intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

254
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế xây dựng - Chương V: Cơ sở lý luận về kinh tế trong xây dựng, trình bày các nội dung cơ bản sau: khái niệm, ý nghĩa của công tác thiết kế, tổ chức công tác thiết kế trong xây dựng, nội dung của hồ sơ thiết kế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế. Đây là tài liệu học tập, tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế xây dựng: Chương V - ThS. Đặng Xuân Trường

  1. CHƯƠNG V: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRONG XD Bài 1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CT THIẾT KẾ 1. Khái niệm về công tác thiết kế Công tác thiết kế thuộc về giai đoạn thực hiện dự án ban đầu của công trình cần xây dựng, bao gồm một số công việc chủ yếu như: Lập và duyệt các phương án thiết kế công trình. Tổ chức quản lý công tác thiết kế.v.v.. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 216
  2. Quá trình thiết kế bao gồm: Giai đoạn tiền thiết kế (lập dự án đầu tư, thiết kế tiền khả thi và thiết kế khả thi); Giai đoạn thiết kế chính thức ; Giai đoạn sau thiết kế (giám sát tác giả, theo dõi thực hiện xây dựng trên thực địa để điều chỉnh và bổ sung thiết kế). March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 217
  3. 2. Ý nghĩa của công tác thiết kế Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư. Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế hay chưa. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình tốt hay chưa tốt, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tốc độ thi công nhanh hay chậm, giá thành công trình hợp lý hay không v.v.. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 218
  4. Trong giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định việc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn. Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư XDCB. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 219
  5. Bài 2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC THIẾT KẾ XÂY DỰNG 1. Những nguyên tắc thiết kế xây dựng Giải pháp thiết kế phải cụ thể hoá tốt nhất chủ trương đầu tư; Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng; Khi lập dự án các phương án thiết kế phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan; March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 220
  6. Phải tôn trọng trình tự chung của quá trình thiết kế phương án là trước hết phải đi từ các vấn đề chung và sau đó mới đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể; Phải đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh của giải pháp thiết kế, đảm bảo mối quan hệ ăn khớp giữa các bộ phận của thiết kế, giữa thiết kế và thực hiện xây dựng trên thực tế; Phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức và thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ, xác định đúng mức độ hiện đại của công trình xây dựng; Phải lập một số phương án để so sánh và lựa chọn phương án tốt nhất. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 221
  7. 2. Các bước thiết kế xây dựng công trình: (điều 54 Luật xây dựng) Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 222
  8. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình qui định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước tiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư và có quy mô phức tạp. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 223
  9. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên. Các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở thiết kế trước đã được phê duyệt. Việc thiết kế xây dựng phải tuân theo quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng do Nhà nước ban hành và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của nước ngoài được quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 224
  10. Bài 3. NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ THIẾT KẾ I. Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ Thiết kế sơ bộ là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu, bố trí hệ thống kỹ thuật và công nghệ, cụ thể hoá các yếu tố đã nêu trong nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi. Nội dung hồ sơ thiết kế sơ bộ gồm: March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 225
  11. 1. Phần thuyết minh Căn cứ để lập thiết kế sơ bộ Các nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi; Yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công nghệ; Điều kiện tự nhiên và kỹ thuật: địa hình, địa chất công trình, khí tượng, thuỷ văn, động đất tại khu vực xây dựng, tác động của môi trường, hiện trạng chất lượng công trình, công trình kỹ thuật hạ tầng... March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 226
  12. a. Thuyết minh thiết kế công nghệ Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ, các thông số kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu; Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành... b. Thuyết minh thiết kế xây dựng Phương án kiến trúc phù hợp quy hoạch, công nghệ, yêu cầu sử dụng và cảnh quan môi trường...; March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 227
  13. Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...; Khối lượng sơ bộ các công tác xây lắp, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị... chủ yếu của công trình. c. Phân tích kinh tế - kỹ thuật Các căn cứ xác định tổng mức đầu tư; So sánh, lựa chọn phương án công nghệ và xây dựng. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 228
  14. 2. Phần bản vẽ Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ; Bố trí tổng mặt bằng (nêu rõ diện tích chiếm đất, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng.. ); Phương án kiến trúc: mặt bằng, các mặt đứng và các mặt cắt chính của công trình; phối cảnh công trình; mô hình (nếu cần thiết); Phương án xây dựng: gia cố nền, móng, kết cấu chịu lực chính, cơ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng...; Phương án bố trí dây chuyền công nghệ; Phương án bảo vê môi trường, phòng chống cháy, nổ, an toàn vận hành... March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 229
  15. II. Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán Thiết kế kỹ thuật (thiết kế triển khai) là các tài liệu thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ được phát triển trên cơ sở thiết kế sơ bộ được duyệt cùng báo cáo nghiên cứu khả thi. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải đảm bảo đủ điều kiện lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu và triển khai lập bản vẽ thi công March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 230
  16. 1 Phần thuyết minh (chi tiết hơn thiết kế sơ bộ) a) Tổng quát b) Điều kiện tự nhiên và xã hội c) Thuyết minh thiết kế công nghệ (lựa chọn dây chuyền công nghệ; tính toán lựa chọn thiết bị cho dây chuyền công nghệ đó; chất lượng công trình, công nghệ thi công khai thác, sử dụng công trình; tổ chức sản xuất, dào tạo cán bộ và công nhân vận hành). d) Thuyết minh thiết kế xây dựng (giải quyết tổng mặt bằng công trình, diện tích chiếm đất, diện tích sử dụng của công trình : cấp điện, cấp nước, thoát nước mặt, thoát nước thải) March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 231
  17. 2. Phần bản vẽ (chi tiết hơn bản vẽ sơ bộ) Bản vẽ hiện trạng công trình xây dựng Bản vẽ tổng mặt bằng công trình : bố trí các chi tiết hạng mục công trình. Bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật cho công tác xây dựng : san nền, điện nước … Bản vẽ dây chuyền công nghệ : vị trí các thiết bị chính. Bản vẽ kiến trúc : mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt các hạng mục công trình. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 232
  18. Bản vẽ bố trí trang thiết bị và các công trình phụ Bản vẽ kết cấu Bản vẽ trang trí nội thất Bản vẽ cấp điện cho chiếu sáng hoặc cho sản xuất Bản vẽ cấp và thóat nước Bản vẽ trang trí và trồng cây xanh Mô hình thu nhỏ của công trình. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 233
  19. Bài 4. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT TRONG HỒ SƠ THIẾT KẾ Để đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án cần tuân theo những nguyên tắc sau: Các chỉ tiêu đưa ra so sánh cần có đủ cơ sở khoa học và dựa trên một phương pháp thống nhất. Khi so sánh phải chú ý nhân tố thời gian, nghĩa là phải quy dẫn các chi phí bỏ ra các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm tính toán. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 234
  20. 1. Đối với công trình công nghiệp a) Các chỉ tiêu về vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư V = VXL + VM + VK Suất vốn đầu tư v =V /Q Trong đó: V - tổng vốn đầu tư; VXL - vốn đầu tư xây lắp; VM - vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị; VK - Chi phí cơ bản khác v - suất vốn đầu tư; Q - số lượng sản phẩm sản xuất ra. March 27, 2011 Dang Xuan Truong, Ph.D. Candidate 235
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2