intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 1 - Lê Đức Anh

Chia sẻ: Trinh _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 1 Bài giảng Lập và phân tích dự án trình bày các khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, kinh doanh, vốn điều lệ, vốn pháp định, các loại hình doanh nghiệp, các loại chi phí. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Lập và phân tích dự án: Chương 1 - Lê Đức Anh

  1. LOGO LOGO LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN GV: Lê Đức Anh www.themegallery.com
  2. Các khái niệm cơ bản • Doanh nghiệp: là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh • Kinh Doanh: là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
  3. Các khái niệm cơ bản • Vốn điều lệ: : là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. • Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. • Các loại hình doanh nghiệp?
  4. Các khái niệm cơ bản • Công ty hợp danh • Công ty tư nhân • Công ty TNHH • Công ty CP
  5. Doanh nghiệp tư nhân 1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  6. Công ty hợp danh 1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. 2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  7. Công ty TNHH 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này. 2. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
  8. Công ty Cổ phần 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
  9. Các loại hình khác Nhóm công ty: • Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác. • Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) Tập đoàn kinh tế; c) Các hình thức khác.
  10. Các loại hình khác CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam Tổng C.ty Cà phê Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Tổng C.ty Giấy Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Tổng C.ty Hàng hải Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Tổng C.ty Hàng không Việt Nam Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam Tổng C.ty Lương thực Miền Bắc Tập đoàn Dệt- May Việt Nam Tổng C.ty Lương thực Miền Nam Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tổng C.ty Thuốc lá Việt Nam Tập đoàn Bảo Việt Tổng C.ty Thép Việt Nam Tập đoàn Viễn thông quân đội Tổng C.ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam Tập đoàn Hóa chất Việt Nam Tổng C.ty Đường sắt Việt Nam Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam Tổng C.ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam nước
  11. Các khái niệm cơ bản • Phân chia theo đặc điểm pháp lý – tài chính: – Trách nhiệm hữu hạn (Limited liability) – Trách nhiệm vô hạn (Unlimited liability) Ưu, nhược điểm của mỗi loại hình? Sự khác nhau giữa Cty TNHH và Cty CP? Các chức năng của một Công ty?
  12. Chức năng của một công ty • Chức năng tài chính: trao đổi để huy động vốn cần thiết. • Chức năng đầu tư: trao đổi để khai thác nguồn vốn sẵn có. • Chức năng sản xuất: trao đổi để đem lại thu nhập về tài chính dựa trên số vốn đã đầu tư.
  13. Các mục tiêu của một doanh nghiệp • Cực đại lợi nhuận • Cực tiểu chi phí • Cực đại lượng hàng bán được hoặc chiếm được một phần thị trường • Đạt được một “mức thỏa mãn” nào đó về lợi nhuận • Cực đại chất lượng phục vụ • Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp • Đạt được sự ổn định nội bộ • …
  14. Quan điểm của ai? 1. Quan điểm của cá nhân hay nhóm tài trợ dự án (quan điểm chính thống) 2. Quan điểm của nhân dân trong một vùng nhất định, như một tỉnh, một huyện 3. Quan điểm của toàn bộ quốc gia (phúc lợi dài hạn của quốc gia)
  15. Các loại chi phí • Tổng chi phí (Total cost – TC) – Phụ thuộc vào sản lượng Q – TC = FC + VC – FC: chi phí cố định – VC: chi phí biến đổi • Chi phí tới hạn (Marginal Cost – MC) – Biểu thị lượng chi phí gia tăng để sản xuất một đơn vị sản phẩm – Nếu biểu diễn bằng đồ thị, MC~Q thường có dạng hình chữ U • Chi phí bình quân (Average Cost – AC) – Là giá bình quân của một đơn vị sản phẩm – AFC = FC/Q, AVC = VC/Q
  16. Các loại chi phí • Chi phí thời cơ hay chi phí cơ hội – Là thước đo giá trị của một phương án tốt nhất đã bị từ bỏ khi chúng ta đưa ra một quyết định lựa chọn một phương án khác. – Cần phải đưa vào khi phân tích lựa chọn dự án đầu tư • Chi phí chìm (Sunk Cost) – Là những chi phí (không thu lại được) đã xảy ra do những quyết định trong quá khứ. – Không đưa vào khi phân tích lựa chọn dự án đầu tư
  17. Các loại chi phí • Chi phí tiền mặt và chi phí bút toán – Chi phí tiền mặt (Cast cost): bao gồm tiền phải chi trả và số nợ gia tăng – Chi phí bút toán (Book cost): là phần khấu trừ dần (khấu hao) những khoảng chi trước đây cho các thành phần công trình hoặc máy móc có thời gian sử dụng dài • Cơ hội đầu tư và phương án đầu tư – Người kỹ sư: đánh giá so sánh về mặt kinh tế để phục vụ cho việc ra quyết định lựa chọn PA tốt nhất trong số các phương án đang xét – Người quản lý: Ra quyết định lựa chọn các cơ hội đầu tư và các phương án trong từng cơ hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2