Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 3 - Nguyễn Ngọc Lan
lượt xem 3
download
Chương 3 - Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên. Chương này gồm có những nội dung chính sau: Nhận thức chung về tài nguyên thiên nhiên; những vấn đề kinh tế cơ bản về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi cả nước; khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong một vùng lãnh thổ; khai thác, sử dụng một nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể trong một vùng lãnh thổ;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 3 - Nguyễn Ngọc Lan
- CHƯƠNG 3 KINH TẾ HỌC VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- 3.1. Nhận thức chung về tài nguyên thiên nhiên:
- 3.1. Nhận thức chung về tài nguyên thiên nhiên: * Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn năng lượng, vật chất, thông tin được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến để tạo ra sản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.
- Phân loại Có nhiều cách phân loại tài nguyên thiên nhiên: + Theo vị trí phân bố + Theo công dụng kinh tế + Theo thành phần hóa học + Theo khả năng tái sinh…
- TNTN TN có khả năng tái sinh TN không có khả năng tái sinh TN vô hạn Khoáng Gen sả n di truyền Ánh sáng mặt trời, TN hữu hạn sức gió, sóng biển, dòng chảy, thủy triều, địa nhiệt Không Nước Đất Sinh khí ngọt vậ t
- * Tài nguyên có khả năng tái sinh là loại tài nguyên có thể tự tái tạo bản thân chúng trong các điều kiện thích hợp. Bao gồm: + Tài nguyên vô hạn là tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không phụ thuộc vào sự tác động của con người. Hay, khi tài nguyên này được khai thác, sử dụng thì quá trình tự nhiên sẽ luôn tự tái tạo lại một cách vô tận. + Tài nguyên hữu hạn có khả năng tái sinh là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lí một cách hợp lí. * Tài nguyên không có khả năng tái sinh là tài nguyên có qui mô không thay đổi, sẽ mất đi hoặc hoàn toàn bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình khai thác, sử dụng.
- Các tiêu chuẩn đánh giá TNTN. (Đọc giáo trình)
- 3.2. Những vấn đề kinh tế cơ bản về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
- 3.2.1. Sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng hợp lí và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên là thành phần của môi trường. Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên thường hiện hữu một cách tự nhiên trong môi trường nên dễ khai khai thác, sử dụng nhưng khó quản lí.
- 3.2.2. Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: Năng suất Chất lượng KT,SD Công bằng TNTN Hiệu quả
- Tạo ra năng suất hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở mức cao nhất. + Mục đích: Nhằm thu được nhiều nhất năng lượng, nguyên vật liệu thô từ hoạt động khai thác tài nguyên; đồng thời ít gây hại cho môi trường. + Biện pháp: Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ tiên tiến trong khai thác tài nguyên thiên nhiên. + Ý nghĩa: Làm hao hụt thấp nhất trữ lượng (quy mô) nguồn tài nguyên hiện có. Hạn chế các phụ liệu, phế liệu và chất thải từ lượng tài nguyên được khai thác. Giảm thuế tài nguyên, chi phí bảo vệ môi trường…
- Nâng cao không ngừng chất lượng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. + Mục đích: Tạo ra nhiều loại sản phẩm với số lượng và chất lượng cao nhất, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. + Biện pháp: Đối với khai thác TN khoáng sản: Phải hướng tới chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô. Đối với khai thác TN sinh vật: Phải chọn đúng mùa, thời điểm, cá thể khai thác. Đối với khai thác TN đất: Phải chọn đúng cây – con theo tổ hợp đất – nước – khí hậu – địa hình… + Ý nghĩa: Góp phần tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm; đảm bảo tạo ra các giá trị trong chuỗi giá trị kinh tế chung…
- Bảo đảm hiệu quả cao trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên. + Mục đích: Nhằm giảm chi phí khai thác, sử dụng tài nguyên; làm cho chất lượng sản phẩm tăng lên; chu kì khai thác, sử dụng khép kín; giảm thiểu tác động tiêu cực trở lại đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường. + Biện pháp: Thực hiện tốt công tác khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng từng loại tài nguyên. Xác định chính xác và đầy đủ các giá trị kinh tế đa dạng của nguồn tài nguyên đang khai thác, sử dụng… + Ý nghĩa: Nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Có trách nhiệm kinh tế thỏa đáng trước chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên và trước các thế hệ mai sau. + Mục đích: Đảm bảo hài hòa ba lợi ích: lợi ích doanh nghiệp, lợi ích nhà nước và lợi ích cộng đồng địa phương trong khai thác tài nguyên thiên nhiên; đồng thời đảm bảo sự cân đối lợi ích với các thế hệ tương lai. + Biện pháp: Thực hiện “công khai, minh bạch” trong các hoạt động khai thác tài nguyên. Phải có trách nhiệm kinh tế trước các thế hệ mai sau. + Ý nghĩa: Đảm bảo sự công bằng trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- 3.3. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi cả nước (đọc giáo trình):
- 3.4. Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong một vùng lãnh thổ (đọc giáo trình):
- 3.5. Khai thác, sử dụng một nguồn tài nguyên thiên nhiên cụ thể trong một vùng lãnh thổ: 3.5.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn. 3.5.2. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên có khả năng phục hồi. 3.5.3. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi.
- 3.5.1. Khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên vô hạn: Khái niệm Các loại tài nguyên vô hạn
- Cơ cấu năng lượng thế giới Theo Cơ quan thông tin năng lượng Hoa Kì, năm 2006 cơ cấu năng lượng thế giới như sau: + Năng lượng hóa thạch chiếm trên 86%: Dầu mỏ 36,8% Than 26,6% Khí đốt 22,9% + Năng lượng không hóa thạch: Thủy điện 6,3% Năng lượng hạt nhân 6% NLMT, địa nhiệt, gió…
- Dẫn đến 2 thách thức lớn: +Nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần, đang đe dọa an ninh năng lượng thế giới. +Gây ra lượng phát thải lớn khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chính gây ra Biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, sử dụng năng lượng tái tạo là 1 yêu cầu khách quan (do năng lượng hóa thạch cạn kiệt) và cũng là 1 yêu cầu bức xúc (để ứng phó với Biến đổi khí hậu toàn cầu). Hiện nay, năng lượng tái tạo đã dần khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế của nhân loại, như 1 nguồn vô tận và không gây ô nhiễm môi trường.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 12
15 p | 158 | 34
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 1
10 p | 157 | 31
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 10
17 p | 203 | 29
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 5
13 p | 138 | 27
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 15a
15 p | 139 | 26
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 2
16 p | 178 | 26
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 4: Định giá môi trường
52 p | 129 | 19
-
Bài giảng Kinh tế Môi trường: Bài giảng 11
9 p | 120 | 17
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Bài mở đầu - Ngô Văn Mẫn
17 p | 63 | 11
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - TS. Hoàng Văn Long
108 p | 149 | 11
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - TS. Hoàng Văn Long
65 p | 90 | 11
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - Ngô Văn Mẫn
81 p | 79 | 10
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 2 - TS. Hoàng Văn Long
68 p | 61 | 10
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 4 - Ngô Văn Mẫn
52 p | 96 | 9
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 1 - ĐH Kinh tế
22 p | 60 | 8
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - Chương 2: Tăng trưởng kinh tế và nguyên nhân kinh tế gây suy thoái môi trường
32 p | 13 | 4
-
Bài giảng Kinh tế môi trường - Nguyễn Thị Kim Nga
54 p | 62 | 3
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 3 - Đàm Thị Tuyết
26 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn