intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4

Chia sẻ: Cái Gì | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

104
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài 4 đề cập đến các vấn đề về tiền tệ và chính sách tiền tệ. Các nội dung chính trong chương này gồm: Phân tích vai trò và chức năng của tiền tệ; cách xác định cung tiền, cầu tiền, và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ; bản chất, nội dung, và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4

Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ<br /> <br /> BÀI 4: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ<br /> <br /> Nội dung<br /> <br /> Mục tiêu<br /> <br /> • Phân tích vai trò và chức năng của<br /> tiền tệ<br /> <br /> • Giúp học viên hiểu được bản chất của tiền tệ,<br /> các cách xác định cung tiền, cầu tiền<br /> <br /> • Cách xác định cung tiền, cầu tiền, và<br /> trạng thái cân bằng trên thị trường<br /> tiền tệ<br /> <br /> • Giúp học viên hiểu được bản chất của chính<br /> sách tiền tệ và vai trò của Ngân hàng Trung<br /> ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ<br /> <br /> • Bản chất, nội dung, và cơ chế tác<br /> động của chính sách tiền tệ<br /> <br /> Thời lượng học<br /> <br /> • 6 tiết học<br /> <br /> 99<br /> <br /> Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ<br /> <br /> Các kiến thức cần có<br /> <br /> • Các kiến thức về đại số: Học viên phải biết cách giải các hệ phương trình bậc nhất cơ bản.<br /> • Kiến thức về hình học: Học viên có thể sử dụng đồ thị để phân tích các sự biến đổi của các<br /> biến số Kinh tế Vĩ mô.<br /> • Xã hội: Thường xuyên cập nhật các kiến thức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước bằng các<br /> phương tiện thông tin đại chúng để vận dụng và phân tích các biến số, chính sách Kinh tế Vĩ mô<br /> được hiệu quả hơn và mang ý nghĩa thực tiễn hơn. Học viên có thể đọc thêm các bài viết về lịch<br /> sử hình thành tiền tệ để thấy được vai trò của việc phân tích chính sách tiền tệ.<br /> <br /> Hướng dẫn học<br /> <br /> • Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất<br /> và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho chương này để học tập tốt hơn.<br /> • Bài 4 là bài về chính sách tiền tệ được phân tích trong nền kinh tế đóng. Học viên có thể thu thập<br /> được khá nhiều tài liệu liên quan trên thực tiễn về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn<br /> 2007 – 2008 thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ<br /> <br /> Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã ra đời một loại hàng hoá đặc<br /> biệt đóng vai trò vật ngang giá. Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao<br /> đổi trực tiếp với nhau. Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi<br /> với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng<br /> hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao,<br /> xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một<br /> số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ<br /> hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Đó là các<br /> hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. Bản thân chúng là một sự thay đổi to lớn<br /> trong quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người.<br /> Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc<br /> từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và<br /> được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những<br /> người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng<br /> tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng,<br /> Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc<br /> thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng<br /> lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được.<br /> Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông<br /> qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền<br /> quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao<br /> hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán<br /> với các tiền tệ khác trên thế giới.<br /> <br /> Tiền giấy<br /> <br /> Nhu cầu trao đổi đã phát triển đến mức cần có những loại tiền mới không chỉ là tiền giấy,<br /> séc mà còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử, v.v… Nó được chuyển nhượng thông qua các máy<br /> tính, đường điện thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ.<br /> Như vậy, ngày nay tiền được coi là mọi thứ được xã hội chấp nhận dùng làm phương tiện<br /> thanh toán và trao đổi. Bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng.<br /> 4.1.<br /> <br /> Tiền tệ và các chức năng của tiền tệ<br /> <br /> 4.1.1.<br /> <br /> Khái niệm tiền tệ<br /> <br /> Tiền là bất kỳ một phương tiện nào được coi như là vật ngang giá chung, được sử dụng để<br /> trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Nó có thể là tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các phương<br /> tiện thanh toán như tiền dưới dạng séc (check – tức là tài khoản ký quỹ không thời hạn ở<br /> ngân hàng) và có thể kể cả tiền để dành trong ngân hàng mà có thể rút ra bất cứ lúc nào.<br /> 101<br /> <br /> Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ<br /> <br /> Tiền tệ khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện<br /> thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để<br /> phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc<br /> gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ<br /> còn được gọi là "tiền lưu thông". Tiền tệ có thể<br /> mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại (tiền<br /> xu) do Nhà nước (Ngân hàng Trung Ương, Bộ Tài<br /> chính, v.v...) phát hành.<br /> Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ<br /> của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ "đơn vị<br /> tiền tệ". Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có<br /> Tiền tệ<br /> cùng một tên gọi (ví dụ: Dollar, franc...) và để phân<br /> biệt các đơn vị tiền tệ đó người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền (ví<br /> dụ: Dollar Úc). Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều<br /> quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam được<br /> gọi là đồng, ký hiệu dùng trong nước là "đ", ký hiệu quốc tế là VND, đơn vị nhỏ hơn của<br /> đồng là hào (10 hào = 1 đồng) và xu (10 xu = 1 hào).<br /> Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy, nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc<br /> phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị<br /> tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và<br /> tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy<br /> bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó<br /> tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy. Theo luật pháp của Việt nam, tiền giấy<br /> và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn.<br /> Để có thể thực hiện được các chức năng của tiền, tiền tệ (hay tiền trong lưu thông) phải có<br /> các tính chất cơ bản sau đây:<br /> • Tính được chấp nhận rộng rãi: Đây là tính chất quan trọng nhất của tiền tệ, người dân<br /> phải sẵn sàng chấp nhận tiền trong lưu thông, nếu khác đi nó sẽ không được coi là tiền<br /> nữa. Kể cả một tờ giấy bạc do Ngân hàng Trung Ương phát hành cũng sẽ mất đi bản chất<br /> của nó khi mà trong thời kỳ siêu lạm phát, người ta không chấp nhận nó như là một<br /> phương tiện trao đổi.<br /> • Tính dễ nhận biết: Muốn dễ được chấp nhận thì tiền tệ phải dễ nhận biết, người ta có thể<br /> nhận ra nó trong lưu thông một cách dễ dàng. Chính vì thế những tờ giấy bạc do Ngân<br /> hàng Trung Ương phát hành được in ấn trông không giống bất cứ một tờ giấy chất lượng<br /> cao nào khác.<br /> • Tính có thể chia nhỏ được: Tiền tệ phải có các<br /> loại mệnh giá khác nhau sao cho người bán được<br /> nhận đúng số tiền bán hàng còn người mua khi<br /> thanh toán bằng một loại tiền có mệnh giá lớn thì<br /> phải được nhận tiền trả lại. Tính chất này giúp cho<br /> tiền tệ khắc phục được sự bất tiện của phương thức<br /> hàng đổi hàng: Nếu một người mang một con bò<br /> đi đổi gạo thì anh ta phải nhận về số gạo nhiều hơn<br /> mức anh ta cần trong khi lại không có được những<br /> thứ khác cũng cần thiết không kém.<br /> <br /> 102<br /> <br /> Tính chất tiền tệ<br /> <br /> Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ<br /> <br /> • Tính lâu bền: Tiền tệ phải lâu bền thì mới thực hiện được chức năng cất trữ giá trị cũng<br /> như mới có ích trong trao đổi. Một vật mau hỏng không thể dùng để làm tiền, chính vì<br /> vậy những tờ giấy bạc được in trên chất liệu có chất lượng cao còn tiền xu thì được làm<br /> bằng kim loại bền chắc.<br /> • Tính dễ vận chuyển: Để thuận tiện cho con<br /> người trong việc cất trữ, mang theo, tiền tệ phải<br /> dễ vận chuyển. Đó là lý do vì sao những tờ giấy<br /> bạc và những đồng xu có kích thước, trọng lượng<br /> rất vừa phải chứ tiền giấy không được in khổ<br /> rộng ví dụ như khổ A4.<br /> • Tính khan hiếm: Để dễ được chấp nhận, tiền tệ<br /> phải có tính chất khan hiếm vì nếu có thể kiếm<br /> được nó một cách dễ dàng thì nó sẽ không còn ý<br /> Tiền là phương tiện cất giữ giá trị<br /> nghĩa trong việc cất trữ giá trị và không được<br /> chấp nhận trong lưu thông nữa. Vì thế trong lịch sử những kim loại hiếm như vàng, bạc<br /> được dùng làm tiền tệ và ngày nay Ngân hàng Trung Ương chỉ phát hành một lượng giới<br /> hạn tiền giấy và tiền xu.<br /> • Tính đồng nhất: Tiền tệ phải có giá trị như nhau nếu chúng giống hệt nhau không phân<br /> biệt người ta tạo ra nó lúc nào, một đồng xu 5.000 VND được làm ra cách đây 2 năm<br /> cũng có giá trị như một đồng xu như thế vừa mới được đưa vào lưu thông. Có như vậy<br /> tiền tệ mới thực hiện chức năng là đơn vị tính toán một cách dễ dàng và thuận tiện trong<br /> trao đổi.<br /> 4.1.2.<br /> <br /> Các chức năng của tiền tệ<br /> <br /> • Phương tiện thanh toán: Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hoá, dịch vụ.<br /> Tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao<br /> đổi hàng hoá trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt<br /> cho quá trình lưu thông hàng hoá, được coi là dầu<br /> bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân<br /> công lao động và mở rộng chuyên môn hoá sản<br /> xuất. Dòng lưu thông thị trường trở thành hệ thống<br /> huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường.<br /> Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực<br /> đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao<br /> dịch thành công giữa hai vật trong kinh tế đòi hỏi<br /> Tiền là một phương tiện thanh toán<br /> các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau.<br /> Ví dụ:<br /> Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi<br /> dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì<br /> ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công.<br /> Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định<br /> giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người<br /> nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để đổi lấy<br /> dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt<br /> tại một người thứ tư.<br /> 103<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2