intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - ThS. Phạm Xuân Trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

82
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 4: Tiền tệ và chính sách tiền tệ" trình bày vai trò và chức năng của tiền tệ; xác định cung tiền, cầu tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ; bản chất, nội dung và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Bài 4 - ThS. Phạm Xuân Trường

  1. BÀI 4 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ThS. Phạm Xuân Trường Giảng viên trường Đại học Ngoại thương 1
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC 01 Phân tích được vai trò và chức năng của tiền tệ. 02 Trình bày được cách xác định cung tiền, cầu tiền và trạng thái cân bằng trên thị trường tiền tệ. 03 Phân tích được bản chất, nội dung và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ. 2
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC 4.4 Thị trường tiền tệ 4.2 Cung tiền và quá trình 4.1 tạo tiền của ngân hàng 4.5 thương mại Tiền tệ và các chức năng Chính sách tiền tệ của tiền tệ 4.3 Cầu tiền 3
  4. 4.1. TIỀN TỆ VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 4.1.1 Khái niệm tiền tệ 4.1.2 Các chức năng của tiền tệ 4.1.3 Phân loại tiền 4
  5. 4.1.1. KHÁI NIỆM TIỀN TỆ • Tiền được định nghĩa là bất cứ vật gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc sử dụng trong việc trả các món nợ. • Lịch sử phát triển của tiền: Hóa tệ (tiền tệ Tiền giấy: đổi hàng hóa): được ra vàng Tiền tín dụng Phi kim đến đến không đổi Tiền điện tử (séc) kim loại được ra vàng (vàng, bạc) (tiền pháp định) 5
  6. 4.1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ • Chức năng trao đổi; • Chức năng cất trữ có giá trị; • Chức năng thước đo giá trị/hạch toán. Bất kỳ vật gì mà có thể thực hiện được 3 chức năng nêu trên đều có thể coi là tiền. 6
  7. 4.1.3. PHÂN LOẠI TIỀN Người ta chia tiền thành M0, M1, M2 dựa trên tính/khả năng thanh khoản (liquidity) của các thành phần tạo nên chúng. Tính/khả năng thanh khoản của một tài sản đề cập đến mức độ dễ dàng hoán đổi tài sản đó thành phương tiện trao đổi trong mua bán, trả nợ (tiền). • M0 hay C: Tiền giấy (paper bill) và tiền xu (coin) đang lưu hành; • M1: Bao gồm M0 và các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể rút theo yêu cầu (demand deposit); • M2: Bao gồm M1 và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (time deposit). (Ở các nước phát triển còn có M3: Bao gồm M2 và các loại giấy tờ có giá khác như: Cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu...). 7
  8. 4.2. CUNG TIỀN VÀ QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4.2.1 Hệ thống Ngân hàng Thương mại 4.2.2 Quá trình tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại 4.2.3 Cung tiền và các yếu tổ tác động đến mức cung tiền 4.2.4 Số nhân tiền tệ và ý nghĩa của việc phân tích số nhân tiền 8
  9. 4.2.1. HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI • Ngân hàng Thương mại là một loại hình trung gian tài chính thực hiện các nghiệp vụ sau đây:  Nhận tiền gửi và cho vay (cho vay tiêu dùng, cho vay thương mại, cho vay sản xuất, cho vay đầu tư);  Cung cấp các dịch vụ và phương tiện thanh toán;  Buôn bán, trao đổi ngoại tệ. • Hoạt động của Ngân hàng Thương mại nhằm mục đích kinh doanh hàng hóa đặc biệt đó là "vốn – tiền", lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận. 9
  10. 4.2.2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Các Ngân hàng Thương mại hoạt động theo nguyên tắc dự trữ một phần (khách hàng gửi tiền và ngân hàng phải dự trữ một phần số tiền đấy), từ đó quá trình tạo tiền xuất hiện. Ví dụ: Giả sử Ngân hàng Trung ương in thêm 1000 đồng tiền mới và đưa vào trong lưu thông, giả định rằng ngân hàng dự trữ 10% số tiền gửi và người dân không giữ tiền mặt mà gửi hết vào ngân hàng. 10
  11. 4.2.2. QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (tiếp theo) Ngân hàng thứ nhất Số tiền gửi 1000 ban đầu (tiền mặt) Tài sản có Tài sản nợ Số “tiền” ngân hàng 1 1000 Dự trữ: 100 phát hành ra (sổ tiết kiệm, séc,…) Tiền gửi: 100 Số “tiền” ngân hàng 2 900 Cho vay: 900 phát hành ra (sổ tiết kiệm, séc,…) Ngân hàng thứ hai Số “tiền” ngân hàng 3 810 Tài sản có Tài sản nợ phát hành ra (sổ tiết kiệm, séc,…) Dự trữ: 90 … Tiền gửi: 900 10000 Cho vay: 810 Tổng số tiền (tiền mặt, sổ tiết kiệm, tăng thêm séc,…) Quá trình tiếp diễn đến ngân hàng thứ n. Tổng lượng tiền trong nền kinh tế = 10000 so với số tiền mới ban đầu là 1000. 11
  12. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN • Thông qua hiện tượng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại → từ số tiền ban đầu được Ngân hàng Trung ương in ra đưa vào lưu thông, tổng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên nhiều hơn thế → hiện tượng khuếch đại. • Số nhân tiền (mM) cho biết khi Ngân hàng Trung ương in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị (mM > 1). • Cung tiền (MS) là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế. Cung tiền được xác định bởi lượng tiền M1 hoặc M2 tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của một quốc gia, thường bao gồm các loại tiền có khả năng thanh toán chuyển đổi cao nhất: MS = Cu + D Trong đó: Cu là lượng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng, D là giá trị của các khoản tiền gửi trong ngân hàng. 12
  13. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) • Cơ sở tiền tệ (lượng tiền mạnh) (B) là lượng tiền do Ngân hàng Trung ương phát hành biểu hiện dưới dạng tiền mặt lưu hành và tiền mặt dự trữ tại ngân hàng: B = Cu + R Trong đó: R là lượng tiền mặt dự trữ của hệ thống Ngân hàng (B chính là M0). • Xét mối quan hệ giữa MS và B Cu D  MS Cu  D MS D D  →  B Cu  R B Cu R  D D  Đặt Cu/D = cr tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi;  R/D = rr tỷ lệ dự trữ thực tế của các Ngân hàng Thương Mại. MS cr  1  B cr  rr 13
  14. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) Tỷ số MS/B thể hiện khả năng tạo tiền của các Ngân hàng Thương mại = số nhân tiền: MS m  B M cr  1 cr  1 Cụ thể: m  MS  B  m  B  M cr  rr M cr  rr cr  1 cr  1 MS  B   B cr  rr cr  (err  rrr) Trong đó: err là tỷ lệ dự trữ dôi ra của các ngân hàng; rrr là tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung ương quy định. Nhận xét: MS tỷ lệ thuận với B. MS tỷ lệ nghịch với rr (rrr) và cr. 14
  15. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) • Tỉ lệ cr phụ thuộc:  Thói quen thanh toán ưa tiền mặt của công chúng.  Khả năng sẵn sàng đáp ứng tiền mặt và khả năng thanh toán của các Ngân hàng Thương mại. • Tỉ lệ err phụ thuộc: Đánh giá về rủi ro tín dụng của từng ngân hàng. 15
  16. 4.2.3. CUNG TIỀN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC CUNG TIỀN (tiếp theo) Ngân hàng Trung ương không kiểm soát thực sự hoàn tòan cung tiền (MS) do không kiểm soát được hai biến cr và err. 16
  17. 4.2.4. SỐ NHÂN TIỀN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH SỐ NHÂN TIỀN • Số nhân tiền (mM) cho biết khi Ngân hàng Trung ương in thêm 1 đơn vị tiền tệ thì lượng cung tiền trong nền kinh tế tăng thêm bao nhiêu đơn vị (mM > 1); • Phân tích số nhân tiền giúp chúng ta nhận biết được mức độ hoạt động của các Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế, đồng thời là khả năng tác động tới sản lượng của chính sách tiền tệ. 17
  18. BÀI TẬP VỀ MÔ HÌNH CUNG TIỀN Bài 4.1: Cho trước một số dữ kiện trong mô hình cung tiền, tìm số liệu còn thiếu: a. Cho các dữ liệu sau cr = 20%, rr = 10%, MS = 2000. Tìm B? b. Cho các dữ liệu sau rr = 15%, MS = 3000, B = 500. Tìm cr? c. Cho các dữ liệu sau cr/rr = 4, MS = 2000, B = 200. Tìm cr, rr? d. Cho các dữ liệu sau cr + rr = 40%, MS = 1500, B = 500. Tìm cr, rr? e. Một người gửi 200 đồng tiền mặt vào ngân hàng, biết cr = 20%, rr = 20%. Số lượng tiền mới tăng thêm? f. Ngân hàng Nhà nước in thêm 1000 tiền mới, cr = 0%, rr = 10%. Số lượng tiền mới tăng thêm? 18
  19. BÀI TẬP VỀ MÔ HÌNH CUNG TIỀN (tiếp theo) Bài 4.1. Lời giải: cr  1 1 0,2 3000 a. m   4 b. m  6 M cr  rr 0,2  0,1 M 500 MS  2000 cr  1 cr  1 6  MS cr  rr cr  0,15 B  500 m M 6cr  0,9  cr  1 cr  0,02 19
  20. 4.3. CẦU TIỀN 4.3.1 Phân biệt các loại tài sản tài chính 4.3.2 Cầu tiền và các yếu tố tác động đến cầu tiền 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2