Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 25
lượt xem 3
download
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2 - Chương 25 Quá trình sản xuất và qui trình công nghệ, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Các thành phần của qui trình công nghệ gia công cơ khí; các dạng sản xuất; thứ tự thành lập qui trình công nghệ; các nguyên tắc vận dụng khi lập qui trình công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 25
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §1- KHÁI NIỆM CHUNG 1. Qúa trình sản xuất Quá trình sản xuất của một nhà máy cơ khí là quá trình tổng hợp các hoạt động có ích để biến nguyên liệu thành sản phẩm. 1
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §1- KHÁI NIỆM CHUNG 2. Qui trình công nghệ - Qui trình công ngệ là một phần của quá trình sản xuất trực tiếp làm thay đổi trạng thái, tính chất của đối tượng sản xuất * Qui trình gia công cơ - Là quá trình cắt gọt phôi để làm thay đổi hình dáng, kích thước của phôi ban đầu thành chi tiết cần chế tạo * Qui trình nhiệt luyện - Là quá trình làm thay đổi các tính chất cơ, lý, của chi tiết cần chế tạo 2
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §1- KHÁI NIỆM CHUNG 2. Qui trình công nghệ * Quá trình lắp ráp - Là quá trình tạo thành những mối quan hệ tương quan giữa các chi tiết với nhau. - Khi ta lập quy trình công nghệ có thể có nhiều phương án, ta cần lựa chọn phương án nào hợp lý nhất ghi thành văn kiện công nghệ, các văn kiện công nghệ này đựơc là quy trình công nghệ gia công cơ khí. 3
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 1. Nguyên công - Là một phần của quá trình công nghệ là công việc được hoàn thành liên tục tại một chỗ làm việc do một hay một nhóm công nhân thực hiện - Nếu thay đổi một trong hai điều kiện là tính liên tục hay địa điểm làm việc thì đã chuyển sang nguyên công khác Ví dụ: Cần tiện một số trục như hình vẽ. Các phương án có thể tiện như sau: 4
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 1. Nguyên công Ví dụ: + Phương án 1 Tiện đầu B xong rồi trở đầu tiện C ngay, đó là một nguyên công. + Phương án 2 Tiện đầu B cho cả loạt, xong mới tiện đầu C cũng cho cả loạt trên cùng máy đó, như vậy ta đã chia thành 2 nguyên công vì tính liên tục không bảo đảm + Phương án 3 Tiện đầu B trên máy số 1 đưa sang tiện 2 đầu C. Như vậy cũng là 2 nguyên công vì chỗ làm việc đã thay đổi mặc dù tính liên tục vẫn bảo đảm. 5
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 2. Gá đặt - Là một phần của nguyên công được hoàn thành trong một lần gá đặt chi tiết (một lần kẹp chặt). - Một nguyên công có thể có một hay nhiều lần gá. Ví dụ: Hình: 1 Hình: 2 6
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 3. Vị trí - Là một phần của nguyên công, được xác định bởi vị trí tương quan giữa chi tiết gia công với máy hoặc dụng cụ cắt. Ví dụ: 7
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 4. Bước - Là một phần của nguyên công tiến hành gia công 1 bề mặt bằng một dụng cụ cắt hoặc một nhóm dụng cụ cắt đồng thời với một chế độ cắt không đổi -Ví dụ: Phay rảnh với 3 bước + phay thô: 2 lần n=500, s=1mm/v, t=1 + phay tinh: 1 lần n=700, s=0.2mm/v, t=0.2 8
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 5. Đường chuyển dao - Là một phần của bước để hớt đi một lớp kim loại, sử dụng cùng một dao và một chế độ cắt. * Ví dụ: Phay rảnh với 3 bước + phay thô: 2 lần ( chuyển dao) n=500, s=1mm/v, t=1 9
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §2- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUI TRÌNH CN GCCK 6. Động tác - Là một hành động của công nhân để điều khiển máy thực hiện việc gia công hay lắp ráp. - Ví dụ: nhấn nút, quay ụ dao, xiết mâm cặp … 10
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH C NGHỆ §3- CÁC DẠNG SẢN XUẤT 1. Các yếu tố đặc trưng cho dạng sản xuất - Sản lượng - Tính ổn định của sản xuất - Tính lập lại của quá trình sản xuất - Mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất * Dựa vào các điều kiện trên mà người ta chia làm 3 dạng sản xuất sau - Dạng sảnxuất đơn chiếc - Dạng sản xuất hàng loạt - Dạng sản xuất hàng khối 11
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §3- CÁC DẠNG SẢN XUẤT 1. Dạng sản xuất đơn chiếc - Sản lượng ít, thường từ 1 đến vài chục chiếc, chủng loại nhiều, tính lặp lại không biết trước. - Thiết bị vạn năng đáp ứng tính đa dạng của sản phẩm. - Máy móc được bố trí theo loại máy, thành từng bộ phận sản xuất khác nhau. - Trình độ thợ đa năng có thể thực hiện được nhiều công việc khác nhau 12
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §3- CÁC DẠNG SẢN XUẤT 2. Dạng sản xuất hàng loạt - Sản lượng nhiều, sản phẩm được chế tạo từng loạt theo chu kỳ xác định và có tính tương đối ổn định. - Tùy theo sản lượng và mức độ ổn định sản phẩm mà ta chia ra loạt nhỏ, loạt vừa và loạt lớn. - Dạng sản xuất loạt nhỏ gần với sản xuất đơn chiếc, còn sản xuất loạt lớn thường dùng nhiều thiết bị chuyên dùng, qui trình công nghệ được thành lập một cách khá tỉ mỉ. 13
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §3- CÁC DẠNG SẢN XUẤT 3. Dạng sản xuất hàng khối - Có sản lượng lớn, sản phẩm ổn định, trình độ chuyên môn hóa cao. - Trang thiết bị, dụng cụ, công nghệ chuyên dùng, qui trình công nghệ được thiết kế và tính toán chính xác - Việc bố trí thiết bị, máy móc theo thứ tự nguyên công của qui trình công nghệ và tạo thành dây chuyền sản xuất. - Trình độ thợ đứng máy không cần cao nhưng phải có thợ điều chỉnh máy giỏi 14
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 1. Các tài liệu cần thiết để lập qui trình công nghệ * Bản vẽ chế tạo chi tiết - Phải thể hiện đày đủ hình dạng, kích thước của chi tiết trên các mặt chiếu - Phải ghi đầy đủ các dung sai - Các điều kiện kỹ thuật - Vật liệu chế tạo - Độ cứng chi tiết… *Sản lượng chi tiết - Lựa chọn hình thức sản xuất * Bản vẽ lắp của chi tiết trong cụm máy * Khả năng trang bị máy móc của nhà máy 15
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 1. Các tài liệu cần thiết lập qui trình công nghệ * Các loại sổ tay để tra cứu - Sổ tay chế tạo máy - Sổ tay đồ gá - Sổ tay dụng cụ cắt - Sổ tay định mức kĩ thuật để thực hiện việc tính toán, thiết kế qui trình công nghệ. 16
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 2.Trình tự thiết lập qui trình công nghệ - Nghiên cứu bản vẽ chi tiết - Xác định qui mô sản xuất và điều kiện sản xuất. - Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi. - Xác định thứ tự các nguyên công - Chọn máy cho mỗi nguyên công - Xác định lượng dư và dung sai cho các nguyên công (xác định kích thước cần thiết của phôi). - Xác định dụng cụ cắt, dụng cụ kiểm tra. (Thiết kế những dụng cụ đặc biệt) - Xác định các thông số công nghệ ( chế độ cắt, lực cắt, công suất cắt…) 17
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ 2. Trình tự thiết lập qui trình công nghệ - Chọn và thiết kế đồ gá - Xác định bậc thợ. - Định mức thời gian và năng suất. - So sánh các phương án kinh tế. - Lập bảng tổng hợp, ghi phiếu công nghệ, - Vẽ sơ đồ nguyên công. Cần lưu ý một số vấn đề sau a. Vấn đề xác định trình tự các nguyên công - Chọn chuẩn thô và cách thự hiện nguyên công đầu tiên (phải gia công những bề mặt dùng để làm chuẩn cho các nguyên công sau) 18
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ Cần lưu ý một số vấn đề sau a. Vấn đề xác định trình tự các nguyên công - Chọn chuẩn tinh tiếp theo và xác định các trình tự các nguyên công tiếp sau đó. - Chọn phương pháp gia công lần cuối của các bề mặt quan trọng (Căn cứ vào độ bóng, độ chính xác) - Các nguyên công kiểm tra phải được tiến hành sau những nguyên công có khả năng gây nhiều phế phẩm - Cần cố gắng giảm số lần gá tăng số vị trí trong mỗi lần gá. 19
- CHƯƠNG 25- QUÁ TRÌNH SX VÀ QUI TRÌNH CNGHỆ §4- THỨ TỰ THÀNH LẬP QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ Cần lưu ý một số vấn đề sau b. Vấn đề chọn thiết bị - Kích thước của máy phù hợp với kích thước chi tiết gia công và phạm vi gá đặt phôi trên máy. - Máy phải đảm bảo được năng suất gia công - Máy phải có khả năng làm việc với chế độ cắt tối ưu. - Nên chọn những máy vạn năng, máy chuyên dùng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế và trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của Việt Nam. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 7 - Trương Quốc Thanh
18 p | 598 | 156
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 8 - Trương Quốc Thanh
31 p | 217 | 56
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 1 - Trương Quốc Thanh
17 p | 237 | 51
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 3 - Trương Quốc Thanh
18 p | 203 | 48
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 4 - Trương Quốc Thanh
10 p | 196 | 48
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 5 - Trương Quốc Thanh
36 p | 182 | 47
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 2 - Trương Quốc Thanh
27 p | 181 | 40
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 6 - Trương Quốc Thanh
13 p | 158 | 39
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo máy: Chương 8.1 - Trương Quốc Thanh
34 p | 162 | 38
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 12
24 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 29+30+33
15 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 6
15 p | 15 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 10
12 p | 8 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 11
16 p | 13 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 14
20 p | 13 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 15
13 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 3
19 p | 11 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật chế tạo 2: Chương 2
13 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn