Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương VII - ThS. Đặng Xuân Trường
lượt xem 72
download
Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương VII: Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng, trình bày các nội dung: khái niệm, vốn cố định, vốn lưu động, các phương pháp tính khấu hao. Đây là tài liệu học tập, tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương VII - ThS. Đặng Xuân Trường
- CHƯƠNG VII: VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG Bài 1. KHÁI NIỆM Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các loại tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thức khác nhau, được sử dụng vào mục đích sản xuất và kinh doanh để sinh lợi cho doanh nghiệp, nó gồm: nguồn nguyên vật liệu, tài sản cố định sản xuất, nhân lực, thông tin, uy tín. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 274
- 1. Theo ý nghĩa của vốn, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: Vốn pháp định của doanh nghiệp Nhà nước là vốn tối thiểu phải có dể thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định cho từng loại nghề; Vốn điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước là số vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp Nhà nước; Vốn huy động của doanh nghiệp Nhà nước là số vốn do doanh nghiệp Nhà nước huy động dưới các hình thức như: phát hành trái phiếu, nhận vốn liên kết, vay của các tổ chức và cá nhân để kinh doanh. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 275
- 2. Theo tính chất hoạt động thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: Vốn cố định (tài sản cố định); Vốn lưu động. 3. Theo hình thức tồn tại thì vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng gồm: Vốn dưới dạng hiện vật như: tài sản cố định sản xuất và một bộ phận của vốn lưu động; Vốn dưới dạng tiền; Vốn dưới dạng khác: ngân phiếu, nhãn hiệu, thông tin. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 276
- Bài 2. VỐN CỐ ĐỊNH 1. Khái niệm Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, bao gồm toàn bộ tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Vốn cố định là số vốn ứng trước đề mua sắm, xây dựng các tài sản cố định… March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 277
- Đặc điểm của tài sản cố định: Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất - kinh doanh cho đến khi tài sản cố định hết niên hạn sử dụng; Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của vốn cố định được chuyển dần vào trong giá thành sản phẩm mà chính vốn cố định đó sản xuất ra thông qua hình thức khấu hao mòn tài sản cố định, giá trị chuyển dần đó tương ứng với mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 278
- Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình: là bộ phận tư liệu sản xuất giữ chức năng là tư liệu lao động có tính chất vật chất, chúng có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào quá trình sản xuất nhiều lần, nhưng vân giữ nguyên hình dáng hiện vật ban đầu và giá trị của chúng được chuyển dần vào gía trị của sản phẩm mà chính tài sản cố định đó sản xuất ra, do đó giá trị tài sản cố định bị giảm dần tuỳ theo mức độ hao mòn của chúng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 279
- Trong quá trình sản xuất tài sản cố định hữu hình gồm: Đất; Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, truyền dẫn cấp điện, nước, thông tin; Thiết bị, dụng cụ quản lý; March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 280
- Nhà cửa cho các phân xưởng phụ phục vụ sản xuất (xưởng mộc, xưởng gia công thép ...) Nhà cửa cho các phương tiện vận tải (garage, xưởng sữa chửa xe maý thi công....) Các máy móc thiết bị cơ giới (máy đào, máy ủi, cần trục, ...) Các loại công trình tạm phục vụ cho thi công (Cầu tạm, đường tạm ....) Các phương tiện vận tải (xe vận tải, xà lan,...) Các thiết bị động lực (máy nén khí, máy phát điện.....) Các dụng cụ thí nghiệm (súng bắn BT, máy cắt ba trục ...) March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 281
- Tài sản cố định vô hình Là tài sản không có hình dáng vật chất, được thể hiện bằng một lượng tiền tệ nào đó được đầu tư, các nguồn có tính kinh tế mà giá trị của chúng xuất phát từ các đặc quyền của doanh nghiệp, chúng có liên quan đến nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của chúng giảm dần do được chuyển vào giá trị của sản phẩm sản xuất ra. Trong quá trình sản xuất tài sản cố định vô hình gồm: Chi phí thành lập doanh nghiệp: chi phí điều tra, khảo sát, lập dự án thành lập doanh nghiệp, chi phí hội họp, giao dịch; March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 282
- Chuẩn bị sản xuất - kinh doanh; Giá trị bằng phát minh - sáng chế Chi phí nghiên cứu và phát triển; Chi phí mua bằng phát minh - sáng chế, bản quyền, bí quyết công nghệ, chuyển giao công nghệ; Chi phí lợi thế thương mại về vị trí hay uy tín của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải trả khi thành lập hay sát nhập; Các tài sản cố định vô hình khác như quyền đặc nhượng, quyền thuê nhà, độc quyền sản xuất kinh doanh. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 283
- Các tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định: Những tư liệu lao động có tính vật chất và những khoản đầu tư phải thoả mãn đồng thời hai tiêu chuẩn: Có giá trị đủ lớn từ > 10 triệu đồng Việt Nam, Có thời gian sử dụng đủ lớn > 1 năm. Những tư liệu lao động không đủ hai điều kiện trên gọi là vật rẻ tiền mau hỏng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 284
- 2. Đánh giá tài sản cố định theo chỉ tiêu giá trị Đánh giá theo nguyên giá của tài sản cố định Đánh giá lại tài sản cố định theo nguyên giá đã trừ khấu hao Đánh giá tài sản cố định theo gía đánh giá lại Giá trị đánh giá lại đã khấu hao March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 285
- a. Đánh giá theo nguyên giá của tài sản cố định: Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá mua sắm ban đầu là toàn bộ chi phí thực tế bằng tiền bạc đã chi ra để có được tài sản cố định tại thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng. Công thức xác định : GB=G0 + CVC + CLĐ + CĐK + CSCHĐH Trong đó: G0 - Giá gốc nơi mua. Cv - Chi phí vận chuyển. CLĐ - Chi phí lắp đặt. CĐK - Chi phí đăng ký. CSCHĐH - Chi phí sữa chữa, hiện đại March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 286
- b. Đánh giá lại tài sản cố định theo nguyên giá đã trừ khấu hao Là giá trị còn lại của tài sản cố định trong sổ kế toán doanh nghiệp. N M CB .n GCL = G B − ∑ Ai = G B − .G B i =1 100 Trong đó: N Tổng số tiền đã khấu hao từ khi sử dụng - ∑ Ai i =1 Ai số tiền trích khấu hao năm thứ i; MCB mức khấu hao cơ bản hàng năm,(%); n - số năm sử dụng tài sản cố định. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 287
- c. Đánh giá tài sản cố định theo gía đánh giá lại Giá trị đánh giá lại là nguyên giá tài sản cố định được đem đánh giá lại theo mặt bằng giá hiện hành tại thời điểm đánh giá với cùng loại tài sản cố định ấy trạng thái mới nguyên. Do tiến bộ khoa học kỹ thuật giá đánh lại tài sản cố định thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong trường hợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái (với tài sản cố định mua bằng ngoại tệ) thì giá đánh lại có thể cao hơn giá trị ban đầu của tài sản cố định. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 288
- d. Giá trị đánh giá lại đã khấu hao Giá trị đánh giá lại đã khấu hao là giá trị còn lại của tài sản cố định trong sổ kế toán doanh nghiệp sau khi đánh giá lại. 3. Hao mòn tài sản cố định Hao mòn hữu hình Hao mòn vô hình March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 289
- a. Hao mòn hữu hình Hao mòn hữu hình là dạng hao mòn bề mặt vật chất dẫn đến sự giảm sút về chất lượng và tính năng kỹ thuật ban đầu của tài sản cố định. Tài sản cố định bị hao mòn hữu hình dẫn tới cuối cùng tài sản cố định không sử dụng được nữa. Nguyên nhân gây hao mòn hữu hình: Các yếu tố về chế tạo, xây lắp: chất lượng đồ án thiết kế, chất lượng nguyên vật liệu dùng để chế tạo, xây lắp; trình độ chế tạo, lắp ráp; March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 290
- Các yếu tố thuộc về quá trình sử dụng: điều kiện làm việc của tài sản cố định là cố định hay di động, trong nhà hay ngoài trời; mức độ sử dụng; chế độ làm việc; trình độ sử dụng tài sản cố định của người công nhân; chất lượng nguyên, nhiên liệu mà tài sản cố định sử dụng; chế độ bảo quản, giữ gìn; Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên: môi trường sử dụng, nhiệt độ, đô ẩm, không khí, tác động của các yếu tố hoá học. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 291
- b. Hao mòn vô hình Hao mòn vô hình là sự giảm giá của tài sản cố định theo thời gian, do hai nguyên nhân: Do năng suất lao động xã hội ngày càng tăng nên giá trị tài sản cố định ngày càng rẻ đi, Do tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển, công cụ máy móc, thiết bị ngày càng hiện đại hơn March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 292
- Các biện pháp làm giảm tổn thất hao mòn tài sản cố định: Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành chế tạo, xây lắp tài sản cố định; Tổ chức tốt công tác bảo quản và giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 293
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương III - ThS. Đặng Xuân Trường
67 p | 632 | 129
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương I - ThS. Đặng Xuân Trường
33 p | 401 | 88
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương II - ThS. Đặng Xuân Trường
93 p | 339 | 80
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương IV - ThS. Đặng Xuân Trường
22 p | 322 | 80
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương VI - ThS. Đặng Xuân Trường
35 p | 303 | 72
-
Tập bài giảng Kinh tế xây dựng - ĐH Thủy lợi
154 p | 306 | 66
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường
23 p | 250 | 65
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Lương Đức Long
32 p | 304 | 53
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 2 - Lương Đức Long
32 p | 225 | 47
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 1: Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản
12 p | 249 | 27
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương 4: Vốn sản xuất và kinh doanh trong xây dựng
39 p | 90 | 14
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng 1: Chương 2 - Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội các dự án đầu tư xây dựng
39 p | 17 | 5
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 5 - Quản lý lao động trong doanh nghiệp xây dựng
41 p | 22 | 4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 3 - Quản lý và tổ chức sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng
67 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng 1: Chương 1 - Tổng quan về ngành xây dựng và kinh tế xây dựng
22 p | 26 | 4
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 1 - Xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
20 p | 24 | 3
-
Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương 4 - Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
30 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn