiên, trước bất kỳ một phân tích thống kê tới các dữ liệu thì điều quan trọng và cần thiết đó là đưa ra công thức toán học có liên quan đến lý thuyết kinh tế. Ví dụ: Theo dõi dữ liệu về thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình ta đưa ra mô hình toán học cho mối liên hệ giữa hai đại lượng đó như sau: y    x  u trong đó: y : là chi tiêu của hộ gia đình x : thu nhập của hộ gia đình u : nhiễu ngẫu nhiên ,  : là các hệ số. 1.2. Mô hình kinh tế và mô hình kinh tế lượng Phần việc đầu tiên cần làm khi nghiên cứu kinh tế lượng đó là thiết lập một mô hình kinh tế lượng. Vậy mô hình kinh tế lượng là gì? Mô hình kinh tế lượng là một biểu diễn đơn giản của quá trình trong thế giới thực. Ví dụ: Thiết lập mối quan hệ của quá trình cung và cầu trong sản xuất. Việc xây dựng mô hình trong hệ thống kinh tế, xã hội phải được dựa trên một cấu trúc lôgic, cấu trúc này mô tả hành vi của các đối tượng trong hệ thống. Mô hình trong kinh tế học được thiết lập dưới dạng một phương trình toán học, nó mô tả hành vi kinh tế của các biến có liên quan trong mô hình. Mô hình được thiết lập có thể là một phương trình hay hệ phương trình toán học.  Mô hình kinh tế là tập hợp các giả thiết mô tả các hành vi trong kinh tế.  Mô hình kinh tế lượng bao gồm: o Tập hợp các hành vi kinh tế trong mô hình kinh tế và được biểu diễn dưới dạng phương trình. Trong phương trình có chứa các biến quan sát và các nhiễu ngẫu nhiên. o Phân phối xác suất của các nhiễu ngẫu nhiên. 1.3. Mục đích và phương pháp luận của kinh tế lượng Mục đích của kinh tế lượng là:  Thiết lập mô hình và các công thức từ các nghiên cứu thực nghiệm;  Ước lượng và kiểm nghiệm mô hình dựa vào các dữ liệu thực nghiệm;  Sử dụng mô hình để dự báo và ra quyết định. Khi tiến hành nghiên cứu kinh tế lượng cần thực hiện các bước được thể hiện trong sơ đồ sau: 4 STA301_Bài 1_v1.0013101214
  5. Bài 1: Kinh tế luợng là gì Nêu lên các giả thuyết kinh tế Thiết lập các mô hình Thu thập số liệu Ước lượng các tham số của mô hình Kiểm định giả thuyết Diễn dịch kết quả Dự báo Ra các quyết định và các chính sách Bước 1: Nêu các giả thuyết kinh tế Tại bước đầu tiên này, ta cần đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, hay chính là giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế. Các câu hỏi đặt ra cần phù hợp với ý nghĩa thực tế và giúp giải đáp được các vần đề cần quan tâm. Bước 2: Thiết lập mô hình Mô hình toán học cần được thiết lập để mô tả mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, mối quan hệ được thể hiện dưới dạng một hoặc nhiều phương trình, trong đó chứa biến phụ thuộc là biến mà ta muốn giải thích về hành vi của nó (biến này cũng còn có tên gọi là biến hồi quy) và có thể có một hoặc nhiều biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và ta gọi các biến này là biến độc lập hay là biến giải thích. Việc lựa chọn biến phụ thuộc, các biến độc lập và mô hình toán học (thể hiện qua các phương trình) được xuất phát từ lý thuyết kinh tế hoặc các nghiên cứu trong quá khứ hoặc từ trực giác. Ví dụ: Ta thấy rằng lợi nhuận của một công ty sẽ phụ thuộc vào giá bán và số lượng bán ra các sản phẩm của công ty đó, số người sử dụng, mức thu nhập, chi phí 5
  6. Bài 1: Kinh tế luợng là gì nguyên vật liệu, … Lúc ấy trong mô hình, lợi nhuận là biến hồi quy, còn giá bán, lượng bán ra, số người sử dụng, mức thu nhập, chi phí nguyên vật liệu, … là các biến độc lập. Bước 3: Thu thập số liệu Để ước lượng cho mô hình kinh tế lượng mà ta đưa ra thì cần phải có dữ liệu thu thập được về các biến độc lập và biến phụ thuộc. Thông thường kinh tế lượng đòi hỏi số liệu có kích thước (cỡ) mẫu khá lớn. Nếu trong mô hình ta quan tâm tới việc giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc theo thời gian thì ta cần phải có các dữ liệu thu thập tại các thời điểm khác nhau và được gọi là dữ liệu theo dõi dọc theo thời gian (gọi tắt là dữ liệu theo dõi dọc). Dữ liệu chuỗi thời gian là một dạng đặc biệt của dữ liệu theo dõi dọc, khi có các thời điểm thu thập cách đều nhau (theo từng ngày, từng tuần, từng tháng hay từng quý, ...). Nếu trong mô hình ta muốn giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc theo không gian thì ta cần có số liệu thu thập tại một thời điểm định trước. Số liệu như vậy được gọi là dữ liệu theo dõi cắt ngang (gọi tắt là dữ liệu cắt ngang) hoặc dữ liệu theo không gian. Ví dụ: Ta muốn giải thích về nhu cầu nhà ở tại các thành phố thì ta cần phải thu thập số liệu từ các thành phố khác nhau trong một khoảng thời gian xác định. Số liệu này được xếp vào loại số liệu theo dõi cắt ngang. Ta cũng thường gặp một loại dữ liệu khác có dạng tổng hợp của hai dạng số liệu trên đây. Chẳng hạn ta xét mối quan hệ giữa chi tiêu và thu nhập thì dữ liệu có thể là dữ liệu về chi tiêu và thu nhập của một gia đình được ghi lại định kỳ tại những thời điểm trong một khoảng thời gian dài (dữ liệu theo dõi dọc), hoặc của một nhóm gia đình tại một thời điểm nhất định nào đó (dữ liệu cắt ngang), song cũng có thể là dữ liệu của một nhóm gia đình cùng ghi lại tại nhiều thời điểm trong một khoảng thời gian (dữ liệu dạng bảng). Từ những ý trên, ta thấy việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu là những vấn đề quan trọng cần được xác định thích hợp cho từng mục đích nghiên cứu. Bước 4: Ước lượng tham số của mô hình Khi đã thiết lập được mô hình và thu thập dữ liệu phù hợp thì nhiệm vụ quan trọng là phải ước lượng cho những tham số chưa biết trong mô hình. Ví dụ: Ta đã có mô hình về chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình là: Y    X  u. Với một bộ dữ liệu về chi tiêu Y và thu nhập X, biết được dạng phân phối xác suất của u, ta cần ước lượng các hệ số  và  , để từ đó xác định được mức độ phụ thuộc của Y vào X. Bước 5: Kiểm định giả thuyết Vì dữ liệu thường được thu thập trên một mẫu rút ra từ tổng thể nghiên cứu nên thông tin do dữ liệu cung cấp không phản ánh đầy đủ toàn bộ thông tin của tổng thể cần nghiên cứu, từ đó việc ước lượng các tham số dựa trên dữ liệu chỉ cho các đánh giá 6 STA301_Bài 1_v1.0013101214
  7. Bài 1: Kinh tế luợng là gì gần đúng. Mặt khác mô hình kinh tế lượng mà ta thiết lập chịu ảnh hưởng của lý thuyết kinh tế được xác lập từ trước và ảnh hưởng của các kết quả nghiên cứu trong quá khứ, do đó kết quả có được khi ta ước lượng mô hình có thể chưa phù hợp với thực tế hoặc chưa giải thích được hết sự ảnh hưởng của các biến kinh tế. Vì vậy ta cần kiểm định giả thuyết về các tham số và về sự phù hợp của mô hình. Bước 6: Diễn dịch kết quả Việc diễn giải kết quả phải dựa trên lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá kết quả nhận được, xem xét kết quả đạt được có phù hợp với lý thuyết kinh tế hay không. Đồng thời việc diễn giải phải giúp giải thích các phát hiện thu được từ kết quả phân tích, so sánh kết quả của nghiên cứu đang tiến hành với kết quả của các nghiên cứu trước đó. Bước 7: Dự báo Khi mô hình đã phù hợp với lý thuyết kinh tế tức là ta đã khẳng định được tính đúng đắn của mô hình mà ta đã lập, lúc đó có thể sử dụng mô hình để dự báo quy luật về các hiện tượng có thể trở thành hiện thực trong tương lai. Bước 8: Đưa ra quyết định và các chính sách Khi đã khẳng định mô hình xây dựng được là phù hợp với lý thuyết kinh tế và đưa ra được kết quả dự báo cho các biến kinh tế trong mô hình, ta có thể dựa vào kết quả dự báo đó để đưa ra các quyết định và đề xuất các chính sách thích hợp. 7
  8. Bài 1: Kinh tế luợng là gì TÓM LƯỢC CUỐI BÀI  Kinh tế lượng là một khoa học xã hội trong đó các công cụ như kinh tế, toán học, thống kê toán và thống kê kinh tế được áp dụng để phân tích các vấn đề kinh tế.  Mô hình kinh tế là một mô hình tất định, thể hiện quan hệ giữa các biến kinh tế. Ví dụ: Theo dõi quan hệ giữa thu nhập (X) và chi tiêu (Y) của hộ gia đình ta đưa ra mô hình toán học cho mối liên hệ như sau: Mô hình kinh tế: Y = β 1 + β2 X Mô hình kinh tế lượng: Y = β 1 + β2 X + u trong đó u là yếu tố ngẫu nhiên, thể hiện ảnh hưởng của các yếu tố ngoài biến X lên biến Y.  Phương pháp luận của Kinh tế lượng: Nêu lên các giả thuyết kinh tế Thiết lập mô hình toán học Thiết lập mô hình kinh tế lượng Thu thập số liệu Ước lượng mô hình kinh tế lượng Kiểm định giả thuyết Dự báo Dùng mô hình cho việc ra quyết định. 8 STA301_Bài 1_v1.0013101214
  9. Bài 1: Kinh tế luợng là gì CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Tại sao ta nên sử dụng phương pháp kinh tế lượng trong nghiên cứu kinh tế? 2. Kinh tế lượng có thể thay thế được các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác hay không? 3. Mục tiêu chính của kinh tế lượng trong nghiên cứu kinh tế xã hội là gì? 4. Kinh tế lượng khác với kinh tế học thông thường như thế nào? 5. Kinh tế lượng sử dụng thống kê kinh tế như thế nào? 6. Tại sao trong mô hình kinh tế lượng cần phải đưa vào yếu tố ngẫu nhiên? 7. Khi nghiên cứu một vấn đề bằng phương pháp kinh tế lượng, có thực sự cần thiết phải theo đúng các bước như trong phương pháp luận đã nêu hay không? 8. Ta có nên tin tưởng hoàn toàn vào các kết quả đưa ra bằng phương pháp kinh tế lượng hay không? CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Phương pháp kinh tế lượng là phương pháp duy nhất cho các nhà kinh tế học trong nghiên cứu định lượng. A. Đúng. B. Sai. 2. Theo một trong các định nghĩa về kinh tế lượng thì kinh tế lượng là sự kết hợp của một số các môn khoa học sau đây trừ: A. Kinh tế học. B. Thống kê toán. C. Mô hình Toán kinh tế. D. Tâm lí học. 3. Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế lượng và mô hình kinh tế thông thường là ở chỗ: A. Mô hình kinh tế là một mô hình tất định thể hiện các hành vi hay các mối quan hệ kinh tế giữa các biến kinh tế trong khi mô hình kinh tế lượng bao gồm phần tất định và phần ngẫu nhiên. B. Hai mô hình là như nhau về mặt cấu trúc. C. Mô hình kinh tế chỉ có các kí hiệu bằng chữ, còn mô hình kinh tế lượng dùng các số. D. Mô hình kinh tế phản ánh các mối quan hệ kinh tế, còn mô hình kinh tế lượng thì không. 4. Các điều sau đây đều là mục đích nghiên cứu của kinh tế lượng trừ: A. Thiết lập mô hình và các công thức từ các nghiên cứu thực nghiệm. B. Ước lượng và kiểm nghiệm mô hình dựa vào các dữ liệu thực nghiệm. 9
  10. Bài 1: Kinh tế luợng là gì C. Sử dụng mô hình để dự báo và ra quyết định. D. Sử dụng mô hình để kiểm nghiệm tính xác thực của số liệu. 5. Các bước sau đây đều thuộc về phương pháp luận của kinh tế lượng trừ: A. Thiết lập các mô hình. B. Thu thập số liệu. C. Tính các chỉ số kinh tế từ số liệu thu thập được. D. Ra các quyết định và các chính sách. 6. Khi nghiên cứu bằng phương pháp kinh tế lượng, ta không cần sử dụng mô hình kinh tế A. Đúng. B. Sai. 7. Muốn ước lượng được một mô hình kinh tế lượng, nhất thiết ta cần có số liệu về các biến liên quan. A. Đúng. B. Sai. 10 STA301_Bài 1_v1.0013101214
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0