intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế môi trường nhằm cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế. Bài giảng được kết cấu thành 4 chương để trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Kinh tế môi trường, giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường và ngược lại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp

  1. ThS. CHU THỊ THU KINH TÕ M¤I TR¦êNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
  2. THS. CHU THỊ THU BÀI GIẢNG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
  3. MỤC LỤC Mục lục........................................................................................................................................ i Danh mục các bảng ................................................................................................................... v Danh mục các hình và sơ đồ ................................................................................................... vi Bảng tổng hợp thuật ngữ ....................................................................................................... viii Lời nói đầu ................................................................................................................................. 1 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG............................ 3 1.1. Hệ thống môi trường ........................................................................................ 3 1.1.1. Môi trường (Environment) ........................................................................ 3 1.1.2. Tài nguyên ................................................................................................. 6 1.1.3. Vai trò của môi trường đối với con người ................................................ 7 1.2. Phát triển bền vững .......................................................................................... 8 1.2.1. Khái niệm về phát triển bền vững ............................................................. 8 1.2.2. Nội dung phát triển bền vững .................................................................... 8 1.2.3. Các chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững .............................................. 10 1.2.4. Những nguyên tắc của một xã hội bền vững ........................................... 10 1.3. Liên kết giữa kinh tế và môi trường .............................................................. 11 1.3.1. Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên ............................. 11 1.3.2. Cân bằng vật chất và chất lượng môi trường ......................................... 12 1.4. Nhập môn Kinh tế môi trường ....................................................................... 16 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế môi trường ........................................ 16 1.4.2. Vai trò của khuyến khích trong việc giải thích các vấn đề môi trường .. 17 1.4.3. Vai trò của quyền tài sản (Property rights) ............................................ 17 1.4.4. Sự bền vững của môi trường và của nền kinh tế ..................................... 18 1.4.5. Đánh đổi và sự bền vững ......................................................................... 19 1.4.6. Các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường ..................................... 22 1.5. Tổng quan về các vấn đề môi trường ở Việt Nam và thế giới....................... 23 1.5.1. Ô nhiễm nước và không khí ..................................................................... 23 1.5.2. Thoái hóa đất .......................................................................................... 25 1.5.3. Cạn kiệt tài nguyên rừng, thủy sản và khoáng sản ................................. 28 1.5.4. Những quan tâm toàn cầu: thay đổi khí hậu và đa dạng sinh học.......... 30 i
  4. 1.5.5. Phát triển bền vững ..................................................................................31 Câu hỏi ôn tập chương 1 ......................................................................................................... 33 Chương 2. KINH TẾ HỌC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ................................... 34 2.1. Mô hình thị trường và hiệu quả kinh tế ..........................................................34 2.1.1. Cung, cầu và cân bằng thị trường ...........................................................34 2.1.2. Thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất ................................................37 2.1.3. Hiệu quả Pareto .......................................................................................42 2.2. Những nguyên nhân của các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế ...............44 2.2.1. Thất bại thị trường và suy thoái môi trường ............................................44 2.2.2. Thất bại chính sách ..................................................................................55 2.2.3. Những hàm ý về kiểm soát suy thoái môi trường thông qua cải cách chính sách ...........................................................................................................62 2.3. Kinh tế học ô nhiễm........................................................................................66 2.3.1. Ô nhiễm môi trường là ngoại ứng ............................................................66 2.3.2. Mức ô nhiễm tối ưu ..................................................................................67 2.3.3. Định lý Coase và quyền tài sản ................................................................75 2.3.4. Cơ sở kinh tế của các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường ..............77 2.3.5. Tiêu chí đánh giá công cụ chính sách môi trường ...................................95 Câu hỏi ôn tập chương 2 ......................................................................................................... 99 Bài tập chương 2.................................................................................................................... 101 Chương 3. PHÂN TÍCH KINH TẾ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.......................... 105 3.1. Những khái niệm cơ bản.............................................................................. 105 3.1.1. Hàng hóa chất lượng môi trường.......................................................... 105 3.1.2. Tầm quan trọng của định giá môi trường ............................................. 108 3.1.3. Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value - TEV) .............................. 112 3.1.4. Đo lường thay đổi phúc lợi ................................................................... 116 3.2. Tổng quan về các phương pháp định giá môi trường .................................. 124 3.2.1. Phân loại về các phương pháp định giá môi trường ............................ 124 3.2.2. Các bước trong định giá ảnh hưởng môi trường .................................. 125 3.3. Các phương pháp định giá môi trường dựa vào thị trường (Market - Based Techniques)......................................................................................................... 133 3.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 133 3.3.2. Các bước đo lường tác động của phương pháp dựa vào thị trường .... 133 ii
  5. 3.3.3. Ứng dụng của phương pháp .................................................................. 134 3.3.4. Các vấn đề và hạn chế của phương pháp thị trường ............................ 134 3.3.5. Các phương pháp cụ thể ....................................................................... 135 3.4. Nhóm các phương pháp bộc lộ sự ưa thích ................................................. 143 3.4.1. Phương pháp du lịch phí (TCM) ........................................................... 144 3.4.2. Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HPM - Hidonic Pricing Method).. 147 3.4.3. Phương pháp chi tiêu bảo vệ (Defensive expenditure method .............. 152 3.4.4. Ưu điểm và hạn chế ............................................................................... 155 3.5. Nhóm các phương pháp phát biểu sự ưa thích ............................................ 155 3.5.1. Phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) ............................................ 155 3.5.2. Phương pháp mô hình lựa chọn (CM - Choice Modeling) ................... 162 3.6. Phương pháp chuyển đổi giá trị (Benefit tranfer) ........................................ 166 3.6.1. Chuyển đổi giá trị là gì? ....................................................................... 166 3.6.2. Các bước thực hiện chuyển đổi ............................................................. 166 3.6.3. Ba phương pháp thực hiện chuyển đổi .................................................. 166 3.6.4. Khó khăn khi thực hiện chuyển đổi giá trị ............................................ 167 Câu hỏi ôn tập chương 3....................................................................................................... 168 Bài tập chương 3 ................................................................................................................... 170 Chương 4. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG.................................................. 171 4.1. Tổng quan về quản lý môi trường ............................................................... 171 4.1.1. Quản lý môi trường ............................................................................... 171 4.1.2. Quản lý nhà nước về môi trường .......................................................... 175 4.1.3. Cộng tác công cộng - tư nhân (public private partership - PPP) trong quản lý môi trường .......................................................................................... 177 4.1.4. Các nguyên tắc quản lý môi trường ...................................................... 187 4.2. Các công cụ quản lý môi trường .................................................................. 188 4.2.1. Công cụ luật pháp và chính sách .......................................................... 188 4.2.2. Công cụ kinh tế ...................................................................................... 190 4.2.3. Công cụ kỹ thuật quản lý môi trường .................................................... 192 4.2.4. Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức và truyền thông môi trường .... 193 4.3. Phân tích lợi ích - chi phí trong quản lý môi trường ................................... 194 4.3.1. Tổng quan về phân tích lợi ích chi phí .................................................. 194 4.3.2. Các bước trong CBA ............................................................................. 203 iii
  6. 4.3.3. Các vấn đề trong CBA........................................................................... 207 4.4. Hạch toán môi trường .................................................................................. 213 4.4.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................ 213 4.4.2. Hạch toán môi trường doanh nghiệp .................................................... 215 4.4.3. Hạch toán môi trường quốc gia ............................................................ 219 Câu hỏi ôn tập chương 4 ....................................................................................................... 222 Bài tập chương 4.................................................................................................................... 223 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 224 iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Ước tính đất bị thoái hóa ở các vùng khô hạn trên toàn thế giới ...................... 26 Bảng 1.2. Ước tính quy mô thoái hóa đất toàn cầu.............................................................. 26 Bảng 1.3. Diện tích đất trống đồi núi trọc ở các vùng Việt Nam ....................................... 27 Bảng 2.1. Phân loại quyền tài sản .......................................................................................... 46 Bảng 2.2. Một số ví dụ về ngoại ứng .................................................................................... 50 Bảng 2.3. Lợi ích ròng cận biên cá nhân (MNPB) .............................................................. 83 Bảng 2.4. Thiệt hại ngoại ứng cận biên (MEC) ................................................................... 83 Bảng 2.5. Các lựa chọn giảm thải và chi phí của doanh nghiệp ......................................... 87 Bảng 3.1. Các cách thức đưa giá trị tài nguyên môi trường vào quá trình ra quyết định ............................................................................................................................. 110 Bảng 3.2. Ứng dụng của định giá môi trường .................................................................... 110 Bảng 3.3. Tổng giá trị kinh tế của rừng tự nhiên nhiệt đới ............................................... 115 Bảng 3.4. Giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng với táo .................................................... 121 Bảng 3.5. Những ảnh hưởng môi trường và tác động kinh tế .......................................... 127 Bảng 3.6. Những vấn đề môi trường và tác động của nó .................................................. 131 Bảng 3.7. Tác động môi trường và những phương pháp đánh giá................................... 132 Bảng 3.8. Chi phí thức ăn tổng hợp ..................................................................................... 141 Bảng 3.9. Năng lượng hấp thụ ............................................................................................. 141 Bảng 3.10. Tác động của tiếng ồn lên giá nhà.................................................................... 152 Bảng 4.1. Các hình thức PPP ............................................................................................... 179 Bảng 4.2. So sánh CBA và FA ............................................................................................ 199 Bảng 4.3. So sánh phân tích lợi ích chi phí và phân tích hiệu quả chi phí ...................... 201 Bảng 4.4. So sánh các dạng của CBA ................................................................................. 202 Bảng 4.5. Phân phối lợi ích và chi phí đối với 3 cá nhân .................................................. 212 v
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện phân loại nguồn tài nguyên thiên nhiên ........................................ 7 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường................................. 9 Hình 1.3. Tiếp cận phát triển bền vững ................................................................................... 9 Hình 1.4. Liên kết kinh tế và môi trường .............................................................................. 11 Hình 1.5. Cân bằng vật chất và quan hệ giữa kinh tế và môi trường ................................. 12 Hình 1.6. Sự phát thải, chất lượng môi trường xung quanh và thiệt hại ............................ 15 Hình 1.7. Đường PPF giữa sản lượng và chất lượng môi trường ....................................... 20 Hình 1.8. PPF của các nước phát triển và đang phát triển................................................... 20 Hình 1.9. Hai viễn cảnh của PPF trong 50 năm tới.............................................................. 21 Hình 1.10. Sự thu hẹp diện tích rừng trên thế giới thời gian gần đây ................................ 28 Hình 1.11. Sự suy giảm tài nguyên rừng Việt Nam (1943 - 2000) .................................... 28 Hình 1.12. Sự suy giảm độ che phủ tài nguyên rừng Việt Nam (1943 - 2000) ................ 29 Hình 2.1. Đường cầu thị trường ............................................................................................. 35 Hình 2.2. Đường cung thị trường........................................................................................... 36 Hình 2.3. Cân bằng cung cầu thị trường ............................................................................... 37 Hình 2.4. Thặng dư tiêu dùng ................................................................................................ 38 Hình 2.5. Thặng dư sản xuất .................................................................................................. 40 Hình 2.6. Lợi ích ròng xã hội ................................................................................................. 41 Hình 2.7. Từ những biểu hiện cho đến các nguyên nhân của các vấn đề môi trường từ giác độ kinh tế .......................................................................................................................... 44 Hình 2.8. Các loại hàng hóa ................................................................................................... 53 Hình 2.9. Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một ngành công nghiệp (độc quyền) .................... 68 Hình 2.10. Ô nhiễm tối ưu, trường hợp một doanh nghiệp ................................................. 69 Hình 2.11. Một số dạng đường thiệt hại cận biên tiêu biểu ................................................ 71 Hình 2.12. Một số đường chi phí giảm ô nhiễm cận biên ................................................... 73 Hình 2.13. Ô nhiễm tối ưu tại điểm cực tiểu hóa chi phí..................................................... 73 Hình 2.14. Mô hình thỏa thuận ô nhiễm ............................................................................... 75 Hình 2.15. Tiêu chuẩn phát thải cho hàm thiệt hại biên phi tuyến tính ............................. 79 Hình 2.16. Tiêu chuẩn đồng bộ không hiệu quả khi MDC khác nhau giữa các vùng .......................................................................................................................................... 80 vi
  9. Hình 2.17. Tác dụng khuyến khích cải tiến công nghệ của tiêu chuẩn thải ...................... 81 Hình 2.18. Kinh tế cưỡng chế của tiêu chuẩn....................................................................... 82 Hình 2.19. Thuế Pigou đối với ngoại ứng môi trường ........................................................ 84 Hình 2.20. Xác định mức phí thải tối ưu............................................................................... 86 Hình 2.21. Ví dụ về phí thải và hành vi của doanh nghiệp ................................................. 86 Hình 2.22. Hành vi của chủ thể gây ô nhiễm ....................................................................... 87 Hình 2.23. Thuế phát thải hiệu quả xã hội ............................................................................ 88 Hình 2.24. Động cơ khuyến khích đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm mới dưới tác động của thuế thải.................................................................................................................... 89 Hình 2.25. Mức trợ cấp và hành vi của chủ thể gây ô nhiễm ............................................. 90 Hình 2.26. Cung giấy phép thải ............................................................................................. 91 Hình 2.27. Cầu giấy phép thải................................................................................................ 92 Hình 2.28. Đường cầu thị trường giấy phép thải.................................................................. 92 Hình 2.29. TDP và thay đổi công nghệ ................................................................................. 93 Hình 2.30. Chính sách đạt hiệu quả chi phí .......................................................................... 96 Hình 3.1. Các thành phần giá trị của tài nguyên môi trường ............................................ 114 Hình 3.2. Biến đổi đền bù - CV ........................................................................................... 116 Hình 3.3. Biến đổi tương đương - EV ................................................................................. 117 Hình 3.4. So sánh CV và EV ............................................................................................... 118 Hình 3.5. CSU và ESU khi chất lượng môi trường tăng................................................... 119 Hình 3.6. CSU và ESU khi chất lượng môi trường giảm ................................................. 119 Hình 3.7. Đồ thị WTP ........................................................................................................... 121 Hình 3.8. WTP trong trường hợp hàm số liên tục.............................................................. 122 Hình 3.9. Mối quan hệ giữa thặng dư tiêu dùng và mức bằng lòng chi trả ..................... 123 Hình 3.10. Tác động của dự án nước thủy lợi đến sản lượng ........................................... 136 Hình 3.11. Sự thay đổi WTP về giảm thiệt hại của sương mù giữa 2 thành phố ........... 142 Hình 3.12. Mô hình căn bản của phương pháp du lịch phí ............................................... 145 Hình 3.13. Một dạng hàm giá nhà ....................................................................................... 149 Hình 3.14. Hàm giá nhà theo yếu tố môi trường................................................................ 150 Hình 3.15. Ước tính sự thay đổi WTP từ sự cải thiện môi trường ................................... 151 Hình 3.16. Sử dụng chi tiêu ngăn ngừa để tính WTP cho giảm sương mù ..................... 154 vii
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Những thành công và thất bại về chính sách và thị trường trong việc đối phó với sự gia tăng khan hiếm tài nguyên và suy thoái môi trường .......................................... 64 Sơ đồ 2.2. Các công cụ chính sách quản lý môi trường ...................................................... 77 Sơ đồ 3.1. Phân loại các phương pháp định giá môi trường dựa vào lý thuyết TEV ..... 124 Sơ đồ 3.2. Phân loại của Tuener, Pearce, Bateman (1994) ............................................... 125 Sơ đồ 3.3. Quy trình xác định giá tác động môi trường .................................................... 126 Sơ đồ 3.4. Quy trình sàng lọc các tác động môi trường..................................................... 129 Sơ đồ 3.5. Các bước đo lường tác động của các phương pháp dựa vào thị trường ........ 133 viii
  11. BẢNG TỔNG HỢP THUẬT NGỮ Ký TT Tiếng anh Tiếng việt hiệu 1 Environment Môi trường 2 Environmental Economics Kinh tế môi trường 3 World Bank Ngân hàng thế giới WB 4 Sustainable Development Phát triển bền vững 5 Natural resources Tài nguyên thiên nhiên United Nations Environment Chương trình môi trường của liên 6 UNEP Programme hợp quốc 7 Human Development Index Chỉ số phát triển con người HDI 8 Purchasing Power Parity Sức mua tương đương PPP 9 Material Nguyên liệu thô M 10 Goods Hàng hóa G 11 Refuse Production Recycling Chất thải tái tuần hoàn khâu sản xuất Rpr 12 Refuse Consumer Recycling Chất thải tái tuần hoàn khâu tiêu dùng Rcr 13 Refuse Production Deposit Chất thải bỏ khâu sản xuất Rpd 14 Refuse Consumer Deposit Chất thải bỏ khâu tiêu dùng Rcd 15 Refuse Production Chất thải sản xuất Rp 16 Refuse Consumer Chất thải tiêu dùng Rc 17 Zero Polulation Growth Dân số không tăng trưởng ZPG 18 Scarerity Sự khan hiếm 19 Opportunity cost Chi phí cơ hội OC 20 Trade-off Đánh đổi 21 Marginal benefit Lợi ích cận biên MB 22 Marginal cost Chi phí cận biên MC 23 Incentives Khuyến khích 24 Property rights Quyền tài sản 25 Open access Tự do tiếp cận 26 Common property Quyền tài sản chung 27 Production possibility frontier Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF 28 Community Indifference Curve Đường bàng quan cộng đồng CIC 29 Market Thị trường ix
  12. Ký TT Tiếng anh Tiếng việt hiệu 30 Demand Cầu 31 Price Giá 32 Quantity Sản lượng 33 Supply Cung 34 Comsumer surplus Thặng dư tiêu dùng CS 35 Total Cost Tổng chi phí TC 36 Fixed Cost Chi phí cố định FC 37 Variabe Cost Chi phí biến đổi VC 38 Producer surplus Thặng dư sản xuất PS 39 Total Social Benefit Tổng lợi ích xã hội TSB 40 Net Social Benefit Lợi ích ròng xã hội NSB 41 Cost Benefit Analysis Phân tích lợi ích chi phí CBA 42 Externality Ngoại ứng 43 Transaction cost Chi phí giao dịch 44 Public good Hàng hóa công cộng 45 Non-revalness Không có tính cạnh tranh 46 Non-exclusion Không có tính độc chiếm 47 Free rider Người ăn theo 48 Imperfect Market Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 49 Uncertainty Bất định 50 Risk Rủi ro 51 Internalization Nội hóa các chi phí ngoại ứng 52 Marginal Externality Cost Chi phí ngoại ứng cận biên MEC 53 Marginal Social Cost Chi phí xã hội cận biên MSC 54 Marginal Return Thu nhập cận biên MR 55 Marginal Net Personal Benefit Lợi ích cá nhân ròng cận biên MNPB 56 Emission damage functions Hàm thiệt hại theo lượng phát thải 57 Ambient damage functions Hàm thiệt hại theo mức độ tích tụ 58 Marginal damage functions Hàm thiệt hại cận biên 59 Total damage Cost Tổng chi phí thiệt hại TDC 60 Marginal Damage Cost Chi phí thiệt hại cận biên MDC 61 Marginal Abatement Cost Chi phí giảm ô nhiễm cận biên MAC x
  13. Ký TT Tiếng anh Tiếng việt hiệu 62 Total Abatement cost Tổng chi phí giảm ô nhiễm TAC 63 Command and Control Mệnh lệnh và kiểm soát CAC 64 Property Reform Tăng cường quyền tài sản 65 Tradable Discharge Permit Giấy phép thải có thể chuyển nhượng TDP 66 Environmental Valuation Định giá môi trường 67 Total Economic Value Tổng giá trị kinh tế TEV 68 Use Value Giá trị sử dụng UV 69 Non Use Value Giá trị phi sử dụng NUV 70 Bequest Value Giá trị lưu truyền BQ 71 Existence Value Giá trị tồn tại EV 72 Option Value Giá trị lựa chọn OV 73 Direct use value Giá trị sử dụng trực tiếp DUV 74 Indirect use value Giá trị sử dụng gián tiếp IUV 75 Compensating variation Biến đổi đền bù CV 76 Equal Variation Biến đổi tương đương EV 77 Compensating Surplus Utility Thặng dư đền bù CSU 78 Equal Surplus Utility Thặng dư tương đương ESU 79 Willingness To Pay Sẵn lòng chi trả WTP 80 Willingness to Accept Sẵn lòng chấp nhận WTA 81 Market - Based Techniques Phương pháp dựa vào thị trường MBT 82 Dose-response function Hàm liệu lượng - phản ứng 83 Changes in Productivity Phương pháp thay đổi năng suất CIP 84 Change in income Phương pháp thay đổi thu nhập CII 85 Cost of illness Phương pháp chi phí bệnh tật COI 86 Sadow Price Giá bóng/Giá ẩn/Giá mờ SP 87 Cost-based tecniques Phương pháp dựa vào chi phí 88 Substitute Cost Method Phương pháp chi phí thay thế 89 Defensive expenditure method Phương pháp chi tiêu bảo vệ 90 Stated preference Phát biểu sự ưa thích 91 Revealed preference Bộc lộ sự ưa thích 92 Travel cost method Phương pháp du lịch phí TCM 93 Zone Travel Cost Method Du lịch phí theo vùng ZTCM xi
  14. Ký TT Tiếng anh Tiếng việt hiệu 94 Individual Travel Cost Method Du lịch phí cá nhân ITCM 95 Hidonic Pricing Method Phương pháp đánh giá hưởng thụ HPM 96 Hedonic house price function Hàm giá nhà 97 Implicit price function Hàm giá ẩn 98 Defensive expenditure method Phương pháp chi tiêu bảo vệ 99 Contigent Value Method Phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM 100 Choice Modeling Mô hình hóa lựa chọn CM 101 Benefit Tranfer Chuyển giao giá trị 102 Public private partership Cộng tác công cộng - tư nhân PPP 103 Business Cooperation Contract Hợp đồng Hợp tác kinh doanh BCC 104 World Bank Ngân hàng thế giới WB 105 Tradable Discharge Permit Giấy phép thải có thể chuyển nhượng TDP 106 Total Economics Value Tổng giá trị kinh tế TEV DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Ký hiệu Giải thích Ghi chú 1 MT Môi trường 2 MT&PT Môi trường và phát triển 3 PTBV Phát triển bền vững 4 ĐDSH Đa dạng sinh học 5 PT KTXH Phát triển kinh tế xã hội 6 KTMT Kinh tế môi trường 7 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 8 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 9 TNR Tài nguyên rừng 10 HĐKD Hoạt động kinh doanh xii
  15. LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế môi trường là môn học đã được chính thức đưa vào giảng dạy cho sinh viên tại Trường Đại học Lâm nghiệp từ khóa 46 trở lại đây. Đây là môn học giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 các ngành Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Khoa học môi trường thuộc mọi hệ đào tạo. Ở các trường đại học trên thế giới môn học Kinh tế môi trường là học phần bắt buộc. Tại Trường Đại học Lâm nghiệp cũng vậy, môn học này có tên và mã là KTW4, tên Tiếng Việt là Kinh tế môi trường, tên Tiếng Anh là Environmental Economics. Bài giảng Kinh tế môi trường nhằm cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên thuộc khối ngành Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp, Khoa học môi trường của Trường Đại học Lâm nghiệp. Bài giảng được kết cấu thành 4 chương để trang bị cho sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp các kiến thức cơ bản về Kinh tế môi trường. Kinh tế môi trường nhằm giúp sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường và ngược lại. Môn học thảo luận về các vấn đề lý thuyết và các công cụ có thể được sử dụng để hiểu và đo lường được các mối quan hệ đó, từ đó có những quyết định đúng đắn làm thế nào để quản lý các nguồn tài nguyên môi trường một cách tốt nhất. Mặc dù tác giả đã cố gắng sưu tầm và kế thừa rất nhiều tài liệu nhằm mang lại cho người đọc những kiến thức cơ bản và cập nhật nhất có thể về Kinh tế môi trường, song cũng không tránh khỏi những sai sót trong quá trình biên soạn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của người đọc để cuốn Bài giảng Kinh tế môi trường ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về Bộ môn Kinh tế, phòng 105, nhà T10, Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội. Tác giả Chu Thị Thu 1
  16. 2
  17. Chương 1 MỐI QUAN HỆ GIỮA KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: Môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Chương này nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, từ đó giải thích các vấn đề môi trường hiện nay dưới góc độ phân tích kinh tế như thế nào và tìm ra hướng giải pháp cho phát triển bền vững hiện nay. Mục tiêu học tập: Sau khi học xong chương 1, bạn có thể: - Định nghĩa, phân loại môi trường, tài nguyên thiên nhiên; - Phân tích những bản chất cơ bản của hệ thống môi trường; - Phân tích mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trên quan điểm phát triển bền vững; - Hiểu rõ đối tượng phạm vi và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu kinh tế môi trường; - Vận dụng được những khái niệm trong kinh tế học để giải thích các biểu hiện kinh tế của suy thoái môi trường. 1.1. Hệ thống môi trường 1.1.1. Môi trường (Environment) 1.1.1.1. Khái niệm - Môi trường là một khái niệm rất rộng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt sau hội nghị Stockhom về môi trường năm 1972. + Theo S. V. Kalesnik (1959 - 1970): Môi trường (được định nghĩa với MT địa lý) không chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là MT có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. 3
  18. + Theo I. P. Gheraximov (1972): Môi trường (bao quanh) là khung cảnh của lao động, của cuộc sống riêng tư và nghỉ ngơi của con người. Môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự sinh tồn của nhân loại. + Theo Magnard (1980): Môi trường là tổng hợp - ở một thời điểm nhất định - các trạng thái vật lý, hóa học, sinh học và các yếu tố xã hội có khả năng gây ra một tác động trực tiếp hay gián tiếp, tức thời hay theo kỳ hạn, đối với các sinh vật hay đối với các hoạt động của con người. + Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981: Môi trường được hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. - Như vậy ta thấy khái niệm về môi trường được cụ thể hóa trong từng đối tượng và mục đích nghiên cứu khác nhau: + Nếu chỉ nghiên cứu các yếu tố vô sinh như đất, nước, không khí, khoáng chất… và quan hệ giữa chúng thì đó là những điều kiện lý, hóa của môi trường hay thường được gọi là môi trường vật lý. Môi trường vật lý vận động chủ yếu theo những quy luật lý hóa và là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên như vật lý học, hóa học, thủy văn học, địa chất học, khí tượng học…; + Nếu nghiên cứu tương tác giữa một cơ thể sống hoặc một quần thể với cơ thể sống khác… thì đó là nghiên cứu sinh thái, hay đó chính là nghiên cứu môi trường sinh thái. Môi trường sinh thái là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học như sinh thái học, sinh học, y học…; + Khi xem xét các thành phần tự nhiên bao gồm những yếu tố vô sinh và hữu sinh tồn tại khách quan và tác động qua lại trên phạm vi rộng lớn trong vũ trụ ta có môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành như thiên văn học, vật lý vũ trụ, địa lý tự nhiên…; + Khi muốn đề cập đến ảnh hưởng của con người trong môi trường tự nhiên người ta dùng thuật ngữ môi trường địa lý. Theo Iu. G. Xauskin, môi trường địa lý bao gồm những bộ phận tự nhiên đã bị con người biến đổi, đồng thời có cả những bộ phận được tạo lập từ các vật chất thiên nhiên bằng lao động và bằng ý muốn tự giác của con người nhưng chúng không có khả năng tự phát triển như thành phố, cánh đồng. Môi trường địa lý không những bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế xã hội, là đối tượng của các khoa học địa lý mà đặc biệt là địa lý kinh tế. 4
  19. - UNEP (1980): Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của một cá nhân, một quần thể hoặc những cộng đồng người. - Luật bảo vệ môi trường thông qua ngày 27/02/1993 của Việt Nam: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên. - Môi trường trong phạm vi nghiên cứu của kinh tế môi trường chính là môi trường địa lý hoặc môi trường sống của con người theo định nghĩa của UNEP. Đó chính là hệ thống các hoàn cảnh chứa đựng và thể hiện các quan hệ phức tạp giữa những thành phần tự nhiên, kinh tế và con người, tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. 1.1.1.2. Phân loại môi trường - Theo chức năng: + MT tự nhiên: Bao gồm các nhân tố của tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động thực vật… MT tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho con người; + MT xã hội: Là tổng hợp các quan hệ giữa người với người như luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, hương ước… ở các cấp khác nhau như Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các quốc gia, quốc gia, tỉnh, huyện, xã, làng, họ tộc, gia đình, tổ nhóm… MT xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định; + MT nhân tạo: Bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi cho cuộc sống của con người như hệ thống kết cấu hạ tầng. - Theo quy mô: Phân theo không gian địa lý như MT toàn cầu, MT khu vực, MT quốc gia, MT vùng, MT địa phương. - Theo thành phần: + Theo thành phần của tự nhiên người ta thường chia ra: MT không khí, MT đất, MT nước, MT biển; + Theo thành phần của dân cư sinh sống người ta chia ra: MT thành thị, MT nông thôn. 1.1.1.3. Bản chất hệ thống của môi trường - Tính cấu trúc: Môi trường bao gồm nhiều thành phần (tự nhiên, kinh tế, con người) có chức năng khác nhau, nhưng có quan hệ tương hỗ với nhau, tạo thành cấu 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0